Thí sinh bật khóc vì đề thi Toán, Sở Giáo dục TPHCM nói thi phải có khó và dễ

Đề này khó sao trời, làm từ từ cẩn thận ít nhất cũng 6,7 điểm rồi.
Còn muốn cao hơn thì cần có kiến thức nâng cao 1 chút.
Dự là đề sẽ cho kết quả phân hoá tốt.
 
Cải cách dần rồi ấy. Trước cấp 1 tầm 3x/40 học sinh xuất sắc.
Năm nay tầm 2x/40 thôi. Đề khó hơn và cách giáo dục cũng khó hơn tí.
Gì chứ ngày xưa tầm 10-20 năm trước đếm đầu ngón tay hs xuất sắc. Giờ thì nhiều vl.
 
Nói chung ra đc đề thi phải phân bổ đc phổ điểm theo hình sin thì mới là thành công. Đồng ý là khó khó chung, dễ dễ chung nhưng nếu dễ hết thì ko phân loại đc thằng khá vs thằng giỏi, nếu khó hết thì ko phân loại đc thằng trung bình vs thằng khá, nên phải phân bổ đc câu hỏi theo phổ từ dễ, trung bình, khá, giỏi.
Nói bậy rồi thím.
Tùy tính chất kỳ thi.
:(
 
Đề này chỉ có vấn đề là chưa đạt yêu cầu về độ tường minh, rõ ràng thôi. Người lớn thảnh thơi ngồi chém gió với nhau trên này thì dễ rồi, đám nhỏ mới học xong lớp 9 vào phòng thi áp lực đủ kiểu gặp đề có nhiều chỗ chưa đủ rõ ràng thì căng là phải.

Câu 5 "lượng giấy phát sinh là không đáng kể" là sao? Phải là "độ dày của giấy không đáng kể" chứ. Rồi "tốn ít giấy hơn" là sao? Nên nói rõ hơn để học sinh hiểu là đang yêu cầu tìm diện tích giấy để làm hộp chứ.

Câu 7 thì nên ghi rõ là hai thùng cùng là hình trụ nhưng kích thích khác nhau hay giống nhau, rồi tốc độ nước chảy của mỗi vòi ở mỗi thùng là không đổi nhưng tốc độ chảy của hai vòi có giống nhau không, ghi rõ ra.

Đúng là khi đọc đề thì sẽ luận ra được những cái tôi nói nhưng như đã nói, vào phòng thi đám nhỏ rất áp lực, bản thân đề toán kiểu thực tế không cho sẵn phương trình này đã là bài test tư duy với đám nhỏ rồi, không cần thiết phải thử thách đám nhỏ bằng những cái không rõ ràng rồi đòi hỏi đám nhỏ phải luận ra dưới áp lực phòng thi. Một đề thi tốt là một đề thi rõ ràng về mặt ngữ nghĩa, chỉ có một cách hiểu, không thể hiểu sai đi được.

View attachment 2536117
View attachment 2536118


View attachment 2536144
Công nhận tôi bị vướng bài 7 dù lời giải thực sự rất đơn giản, ban đầu cứ nghĩ tốc độ ngang nhau
 
mình thấy đề hay, khỏi kêu ca toán học khô khan không có tính vận dụng
dài càng tốt, đứa nào tư duy nhanh đứa đấy làm nhanh
chứ khó thì cũng chẳng tới mức khó lắm
 
Đề này chỉ có vấn đề là chưa đạt yêu cầu về độ tường minh, rõ ràng thôi. Người lớn thảnh thơi ngồi chém gió với nhau trên này thì dễ rồi, đám nhỏ mới học xong lớp 9 vào phòng thi áp lực đủ kiểu gặp đề có nhiều chỗ chưa đủ rõ ràng thì căng là phải.

Câu 5 "lượng giấy phát sinh là không đáng kể" là sao? Phải là "độ dày của giấy không đáng kể" chứ. Rồi "tốn ít giấy hơn" là sao? Nên nói rõ hơn để học sinh hiểu là đang yêu cầu tìm diện tích giấy để làm hộp chứ.

Câu 7 thì nên ghi rõ là hai thùng cùng là hình trụ nhưng kích thích khác nhau hay giống nhau, rồi tốc độ nước chảy của mỗi vòi ở mỗi thùng là không đổi nhưng tốc độ chảy của hai vòi có giống nhau không, ghi rõ ra.

Đúng là khi đọc đề thì sẽ luận ra được những cái tôi nói nhưng như đã nói, vào phòng thi đám nhỏ rất áp lực, bản thân đề toán kiểu thực tế không cho sẵn phương trình này đã là bài test tư duy với đám nhỏ rồi, không cần thiết phải thử thách đám nhỏ bằng những cái không rõ ràng rồi đòi hỏi đám nhỏ phải luận ra dưới áp lực phòng thi. Một đề thi tốt là một đề thi rõ ràng về mặt ngữ nghĩa, chỉ có một cách hiểu, không thể hiểu sai đi được.

View attachment 2536117
View attachment 2536118


View attachment 2536144
À mà tinh ý thì bác sẽ nhận ở 8h04 2 bình ngang nhau r, nếu tốc độ chảy 2 bình như nhau thì cả 2 phải cùng hết chứ phải ko :D cái này tự suy luận dx thật mà, mình ko đủ tinh nhận ra ngay thôi
 
chưa làm nên k rõ độ khó nhưng mà cũng gọi là dài phết, đọc nhiều chữ phân tích ra cũng tốn thời gian, ngó qua đề Nam Định thì thấy dễ thở hơn hẳn :byebye:
1717837057892.png
1717837040961.png
 
Ai so sánh đề này với đề 20 năm trước cho mình với:shame::shame:

via theNEXTvoz for iPhone
Trước 2017 thì đề tuyển sinh 10 TPHCM cơ bản giống các tỉnh thành khác là tập trung vào các bài toán nặng giải thuật truyền thống, rất ít nội dung thực tế (trừ câu giải bài toán bằng cách quy về hệ phương trình bậc nhất). Thời này thì các câu hỏi đều là dạng quen thuộc, thầy trò ôn luyện nói chung cũng tự tin.

Bắt đầu từ 2017, theo tinh thần cải cách giáo dục, toán học phải dần gắn liền với thực tế đời sống, đề tuyển sinh TPHCM bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các bài toán vận dụng thực tế, mấy năm nay toán thực tế phải chiếm đến 4,5/10đ của đề thi. Độ khó thì thẳng thắn phải nói là dễ hơn toán giải thuật truyền thống, đứa nào sáng dạ biết mô hình hóa vấn đề thực tế về phương trình toán học thì giải ngon lành.

Nhưng lại có hai vấn đề nảy sinh: một là, học sinh cấp 2 phần lớn quen kiểu "thầy làm mẫu - trò thực hành theo", tức nôm na là tụi nhỏ chỉ quen làm các dạng toán có sẵn, cho dạng lạ hoắc là chịu thua. Hai là, chính vì toán thực tế quá rộng lớn, thầy trò ôn thi đều mông lung không biết ôn kiểu toán thực tế nào. Ôn lắm cuối cùng đề cho bài toán mới thì cũng tủ đè như thường.

Và tất nhiên, phải nói thêm về bài khó truyền thống từ trước đến giờ là câu hình học phẳng chiếm 3đ. Đa phần học sinh cấp 2 ở TPHCM cũng yếu hình (một lớp bình thường thì chắc tầm vài đứa là đam mê và có năng khiếu hình học, các trường điểm thì số này nhiều hơn). Cho nên thường tụi nhỏ sẽ chỉ làm được 1đ hoặc thậm chí bỏ trắng bài hình (tôi đi chấm thi lớp 10 năm ngoái nhiều đứa vẽ hình còn sai, tất nhiên 0đ).
 
mình vẫn ko hiểu tại sao chúng nó học vậy mà thi dc đại học nhỉ ?
 
Trước 2017 thì đề tuyển sinh 10 TPHCM cơ bản giống các tỉnh thành khác là tập trung vào các bài toán nặng giải thuật truyền thống, rất ít nội dung thực tế (trừ câu giải bài toán bằng cách quy về hệ phương trình bậc nhất). Thời này thì các câu hỏi đều là dạng quen thuộc, thầy trò ôn luyện nói chung cũng tự tin.

Bắt đầu từ 2017, theo tinh thần cải cách giáo dục, toán học phải dần gắn liền với thực tế đời sống, đề tuyển sinh TPHCM bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các bài toán vận dụng thực tế, mấy năm nay toán thực tế phải chiếm đến 4,5/10đ của đề thi. Độ khó thì thẳng thắn phải nói là dễ hơn toán giải thuật truyền thống, đứa nào sáng dạ biết mô hình hóa vấn đề thực tế về phương trình toán học thì giải ngon lành.

Nhưng lại có hai vấn đề nảy sinh: một là, học sinh cấp 2 phần lớn quen kiểu "thầy làm mẫu - trò thực hành theo", tức nôm na là tụi nhỏ chỉ quen làm các dạng toán có sẵn, cho dạng lạ hoắc là chịu thua. Hai là, chính vì toán thực tế quá rộng lớn, thầy trò ôn thi đều mông lung không biết ôn kiểu toán thực tế nào. Ôn lắm cuối cùng đề cho bài toán mới thì cũng tủ đè như thường.

Và tất nhiên, phải nói thêm về bài khó truyền thống từ trước đến giờ là câu hình học phẳng chiếm 3đ. Đa phần học sinh cấp 2 ở TPHCM cũng yếu hình (một lớp bình thường thì chắc tầm vài đứa là đam mê và có năng khiếu hình học, các trường điểm thì số này nhiều hơn). Cho nên thường tụi nhỏ sẽ chỉ làm được 1đ hoặc thậm chí bỏ trắng bài hình (tôi đi chấm thi lớp 10 năm ngoái nhiều đứa vẽ hình còn sai, tất nhiên 0đ).
tks ý kiến my fen

via theNEXTvoz for iPhone
 
mình vẫn ko hiểu tại sao chúng nó học vậy mà thi dc đại học nhỉ ?
Theo giai đoạn mà fen, hồi xưa tôi có thằng bạn thi chuyển cấp rớt tất, phải vô trường tư học, cuối cùng thi đh lại vô đc bách khoa, thậm chí có đứa ngày xưa đi học bị thầy cô nói là học như em thì tốt nhất nên học nghề.
 
Trước 2017 thì đề tuyển sinh 10 TPHCM cơ bản giống các tỉnh thành khác là tập trung vào các bài toán nặng giải thuật truyền thống, rất ít nội dung thực tế (trừ câu giải bài toán bằng cách quy về hệ phương trình bậc nhất). Thời này thì các câu hỏi đều là dạng quen thuộc, thầy trò ôn luyện nói chung cũng tự tin.

Bắt đầu từ 2017, theo tinh thần cải cách giáo dục, toán học phải dần gắn liền với thực tế đời sống, đề tuyển sinh TPHCM bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các bài toán vận dụng thực tế, mấy năm nay toán thực tế phải chiếm đến 4,5/10đ của đề thi. Độ khó thì thẳng thắn phải nói là dễ hơn toán giải thuật truyền thống, đứa nào sáng dạ biết mô hình hóa vấn đề thực tế về phương trình toán học thì giải ngon lành.

Nhưng lại có hai vấn đề nảy sinh: một là, học sinh cấp 2 phần lớn quen kiểu "thầy làm mẫu - trò thực hành theo", tức nôm na là tụi nhỏ chỉ quen làm các dạng toán có sẵn, cho dạng lạ hoắc là chịu thua. Hai là, chính vì toán thực tế quá rộng lớn, thầy trò ôn thi đều mông lung không biết ôn kiểu toán thực tế nào. Ôn lắm cuối cùng đề cho bài toán mới thì cũng tủ đè như thường.

Và tất nhiên, phải nói thêm về bài khó truyền thống từ trước đến giờ là câu hình học phẳng chiếm 3đ. Đa phần học sinh cấp 2 ở TPHCM cũng yếu hình (một lớp bình thường thì chắc tầm vài đứa là đam mê và có năng khiếu hình học, các trường điểm thì số này nhiều hơn). Cho nên thường tụi nhỏ sẽ chỉ làm được 1đ hoặc thậm chí bỏ trắng bài hình (tôi đi chấm thi lớp 10 năm ngoái nhiều đứa vẽ hình còn sai, tất nhiên 0đ).
Tôi tưởng câu phân loại cuối cùng thường là bất đẳng thức chứ. Thi đh auto bỏ luôn ấy
 
Back
Top