Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Nhận thấy, các cmt của bác @SonOfFreedomSong dễ gây ra sự bất đồng trong thớt. Nên mình đề nghị bác Son vui lòng ko tham gia ở thớt này nữa, hoặc các bác khác vui lòng đừng trả lời bác Son nữa.

Nếu tới lại có sự tranh chấp, mình sẽ nhờ mod đóng hẳn thớt này. Mong các bác vui lòng hợp tác ! :D
Gắt thế bác cứ để AE tự IG là được =)
 
Son về mặt kiến thức có thể nói là rất nhiều do dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Tuy nhiên có một số chỗ hiểu không chính xác, âu cũng là do các sư thầy không thực hành mà chỉ nghiên cứu kinh điển nên dẫn đến luận theo ý chủ quan, kô hoàn toàn đúng với những gì Đức Phật muốn truyền tải.

AE chỉ ra thì cũng tốt nhưng ngôn ngữ có tính xây dựng thì hay hơn đả kích cá nhân.
 
Giáo pháp có tính nhất thống, và chỉ nói về sự thật về khổ, nguyên nhân khổ, khổ chấm dứt, và con đường đi hết khổ. Sau này các bộ phái không đi theo đúng, hiểu đúng con đường để hết khổ đó nên sinh ra mâu thuẫn nhau, cái lộn nhau. :embarrassed:
 
Mình hoàn toàn không có ý muốn thuyết phục ai nên không quan tâm với việc chứng minh. Mình chỉ type lên đây và ai có muốn tìm hiểu sẽ phải tự làm cái việc là so sánh các bài với nhau xem quan điểm nào là có căn cứ hơn. Việc thread này là đóng hay mở đối với mình không quan trọng, quan trọng là các vấn đề thảo luận phải có căn cứ chứ không tự suy diễn theo kiểu chúng sinh bình đẳng vô căn cứ
Tôi xin hỏi anh giải thích hộ tôi, tâm giải thoat và tuệ giải thoát trong kinh nói rất nhiều, nghĩa là gì ? :big_smile: Và điểm nữa,khi các hệ phái bên thiền quán thiền chỉ và thiền quán lại không thể tu tập được cùng nhau.
 
Các bác cho em hỏi tại thời điểm mà tà dâm, ái dục nổi lên hay sự ức chế khi đồng đội feed troll game đánh ngáo là em bị cuốn theo cục súc hơn thua ngay trong khi trước khi chơi em đã nhầm trong đầu game là để giải trí. Các bác có cách nào trị vấn đề này hay kinh nào để trị không ạ ?.
 
Các bác cho em hỏi tại thời điểm mà tà dâm, ái dục nổi lên hay sự ức chế khi đồng đội feed troll game đánh ngáo là em bị cuốn theo cục súc hơn thua ngay trong khi trước khi chơi em đã nhầm trong đầu game là để giải trí. Các bác có cách nào trị vấn đề này hay kinh nào để trị không ạ ?.
Sự nóng giận rất là thô sơ nên cũng kho khó chế ngự, bạn nhận diện nó là nó sẽ bị lặng, ban đầu chậm, nổi nóng 1 lát rồi mới yên, sau sẽ nhanh hơn, vừa nổi liền yên... còn dẹp hẳn thì mình chưa được nên chưa biết
Còn lòng ham muốn nó vi tế khó trị vì nó gần như là cơ chế của sự sinh tồn rồi, cái này chờ cao nhân vào giúp, theo mình thì dục khả ly bất khả diệt
Có những lúc mình quay qua ôm vợ thì nó chào cờ, mình ko hề có ý muốn làm gì nó chỉ đơn giản chào cờ :LOL:
Đối trị ham muốn có pháp quán bất tịnh fen có thể tham khảo
 
Last edited:
Bạn nhận diện nó là nó sẽ bị lặng là sao? Tức là nhìn nhận nó biết để đấy từ từ sẽ hết à ?.
Vi tế nghĩa là gì ạ ?
 
Tôi xin hỏi anh giải thích hộ tôi, tâm giải thoat và tuệ giải thoát trong kinh nói rất nhiều, nghĩa là gì ? :big_smile: Và điểm nữa,khi các hệ phái bên thiền quán thiền chỉ và thiền quán lại không thể tu tập được cùng nhau.
Bạn học lại từ cách đặt câu, cách hành văn cho người khác hiểu đi đã r hãy đặt câu hỏi. Tâm giải thoát có 24 loại và tuệ giải thoát có 8 chặng. Nếu mình diễn dịch ra, bạn đọc có nổi không với khả năng đọc hiểu của bạn?
Son về mặt kiến thức có thể nói là rất nhiều do dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Tuy nhiên có một số chỗ hiểu không chính xác, âu cũng là do các sư thầy không thực hành mà chỉ nghiên cứu kinh điển nên dẫn đến luận theo ý chủ quan, kô hoàn toàn đúng với những gì Đức Phật muốn truyền tải.

AE chỉ ra thì cũng tốt nhưng ngôn ngữ có tính xây dựng thì hay hơn đả kích cá nhân.
Bạn có thể chỉ ra những chỗ không chính xác trong những quan điểm của mình để chúng ta cùng thảo luận.
 
Last edited:
Bạn nhận diện nó là nó sẽ bị lặng là sao? Tức là nhìn nhận nó biết để đấy từ từ sẽ hết à ?.
Vi tế nghĩa là gì ạ ?
M ko biết nói sao, đại khái có thể nghĩ là bạn ko tiếp thêm nhiên liệu cho sự nóng giận nữa nên nó dừng lại như xe hết trớn chạy, vi tế có thể hiểu đơn giản là nhỏ, sâu kín, khó nắm, khó đếm, khó tính, khó nghĩ
 
Nếu nói ai cũng có Phật tánh, vậy những người sống thực vật, người loạn trí, người giết cha, người giết mẹ, các loại bàng sanh rắn, rít côn trùng...Phật tánh ở đâu.

Phật tánh chỉ có nơi những chúng sanh sống trong giáo pháp của Đức Phật, ngoài ra không tìm thấy Phật tánh. Nếu không tin, hãy thử hỏi những người đi làm từ thiện xem họ có Phật tánh không hay thiện nghiệp đạo của họ đặt nền tảng trên dục tham.

1 vị sư theo ác giới vẫn có giá trị hơn 1 Phật tử tại gia, dù xét đoán dưới bất kỳ góc độ nào.
Tại sao 1 vị sư theo ác giới lại có giá trị hơn 1 Phật tử tại gia. Giá trị ở đây được định nghĩa là gì, xét theo khía cạnh nào vậy Son?

via theNEXTvoz for iPhone
 
:) Bạn thừa nhận cái sự xàm L của bạn đi rồi nói chuyện tiếp nhé. Tự quay tay nhét chữ vào mồm người khác xong giờ quay ra đàm luận như đúng rồi. Tốt nhất tự ấn IG đi cho bớt nghiệp bạn ạ.
Thiện ác của bạn thì mình phản dame vỡ mồm bạn rồi còn muốn bàn gì nữa? Theo cái khái niệm thiện của bạn thì đá phò bên Canada là thiện còn đá phò VN là ác đấy tác với chả ý đọc sách đến ung não mà ko thấm được gì suốt ngày phân với chả tích nghĩ ló trán. =((
Gay gắt vậy :)))
Để xét một hành động khởi phát là bắt nguốn từ tác ý thiện hay ác có nhiều yếu tố tác động lắm fence ơi. Luật pháp quốc gia chỉ là 1 biến số x trong hàm số n biến x,y,z,... thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đá phò không phải là 1 hành nghiệp, đá phò là hưởng dục, cụ thể là thụ hưởng 1 trong 5 dục lạc thế gian: sắc, tài, danh, thực, thùy. Khi bạn thụ hưởng 5 loại dục lạc đó, dù bất cứ nơi nào thuộc thế gian, nó cũng đều chỉ gọi là "hưởng thụ ngũ dục". Không biết rõ thực tính pháp thì đừng đặt ra ví dụ.

Khi bạn khát, bạn đi uống nước, hành động uống nước không mang tính thiện ác, nó chỉ đơn thuần là hưởng thụ cảnh (hưởng thụ nước). Có ai uống nước để làm hại người khác hoặc để mang lại lợi ích cho người khác ko? Hành động này không có tính thiện, ác nên nó không được gọi là một hành nghiệp.

Khi bạn mặc quần áo, hành động mặc quần áo nó không mang tính thiện ác, nó chỉ đơn thuần là hưởng thụ cảnh (hưởng thụ đẹp xấu). Có ai mặc quần áo đẹp xấu để làm hại người khác hoặc mang lại lợi ích cho người khác không? Hành động này không có tính thiện, ác nên nó không được gọi là một hành nghiệp.

Khi mệt mỏi, bạn muốn nằm ngủ, hành động nằm xuống ngủ không mang tính thiện ác, nó chỉ đơn giản là hưởng thụ cảnh (hưởng thụ ngủ nghỉ). Có ai nằm xuống ngủ nghỉ để mang lại lợi ích hoặc làm hại người khác ko? Hành động này không có tính thiện, ác nên nó không được gọi là một hành nghiệp.

Khi bạn có ham muốn tình dục, ham muốn này không mang tính thiện ác, nó mang đặc tính muốn hưởng thụ cảnh : sắc (đẹp, xấu), thùy (ôm ấp, va chạm). Có ai thích nhìn cái đẹp, ghét nhìn cái xấu để mang lại lợi ích hay làm hại người khác ko? Hành động này không có tính thiện, ác nên nó không được gọi là một hành nghiệp.

Khi bạn thực hiện hành vi tính dục, nó mang tính hưởng thụ cảnh, không mang tính thiện ác, bạn đang thụ hưởng cảnh do 5 giác quan của bạn mang lại. Có ai xuất tinh để làm tổn hại người khác hoặc mang lại lợi ích cho người khác ko? Trừ những trường hợp thuộc y học. Hành động này không có tính thiện, ác nên nó không được gọi là một hành nghiệp.

....

Các lý thuyết bạn tự tưởng tượng ra không đứng vững được đâu.

Bạn phản dame gì? Quote lại cái?

Và cuối cùng thì tác ý "gieo hạt", "muốn làm giàu" dựa trên thiện hay ác? Trả lời đi bạn.
Vậy là hành động nào mà tác động đến người khác thì mới gọi là hành nghiệp đúng ko? Nếu nó chỉ tác động đến bản thân thì sao? Ví dụ chăm đọc sách để mở rộng tri thức?
Hành động được xem là thiện hay ác dựa trên đánh giá sự tác động của nó đến xung quanh à?
Rõ ràng khi đá phò là ta đang tương tác với một cá thể khác, vậy thì tác động đó là tốt hay là xấu đây? Nếu tốt thì nó là thiện, xấu thì nó là ác ư?
Trả lời luôn “muốn làm giàu” là tham, mục đích để đáp ứng dục. Đứng dưới quan điểm Phật giáo là ko tốt, nhưng để xem là thiện hay là ác có lẽ cần xem xét tác động của nó tới người khác chăng?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy là hành động nào mà tác động đến người khác thì mới gọi là hành nghiệp đúng ko? Nếu nó chỉ tác động đến bản thân thì sao? Ví dụ chăm đọc sách để mở rộng tri thức?
Hành động được xem là thiện hay ác dựa trên đánh giá sự tác động của nó đến xung quanh à?
Rõ ràng khi đá phò là ta đang tương tác với một cá thể khác, vậy thì tác động đó là tốt hay là xấu đây? Nếu tốt thì nó là thiện, xấu thì nó là ác ư?

via theNEXTvoz for iPhone
Một hành động kéo dài luân hồi sẽ được xác định là 1 hành nghiệp, nói cách khác, hành động có sự xuất hiện của tâm tác ý (cố ý).
1 hành nghiệp được xem là tốt hoặc xấu, nó cần phải được xác định dựa trên các tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn của xã hội thế nào thì mình không biết, nhưng Phật giáo đưa ra 6 tiêu chuẩn để đánh giá:

+ Phải phù hợp với luật pháp địa phương cư ngụ
+ Không hại mình, hại người, hại cả hai.
+ Không lợi mình, hại người.
+ Không lợi người hại mình.
+ Phải lợi người, lợi mình, lợi cả hai.
+ Phù hợp 5 giới cơ bản: Không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, sử dụng chất say.

Đủ 6 chi phần này mới được xem là 1 thiện nghiệp.

Còn nếu không đủ 6 chi phần, nghiệp này sẽ được xác định là nghiệp hỗn hợp.

Thiếu hoàn toàn thì được xác định là ác nghiệp.
 
Gay gắt vậy :)))
Để xét một hành động khởi phát là bắt nguốn từ tác ý thiện hay ác có nhiều yếu tố tác động lắm fence ơi. Luật pháp quốc gia chỉ là 1 biến số x trong hàm số n biến x,y,z,... thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
=) Nói chung là kiểu tẩu hỏa nhập ma đấy ko giảng giải đạo lý được bác ạ. Qoute người khác nhưng tự suy luận tự nói 1 mình. Nghe thì vẻ dẫn chứng kinh văn rất sách vở nhưng toàn nói phi logic cái trước đá cái sau bôm bốp IG cho nó đỡ qoute nữa tốn time.
 
Một hành động kéo dài luân hồi sẽ được xác định là 1 hành nghiệp, nói cách khác, hành động có sự xuất hiện của tâm tác ý (cố ý).
1 hành nghiệp được xem là tốt hoặc xấu, nó cần phải được xác định dựa trên các tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn của xã hội thế nào thì mình không biết, nhưng Phật giáo đưa ra 6 tiêu chuẩn để đánh giá:

+ Phải phù hợp với luật pháp địa phương cư ngụ
+ Không hại mình, hại người, hại cả hai.
+ Không lợi mình, hại người.
+ Không lợi người hại mình.
+ Phải lợi người, lợi mình, lợi cả hai.
+ Phù hợp 5 giới cơ bản: Không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, sử dụng chất say.

Đủ 6 chi phần này mới được xem là 1 thiện nghiệp.

Còn nếu không đủ 6 chi phần, nghiệp này sẽ được xác định là nghiệp hỗn hợp.

Thiếu hoàn toàn thì được xác định là ác nghiệp.
Nếu theo tiêu chuẩn đó thì việc âm mưu hãm hại đồng nghiệp trong công ty để người đó gặp bất lợi trong công việc, qua đó mình giảm đối thủ cạnh tranh không có trong quy định cấm của VN, lợi mình hại người, không thiếu hoàn toàn cả 6 chi phần, nhưng ko đủ 6 chi phần. Vậy nó được coi là nghiệp hỗn hợp đúng hk?
Còn về chuyện đá phò thì nó là tà dâm, ở VN chưa phù hợp, lợi mình, có thể hại mình, chắc chắn hại người thì nó là ác nghiệp rồi. Còn giả sử ở Canada cho phép thì nó lại thành nghiệp hỗn hợp :))). Vấn đề này có thể hồi xưa lúc đặt ra quy chuẩn tình hình xã hội ko phức tạp như bây h, bây giờ có khi cần một quy chuẩn mới, được đo bằng lương tâm của một người đã giác ngộ mới chính xác dc 😄

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nếu theo tiêu chuẩn đó thì việc âm mưu hãm hại đồng nghiệp trong công ty để người đó gặp bất lợi trong công việc, qua đó mình giảm đối thủ cạnh tranh không có trong quy định cấm của VN, lợi mình hại người, không thiếu hoàn toàn cả 6 chi phần, nhưng ko đủ 6 chi phần. Vậy nó được coi là nghiệp hỗn hợp đúng hk?
Còn về chuyện đá phò thì nó là tà dâm, ở VN chưa phù hợp, lợi mình, có thể hại mình, chắc chắn hại người thì nó là ác nghiệp rồi. Còn giả sử ở Canada cho phép thì nó lại thành nghiệp hỗn hợp :))). Vấn đề này có thể hồi xưa lúc đặt ra quy chuẩn tình hình xã hội ko phức tạp như bây h, bây giờ có khi cần một quy chuẩn mới, được đo bằng lương tâm của một người đã giác ngộ mới chính xác dc 😄

via theNEXTvoz for iPhone
Không, hành dâm là hưởng thụ: hưởng sắc (thụ hưởng tính đẹp, xấu), hưởng thùy (thụ hưởng ôm ấp, đụng chạm), chứ không phải tạo thiện ác nghiệp.

Bạn xuất tinh vì lý do gì? Tới thời điểm tự nó ra hay vì để tạo thiện nghiệp? Bạn khát nước vì lý do gì? Tới thời điểm đó tự cơ thể nó khát hay bạn phải khát để làm việc thiện?

Nghiệp hỗn hợp, để đơn giản, ta có thể hình dung:

+ 1 ly nước, nếu bỏ 1 muỗng muối vào, do tính chất quá mặn, nên ta sẽ không uống được (giả sử ác nghiệp).
+ Nhưng cũng là ly nước muối đó, nếu bỏ thêm 2 muỗng đường, do tính chất ngọt của nó, lúc này ta có thể uống được (thiên nghiệp trội hơn). Ở đây, ta cần hiểu ta đã uống cả muối lẫn đường, chứ không phải đường đã trừ ra muối.

Cũng vậy, trong thực tế, có những người do quá khứ đã tạo ác nghiệp quá vượt trội so với thiện nghiệp, nên họ bị nhấn chìm trong vị mặn của ác nghiệp đến nỗi họ không thể (uống hết) đi hết cuộc đời. Từ khó khăn lại chồng thêm khó khăn, từ túng quẫn đi đến cùng quẫn. Dù cho quá khứ họ có tạo chút ít thiện nghiệp, nhưng vì tính chất nhỏ bé của nó, thiện nghiệp này không đủ để nâng đỡ họ qua các khó khăn.

Nhưng cũng có những người tạo thiện nghiệp nhiều hơn ác nghiệp, cuộc sống của họ nhẹ nhàng, ví dụ do sân hận trong quá khứ nên họ có ngoại hình xấu xí, do sử dụng bạo lực nên thân họ hiện nay đau ốm, nhưng do thiện nghiệp vượt trội hơn, ví như quá khứ bố thí rất nhiều nên hiện tại họ lại giàu sang phú quý, cuộc sống của họ lại rất thoải mái nhẹ nhàng, đau bệnh nhưng có tài sản lớn để vượt qua.

Lại có 1 loại, do đã tạo rất nhiều thiện nghiệp trong quá khứ, nên các ác nghiệp dù đeo bám cũng không làm gì được, do tính quá vượt trội của thiện nghiệp so với ác nghiệp. Ví như muỗng muối ác nghiệp đó thay vì bỏ vào cái ly thì bây giờ bỏ vào cái lu nước. người uống lúc này sẽ không khó khăn gì. Ta có thể thấy điều này trong ví dụ như khi các lãnh đạo tham nhũng. Người bình thường làm gì có khả năng tham ô lớn như vậy. Năng lực này do các thiện nghiệp trong quá khứ hỗ trợ. Số lượng người thế này là rất ít, vì rất ít người có khả năng tạo tác 1 lượng lớn thiện nghiệp.

Tùy theo tính chất vượt trội của thiện nghiệp hay ác nghiệp mà ta có đa dạng các chúng sanh trên thế giới này. Và tất cả chúng ta đang hưởng thụ loại nghiệp hỗn hợp này, tức là thiện, ác nghiệp xen kẻ.

Như đọc 1 bài văn chỉ ở đoạn giữa, ta không nhớ đoạn đầu, ta không biết đoạn cuối. Cũng như vây là các kiếp sống. Ta không nhớ được quá khứ ta đã làm gì, ta không biết sau khi chết ta đi về đâu, ta chỉ biết đoạn giữa, là kiếp sống hiện tại. Thế nên chúng sanh mới được gọi là đang bị si ám bao phủ.
 
Last edited:
Tại sao 1 vị sư theo ác giới lại có giá trị hơn 1 Phật tử tại gia. Giá trị ở đây được định nghĩa là gì, xét theo khía cạnh nào vậy Son?

via theNEXTvoz for iPhone
Hơi phức tạp nhưng mình sẽ cố type.

1 cư sĩ hoàn toàn không thể so sánh với 1 tu sĩ, nếu buộc phải so sánh thì thậm chí 1 tu sĩ ngoại đạo cũng hơn hẳn 1 cư sĩ Phật giáo, thì còn nói gì nếu đó là 1 tu sĩ Phật giáo.


1. Theo quy luật tự nhiên:

- Trong tổ chức xã hội, ta thấy 1 điều, đối với các luật được đặt ra, người biết luật phạm luật sẽ bị bắt tội năng hơn, còn người không biết luật mà phạm luật sẽ bị bắt tội nhẹ hơn.

- Nhưng trong tự nhiên, quy luật lại ngược hoàn toàn, người biết tội phạm tội hậu quả lại bị nhẹ hơn, người không biết tội mà phạm tội hậu quả phải chịu lại bị năng hơn.
Ví dụ:
+ Người biết bơi và người không biết bơi cùng đi ra biển, người không biết bơi có nguy cơ chết đuối cao hơn người biết bơi.
+ Một thanh sắt nóng đỏ, nếu bị bắt buộc cầm lên, người biết rõ về thanh sắt này sẽ phải chịu thiệt hại ít hơn do biết cách phòng ngừa, còn người không biết gì mà vô tư cầm lên, chắc chắn phải bị phỏng nặng….

Dựa trên hiện tượng này, ta thấy sự vi phạm các quy tắc của tự nhiên sẽ được xác định theo 2 trường hợp là có nhận thức và không có nhận thức, có học tập và không có học tập.


Cũng vậy, người Phật tử tại gia, có khi làm điều thiện, có khi làm điều ác, nhưng bản thân họ lại không biết rõ ràng về bản chất của chúng. Ví dụ

+ Khi người tại gia mua vé số và vô tình trúng, họ chỉ biết việc mua vé số là có thể trúng chứ hoàn toàn không biết lý do của việc tự dưng có 1 số tài sản lớn và chỉ đi đến 1 trong 2 kết luận sau đây: tất cả là do may mắn (vô nhân) hoặc do ý chí thần linh (đa thần), và không biết phải làm cách nào để lặp lại sự kiện này ngoài việc tiếp tục trông chờ sự may mắn hoặc ban phước.

+ Còn 1 vị sư, khi thấy sự kiện đó xảy ra, vị ấy biết rất rõ ràng nguyên nhân đưa đến kết quả như thế, và nếu muốn, vị ấy có thể tạo tiền đề cho việc lặp lại chúng trong tương lai, thời gian nhanh hay chậm có thể không xác định được nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra. Đây là kết quả của việc vận dụng sự hiểu biết của vị ấy trong lãnh vực hành nghiệp (kamma) mà vị ấy hướng tâm đến.

Đó là ví dụ về sự hiểu biết chân chánh về 1 thiện nghiệp đạo và cách để tăng trưởng thiện nghiệp.
Và người Phật tử tại gia không có xu hướng mở rộng tác động của thiện nghiệp do không có lý thuyết Phật giáo làm nền tảng nên việc lặp lại các thiện nghiệp có tỷ lệ rất thấp.

Đối lập lại, người Phật tử do không biết rõ ràng về sự vận hành của ác nghiệp, họ lại có xu hướng mở rộng các ác nghiệp ra và sẽ không có ý dừng lại do thiếu sự kiềm chế của Giới Bổn, không dựa trên nền tảng học tập nên sẽ luôn suy luận theo quan điểm cá nhân, nhưng cái nhìn của họ lại bị si ám che phủ, và do vậy, chúng có tính chất sai trái là rất cao.

+ Ví dụ như giết mổ, buôn bán chất cấm… ta luôn luôn thấy từ 1 sẽ thành 2 rồi từ đó tiếp tục phát triển.

Còn 1 vị sư, nếu phải phạm ác giới, đó luôn luôn nằm trong sự giới hạn do biết rõ tác động của các ác nghiệp diễn ra trong tương lai, bạn có thấy tỷ lệ phạm tội của các tu sĩ luôn luôn chỉ giới hạn trong 1 số ít nào đó. Điều này đạt được do có sự hiểu biết về quy luật nghiệp (kamma). Ta sẽ thấy điều này qua các trọng nghiệp-không bao giờ có đối tượng là các tu sĩ.

2. Theo bản thể hình tướng:

1 chúng sanh, để trở thành 1 tu sĩ, người đó phải từng thực hiện 10 thiện nghiệp (10 pháp Parami) trong quá khứ xa xưa, chúng gồm có: Bố thí, trì giới, chân thật, nhẫn nại, nỗ lực, trí tuệ, quyết định, từ, xả, hỉ. Nếu thiếu 1 trong 10 chi phần này, chắc chắn 1 ngày nào đó, vị ấy sẽ tự động hoàn tục. Xét nguyên nhân các hành nghiệp trong quá khứ đưa đến quả hiện tại. Có 10 nhân thuộc quá khứ đưa đến quả hiện tại:

+ Do nhân bố thí nhiều trong quá khứ, hiện nay vị ấy sống được nhờ Phật tử khắp nơi.

+ Do có giới luật nên vị ấy được bảo vệ khỏi các tai hại từ nhà cầm quyền và môi trường nơi vị ấy sống.

+ Do có chân thật nên vị ấy có được lòng tin ở nơi vị ấy đến.

+ Do có nhẫn nại nên vị ấy chịu được sự vất vả khi sống nơi chùa chiền, rừng vắng.

+ Do có nỗ lực nên vị ấy học được kinh điển và thực hành thiền tập.

+ Do có trí tuệ nên vị ấy đọc tụng được Tam tạng thánh điển.

+ Do có quyết định nên vị ấy dám thoát ly gia đình và xuất gia.

+ Do có từ bi nên được sống nơi không có tranh chấp, tức chùa chiền, rừng vắng…

+ Do có xả tâm quân bình nên vị ấy chịu được cảnh cô đơn.

+ Do có hỷ lạc là niềm vui nên vị ấy kéo dài được đời sống xuất gia.



Xét theo hình tướng:

+ Đầu cạo trọc, thân quấn y: là hình tướng 1 vị Phật, bạn nghĩ thế nào nếu đứa con do bạn sinh ra không có gì giống bạn, bạn có tin 1 người tự xưng là tu sĩ nhưng đầu không cạo và không có y?

+ Khất thực: sống bằng việc khất thực, ai cho gì ăn nấy, không có tích cóp cho ngày mai, không có lựa chọn ngon dở.

Xét theo trạng thái tâm: có 38 đặc tính nơi tâm 1 tu sĩ (quá dài, lược bớt).

+ Sống ly dục: rời xa dục lạc thô tục.

+ Ly ác pháp: chuyên hành thiện nghiệp.

+ Biết tiết chế: không đòi hỏi.

+ Tự biết đủ: không tích cóp.

+ Theo giới bổn: 227 giới, không sát sanh, không trộm cắp…

+ Giữ gìn kinh điển: học thuộc Tam tạng.

+ Chỗ nương tựa: cư sĩ tìm đến nhờ giảng giải.

+ Cho người khác vào tu: hiện diện chứng minh (tối thiểu 7 vị).

….

Xét điều kiện được trở thành Tu sĩ: Không hề đơn giản khi 1 người phải đầy đủ 8 yêu cầu mới được chấp nhận:

+6 căn hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu, không chấp nhận khuyết căn, không chấp nhận lưỡng căn.
+Phải được sự cho phép của cha mẹ, vợ con, người giám hộ.
+Phải là người tự do, không mắc nợ hoặc đang bị phạt tội theo luật pháp sở tại.
+Không có 13 loại bệnh lây nhiễm tập thể: ghẻ, lác, loạn trí...
+Không phải là người của chính quyền, đoàn thể.
+Không phải phi nhân, các loài thú biến ra hình người...
+Đầy đủ 8 món vật dụng trong người: dao cạo, kim, chỉ, vải lọc nước...
+Có3 món vật trên người: bình bát, y, 1 mảnh vải gọi là sanghati.

Và còn phải trải qua 2- 4 năm biệt trú tùy theo căn tánh.

Xét tài sản:

+ Truyền thống: Người cư sĩ có truyền thống ngắn ngủi, người tu sĩ có truyền thống hơn 2600 năm.

+ Thừa hưởng: Người cư sĩ thừa hưởng tài sản từ cha mẹ, những người có ít tiếng tăm, người tu sĩ thừa hưởng tài sản từ Đức Phật, được số đông ca ngợi là :Kinh, Luật, Luận.

+ Trách nhiệm: người tu sĩ trách nhiệm nhỏ bé, nuôi sống chỉ vài người, người tu sĩ trách nhiệm to lớn, nuôi dưỡng Tăng đoàn số lượng lớn hơn gấp nhiều lần.
...
Đại khái tóm tắt là như thế.

Một tu sĩ, dù cho có ác giới, cũng vẫn có thể thực hiện gần như hoàn chỉnh các chi tiết nêu trên, nhưng người cư sĩ, cho dù là bất kỳ ai, cũng đều không có khả năng thực hiện những việc này. Đây chính là lý do cho việc phân biệt tu sĩ và cư sĩ theo truyền thống.
 
Last edited:
1595046980843.png
 
Phàm tâm dọn lý tranh tài
Chẳng ai đạt được ngày ngày tự thiêu
Vì không lo sửa mình nhiều
Chỉ lo mê chấp tạo điều nhập tâm
 
Back
Top