Trả giá vì "cày đêm"


Thói quen thức khuya không kiểm soát trong một thời gian dài sẽ là mối nguy hại đối với sức khỏe​




Nam bệnh nhân 22 tuổi được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu sau khi gục ngay trên bàn làm việc. Qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện có một ổ nhồi máu não nhỏ gây liệt nửa người bên phải bệnh nhân.
Ngủ ngày, cày đêm
May mắn ổ nhồi máu não được xử lý kịp thời. Theo người nhà, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thừa cân, béo phì và thường xuyên làm việc đến 2-3 giờ sáng. Thời gian gần đây bệnh nhân than phiền về tình trạng mệt mỏi, không tỉnh táo và khó tập trung vào công việc. Bên cạnh đó, chứng đau đầu xuất hiện ngày càng dữ dội.
Hầu hết người trẻ cho rằng họ làm việc khuya để giải quyết các công việc cá nhân, học tập. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: đi chơi khuya, tán gẫu trên mạng, lướt Facebook, "cày" phim, game… "Tôi đi làm thêm đến 11-12 giờ đêm mới về tới nhà. Ăn uống, tắm gội xong thì đã sang ngày mới. Lúc đấy mới có thời gian rảnh để giải trí, thư giãn sau một ngày căng thẳng. Dần dần việc thức khuya, ăn đêm trở thành thói quen. Có những hôm mệt người, muốn đi ngủ sớm cũng không thể ngủ được" - Hoàng Nam, sinh viên đại học năm thứ 4, nói.
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), cho biết đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ nhập viện do đột quỵ não và đột quỵ tim có xu hướng gia tăng. Tình trạng này có liên quan đến thói quen sinh hoạt không điều độ của người trẻ như thừa cân, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya... Trong đó, thói quen thức khuya cần được cảnh báo.
Theo sinh lý cơ thể và nhịp sinh học của con người thì ban đêm là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi của các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Thức đêm đi ngược lại nhịp sinh học bình thường, gây căng thẳng tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh, gây rối loạn chuyển hóa, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ não, tim.
Thức khuya, ăn đêm, sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, nhiều năng lượng là nguyên nhân gây béo phì ở người trẻ, kèm theo đó là các hệ lụy rối loạn chuyển hóa mỡ, nguy cơ xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông… gây đột quỵ não và tim. Việc thức khuya, sinh hoạt không điều độ kéo dài, trở thành thói quen sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý đối với người trẻ.
Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ đôi khi có thể nhầm lẫn với mệt mỏi, căng thẳng thông thường, đặc biệt ở người trẻ. Các dấu hiệu đôi khi chỉ thoáng qua như đau đầu, mờ mắt, tê nhẹ mặt. Người trẻ, đặc biệt là những người có nhiều yếu tố nguy cơ, cần kiểm tra sớm nếu như có các dấu hiệu đau đầu, mờ mắt, nhức mắt, tê bì mặt, chân tay, đau tức ngực, cảm giác mệt kéo dài…
Các bác sĩ cảnh báo thức khuya không trực tiếp gây ra nhồi máu não, thế nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não, từ đó có thể dẫn đến nhồi máu não và tử vong bất cứ lúc nào. Bởi khi con người thức khuya sẽ đi ngược lại với chu trình sinh học của cơ thể và các tế bào phải làm việc quá sức gây nên tình trạng căng thẳng tế bào và rối loạn chuyển hóa. Về lâu dài gây tổn thương các cơ quan chức năng trong cơ thể.
Trả giá vì cày đêm- Ảnh 1.
Nhiều người trẻ đột quỵ do thói quen thức khuya. Ảnh: NGỌC DUNG
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, dẫn ra nhiều câu chuyện đau lòng cần cảnh báo cho cộng đồng. Không ít doanh nhân thành đạt khá trẻ đã từ giã cõi đời. Nhiều trường hợp đột quỵ xuất huyết não tử vong ở lứa tuổi 8X (dưới 40)...
Theo giới chuyên môn, đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ. Con số này đang ngày càng tăng, tuy nhiên nhiều người trẻ hiện chưa quan tâm phòng bệnh đúng mức. Đặc biệt, chưa nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ hay dấu hiệu tai biến ở người trẻ để kịp thời cấp cứu hiệu quả.
"Việc thức khuya còn ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, mệt mỏi và làm cho sức đề kháng giảm sút. Vì vậy, những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp... cao hơn so với người ngủ đủ giấc. Đặc biệt, nếu người trẻ ngủ dưới 5 giờ/ngày thì nguy cơ teo não tăng 25%; nguy cơ đột quỵ và tử vong do bệnh tim và các bệnh mạch vành tăng 48 lần so với người ngủ đủ giấc..." - bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm phân tích.
Các bác sĩ khuyến cáo ở bất cứ lứa tuổi nào, ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng đều có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể phục hồi, cung cấp năng lượng đầy đủ cho một ngày hoạt động tiếp theo. Việc ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp cho các tế bào giảm căng thẳng, các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể diễn ra bình thường thể hiện bởi tinh thần sảng khoái, minh mẫn, tràn đầy năng lượng. Để có một giấc ngủ đủ về thời gian, tốt về chất lượng cần lưu ý không ăn quá no, không dùng chất kích thích, vận động vừa sức trước khi đi ngủ, dùng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách để đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng.
 
Theo người nhà, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thừa cân, béo phì và thường xuyên làm việc đến 2-3 giờ sáng.
Như thế này mà đổ cho riêng "cày đêm" thì hơi bất công nhỉ?
Nay mình nghe video này, và mình thấy bác sĩ hay người làm ca, họ còn phải liên tục thay đổi giờ sinh hoạt, kiểu vừa đổi sang ca này, chưa kịp quen thì đổi sang ca khác, suốt bn năm như vậy, nên nếu cày đêm nhưng cố định giờ để quen nhịp sinh hoạt, và đảm bảo đủ lượng giấc ngủ thì cũng ko phải vđ lớn.


P/s: Mình cũng ko phải dạng cày đêm lắm, thường trên dưới 12h là lên giường, dù thời sinh viên toàn thức gần sáng.
 
moẹ hồi trước mình cũng mấy tháng làm ca đêm, 5h chiều ăn cơm 6h vào làm đến 6h sáng hôm sau đi ăn sáng ( éo ăn đêm luôn ) rồi về tắm rửa tầm 7h30 sáng ngủ đến 5h chiều lại dậy ăn cơm đi làm tiếp. được 2 tháng người sụt 14 kg :go::go:
làm 12 tiếng nghỉ 12 tiếng ? wtf, ngoài cảng, bãi hay làm ca 12 nghỉ 24 chứ nghỉ 12 tiếng chịu sao đc nhiệt. Làm 12 24 thì cũng bt, tôi làm r, sức khỏe vẫn ok,
 
Như thế này mà đổ cho riêng "cày đêm" thì hơi bất công nhỉ?
Nay mình nghe video này, và mình thấy bác sĩ hay người làm ca, họ còn phải liên tục thay đổi giờ sinh hoạt, kiểu vừa đổi sang ca này, chưa kịp quen thì đổi sang ca khác, suốt bn năm như vậy, nên nếu cày đêm nhưng cố định giờ để quen nhịp sinh hoạt, và đảm bảo đủ lượng giấc ngủ thì cũng ko phải vđ lớn.


P/s: Mình cũng ko phải dạng cày đêm lắm, thường trên dưới 12h là lên giường, dù thời sinh viên toàn thức gần sáng.
Thực ra cái vấn đề cày đêm thường xuyên theo tui là nó làm cho các bộ phận cơ thể k thải được độc nên lâu dài tích bệnh thui fen
Thumbnails26122018051226khung-gio-2.jpg
 
Thực ra cái vấn đề cày đêm thường xuyên theo tui là nó làm cho các bộ phận cơ thể k thải được độc nên lâu dài tích bệnh thui fen View attachment 2344989
Đúng rồi mà. Tầm 10h tối là cơ thể bắt đầu bài tiết độc tố từ nội tạng rồi. Thức khuya nhiều hại nhất là gan rồi tới tim, sau đến thận. Hay thức khuya mà combo thần cồn thì thôi, dễ đi sớm lắm.
 
nhiều khi nghĩ bây giờ cũng như giới trẻ tương lai mà k có trợ lực hoặc vay bank nhiều để mua nhà ở HN vs cái tốc độ tăng giá như thế này, thì dù muốn dù không cũng phải cày như trâu như bò, cày đêm là k tránh khỏi
ZJqL4rW.png
Rùi tiền kiếm ra đc mà trả xong bank lúc đó lại phát bệnh ra thì lại nghèo, vay tiền để chữa bệnh, lại nợ, 1 vòng luẩn quẩn quá
Y8aLVdj.png
 
moẹ hồi trước mình cũng mấy tháng làm ca đêm, 5h chiều ăn cơm 6h vào làm đến 6h sáng hôm sau đi ăn sáng ( éo ăn đêm luôn ) rồi về tắm rửa tầm 7h30 sáng ngủ đến 5h chiều lại dậy ăn cơm đi làm tiếp. được 2 tháng người sụt 14 kg :go::go:
Vy mỗ từng 3 năm đêm ko ngủ đây, làm từ 7h tối đên 8h sáng hôm sau, đêm được nghỉ 1 tiếng. Về nấu cơm tắm rửa cỡ 9 10h đi ngủ đến 6h chiều dậy. Lúc đó người có 49kg, 2 mắt thâm như đít nồi, tận gần 2 năm sau mời hoàn hồn.
 
Đúng rồi mà. Tầm 10h tối là cơ thể bắt đầu bài tiết độc tố từ nội tạng rồi. Thức khuya nhiều hại nhất là gan rồi tới tim, sau đến thận. Hay thức khuya mà combo thần cồn thì thôi, dễ đi sớm lắm.
dính cái này thì trước hết dạ dày nó hành hạ cho nhấc hết người luôn
ZZG3wtS.png
 
Như thế này mà đổ cho riêng "cày đêm" thì hơi bất công nhỉ?
Nay mình nghe video này, và mình thấy bác sĩ hay người làm ca, họ còn phải liên tục thay đổi giờ sinh hoạt, kiểu vừa đổi sang ca này, chưa kịp quen thì đổi sang ca khác, suốt bn năm như vậy, nên nếu cày đêm nhưng cố định giờ để quen nhịp sinh hoạt, và đảm bảo đủ lượng giấc ngủ thì cũng ko phải vđ lớn.


P/s: Mình cũng ko phải dạng cày đêm lắm, thường trên dưới 12h là lên giường, dù thời sinh viên toàn thức gần sáng.
Kiến thức tàm xàm thì có chứ thú vị cái quái gì :]]]

Làm mấy video về tình hình chính trị gắn cái thumbnail "Sắp xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ ba" vào để cắn thêm tí view :]]]

Kích động làm thử thức khuya 5 năm liền giống nó xem về sau đổ bệnh lại bảo tại số :]]]
 
Vẫn cày đêm mấy năm rồi, mà tiền trc mắt ko làm thì đói :(
Tôi làm ca xoay được 7 năm rồi, 1-2 tuần xoay 1 lần. Nếu theo các bài báo về tác hại của thức khuya thì chắc bộ đồ lòng của tôi cũng muốn tiêu tùng, nhưng ko làm thì đói như fence nói...
 
quan trọng là ngủ đủ giấc chứ thức đêm ngủ ngày thì đồng hồ sinh học trong cơ thể tự điều chỉnh
 
Back
Top