thảo luận Tiếng Anh - Ngôn ngữ dị thường

shermanelite

Senior Member
Mình có đọc một bài trên pocket, bài này nói về tiếng Anh dưới lăng kính lịch sử để cho thấy một số cái độc lạ của tiếng Anh. Do thấy hay, lại cuối năm, vừa qua đợt làm việc căng thẳng nên rảnh dé ngồi dịch chơi. Mời bà con đọc và thảo luận.
Bài này chia ra làm 3 post để đọc cho dễ.

Link bài gốc: English is not normal

Phần 1

Tiếng Anh - Ngôn ngữ dị thường​

Tiếng Anh không sinh động đặc sắc, chẳng hề diện vẻ kỳ vĩ hay dễ hòa nhập. Nó thật sự là thứ ngôn ngữ dị thường so với hầu hết các loại ngôn ngữ khác từng có.
1672364602795.png

Edward the Confessor, Bayeux Tapestry. From Photos.com/Getty Images.

Người dùng tiếng Anh, ở đây chỉ cả người nói tiếng Anh mẹ đẻ và cả người học nước ngoài, đều biết tiếng Anh là thứ ngôn ngữ lạ lùng. Sự lạ lùng của Anh ngữ hiển hiện từ trong cách nó đánh vần. Đánh vần trong tiếng Anh là cả một cực hình. Ở nhiều nước không dùng tiếng Anh, bạn sẽ không thấy những trò như cuộc thi đánh vần được tổ chức. Trong những ngôn ngữ "thông thường", việc đánh vần có liên hệ tối thiểu, hoặc cố gắng tạo ra liên hệ với cách người ta phát âm các từ đó. Nhưng tiếng Anh thì không như thế.

Đánh vần là một phương diện của ngôn ngữ viết, trong khi ngôn ngữ vốn xuất phát từ việc nói hàng ngày. Khả năng nói vốn có từ rất lâu trước khi con người biết viết. Chúng ta dễ dàng nói hơn viết, và cũng nói nhiều hơn viết. Có hơn 100 ngôn ngữ hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại ở dạng nói. Và dù có tồn tại trong dị thường như vậy, lạ lùng hơn cả vẫn là tiếng Anh. Song, sự dị thường của tiếng Anh thường dễ bị bỏ sót, nhất là khi dân Ăng-lô ở Anh và Mỹ không mấy vồn vã với việc học thêm một thứ tiếng khác. Xu hướng đơn ngữ của chúng ta khiến chúng ta giống y như một con cá, sống trong nước nên không biết ẩm ướt. Thế cho nên, chúng ta chỉ có thể cảm thấy tiếng Anh bình thường, chừng nào chúng ta còn chưa biết ngôn ngữ bình thường là như thế nào.

Tiếc thay, lại hiếm có thứ ngôn ngữ nào khác đủ tương đồng với tiếng Anh để chúng ta có thể nắm bắt được mà không phải qua rèn luyện, học tập gian khổ. TIếng Anh không gần với tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, hay tiếng Thái và Lào. Thứ tiếng gần giống nhất mà dân Anglo có thể hiểu được là một thức ngôn ngữ Bắc Âu hiếm gặp - Frisian: nếu bạn biết tsiis là phô mai hay Frysk là Frisian, thì không khó để hình dung ra ý nghĩa của câu sau: Brea, bûter, en griene tsiis is goed Ingelsk en goed Frysk. Dù vậy, câu ví dụ này muốn hiểu sao cũng được, mà suy cho cùng, Frisian thường được cho là gần với tiếng Đức hơn.

Chúng ta cho rằng các ngôn ngữ châu Âu khác thật rối rắm khi áp giới tính cho danh từ chẳng để làm gì, như người Pháp liên hệ mặt trăng là tính cái, còn tàu thuyền là giống đực; trong khi thực tế, chính chúng ta mới là dị biệt: hầu hết ngôn ngữ châu Âu sử dụng thuộc về một họ ngôn ngữ là Indo-European, và trong toàn bộ các ngôn ngữ này, chỉ có tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất không đặt giới tính kiểu đó.

Tiếng Anh còn gì lạ lùng hơn nữa không? Bạn có biết, có đúng duy nhất một ngôn ngữ trên thế giới có thì hiện tại bắt dùng đuôi đặc biệt chỉ cho đuôi thứ ba số ít? Bài viết này đang viết bằng thứ ngôn ngữ đó đây. I talk, you talk, he/she talk-s – Tại sao lại có sự phân biệt như vậy? Các động từ khi chia ở thì hiện tại trong các ngôn ngữ thông thường, hoặc không gắn thêm đuôi, hoặc gắn nhiều đuôi theo trường hợp (tiếng TBN: hablo, hablas, habla). Càng lạ hơn nữa, có thứ tiếng nào yêu cầu người dùng phải nhét thêm chữ do cho câu phủ định hoặc câu hỏi không? Do you find that difficult? Trừ khi bạn là dân xứ Wales, Ireland hoặc bờ Bắc France thôi.

Tại sao thứ tiếng của chúng ta lạ lùng như thế? Thực chất thứ mà chúng ta vẫn đang dùng để nói là gì, và chuyện gì đã khiến nó ra như thế?

***
 
Last edited:
Phần 2

Từ thuở ban sơ, tiếng Anh khởi nguồn từ tiếng Đức. Anh ngữ cổ không hề giống với ngôn ngữ với thứ ngôn ngữ hiện nay mà chúng ta đang sử dụng.
Hwæt, we gardena in geardagum þeodcyninga þrym gefrunon
– Beowulf (Iceland).​
Câu trên, dịch ra tiếng Anh hiện đại là ‘So, we Spear-Danes have heard of the tribe-kings’ glory in days of yore?’ Dân Iceland ngày nay có thể đọc được những câu chuyện do tổ tiên Norse của họ ghi lại từ 1000 năm trước, nhưng những câu như trong tác phẩm Beowulf vừa dẫn ở trên đối với họ cũng xa lạ như thể được người Thổ Nhĩ Kỳ viết ra vậy.

Sở dĩ có sự khác biệt như thế, trước nhất phải xét đến cái thời người Angle, người Saxon và Jute mới đặt chân tới đảo Anh, họ mang theo ngôn ngữ của mình đến vùng đất vốn đã có nhiều giống dân và thứ ngôn ngữ khác cư ngụ. Thổ dân ở đây là người Welsh, Irish và Breton, trước đó băng qua eo biển Anh từ Pháp và sử dụng tiếng Celt. Khi những cư dân mới xuất hiện, ngôn ngữ Celt dần bị lấn át song vẫn giữ được sức sống của mình, và do khi ấy có khoảng 250,000 người German mới đến, bằng dân số một đô thị nhỏ như Jersey City, dần dà dân nói tiếng Celt chuyển sang Anh ngữ cổ.

Cũng cần nhấn mạnh rằng các ngôn ngữ Celt không giống như tiếng Anh. Quan trọng nhất là động từ luôn đứng đầu tiên trong câu, (the verb came first - came first the verb). Ngoài ra, chúng cũng có cấu trúc hơi lạ với động từ do: do có thể được dùng để đặt câu hỏi, câu phủ định, và thậm chí là tạo nhấn nhá trước động từ chính. Do you walk? I do not walk. I do walk. Như vậy điểm này tương tự với tiếng Anh hiện nay, bởi chính người Celt đã bắt đầu vận dụng điểm này trong cách dùng tiếng Anh của họ. Song trước đó, những cấu trúc trên vẫn còn khá lạ lùng đối với người dùng tiếng Anh - cũng giống y như chúng ta khi bắt gặp một ngôn ngữ nào khác tiếng Anh, hay đơn giản là tiếng Celt vậy. Nhận ra được, và sử dụng được chữ do này, chính là nhận ra một phần kỳ lạ trong chính thứ tiếng ta dùng hàng ngày, như nhận ra rằng có một cái lưỡi luôn nằm đó trong miệng chúng ta vậy.

Đến nay vẫn chưa có trường hợp ngôn ngữ nào khác sử dụng chữ do như tiếng Celt và tiếng Anh. Thế là tiếng Anh bắt đầu biến đổi kỳ dị hơn khi qua miệng nhiều giống người vốn nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Thậm chí đến nay chúng ta vẫn còn nhiều tương đồng với họ dù không nhận ra các tương đồng đó. Khi nghe trẻ con chơi bài đồng dao ‘eeny, meeny, miny, moe’, bạn có nhận thấy rằng chúng đang chơi tập đếm không? Bởi đó chính là cách mà dân Celt cổ đếm số, dù được tiếng Anh hấp thụ theo thời gian, nhưng vẫn được người dân ở các vùng đồng quê Anh sử dụng khi đếm cừu hay chơi trò chơi. Một ví dụ khác, Hickory, dickory, dock – Những từ này có ý nghĩa gì? Bật mí cho độc giả: hovera, dovera, dick chính là các số đếm tám, chín, mười trong tiếng Celt.

Thứ hai, khi ngày càng nhiều dân German đến vùng biển này, cũng có nghĩa là thương nghiệp bắt đầu phát triển. Làn sóng nhập cư bắt đầu từ thế kỷ IX, lúc này những người Đức ngoại bang mang đến một thứ ngôn ngữ khác cũng bắt nguồn từ tiếng Đức: tiếng Norse cổ. Chỉ khác là lần này họ không áp đặt ngôn ngữ của họ lên dân bản xứ. Ngược lại, họ lấy phụ nữ bản xứ làm vợ và đổi sang dùng tiếng Anh. Dẫu vậy, người trưởng thành từ xưa nay đều giống nhau ở chỗ rất khó học ngôn ngữ mới, mà trong xã hội xưa dùng tiếng nói là nhiều thì càng khó khăn hơn nữa. Không hề tồn tại trường học, không hề tồn tại phương tiện truyền thông. Học ngôn ngữ khi đó đồng nghĩa với dốc sức ra mà nghe người khác nói chuyện. Thật khó mà tưởng tượng được nếu bản thân chúng ta phải học tiếng Đức cũng giống như thế, không hề thấy mặt chữ, với tâm thế nặng nề là học chữ để lo cho cuộc sống của mình, cho mạng gia súc của mình, chứ không đơn giản chỉ nhàn nhã ngày qua ngày luyện cách phát âm.

Đối với những người mới đến này, trong tình cảnh đó, miễn người khác hiểu được những gì họ muốn biểu đạt, thế là được, cũng giống như cách bạn có thể hiểu bập bẹ câu ví dụ trong tiếng Frisian đã đưa vậy. Thế nên, không ngoài dự đoán, dân Scandinavia vẫn cứ sử dụng tiếng Anh cổ chỉ ở mức được hiểu là được. Con cái của họ tiếp thu thứ tiếng Anh cổ dở tệ đó cũng nhiều như tiếng Anh cổ hàng xịn. Và dần dà, thứ tiếng Anh cổ dở tệ trở thành tiếng Anh hàng xịn, và mang tới thành quả ngày nay: người Scandinavia khiến cho tiếng Anh dễ hơn.

Xin lưu ý một điều ở đây: trong lĩnh vực ngôn ngữ, rất mạo hiểm khi gọi một ngôn ngữ là "dễ hơn" một ngôn ngữ khác, bởi không có thang đo đơn lẻ nào có thể cho ra xếp hạng khách quan. Song cũng như trong thực tại dù không có lằn ranh nào phân định ngày và đêm, chúng ta vẫn có thể phân biệt được tại đâu đang 10 giờ sáng và tại đâu đang 10 giờ tối. Tương tự, một số ngôn ngữ hiển hiện sự phức tạp hơn hẳn các ngôn ngữ khác. Nếu có ai đó đánh cược rằng anh ta sẽ chọn học, hoặc tiếng Nga hoặc tiếng Do Thái, trong vòng một năm, và trong bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ của anh ta, bằng tiếng Nga hoặc tiếng Do Thái, nếu có lỗi sai nào, thì anh ta sẽ bị rút một móng tay cho từng lỗi sai đó, thì chắc hẳn gã đó có máu khổ dâm nếu chọn tiếng Nga (trừ khi hắn vốn xuất thân từ một thứ tiếng gần với nó). Theo cách hiểu tương tự, tiếng Anh "dễ hơn" các ngôn ngữ gốc German khác nhờ những người Viking xưa.

Giống như các ngôn ngữ châu Âu khác, tiếng Anh cổ cũng có phân định giới tính, nhưng người Scandi không quan tâm tới chúng, thế nên giờ đây chúng ta không cần chia giống khi dùng tiếng Anh. Còn nữa, người Viking chỉ học được một phần nhỏ của hệ thống chia động từ từng rất phổ thông, do đó ngày nay chỉ còn duy nhất ngôi thứ ba số ít phải chia động từ, giống như con bọ chết dí trong khung cửa trong khi những con khác đã bỏ đi vậy. Bằng cách này hay cách khác, những thay đổi từ dân Viking khiến tiếng Anh loại bỏ đi những điểm khó nhằn trong các ngôn ngữ khác.

Người Viking cũng nối tiếp người Celt, biến đổi tiếng Anh theo cách tự nhiên nhất đối với họ. Có rất nhiều tài liệu cho thấy hàng ngàn từ vựng mới được người Viking đưa vào tiếng Anh, trong đó có cả những từ vô cùng gần gũi, đơn cử là từ "us". Bài hát "Get Happy", toàn bộ các từ trong tựa bài đều bắt nguồn từ Norse. Nhiều từ ngữ xuất hiện cả trong tiếng Norse và tiếng Anh, nhưng một minh chứng cho dấu vết của họ trong xây đắp tiếng Anh, như dike - ditch, scatter, shatter, ship, skipper (ship trong tiếng Norse là skip, nên từ "hoa tiêu" - skipper chính là shipper).

Không chỉ ảnh hưởng tới từ vựng, người Norse còn để lại dấu ấn trong ngữ pháp tiếng Anh. Thật may mắn rằng, ngày nay chúng ta hiếm khi bị bắt lỗi nếu nói Which town do you come from?, tức kết thúc câu bằng giới từ thay vì phải nhọc công suy trước cả câu và đặt giới từ ở đầu câu, biến nó thành From which town do you come? Trong tiếng Anh, những câu có giới từ đứng cuối hoàn toàn tự nhiên, chúng rõ nghĩa và không làm ai phiền lòng cả. Thế nhưng chính nó lại tồn tại vấn đề con-cá-không-nhận-ra-rằng-nước-ẩm-ướt: các ngôn ngữ khác không đặt giới từ ở cuối như vậy. Với người dùng tiếng Tây Ban Nha, nói El hombre quien yo llegué con (‘The man whom I came with’) chẳng khác gì như đang mặc quần lộn trái vậy. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một vài ngôn ngữ cho phép cách sắp đặt này, ví dụ như một ngôn ngữ bản địa ở Mexico, hoặc Liberia, nhưng chúng không phải số đông. Và do đó, chúng là cá biệt. Và ngạc nhiên chưa, chính tiếng Norse cổ lại cho phép cấu trúc này (và vẫn được tiếng Đan Mạch giữ lại).

Tất cả những điểm lạ thường từ ảnh hưởng của người Norse đã nêu trên có thể được minh họa trong cùng một câu ví dụ. "That's the man you walk in with", câu này đủ thứ lạ, vì 1) mạo từ the không được chia giống đực theo chữ man, 2) động từ walk không có thêm đuôi, và 3) câu này không phải là "in with whom you walk". Sự giản lược này có được nhờ những đóng góp của dân Viking từ xứ Scandinavia cho tiếng Anh từ xa xưa.

Một yếu tố cuối, là kho từ vựng tiếng Anh chịu sự hòa phối sâu sắc với các ngôn ngữ khác. Sau người Norse, đến lượt người Pháp tới vùng đất này. Dân Normans, cũng là hậu duệ của dân Viking, chinh phục xứ Anh quốc, thống trị trong hàng thế kỷ và mang đến cho tiếng Anh hơn 1000 từ vựng mới. Sau đó, kể từ thế kỷ XVI, những người Anglophone có ăn học tiếp tục phát triển tiếng Anh như một phương thức để viết các văn bản phức tạp, và từ đó bắt đầu trào lưu tìm mượn các từ trong tiếng Latin vào tiếng Anh để biểu đạt các tầng ý rộng hơn.

Nhờ có nguồn từ mới từ tiếng Pháp và Latin (chúng ta thường khó xác định nguồn gốc chính xác của một từ) mà tiếng ANh có thêm nhiều từ mới như crucified, fundamental, definition and conclusion. Có thể với người dùng hiện đại, đây là những từ "rất" Anh, song trước đây khi mới xuất hiện từ thế kỷ XIV, nhiều người có học thức cao coi chúng là "giả tạo và ngoại lai một cách khó chịu- irritatingly pretentious and intrusive’", dù cách diễn đạt cụm từ này cũng toàn từ tiếng Pháp mà ra cả (cũng như cách những người ủng hộ tiếng Pháp trong sạch thuần túy sẽ khịt mũi trước làn sóng từ mượn của tiếng Pháp từ tiếng Anh). Thậm chí một số chuyên gia còn đề xuất có những từ thuần Anh để thay thế những từ Latin hợm hĩnh này, dù thực tế khó mà tìm được các thay thế phù hợp: bạn nghĩ sao nếu thay thế các từ crucified, fundamental, definitionconclusion bằng lần lượt các từ như crossed, groundwrought, saywhat,endsay?

Song ngôn ngữ không phải lúc nào cũng vận hành theo cách con người muốn. Số mệnh đã an bài cho tiếng Anh có thêm hàng ngàn từ vựng mới cạnh tranh với các từ vựng ban đầu để biểu đạt cùng ý nghĩa. Kết quả là những cặp ba từ tương đồng ý nghĩa nhưng biểu thị các sắc thái và tính trang trọng khác nhau. Từ help thuần Anh, từ aid từ tiếng Pháp, assist từ tiếng Latin. Hoặc ví dụ khác, kingly thuần Anh, royal từ tiếng Pháp, và regal từ tiếng Latin - lưu ý mức độ trọng thị trong từng tầng lớp: kingly nghe có vẻ mỉa mai, regal thuần túy nói về ngôi vương uy nghiêm chính tông, còn royal thì đâu đó ở giữa hai sắc thái trên, chỉ một ngôi vương có uy quyền nhưng cũng dễ đổ.

Ngoài ra cũng có những cặp đôi từ, dù ý tương phản hơn các cặp ba nhưng phân tích thì cũng thú vị không kém. Ví dụ, cặp từ gốc Anh/ Pháp begincommence, hoặc wantdesire. Đặc biệt, chúng ta có các cặp từ về ẩm thực: chúng ta giết a cow hoặc a pig (từ gốc tiếng Anh) để có được beef hoặc pork (từ gốc tiếng Pháp). Tại sao? Vì ở vùng Norman England, những người giết mổ nói tiếng Anh phục vụ để mang thịt đến bàn ăn cho người Pháp. Những khác biệt trong cách nói về thịt phụ thuộc vào hoàn cảnh của người dùng, và các khác biệt từ xa xưa trong giai tầng xã hội vẫn lặng lẽ được truyền lại cho đến ngày nay.

Người đọc cần lưu ý rằng, các thuật dẫn tiếng Anh truyền thống thường đánh giá quá mức tính trang trọng mà các từ vựng này mang lại cho kho từ vựng tiếng Anh. Lập luận thường thấy là những từ mượn này giúp cho từ vựng tiếng Anh phong phú đặc sắc hơn, như được nêu trong kinh điển The Story of English của Robert McCrum, William Cran và Robert MacNeil (1986). Theo đó, từ những từ mượn Latin đầu tiên, người dùng Anh ngữ cổ đã có được được khả năng diễn đạt các tư duy trừu tượng. Nhưng thực tế chưa ai định lượng được sự trù phú hoặc tính trừu tượng theo kiểu đó (liệu có tồn tại bất cứ ai, ở bất cứ trình độ hiểu biết nào, lại không hình thành bất cứ tư duy trừu tượng nào, hay không có khả năng biểu đạt tư duy đó?), và cũng không có thứ ngôn ngữ được từng được biết đến nào chỉ có một từ để mô tả cho một khái niệm. Ngôn ngữ, giống như nhận thức của con người, quá đa sắc, thậm chí lộn xộn, từ đó không thể ở mức sơ đẳng như vậy. Kể cả các ngôn ngữ không có chữ viết cũng có cách để biểu đạt sự trọng thị. Ngoài ra, người ta còn có thể biểu đạt tính trang trọng bằng cách dùng các biểu đạt thay thế: tiếng Anh có chữ life là từ thường dùng và từ existence là từ bóng bẩy hơn, còn trong tiếng của thổ dân bản xứ Zuni của châu Mỹ, cách bóng bẩy để biểu đạt sự sống là "a breathing into".

Ngay cả trong tiếng Anh, các từ-gốc thuần-Anh vẫn mang lại nhiều đóng góp hơn những ghi nhận của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể ghi nhận sự phong phú của kho từ vựng trong Anh ngữ cổ nhờ lượng văn bản còn tồn tại rất hạn chế ngày nay. Ta dễ thấy chữ comprehend từ tiếng Pháp có ý nghĩa tương đồng và mang tính trang trọng so với chữ understand từ tiếng Anh. Nhưng trong Anh ngữ cổ vẫn có thể bắt gặp các từ, mà dịch nôm na ra tiếng Anh hiện đại là "forstand", "underget", hoặc "undergrasp", đều có thể biểu đạt nghĩa của từ "understand", nhưng ai có thể chắc chắn, chúng không có sự phân biệt trong ngữ cảnh, hay không biểu đạt những mức độ trang trọng khác nhau?

***
 
Last edited:
Phần 3 - hết.

Nói sao đi nữa, cuộc xâm lăng của tiếng Latin thật sự đã để lại những độc lạ trong ngôn ngữ của chúng ta. Ví dụ, từ đây mà xuất phát ý kiến rằng những từ ngữ đao to búa lớn thường rắm rối hơn. Trong hầu hết các ngôn ngữ của thế giới, ít có chuyện các từ dài hơn thì "cao quý hơn" hay chi tiết hơn. Trong tiếng Swahili, Tumtazame mbwa atakavyofanya đơn giản nghĩa là 'Let's see what the dog will do'. Nếu như các biểu đạt trang trọng hơn nữa yêu cầu các từ còn dài hơn nữa, người dùng tiếng Swahili chắc sẽ tắt thở trước khi dứt câu. Ngược lại, tiếng Anh lại có dấu ấn rằng các từ lớn thì bóng bẩy hơn bởi thực tế rằng tiếng Pháp và cả tiếng Latin thường dài hơn các từ gốc Anh cổ - end vs. conclusion, walk vs. ambulate.

Việc có nhiều luồng du nhập vốn từ cũng phần nào giải thích được ấn tượng rằng ngôn từ tiếng Anh có thể được truy nguồn về nhiều nơi khác nhau - thường thấy, trong cùng một câu có thể có nhiều từ có nguồn gốc khác nhau. The very idea of etymology being a polyglot smorgasbord, each word a fascinating story of migration and exchange, seems everyday to us. - (câu này vừa là ví dụ cho câu trước, vừa tiếp tục phát triển ý cho câu trước, nên chỉ xin dịch nôm ra: Ngay chính cái ý tưởng rằng khối từ vựng của chúng ta là một mớ thập cẩm đa ngôn ngữ, mỗi từ, và mỗi từ là một câu chuyện thú vị về sự du nhập và hòa nhập, dường như là chuyện ngày thường với chúng ta,) Dẫu vậy, nếu xét các ngôn ngữ khác, nhiều ngôn ngữ còn có nguồn gốc tẻ nhạt hơn khi xét đến, như hầu hết các từ thông dụng đều có nguồn gốc từ một phiên bản trước đó của cùng từ đó, vậy thôi. Từ nguyên học (etymology), bởi vậy, ít hấp dẫn hơn trong một số ngôn ngữ, như tiếng Ả rập chẳng hạn.

Công bằng mà nói, từ lai, từ mượn là hiện tượng phổ biến khắp thế giới, nhưng tính lai trong tiếng Anh nếu đặt lên một bàn cân tưởng tượng, lại nặng hơn hầu hết các ngôn ngữ châu Âu khác. Câu ví dụ trên chẳng hạn, là một mớ hổ lốn các từ từ tiếng Anh cổ, tiếng Norse cổ, tiếng Pháp và Latin. Một nhân tố khác nữa là tiếng Hy Lạp: biết đâu trong một dòng thời gian khác, con người sẽ gọi ảnh chụp là "thư ánh sáng" ("lightwriting")? Vào thế kỷ XIX, từng có trào lưu cứ cái gì liên quan đến khoa học thì phải có tên tiếng Hy Lạp. Từ đó mới có tên của các nguyên tố hóa học, mà thoáng nghe thì ta không giải nghĩa nổi: tại sao ta không gọi monosodium glutamate là ‘one-salt gluten acid’? Bây giờ đặt câu hỏi này thì quá trễ rồi. Nhưng cái vụn vặt đáng phàn nàn trong cái kho tàng từ vựng khổng lồ này lại chính là một trong những tác nhân mở rộng khoảng cách giữa tiếng Anh với các ngôn ngữ tương đồng với nó.

Cuối cùng, bởi từ ma hồn trận những tác nhân trên, người dùng tiếng Anh cũng phải chấp nhận có 2 cách nhấn mạnh khác nhau. Bạn chỉ cần gắn thêm đuôi cho từ wonder để ra wonderful. Nhưng trong một trường hợp khác, chữ modern, nếu gắn thêm đuôi cho từ này thì lại ra cách phát âm khác từ gốc: MO-dern và mo-DERN-ity, không phải MO-dern-ity. Tương tự, việc thay đổi chỗ nhấn nhá không xảy ra với WON-der/WON-der-ful, CHEER-y/CHEER-i-ly nhưng lại xảy ra ở PER-sonal/person-AL-ity.

Vì sao có sự khác biệt này? Do các đuôi -ful và -ly là các đuôi có gốc Đức, trong khi -ity có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Các đuôi gốc Pháp và Latin kéo chỗ nhấn lại gần nó hơn: TEM-pest/tem-PEST-uous, còn các đuôi của tiếng Đức không có hiện tượng đó. Ta sẽ chẳng bao giờ để ý chuyện này, nhưng đó cũng là một biểu hiện cho thấy tiếng Anh, thoáng tưởng đơn giản mà thực chất không hề.

Vậy là, câu chuyện của tiếng Anh, kể từ khi nó cập bờ biển Anh 1600 năm trước đến nay, là câu chuyện của một thứ tiếng đầy lạ thường mà cũng vô cùng kỳ thú. Dĩ nhiên trong khuôn khổ bài này không thể kể hết những thú vị đã diễn ra trong phát trình phát triển của nó, song có thể khẳng định tiếng Anh đã gặp nhiều biến chuyển hơn hết những người anh em họ hàng của nó, hay so với bất cứ một ngôn ngữ nào khác trên thế giới. Xin trích một câu đầu tiên từ tập thơ the Lay of Thrym bằng tiếng Norse cổ:

Vreiðr vas Ving-Þórr / es vaknaði.

Câu này có nghĩa là "Angry was Ving-Thor/he woke up". Câu này, khi được chuyển sang ngôn ngữ Iceland hiện nay sẽ thành như sau:

Reiður var þá Vingþórr / er hann vaknaði.

Không cần kiến thức về tiếng Iceland cũng thấy là không có nhiều thay đổi xảy ra giữa hai câu này. Từ "angry" trước là Vreiðr, nay là Reiður đều là cùng một từ, chỉ có chữ v đầu bị bỏ đi và có ít thay đổi về đánh vần ở cuối từ. Tiếng Norse cổ dùng vas (was trong tiếng Anh), thì ngày nay dùng var - suy cho cùng chỉ là những thay đổi nhỏ nhặt.

Trong tiếng Anh cổ, câu ‘Ving-Thor was mad when he woke up’ sẽ được viết thành Wraþmod wæs Ving-Þórr/he áwæcnede. Cho dù miễn cưỡng chấp nhận đây cũng là tiếng Anh, nhưng nó khác biệt một trời một vực so tiếng Anh hiện nay, và cách biệt rõ rệt hơn hẳn so với giữa ngôn ngữ của dân Reykjavikers so với thời Ving-Thor.

Vậy là, tiếng Anh thực sự rất kỳ lạ, mà cách đánh vần mới chỉ là bề nổi của sự kỳ lạ đó. Trong tác phẩm Globish (2010), McCrum vừa ca tụng tiếng Anh "độc nhất một cách táo bạo", và "vững chãi" trước sự xâm lăng của người Norman, vừa xem nó "linh hoạt" và "dễ thích nghị" một cách đáng ngưỡng mộ khi dung nạp một khối từ vựng ngoại lai khổng lồ. McCrum, suy cho cùng, chỉ đang tiếp nối một truyền thống kiêu hãnh mạnh mẽ, hào nhoáng về thứ ngôn ngữ của mình, không khác gì tư tưởng trong ngôn ngữ Nga rằng tiếng Nga "kỳ vĩ hết mức", hay ý kiến rằng tiếng Pháp trong sạch vô ngần (Ce qui n’est pas clair n’est pas français).

Dẫu vậy, chúng ta đôi lúc phải gượm lại khi được hỏi rằng, vậy ngôn ngữ nào thì không kỳ vĩ, đặc biệt nếu bạn biết rằng có nhiều ngôn ngữ dù ít người nói, vẫn vô cùng phức tạp. Tư tưởng tiếng Anh độc bá trên thế giới bởi nó "đơn giản" cũng hàm ý rằng có nhiều ngôn ngữ khác thất bại trong việc vươn ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của nó bởi vì chúng quá rắc rối. Kỳ lạ thay, tác giả lại không biết bất cứ trường hợp nào như vậy.

Cái mà tiếng Anh hơn những ngôn ngữ khác, chính là sự lạ lùng cắm rễ sâu trong cấu trúc của nó, được thai phôi từ những hòn tên mũi đạn, từ những chuyển dời trong một dòng lịch sử đầy náo động./.

Tác giả John McWhorter là giáo sư ngôn ngữ học và Hoa Kỳ học tại Đại học Columbia.
 
Last edited:
Rất thú vị. Khi biết bản chất 1 ngôn ngữ nào đó rất "chuối" thì chúng ta phải học cách làm "nộm".

Và nghe là 1 kỹ năng phải học đầu tiên.

Trẻ vn khó học tiếng anh hơi trẻ Thái, lào, cam bởi vì học tiếng việt (mấy nc kia nó ko biết đọc chữ la tinh)
 
Phần 3 - hết.

Nói sao đi nữa, cuộc xâm lăng của tiếng Latin thật sự đã để lại những độc lạ trong ngôn ngữ của chúng ta. Ví dụ, từ đây mà xuất phát ý kiến rằng những từ ngữ đao to búa lớn thường rắm rối hơn. Trong hầu hết các ngôn ngữ của thế giới, ít có chuyện các từ dài hơn thì "cao quý hơn" hay chi tiết hơn. Trong tiếng Swahili, Tumtazame mbwa atakavyofanya đơn giản nghĩa là 'Let's see what the dog will do'. Nếu như các biểu đạt trang trọng hơn nữa yêu cầu các từ còn dài hơn nữa, người dùng tiếng Swahili chắc sẽ tắt thở trước khi dứt câu. Ngược lại, tiếng Anh lại có dấu ấn rằng các từ lớn thì bóng bẩy hơn bởi thực tế rằng tiếng Pháp và cả tiếng Latin thường dài hơn các từ gốc Anh cổ - end vs. conclusion, walk vs. ambulate.

Việc có nhiều luồng du nhập vốn từ cũng phần nào giải thích được ấn tượng rằng ngôn từ tiếng Anh có thể được truy nguồn về nhiều nơi khác nhau - thường thấy, trong cùng một câu có thể có nhiều từ có nguồn gốc khác nhau. The very idea of etymology being a polyglot smorgasbord, each word a fascinating story of migration and exchange, seems everyday to us. - (câu này vừa là ví dụ cho câu trước, vừa tiếp tục phát triển ý cho câu trước, nên chỉ xin dịch nôm ra: Ngay chính cái ý tưởng rằng khối từ vựng của chúng ta là một mớ thập cẩm đa ngôn ngữ, mỗi từ, và mỗi từ là một câu chuyện thú vị về sự du nhập và hòa nhập, dường như là chuyện ngày thường với chúng ta,) Dẫu vậy, nếu xét các ngôn ngữ khác, nhiều ngôn ngữ còn có nguồn gốc tẻ nhạt hơn khi xét đến, như hầu hết các từ thông dụng đều có nguồn gốc từ một phiên bản trước đó của cùng từ đó, vậy thôi. Từ nguyên học (etymology), bởi vậy, ít hấp dẫn hơn trong một số ngôn ngữ, như tiếng Ả rập chẳng hạn.

Công bằng mà nói, từ lai, từ mượn là hiện tượng phổ biến khắp thế giới, nhưng tính lai trong tiếng Anh nếu đặt lên một bàn cân tưởng tượng, lại nặng hơn hầu hết các ngôn ngữ châu Âu khác. Câu ví dụ trên chẳng hạn, là một mớ hổ lốn các từ từ tiếng Anh cổ, tiếng Norse cổ, tiếng Pháp và Latin. Một nhân tố khác nữa là tiếng Hy Lạp: biết đâu trong một dòng thời gian khác, con người sẽ gọi ảnh chụp là "thư ánh sáng" ("lightwriting")? Vào thế kỷ XIX, từng có trào lưu cứ cái gì liên quan đến khoa học thì phải có tên tiếng Hy Lạp. Từ đó mới có tên của các nguyên tố hóa học, mà thoáng nghe thì ta không giải nghĩa nổi: tại sao ta không gọi monosodium glutamate là ‘one-salt gluten acid’? Bây giờ đặt câu hỏi này thì quá trễ rồi. Nhưng cái vụn vặt đáng phàn nàn trong cái kho tàng từ vựng khổng lồ này lại chính là một trong những tác nhân mở rộng khoảng cách giữa tiếng Anh với các ngôn ngữ tương đồng với nó.

Cuối cùng, bởi từ ma hồn trận những tác nhân trên, người dùng tiếng Anh cũng phải chấp nhận có 2 cách nhấn mạnh khác nhau. Bạn chỉ cần gắn thêm đuôi cho từ wonder để ra wonderful. Nhưng trong một trường hợp khác, chữ modern, nếu gắn thêm đuôi cho từ này thì lại ra cách phát âm khác từ gốc: MO-dern và mo-DERN-ity, không phải MO-dern-ity. Tương tự, việc thay đổi chỗ nhấn nhá không xảy ra với WON-der/WON-der-ful, CHEER-y/CHEER-i-ly nhưng lại xảy ra ở PER-sonal/person-AL-ity.

Vì sao có sự khác biệt này? Do các đuôi -ful và -ly là các đuôi có gốc Đức, trong khi -ity có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Các đuôi gốc Pháp và Latin kéo chỗ nhấn lại gần nó hơn: TEM-pest/tem-PEST-uous, còn các đuôi của tiếng Đức không có hiện tượng đó. Ta sẽ chẳng bao giờ để ý chuyện này, nhưng đó cũng là một biểu hiện cho thấy tiếng Anh, thoáng tưởng đơn giản mà thực chất không hề.

Vậy là, câu chuyện của tiếng Anh, kể từ khi nó cập bờ biển Anh 1600 năm trước đến nay, là câu chuyện của một thứ tiếng đầy lạ thường mà cũng vô cùng kỳ thú. Dĩ nhiên trong khuôn khổ bài này không thể kể hết những thú vị đã diễn ra trong phát trình phát triển của nó, song có thể khẳng định tiếng Anh đã gặp nhiều biến chuyển hơn hết những người anh em họ hàng của nó, hay so với bất cứ một ngôn ngữ nào khác trên thế giới. Xin trích một câu đầu tiên từ tập thơ the Lay of Thrym bằng tiếng Norse cổ:

Vreiðr vas Ving-Þórr / es vaknaði.

Câu này có nghĩa là "Angry was Ving-Thor/he woke up". Câu này, khi được chuyển sang ngôn ngữ Iceland hiện nay sẽ thành như sau:

Reiður var þá Vingþórr / er hann vaknaði.

Không cần kiến thức về tiếng Iceland cũng thấy là không có nhiều thay đổi xảy ra giữa hai câu này. Từ "angry" trước là Vreiðr, nay là Reiður đều là cùng một từ, chỉ có chữ v đầu bị bỏ đi và có ít thay đổi về đánh vần ở cuối từ. Tiếng Norse cổ dùng vas (was trong tiếng Anh), thì ngày nay dùng var - suy cho cùng chỉ là những thay đổi nhỏ nhặt.

Trong tiếng Anh cổ, câu ‘Ving-Thor was mad when he woke up’ sẽ được viết thành Wraþmod wæs Ving-Þórr/he áwæcnede. Cho dù miễn cưỡng chấp nhận đây cũng là tiếng Anh, nhưng nó khác biệt một trời một vực so tiếng Anh hiện nay, và cách biệt rõ rệt hơn hẳn so với giữa ngôn ngữ của dân Reykjavikers so với thời Ving-Thor.

Vậy là, tiếng Anh thực sự rất kỳ lạ, mà cách đánh vần mới chỉ là bề nổi của sự kỳ lạ đó. Trong tác phẩm Globish (2010), McCrum vừa ca tụng tiếng Anh "độc nhất một cách táo bạo", và "vững chãi" trước sự xâm lăng của người Norman, vừa xem nó "linh hoạt" và "dễ thích nghị" một cách đáng ngưỡng mộ khi dung nạp một khối từ vựng ngoại lai khổng lồ. McCrum, suy cho cùng, chỉ đang tiếp nối một truyền thống kiêu hãnh mạnh mẽ, hào nhoáng về thứ ngôn ngữ của mình, không khác gì tư tưởng trong ngôn ngữ Nga rằng tiếng Nga "kỳ vĩ hết mức", hay ý kiến rằng tiếng Pháp trong sạch vô ngần (Ce qui n’est pas clair n’est pas français).

Dẫu vậy, chúng ta đôi lúc phải nén lại khi được hỏi rằng, vậy ngôn ngữ nào thì không kỳ vĩ, đặc biệt nếu bạn biết rằng có nhiều ngôn ngữ dù ít người nói, vẫn vô cùng phức tạp. Tư tưởng tiếng Anh độc bá trên thế giới bởi nó "đơn giản" cũng hàm ý rằng có nhiều ngôn ngữ khác thất bại trong việc vươn ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của nó bởi vì chúng quá rắc rối. Kỳ lạ thay, tác giả lại không biết bất cứ trường hợp nào như vậy.

Cái mà tiếng Anh hơn những ngôn ngữ khác, chính là sự lạ lùng cắm rễ sâu trong cấu trúc của nó, được thai phôi từ những hòn tên mũi đạn, từ những chuyển dời trong một dòng lịch sử đầy náo động./.

Tác giả John McWhorter là giáo sư ngôn ngữ học và Hoa Kỳ học tại Đại học Columbia.
Hay quá bác. kiến thức sâu.
 
Back
Top