Trao đổi giữa Richard Dawkins và Satish Kumar

Vẫn nhớ có vid này mà chính thím chia sẻ với mình [lúc đó mình có hứa làm sub mà ko dc nên thôi]; cũng tính là sẽ dịch và chia sẻ với mọi người


[mà xem ra cũng tiện, mình sẽ dịch và đăng nội dung thầy nói trong thớt này luôn]

Có thời gian thím đọc thêm Duy biểu học (bản tiếng anh là Understand our mind, có thể down trên libgen) và Trung quán luận, cũng khá hay. Tất nhiên nội dung cũng chỉ có vậy thôi, chỉ là để thêm góc nhìn khác. :D
 
Mình thích ý "tâm linh' của ông này. Theo mình có một thế giới vật lý khách quan độc lập với thế giới cảm giác mà chúng ta nhận thấy. 2 người cùng cảm giác (nhìn, sờ, ngửi) một cái bàn, tất nhiên sẽ có 2 dữ liệu cảm giác khác nhau mà chỉ chính người mới biết. Làm sao 2 người với 2 dữ liệu cảm giác khác nhau lại kết luận có chỉ 1 cái bàn, có thể do một thế giới vật lý khách quan độc lập, giống với thế giới Ý niệm của Plato.
thế giới ý niệm của Plato mình thấy rất đẹp, lãng mạn, nhưng chỉ thế thôi.

tranh thủ thấy cmt thím hơi liên quan đến phần liền sau đã dịch, mình up luôn [sorry, ko phải là són nhé, chỉ là mình dịch hơi bị chậm] :

Dawkins: Khi ông nói về tính đá, hay chất của hòn đá, thì ở vị thế một nhà khoa học – tôi có thể thấy rằng đá có tính rắn chắc những đặc tính tương tự, nhưng tôi nghĩ đó lại không phải điều ông định nói. Tôi nghĩ ngụ ý của ông là về thứ gì đó được áp đặt lên bởi con người-chủ thể quan sát – là kẻ nhận thức (perceive - cũng là "tưởng " ngữ cảnh P.G ) hay áp đặt lên cái chất của tính đá này, chứ đó không phải là thứ gì vốn có trong hòn đá.

Kumar: Không phải vậy, đó là thứ vốn có. Có một cái chất nội tại trong hòn đá, và cái chất nội tại trong hòn đá ấy chúng ta có thể hiểu được. Một số người có thể hiểu đầy đủ hơn những người khác. Nhưng đó không phải là bị áp đặt, nó vốn có sẵn rồi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là quan sát; và thông qua sự quan sát, chúng ta hiểu. Tức là sự hiểu biết về chất của đá không phải là sự áp đặt cái chất lên hòn đá, mà chỉ là hiểu biết. Ví dụ như ông muốn biết một con người, trước khi trở thành bạn với người đó. Ông không áp đặt ý tưởng của ông về chất lên người bạn ấy; mà ông biết, hiểu, và trân trọng con người ấy. Theo cùng một cách thức, cái chất nội tại, cái linh khí nội tại của hòn đá cần được hiểu bởi chúng ta. Một số người trong chúng ta có thể hiểu hơn những người khác, chúng ta không thể đều ở cùng một mức độ hiểu biết cả. Cùng theo một cách thức, không phải mọi nhà khoa học đều hiểu khoa học ở cùng một mức độ, không phải mọi người có tôn giáo đều hiểu các giáo lý ở cùng một mức độ. Như vậy, những con người khác nhau có thể hiểu về linh khí của hòn đá ở mức độ khác nhau. Nhưng linh khí là thứ nội tại và vốn sẵn có trong hòn đá, chứ không phải là một sự áp đặt mà có.

Dawkins: Vậy liệu có tồn tại hòn đá hay không, trước khi có bất kì một ai để trân trọng nó.
 
tranh thủ thấy cmt thím hơi liên quan đến phần liền sau đã dịch, mình up luôn [sorry, ko phải là són nhé, chỉ là mình dịch hơi bị chậm] :

Càng ngày càng thấy hấp dẫn và liên quan đến mấy vấn đề mình đang quan tâm luôn, thím tập trung són nhanh nhanh cho ae đỡ ngóng. :dribble:
 
Có một lần kia
Trang Chu mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm!
Không còn biết gì Chu
Bỗng nhiên rồi thức giấc
Thì lạ lùng chưa, lại là Chu
Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm
Hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?
Chu và bướm ắt phải khác phận
Đấy gọi là vật hóa.
 
Đa phần các thắc mắc thầm kín của mấy thím trong này nó thuộc về những câu hỏi siêu hình, hoặc câu hỏi sai. Cả 2 loại câu hỏi này đều thuộc thể loại ko thể trả lời, hoặc ko có câu trả lời chính xác.

Câu hỏi siêu hình là những câu hỏi mà phần đáp án của nó sẽ vượt ra ngoài khả năng của tư duy và ngôn ngữ. Ví dụ thế này, các thím ai cũng từng ăn quả cam cả rồi, tôi là 1 người chưa bao giờ ăn quả cam nào trong đời cả, khi tôi hỏi các thím: Nghe người ta đồn quả cam rất là ngon, vậy mùi vị của nó ra làm sao? Rõ ràng là các thím ko thể dùng lời lẽ nào để diễn tả lại chính xác mùi vị của trái cam cho tôi được. Nên những câu hỏi dạng này thuộc thể loại ko thể trả lời, chứ ko phải là ko biết đáp án.

Câu hỏi sai là những câu hỏi ko phù hợp với sự thực hiện có, nó xuất phát từ cái nhìn rời rạc, thiếu ngữ cảnh, thiếu tính toàn cục của người đề ra câu hỏi. Ví dụ, theo hiểu biết của tôi, tôi biết người Việt dùng đũa để ăn, người Ấn dùng tay để bốc, và tôi cho rằng trên thế giới này chỉ có 2 hình thức ăn uống như thế mà thôi. Và khi tôi gặp 1 người Pháp, tôi hỏi: ở xứ của anh, người ta dùng đũa hay dùng tay trong lúc ăn uống? Rõ ràng với câu hỏi này, anh Pháp trả lời theo kiểu nào cũng đều ko đúng với thực tế; dùng tay: sai, dùng đũa: sai luôn! Với câu hỏi: Phật giáo là duy tâm hay duy vật? Tôi cũng cho rằng đây là câu hỏi sai, nên ai trả lời là duy tâm hay duy vật cũng đều ko chính xác!
 
Dawkins: Vậy liệu có tồn tại hòn đá hay không, trước khi có bất kì một ai để trân trọng nó.
Em thấy đây là một câu hỏi siêu hình học. Có nhiều thuyết về vấn đề này (duy tâm, duy ngã, duy vật...). Nhưng theo em có thể không có hòn đá "thật" nhưng phải có một hữu thể đem lại cảm giác cho tâm trí.
 
Thôi kẻ mỏng thôi các fen, giữ sức kiếm tiền nuôi vợ con
TzCgPaI.jpg
 
Dawkins: Vậy liệu có tồn tại hòn đá hay không, trước khi có bất kì một ai để trân trọng nó.
Em thấy đây là một câu hỏi siêu hình học. Có nhiều thuyết về vấn đề này (duy tâm, duy ngã, duy vật...). Nhưng theo em có thể không có hòn đá "thật" nhưng phải có một hữu thể đem lại cảm giác cho tâm trí.

Bh phải làm sáng tỏ khái niệm "hòn đá" trong ý niệm và hòn đá ở thể vật chất của nó, ở thể vật chất nó có phải một đối tượng tách lìa khỏi bức tranh toàn cảnh của chính nó hay không? Hay chỉ khi có người quan sát, nó mới được hình thành là "một hòn đá".

Trong truyền thống Duy Biểu, Duy Thức, có một câu kệ tụng trích từ kinh Hoa Nghiêm có lẽ liên quan đến câu hỏi này, dẫu vậy nó có thể chỉ mang tính tham khảo nên mình trích vào đây để mng cùng đọc.

"Nhược nhân dục liễu tri tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo."

Đại ý là muốn hiểu được Phật trong ba đời, thì phải quán chiếu bản tính của sự vật để thấy rằng mọi thứ là do tâm tạo.
 
Đa phần các thắc mắc thầm kín của mấy thím trong này nó thuộc về những câu hỏi siêu hình, hoặc câu hỏi sai. Cả 2 loại câu hỏi này đều thuộc thể loại ko thể trả lời, hoặc ko có câu trả lời chính xác.

Câu hỏi siêu hình là những câu hỏi mà phần đáp án của nó sẽ vượt ra ngoài khả năng của tư duy và ngôn ngữ. Ví dụ thế này, các thím ai cũng từng ăn quả cam cả rồi, tôi là 1 người chưa bao giờ ăn quả cam nào trong đời cả, khi tôi hỏi các thím: Nghe người ta đồn quả cam rất là ngon, vậy mùi vị của nó ra làm sao? Rõ ràng là các thím ko thể dùng lời lẽ nào để diễn tả lại chính xác mùi vị của trái cam cho tôi được. Nên những câu hỏi dạng này thuộc thể loại ko thể trả lời, chứ ko phải là ko biết đáp án.

Câu hỏi sai là những câu hỏi ko phù hợp với sự thực hiện có, nó xuất phát từ cái nhìn rời rạc, thiếu ngữ cảnh, thiếu tính toàn cục của người đề ra câu hỏi. Ví dụ, theo hiểu biết của tôi, tôi biết người Việt dùng đũa để ăn, người Ấn dùng tay để bốc, và tôi cho rằng trên thế giới này chỉ có 2 hình thức ăn uống như thế mà thôi. Và khi tôi gặp 1 người Pháp, tôi hỏi: ở xứ của anh, người ta dùng đũa hay dùng tay trong lúc ăn uống? Rõ ràng với câu hỏi này, anh Pháp trả lời theo kiểu nào cũng đều ko đúng với thực tế; dùng tay: sai, dùng đũa: sai luôn! Với câu hỏi: Phật giáo là duy tâm hay duy vật? Tôi cũng cho rằng đây là câu hỏi sai, nên ai trả lời là duy tâm hay duy vật cũng đều ko chính xác!
Ai chẳng biết các câu hỏi siêu hình không có đúng sai. Nhưng tìm hiểu các vấn đề đấy để mở rộng thế giới quan. Khi anh hỏi người Pháp thì anh sẽ được mở rộng kiến thức, người Pháp sẽ trả lời họ dùng nĩa, sau đó anh có thêm vào để hỏi người Mĩ. Những câu hỏi nhiều dần lên, mặc dù không thể có câu trả lời hoàn toàn chính xác nhưng sẽ mở rộng kiến thức của anh.
 
reaction của voz ít quá nhỉ, đọc cmt này của thím mình vừa muốn ưng vừa muốn quăng gạch:confuse:
Hehe, cs mà, thật ra t cũng có đọc PG nhiều r, nhưng nchung là chỉ nên áp dụng mấy cái bớt tham sân si cho đời đỡ khổ, vô thường để bình tĩnh, nhân quả để lường trc thôi chứ đi sâu vào diệt khổ hay tìm chân lý thì k đủ lực đâu fen xì ạ, bh tầm nhiều tiền như qua hay johnny thì tự lúc ý tháp nhu cầu sẽ đc lấp đầy, h culi như mình mà break level thì ai nuôi gia đình đây
gKn9Y0y.png
 
Bh phải làm sáng tỏ khái niệm "hòn đá" trong ý niệm và hòn đá ở thể vật chất của nó, ở thể vật chất nó có phải một đối tượng tách lìa khỏi bức tranh toàn cảnh của chính nó hay không? Hay chỉ khi có người quan sát, nó mới được hình thành là "một hòn đá".
Em không tìm hiểu triết học của Phật giáo nên em chỉ quote phần này. Theo em Hòn đá ở đây có 2 dạng. Một dạng Hòn đá là Khách thể vật lý và một dạng là Dữ liệu cảm giác do Khách thể vật lý mang lại. Mỗi người sẽ có một Dữ liệu cảm giác khác nhau và chỉ người đó mới nhận thức nhưng chỉ có 1 khách thể vật lý. Quan hệ giữa Dữ liệu cảm giác phản chiếu của quan hệ Khách thể vật lý. Ví dụ ta nhìn thấy ngôi nhà 1 to hơn nhà 2, đây là do trong Thế giới Khách thể vật lý nhà 1 to hơn nhà 2.
 
Hehe, cs mà, thật ra t cũng có đọc PG nhiều r, nhưng nchung là chỉ nên áp dụng mấy cái bớt tham sân si cho đời đỡ khổ, vô thường để bình tĩnh, nhân quả để lường trc thôi chứ đi sâu vào diệt khổ hay tìm chân lý thì k đủ lực đâu fen xì ạ, bh tầm nhiều tiền như qua hay johnny thì tự lúc ý tháp nhu cầu sẽ đc lấp đầy, h culi như mình mà break level thì ai nuôi gia đình đây
gKn9Y0y.png

Trước tôi cũng định break level, thời trẻ trâu bỏ nhà đi tu, tìm học hết thầy này đến pháp kia, thậm chí la cà cả sang Công Giáo, Ấn Giáo rồi cuối cùng cũng vẫn về nhà nuôi mẹ già và chuẩn bị có một đứa con thơ đây :boss: Nhưng quả thật là quá trình ấy đã hình thành nên nhân cách của mình rất nhiều, ngay cả trong việc kinh doanh cũng cảm thhấy mình tận tình hơn trong công việc, tôi tin rằng dù nó không giúp diệt khổ hoàn toàn nhưng có lẽ nó đã làm giảm bớt phần nào, khi tâm trí mình đặt ở những giá trị mang tinh thần thì bớt bị vật chất làm mệt người.

Tôi cảm thấy rất sảng khoái khi vào mấy thread thế này, thứ nhất giúp mình hiểu biết thêm nhiều thứ, thứ hai là tìm đc những người "giống mình" để cảm thấy bớt cu đơn :beauty:
 
Có fen nào trong thớt này hất cùn chưa, t có trải nghiệm hất cùn khá là hay, k biết do ảo giác hay do các giác quan đc tăng cường mà cảm giác đc mỗi giây trôi qua, nghe nhạc thấy có chiều sâu hơn, nằm trên chiếu suy nghĩ sự đời mà tưởng mình như sợi lông vũ lạc loài bơ vơ đang phiêu lãng giữa ngàn mây lững lờ, có khi nào kiếp sống dưới dạng đó tồn tại k nhỉ, nếu có thì thật là nên thơ
jJMycAH.jpg
 
Em không tìm hiểu triết học của Phật giáo nên em chỉ quote phần này. Theo em Hòn đá ở đây có 2 dạng. Một dạng Hòn đá là Khách thể vật lý và một dạng là Dữ liệu cảm giác do Khách thể vật lý mang lại. Mỗi người sẽ có một Dữ liệu cảm giác khác nhau và chỉ người đó mới nhận thức nhưng chỉ có 1 khách thể vật lý. Quan hệ giữa Dữ liệu cảm giác phản chiếu của quan hệ Khách thể vật lý. Ví dụ ta nhìn thấy ngôi nhà 1 to hơn nhà 2, đây là do trong Thế giới Khách thể vật lý nhà 1 to hơn nhà 2.

Nhưng cái to hơn hay bé hơn là ý niệm của người quan sát chứ không phải bản chất của đối tượng, bản chất của nó không có to bé. Nó chỉ có to hay bé khi nằm trong hệ quy chiếu, sự so sánh của người quan sát.

Thậm chí không có thứ gì thật sự là ngôi nhà, trong bài dịch đầu tiên, thì theo cách lý luận của Kumar, ngôi nhà tạo dựng lên từ những thứ như vữa, gạch, cửa..."Ngôi nhà" chỉ là một khái niệm được dựng lên. Và quả thật là nếu cứ với cái lý luận này, thì không có thứ gì thật sự tồn tại cả, mọi thứ đều do ý niệm của con người.

Khi chúng ta tách mình ra khỏi bức tranh toàn cảnh, có "ta" và "nó" (đối tượng được quan sát), chúng ta đã nhìn mọi thứ sai lệch với bản chất thực sự của nó chăng?
 
Trước tôi cũng định break level, thời trẻ trâu bỏ nhà đi tu, tìm học hết thầy này đến pháp kia, thậm chí la cà cả sang Công Giáo, Ấn Giáo rồi cuối cùng cũng vẫn về nhà nuôi mẹ già và chuẩn bị có một đứa con thơ đây :boss: Nhưng quả thật là quá trình ấy đã hình thành nên nhân cách của mình rất nhiều, ngay cả trong việc kinh doanh cũng cảm thhấy mình tận tình hơn trong công việc, tôi tin rằng dù nó không giúp diệt khổ hoàn toàn nhưng có lẽ nó đã làm giảm bớt phần nào, khi tâm trí mình đặt ở những giá trị mang tinh thần thì bớt bị vật chất làm mệt người.

Tôi cảm thấy rất sảng khoái khi vào mấy thread thế này, thứ nhất giúp mình hiểu biết thêm nhiều thứ, thứ hai là tìm đc những người "giống mình" để cảm thấy bớt cu đơn :beauty:
Ai cũng mang trong mình câu hỏi tối thượng cả thôi, chúng ta là ai, mục đích chúng ta ở đây là gì - có nghĩa lý gì ko. liệu có ai đó tạo ra thế giới này - đằng sau đó là ai nữa, kiếp sống chúng ta liệu có đc lưu giữ lại k hay lại là vô nghĩa khi ta đã trải nghiệm cả 1 đời r lại về với 1 màu đen hư không,... Phần lớn người ta sẽ bị tháp nhu cầu che hết những câu hỏi này, những ng ở tháp nhu cầu cao hơn hoặc break level là những ng đi tìm câu trả lời, đó là những nhà triết gia hoặc nhà khoa học sẽ đi tìm, còn những ng bt như t và các fen ở đây thì cũng chỉ biết đọc và chờ đợi câu trả lời thôi, ít ra cũng là 1 con kiến trong đàn kiến có cái nhìn nằm bên ngoài tổ kiến, đến thế là cùng thôi chứ vẫn phải kiếm ăn và thực hiện trách nhiệm của 1 con kiến thợ bt thôi
TzCgPaI.jpg
 
Có fen nào trong thớt này hất cùn chưa, t có trải nghiệm hất cùn khá là hay, k biết do ảo giác hay do các giác quan đc tăng cường mà cảm giác đc mỗi giây trôi qua, nghe nhạc thấy có chiều sâu hơn, nằm trên chiếu suy nghĩ sự đời mà tưởng mình như sợi lông vũ lạc loài bơ vơ đang phiêu lãng giữa ngàn mây lững lờ, có khi nào kiếp sống dưới dạng đó tồn tại k nhỉ, nếu có thì thật là nên thơ
jJMycAH.jpg
chính mình bị nhiều vozer gọi là thằng nghiện đây thím. Thím nếu có hứng thì cứ chia sẻ các trải nghiệm nếu có liên quan nội dung thớt, nhưng cố đừng sa đà vào cái gì đó dạng như cổ vũ dùng chất nhé.
 
chính mình bị nhiều vozer gọi là thằng nghiện đây thím. Thím cứ chia sẻ đi, nhưng cố đừng sa đà vào cái gì đó dạng như cổ vũ dùng chất nhé.
Cái gì chơi đc thì chơi thôi chứ t cũng k khuyến khích ai chơi cả, vì ở VN vẫn là illegal thì k nên thử nếu k đủ hiểu biết, với cả nói ntn nhỉ, 1 năm vài 3 lượt thì cũng chả có hại gì vì nó k giống như meth,nấm với hê gây lú sâu và phụ thuộc quá nhiều, t thấy thuốc lá và rượu bia ở VN mới dễ nghiện và khó bỏ, tác hại thì khỏi nói r. Mà thôi nói nhèo lại thành nghiện quyền thì bỏ mợ
ZBtnCkk.png
 
Back
Top