Truyện ngắn: Bạn gái tôi lớp 8

Truyện tâm linh


Bạn gái tôi lớp 8


Có một câu nói rất hay Chuyện tâm linh ma quỷ chỉ dùng để giao tiếp với kẻ ngu dốt. Đáng tiếc tôi được xếp vào loại thoái hóa giống, sống phải nương nhờ cửa Cha cửa Mẹ. Gạch đá là điều không thể tránh khỏi. Mong dù hay dở có thể đi đến hồi kết.

Điều tuyệt vời nhất của thanh xuân

Ai cũng có tuổi trẻ, những năm tháng đẹp đẽ rực rỡ, không lo nghĩ, được sống và làm những điều mình muốn. Tôi cũng vậy. Có một khoảng thời gian tuyệt vời đi làm gần nhà cùng thằng bạn thân với nhiều kỉ niệm như: rủ nhau trốn việc lang thang như chó dái đi bắt bô kê mon (pokemon), hai thằng nhà quê lên phố mua sh, cảm xúc ngồi sau vô lăng thằng mới đi học lái xe 2 ngày, chuyện yêu đương, những vui buồn trong cuộc sống và đặc biệt là yêu một cô gái kì lạ, một cô gái mà mọi người cho rằng tôi vã quá tưởng tượng ra, hoang tưởng, ấu dâm, ngáo đá, xúc tép nuôi cò, vân vân và mây mây. Một cô gái 4 năm qua luôn sống trong những giấc mơ của tôi.

“A scattered dream that's like a far-off memory... a far-off memory that's like a scattered dream... i want to line the pieces up... yours and mine.”
"Một giấc mơ rải rác giống như một ký ức xa vời ... Một ký ức xa xôi giống như một giấc mơ bị phân tán ... Anh muốn xếp các mảnh ghép lại ...Của em và của anh."


Mạch truyện

Lần đầu tiên thấy em
Động thổ và Phán quan
Khai trường
Nhưng mà anh thích em cơ
Ga tàu
Bữa vào
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 1
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 2
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 3
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 4
Án âm dương 1
Án âm dương 2
Án âm dương 3
Án âm dương 4
Án âm dương 5
Án âm dương 6
Nước phế quân tàn độc 1
Nước phế quân tàn độc 2
Nước phế quân tàn độc 3
Nước phế quân tàn độc 4
Nước phế quân tàn độc 5
Nước phế quân tàn độc 6
Thủy thần 1
Thủy thần 2
Thủy thần 3
Thủy thần 4
Thủy thần 5
Thủy thần 6
Hoa bưởi trắng 1
Hoa bưởi trắng 2
Hoa bưởi trắng 3
Hoa bưởi trắng 4
Hoa bưởi trắng 5
Hoa bưởi trắng 6
Hoa bưởi trắng 7
Hoa bưởi trắng 8
Gần như hoàn hảo 1
Gần như hoàn hảo 2
Gần như hoàn hảo 3
Gần như hoàn hảo 4
Gần như hoàn hảo 5
Bất đối xứng 1
Bất đối xứng 2
Bất đối xứng 3
Bất đối xứng 4
Bất đối xứng 5
Bất đối xứng 6
Bất đối xứng 7
Bất đối xứng 8
Mùa hoa để lại 1
Mùa hoa để lại 2
Mùa hoa để lại 3
Mùa hoa để lại 4
Con rối người 1
Con rối người 2
Con rối người 3
Con rối người 4
Con rối người 5
Con rối người 6
Con rối người 7
Con rối người 8
Con rối người 9
Con rối người 10
Con rối người 11
Con rối người 12
Phụ lục
Cho vàng vàng không cầm mà cầm phải cưt 1
Cho vàng vàng không cầm mà cầm phải cưt 2
Cái mầm cây ở cổ
Ngôi nhà hoang ven sông
Con chó một mắt 1
Con chó một mắt 2
Con chó một mắt 3
Lỗ ban thất hào 1
Lỗ ban thất hào 2
Lỗ ban thất hào 3
Lỗ ban thất hào 4
Lỗ ban thất hào 5
Lỗ ban thất hào 6
Lỗ ban thất hào 7
Lỗ ban thất hào 8
Ẩn thân pháp
Hai thái cực của A la hán
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 1
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 2
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 3
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 4
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 5
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 6
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 7
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 8
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 9
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 10
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 11


Lần đầu tiên thấy em

Nói qua một chút, tôi là Long, làm ở một công ty xây dựng nhỏ, đến bản thân tôi cũng chả biết mình làm cái chức vụ quái gì trong công ty, chỉ biết mọi người gọi tôi là Long vật tư. Mua bán vật tư là tôi, cấp giám sát vật tư cũng là tôi, nhiều khi không có người thì cầm gương toàn đạc, đóng đinh bê tông, căng dây lấy cao độ cũng là tôi, bạn thân tôi tên Toàn kĩ sư xây dựng. Hai thằng được Sếp giao cho xây một ngôi trường mới mà công ty vừa bỏ thầu trúng. Ngôi trường nằm ở vùng đất có những quả đồi thấp và thoải đan xen nhau, trước kia của người Hoa khai hoang sinh sống, sau 1979 người Hoa bị trục xuất thì dân mình vào mở mang khai phá,trồng trọt chăn nuôi. Giờ thì cũng đã tấp nập nhộn nhịp hơn phố, đường bê tông bề ngang 8m vào đến cổng, nhưng nhiều thứ của người Hoa thì vẫn còn lại cho đến bây giờ. Đến thực địa khảo sát xem xét nơi xây trường mới thì nó vẫn thuộc quỹ đất của ngôi trường THCS cũ, cổng trường đã cũ kĩ rêu phong nhưng vẫn rực rỡ màu hoa giấy tươi mới trong nắng hè. Hiện tại là mùa hè, mùa học sinh nghỉ học. Cổng phụ vẫn mở nhưng tôi gọi bác bảo vệ cho phải phép. Khi bác bảo vệ già vẫn còn đang nheo mắt lần chiếc chìa khóa phòng giám hiệu kiêm phòng khách trong chùm chìa khóa để mời bọn tôi vào uống nước, tôi đang loay hoay quay dọc nhìn ngang xem bản vẽ thì thằng bạn tôi gọi tôi lại.
Long ơi, ra đây tớ bảo.
Gì thế bạn
Tưởng có việc gì hóa ra. Một em gái cấp 3 khoảng lớp 10,11 tầm gần 1m6 mặc áo dây quần cộc theo bộ, kiểu đồ ngủ bộ, mùa hè bọn con gái hay mặc, vải lụa satin mềm màu đen, người đầy đặn, nước da sáng, đùi trắng không tì vết, mặt tròn, tóc búi cao đang cho một bé trai tầm 2, 3 tuổi ăn. Chỉ có thể lói nà Ngọt canh xương ống đậm đà thịt thăn.
Mấy em gái cấp 3 mới lớn như thế này luôn là một bầu trời mơ ước với chúng tôi - một thế hệ thiệt thòi.

Hai thằng nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống làm em ấy quay lại nhìn. Các bạn cũng hình dung ra rồi đấy, 2 thằng đực người yêu không có, vã toàn tập lén lút nhìn một cô gái mới lớn với ánh mắt toát ra sự thèm thuồng làm cô bé cảm thấy khó chịu,bất an bế cậu em trai lên chiếc ghế ngồi của trẻ con sau xe mini xanh, đạp xe về mất.
Em nó về làm hai thằng tay lau dớt mồm thở dài tiếc nuối. Quay lại với chuyện trường lớp, bác bảo vệ mời chúng tôi vào phòng giám hiệu uống nước, báo hôm nay thầy hiệu trưởng không lên được, chúng tôi cũng bảo không sao, cũng không cần thiết lắm, xin phép bác cho chúng tôi đi xem nền móng, hỏi qua về địa thế, chất đất. Mọi thứ đều tốt trừ một vài việc nhỏ. Việc đầu tiên là nơi đặt lán trại công nhân nằm bên cạnh mộ tổ của một nhà Hoa kiều, như bác bảo vệ nói là năm nào tầm này họ cũng về cúng khấn, năm nay chắc cũng tầm 1 tuần nữa là họ lại về thôi. Tôi đưa mắt nhìn qua bờ tường rào, một ngôi mộ tròn, to, cổ kính nằm giữa vườn thanh long đang đơm hoa kết trái. Việc thứ hai là gần chỗ đào móng trường mới, có một căn hầm nhỏ, tương đối nông của người Hoa bỏ lại, trong cũng chẳng còn của nả gì, ngòai một thứ đất nâu mềm, dẻo như đất sét nhưng khi thằng bạn tôi véo lấy một ít cầm lên, ra ngoài ánh sáng mặt trời thì khô, cứng lại rất nhanh. Cũng không hề gì, chúng tôi tính đào tránh nó ra một chút là được. Bao năm nó nằm đây thì cứ kệ nó thôi. Có kiêng có lành. Còn ngôi mộ tổ kia thì là đất của một hộ dân cách trường đúng một bức tường thấp, nhắc nhở công nhân, thợ xây chuyện ăn ở vệ sinh là xong thôi. Nhưng nắm đất nâu kia lại làm tôi nhớ về một câu chuyện truyền miệng từ xa xưa trong này. Cho vàng, vàng không cầm mà cầm phải cứt.
 
Last edited:
Trở lại...

Kiến thức về Lỗ ban rất rộng và biến ảo. Trong quá trình viết chính em cũng phải ngừng một thời gian vì Lỗ ban. Chuyện cũng chẳng có gì xin kể sau. Dù là rất dài dòng, rời rạc nhưng em vẫn muốn đề cập đến Phụ lục Lỗ ban thất hào


Hai mặt của người Tàu và Ẩn thần thức- Ẩn thân pháp cấp độ tối thượng


Thế Vinh

Lương Thế Vinh hiệu là Thụy Hiên, người ở làng Cao Hương huyện Thiên Bản tỉnh Nam Định. Khi còn bé đã có tiếng đồn là thần đồng. Đến năm 23 tuổi thi đỗ Trạng nguyên trong năm Quang Thuận đời vua Thánh Tông nhà Lê. Tục truyền Thế Vinh đã thác sinh ở huyện Nam xang. Khi lên 7, 8 tuổi cùng với trẻ con đi học, bên cạnh đường có một con chó đá, mỗi khi Thế Vinh đi qua thì con chó đá vẫy đuôi mà mừng. Về nói chuyện với cha, cha bảo rằng:

-Nó đã biết vẫy đuôi thì hẳn nó cũng biết nói, thử hỏi vì cớ gì mà mừng.

Hôm sau Thế Vinh đi qua, con chó ấy lại vẫy đuôi, Thế Vinh hỏi thì nó nói rằng:

-Ngày sau ông đỗ Trạng nguyên cho nên tôi mừng thay cho ông.

Thế Vinh về nhà nói lại với cha như thế. Cha tự bấy giờ chắc ngày sau con làm nên, sinh ra kiêu ngạo, thường hay tranh cạnh với người ta mà đe rằng:

-Mai sau con ông đỗ Trạng, ông sẽ hỏi tội chúng bay.

Thế Vinh thấy cha như thế, can mãi mà cha không nghe, có ý không bằng lòng, buồn rầu mà bảo với mẹ:

-Mẹ có đức hiền hậu mà cha thì kém đức, con không ở đây nữa xin từ đi chỗ khác đây.

Mẹ ngạc nhiên thất sắc nói rằng:

-Sao con nói gở ra thế? Công cha nuôi con bấy nhiêu lâu nay, mong con mai sau khá giả để mà nương nhờ, con đã lấy gì trả được ơn cha mẹ mà dám nói càn như vậy?

Thế Vinh khăng khăng một mực xin đi. Mẹ khuyên dỗ trăm chiều nhưng cũng không sao giữ được, mới khóc mà bảo rằng:

-Vậy con định đi đâu? Con bảo cho mẹ được biết.

Thế Vinh dặn mẹ cứ đến ngày ấy tháng ấy đến làng Cao Hương huyện Thiên Bản thì biết. Và dặn giữ lại các sách của mình học. Nói xong thì mất.

Bấy giờ vận nước Nam đang thịnh, người Tàu xem thiên văn thấy văn tinh giáng xuống nước Nam mới sang nước ta tìm phương trấn áp. Khi Thế Vinh còn ở Nam xang, đi chơi với một lũ trẻ con. Người Tàu trông sao biết văn tinh ở trong đám trẻ con ấy, nhưng chưa biết đích là đứa nào. Mới lấy một quả bưởi bỏ vào hố sâu, đố đám trẻ ấy lấy được quả bưởi ra thì thưởng tiền. Thế Vinh không ra mặt lấy, nhưng xui một đứa khác múc nước đổ vào hố cho đầy rồi quả bưởi nổi lên thì lấy. Người Tàu gạn hỏi đám trẻ mới biết là mưu mô từ Thế Vinh muốn tìm phương kế trừ đi. Nhưng chưa kịp làm gì thì Thế Vinh đã mất. Trông xem thiên văn biết thần thức của Thế Vinh chạy sang làng Cao Hương, mới đuổi theo đến tận làng ấy thì thấy thần thức ấy đã nhập vào trong hòn đá to. Người Tàu hỏi người chủ có hòn đá, xin mua. Người chủ hòn đá tưởng nó hỏi đùa mình, mới nói bỡn rằng:

-Hòn đá này phải 100 quan tiền mới bán.

Người Tàu giả đến 70 quan, người chủ không biết thế nào, tưởng là nó cợt mình, nhất định không bán. Người Tàu thấy không bán, giả tảng đi nơi khác. Có người đàn bà ở ngoài đồng đi về, thấy xúm xít chuyện người khách hỏi mua hòn đá. Người đàn bà mới giẵm chân vào hòn đá mà nói rằng:

-Hòn đá này quý hóa gì mà nó mua đắt thế?

Không ngờ thần thức Thế Vinh ở trong hòn đá, từ bấy giờ đầu thai ngay vào người liền bà ấy. Hôm sau người Tàu trở lại toan cố vật nài để mua hòn đá cho được. Người chủ hòn đá cũng định bán vậy cho nó. Nhưng khi đến nơi thì người Tàu trông hòn đá biết thần thức đã xuất mất, mới nói rằng:

-Bây giờ thì một đồng cũng chẳng mua nữa.

Người Tàu biết là không thể nào trấn áp được, mới trở về Tàu.


Khi Thế Vinh mới sinh ra, ngày đêm chỉ một vị khóc, cha mẹ rồi hàng xóm thay nhau ôm ẵm cũng vậy. Người mẹ trước nhớ lời con dặn, hỏi thăm đến tận làng ấy, nghe có một nhà mới đẻ con giai, mà chỉ khóc cả ngày lẫn đêm. Hỏi đến tận nhà vào chơi, xin chủ nhà ẵm đứa bé một tí, từ đấy đứa bé mới thôi khóc. Bà kia mới kể chuyện đầu đuôi con mình với chủ nhà, từ đó thường thường đi lại coi như con mình.

Đến khi Thế Vinh mới nhớn lên, bảo với bà mẹ trước rằng:

-Những sách của tôi thủa trước cùng là tôi có món tiền chôn ở dưới gốc cây chuối thì đem đến đây cho tôi.

Bà kia về đào dưới gốc cây chuối thì quả nhiên thấy có món tiền mới đem cả sách và món tiền sang đưa cho Thế Vinh. Cha mẹ đẻ mới lấy làm tin, nuôi bà kia ở đấy một thể.

Thế Vinh học đến đâu như người học ôn lại. Đến năm 23 tuổi thi đỗ Trạng nguyên. Vua Thánh tôn thấy Thế Vinh là người hay chữ dùng làm chức Hàn lâm thị thư chưởng viện. Bao nhiêu tờ bồi giao thiệp với nhà Minh tự tay Thế Vinh soạn ra cả. Người Tàu phải chịu nước Nam có tay giỏi chữ nghĩa. Bộ Đại Thành Toán Pháp là của Thế Vinh làm ra.


Giáp Hải

Giáp Hải thi đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất năm Đại Chính nhà Mạc (1538). Mẹ Giáp Hải là người làng Công Luận huyện Văn Giang. Bà cụ khi còn trẻ nghèo lắm, chỉ có vài gian nhà gianh ở cạnh đường bán hàng nước. Bấy giờ có một người Tàu đi qua đường vào hàng nghỉ, lúc đi bỏ quên một túi bạc. Cách nửa tháng mới hốt hoảng lại hỏi, thì bà ấy đem cả túi ra trả, vẫn nguyên như lúc trước. Người khách xin biếu lại một nửa, bà ấy không lấy nói rằng:

-Tôi chỉ vì không ưa của bất nghĩa cho nên mới nghèo thế này, sao bây giờ tôi có chịu lấy của ông.

Người khách cảm tạ bụng ấy, mới hỏi rằng:

-Mồ mả đấng Tiên nhân nhà bà ở đâu? Để tôi tìm giúp cho bà một ngôi đất hay.

Bà nói:

-Tôi là đàn bà chỉ có trọi một mình, không có anh em nào cả. Nay đã ngoài 40 tuổi, dù có được đất hay thì bao giờ cho phát đạt? Mà phát đạt thì có làm gì nữa.

Người khách nói:

-Nếu được chỗ đất hay, thì dẫu đàn bà cũng phát phúc.

Bà ấy mới đưa người khách đến chỗ ngôi mộ cha bà ấy. Người khách lập tức tìm đất cất cho, rồi dặn rằng:

-Về sau thấy ai có nạn đến đây phải sẵn lòng mà cứu người ta, thì sẽ có cát báo.

Bà ở đấy được nửa năm, có người làng Bát Tràng nhà nghèo đi làm mướn kiếm ăn, khi ấy trời đã tối, gặp cơn mưa gió quần áo ướt lướt thướt, rét run cầm cập qua hàng bà xin vào chọ một tối. Bà hỏi đầu đuôi cặn kẽ cho vào ngủ rồi đốt lửa cho sưởi và dọn cơm cho ăn. Đêm hôm ấy rét lắm mà nhà thì chỉ có độc một chiếc chiếu. Người kia thì rét không có chiếu không chịu được mà bà thì cũng không thể nào mà nhường được chiếu cho. Mà để khổ thì chẳng đành lòng, mới cho nằm chung một giường mà ngủ.

Chàng kia đã được no ấm lại nằm chung với phụ nữ, lạ gì lửa gần rơm, thành ra tư thông với nhau. Không ngờ chàng kia bị chứng hàn thấp chỉ một lúc thì tắt hơi. Bà kinh hoảng vô cùng, sợ người ta phát giác ra đang đêm phải lôi ra đám tha ma vùi xuống, mà bà cũng có mang từ đấy. Được vài tháng người Tàu lại có việc ngang qua, đến hỏi:

-Tự khi táng mả đến giờ đã cứu được việc gì cho người nào chưa?

Bà không giấu giếm gì, kể cả sự trước cho người khách nghe. Người khách hỏi:

-Chôn chỗ nào chỉ tôi xem.

Bà đưa người ấy ra chỗ mả chàng kia. Người khách ngắm nghía một hồi rồi nói rằng:

-Chỗ này là huyệt Thiên táng đấy. Nếu có thai thì tất sinh ra Trạng nguyên Tể tướng.

Bà ấy đầy năm quả nhiên sinh được con giai, cốt cách khác người thường. Khi lên 4 tuổi, ra chơi ngoài bờ sông có người lái buôn ở làng Sinh kế huyện Phượng nhỡn bơi thuyền qua bến trông thấy thằng bé nhẵn nhụi mà ăn cắp đem xuống thuyền đi mất.

Bà mẹ tìm con đâu cũng không thấy, tưởng là chết đuối dưới sông rồi, sầu thảm vô cùng. Người lái tự khi đem đứa bé về, yêu mến lắm, mới lớn đã tìm thầy dạy cho đi học. Học hành ngày một tấn tới, văn chương hay nhất một thời. Đến năm 32 tuổi thi đỗ Trạng nguyên. Hôm vinh quy về làng, người trong làng phải phục dịch khó nhọc than:

-Người ở xứ nảo xứ nào đến đây mà làm khổ dân ta thế này!

Giáp Hải nghe được câu ấy, không biết vì nguyên cớ làm sao nhưng trong bụng hồ nghi lắm. Về xem mồ mả tổ tiên thì không có ngôi nào đáng phát Trạng, có người biết chuyện mà nói với ông, Giáp Hải đến tận làng Công Luận dò xem, thì thấy có bà cụ già ngoài 70 tuổi, bán hàng bên cạnh đường, trông tình cảnh khốn đốn lắm. Ông cho người vào hỏi rằng:

-Bà cụ kia có chồng con gì không, sao mà khốn khó thế này?

Bà cụ nói:

-Tôi là người ở làng này, khi xưa có đẻ được một mụn con giai, 4, 5 tuổi chơi với trẻ con ở bờ sông, rồi không biết nó lạc đi đâu mất. Bây giờ chỉ còn một thân, không biết nương cậy vào đâu.

Giáp Hải đồ là mẹ mình mới sai người bảo rằng:

-Bà cụ già cả mà không có ai trông nom thì theo về với tôi để tôi nuôi cho, có bằng lòng không?

Bà cụ nói:

-Nếu quan lớn có bụng thương tôi như thế thì phúc cho tôi lắm!

Giáp Hải mới đem về nuôi cũng chưa dám chắc hẳn là mẹ mình. Chân ông có cái nốt ruồi đỏ thường khi ngồi nhàn rỗi mới để lộ ra. Bà cụ một hôm trông thấy, cứ nhìn tròng trọc mà không chớp mắt.

Người nhà quan quở rằng:

-Quý thể quan lớn bà cụ kia sao dám cứ nhìn mãi thế?

Bà cụ nói:

-Con giai tôi khi xưa cũng có cái nốt ruồi như thế, nay tôi trông thấy lại nhớ đến con tôi, nên tôi nhìn ngắm một chút xin quan lớn thứ lỗi cho tôi.

Giáp Hải lập tức cho gọi bà ấy hỏi cặn kẽ từng tí. Rõ ngọn cành ông buồn rầu mà than rằng:

-Ta bậy bạ uổng mất một đời có mẹ mà không biết, nay nhờ giời mà lại được gặp đây, mới biết đến mẹ.

Từ bấy giờ mẹ con nhìn nhận nhau, hết đạo phụng thờ sớm tối. Về sau Giáp Hải làm Đề điệu trường thi hương ở tỉnh Sơn Nam. Một kì ông ra đầu bài hiểm hóc, học trò nhao nhao, toan sự phá trường mà ra, sau ông phải điều đình ra đầu bài khác học trò mới yên. Sai người điều tra dò xét bắt được người thủ xướng phá trường, sai điệu ra ngoài cửa trường kết án trảm quyết. Người học trò ấy nhà độc đinh xin nộp nghìn quan tiền chuộc tội, nhưng Giáp Hải không nghe nhất định chính pháp.

Được ít lâu con Giáp Hải là Giáp Phong cũng đã đỗ Tiến sĩ làm quan trong tòa Hàn lâm, đã ngoài 30 bỗng một hôm vô bệnh mà mất. Rồi bốn con trai cùng hai con gái cũng mất luôn một dạo. Giáp Hải thương xót vô cùng, mời thầy phù thủy đánh đồng thiếp.

Thầy phù thủy bảo ông ngồi tĩnh nhắm mắt lại rồi thư phù niệm chú một lúc, bỗng nhiên ông ngã gục xuống. Trong khi ấy, thấy có một người sứ giả đến đưa đến một nơi cung phủ, trong đó có ba bộ ngai ngồi bên cạnh có một tấm phản và một cái gông sơn đỏ để đó.

Giáp Hải hỏi những người canh cửa dinh tòa nào thì họ đáp:

-Đây là tòa Diêm Vương hỏi kiện đây, cái gông sơn đỏ là để chờ quan Trạng nguyên ở làng Sinh kế đấy.

Giáp Hải nghe nói vậy lập tức ra ngay. Sứ giả lại đưa đến một chỗ đền đài mát mẻ, phong cảnh lạ lùng. Ông trông thấy con là Giáp Phong đang ngồi đánh cờ với một ông quan khác. Phong trông thấy cha cũng ngoảnh mặt nhìn ra nhưng không nói một câu nào. Ông quan kia hỏi rằng:

-Ông cũng quen người ấy đấy ư? Sao mà nhìn mãi người ta thế.

Phong nói rằng:

-Tôi trước kia cũng ở trên trần, có trọ nhà ông ta hơn 30 năm, vì ông ta giết oan mất một người cho nên tôi không ở nữa. Nay thấy ông ta đến đây chẳng lẽ không nhìn một chút.

Giáp Hải thấy nói vậy không hỏi gì nữa đi ra. Sứ giả đưa về thì tỉnh. Biết là cái nợ oan gia mà lẽ báo ứng của nhà Phật cũng có. Vì thế sai gọi nhà người học trò bị giết khi trước cho tiền về làm chay cho anh ta. Từ bấy giờ nhà ông cũng yên ổn không việc gì.

Về sau làm đến Lại bộ thượng thư, Thái bảo Sách quốc công rồi về nhà trí sĩ.
 
Last edited:

Hai thái cực của A la hán
-1.jpg


Từ Lộ tự là Đạo Hạnh người làng An Lãng hay làng Láng làm thầy cúng ở chùa Tiên Phúc núi Phật Tích tức chùa Thầy ở Sơn Tây. Khi xưa thân phụ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh làm Tăng quan Đô sát triều Lý, thường vào chơi làng Láng mới làm nhà ở đấy, lấy con gái họ Lăng sinh ra Đạo Hạnh.


Đạo Hạnh là người có thiên chất, lúc bé hay chơi bời, cùng với Phí Sĩ, Phan Ất, Lê Hoàn kết bạn, đêm thì cố công đọc sách ngày thì đàn sáo đánh bạc làm vui. Cha thường trách mắng biếng học nhưng sau biết cứ đêm thì chăm học lắm, bấy giờ mới không nói gì nữa.

Về sau Đạo Hạnh thi khoa Bạch liên đỗ Tăng quan. Không bao lâu cha là Từ Vinh dùng tà thuật phản ông Diên thành hầu, thành hầu họ Diên nhờ thầy phù thủy là Đại Điên dùng phép đánh chết, quẳng xuống sông Tô Lịch. Thây ông Từ Vinh trôi qua cầu Yên quyết đến bến nhà ông Diên thành hầu bỗng nhiên đứng lên trỏ tay vào trong nhà, suốt ngày hôm ấy không đi. Thành hầu phải cho vời Đại Điên. Đại Điên đến nơi quát rằng:

-Thầy chùa giận không để cách đêm. Dù sống dù chết cũng chỉ là một giấc mộng mà thôi.

Lời thâm như dao đâm sau lưng, vừa dứt thì thây xác ngã xuống trôi đi. Từ Đạo Hạnh muốn báo thù cho cha, rình khi Đại Điên đi chơi, đón đường đánh. Bỗng nghe trên không có tiếng ngăn cản:

-Chớ! Chớ!

Vì thế bỏ gậy mà chạy. Trong lòng không nguôi ý chí báo thù muốn sang Ấn Độ học phép, nhưng qua núi Kim Sĩ hiểm trở lắm phải quay về. Ông mới vào trong hang núi Phật Tích kết thành hội Bạch Liên để học phép Ngũ giáo. Nhưng ngày nào cũng tụng kinh Đại bi tâm và niệm thần chú Bà la ni đến vài chục vạn lần. Một hôm thấy thần báo mộng:

Tôi tức Tứ trấn Thiên vương đây, cảm công đức ngài trì tụng nên ở lại làm Hộ thần cho ngài, tùy thầy sai khiến tôi xin vâng lệnh.

Đạo Hạnh biết đã có thể phục thù cho cha, mới về đầu bến sông Yên quyết cầm cái gậy ném xuống sông mà bước đi. Nước sông chảy xuôi mà gậy thì trôi ngược theo hướng người trên bờ. Trông như con rồng ngược thủy vô cùng bá đạo hướng về phía cầu Tây dương. Đạo Hạnh dùng Ẩn thân thuật hay phép Tàng hình đến thẳng chỗ Đại Điên ngồi chơi bảo rằng:

-Mày còn nhớ việc ngày trước không?

Đại Điên ngẩng đầu lên trông không thấy gì. Đạo Hạnh cầm gậy đánh, Đại Điên vì thế thành bệnh mà chết.

Đạo Hạnh báo xong thù rồi từ bấy giờ tan hết oán cũ sạch nhẵn lòng trần, đi khắp nơi hỏi tìm ấn chứng, hỏi thế nào là chân tâm.

“Lâu nay vẫn đám hồng trần

Vàng còn chẳng biết, biết chân tâm nào

Xin cho trỏ bảo làm sao

Cho tìm thấy rõ kẻo nao lòng người”

Kiều tri huyền tinh đọc vài câu kệ mà đáp rằng:

“Năm âm bi quyết là vàng

Trông ra đầy mắt rõ ràng thuyền tâm

Bồ đề đạo Phật u thâm

Muốn tìm tới đó muôn tầm chẳng xa”

Đạo Hạnh chưa hiểu ý tứ ra làm sao mới đến hỏi ông pháp họ Phạm:

-Thưa ông thế nào là chân tâm?

Phạm Vân nói:

-Cái gì chẳng phải là chân tâm?

Đạo Hạnh bấy giờ mới tỉnh ra, lạy từ ông ấy rồi trở về, pháp lực ngày một tấn tới, triệu rắn gọi hùm sai khiến được cả. Vừa đi vừa đọc vài câu tâm ý:

“Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Thử xem bóng nguyệt dòng sông

Ai hay không có, có không là gì?”

Bấy giờ vua Lý Nhân Tông chưa có con, có người ở Thanh Hóa ra tâu rằng:

Ở ngoài bãi bể có đứa con giai lên 3 tuổi tự xưng là Hoàng tử gọi là Giác hoàng. Nhà vua có những sự gì y cũng biết cả. Vua sai sứ đến tận nơi xem quả nhiên có thế. Mới đem về kinh cho ở trong chùa Bảo Thiên, vua thấy đứa trẻ ấy thông minh thần dị lắm muốn nuôi làm con.

Các quan can ngăn rằng:

-Nó tuy linh dị nhưng tất phải thác sinh vào cung cấm mới đúng lẽ.

Vua nghe lời quan, thiết một tuần chay to bảy đêm ngày để cho đứa bé làm phép đầu thai.

Đạo Hạnh biết chuyện mà bảo riêng với chị rằng:

-Đây chính là Đại Điên muốn đầu sinh vào cửa nhà vua để báo thù. Một kẻ dùng tà thuật làm hoặc người ta đã nhiều tôi sao nỡ ngồi nhìn mà không cứu, để nó làm càn sao?

Mới bảo chị ăn mặc giả nhà sư cầm ấn pháp sư giắt lên mái nhà chỗ đàn chay bày đúng thuật Lỗ ban Thiên la địa võng. Cúng được ba hôm Giác hoàng phải bệnh chết mà không đầu thai được, ứa máu mà than rằng:

-Khắp cả thế giới chỗ nào cũng chăng lưới sắt không đường nào mà đầu thai được.

Vua sai tìm khắp nơi xem có bùa chú gì không, thì bắt được kết ấn có tên Từ Đạo Hạnh. Vua nổi giận sai bắt Đạo Hạnh vào lầu Hưng Khánh đánh trượng rồi hội quan nghị án.

Có Sùng hiền hầu đi qua, Đạo Hạnh kêu rằng:

-Xin ngài rủ lòng thương mà cứu cho tôi, tôi sẽ xin đầu thai vào cung để báo ơn ấy.

Hiền hầu gật đầu. Đến lúc hội nghị Kim hầu xin đem Đạo Hạnh ra chính pháp. Sùng hiền hầu cười mà bảo rằng:

Giác hoàng nếu có thần lực thì dù Từ Lộ chú thế nào cũng không việc gì. Nay vì thế mà phải chết, thì Giác hoàng còn kém Từ Lộ xa lắm. Dòng dõi Hoàng tộc mà đến đầu thai cũng không nổi thì đã rõ đồ thật của giả rồi.

Vua vỡ lẽ mới tha cho Đạo Hạnh. Đạo Hạnh về hầu nhà Sùng vương thấy phu nhân đang tắm mới đến sát tận nơi đứng xem. Phu nhân giận lắm bỗng thấy có đứa trẻ con chạy vào trong thùng tắm, kinh hãi mà nói chuyện với chồng. Sùng hiền hầu không trách không hỏi gì đến. Từ đấy phu nhân có mang. Đạo Hạnh dặn Hiền hầu rằng:

-Khi nào phu nhân sắp ở cữ thì phải bảo tôi biết trước.

Đúng thời khắc phu nhân trở dạ, Đạo Hạnh vội vàng tắm gội thay đồ dặn học trò:

-Bụng ao ước của ta vẫn chưa thỏa. Nay lại được thác sinh vào cửa đế vương tạm làm Thiên tử 23 năm. Nếu khi nào thân kiếp sau ta thác đi thì mới thực sự là chìm vào bể sâu không bao giờ sinh diệt nữa.

Đạo Hạnh an ủi học trò rồi hồn bay khỏi xác mà hóa. Xác ấy được người làng để trong khám phụng thờ.

Nguyễn Minh Không là người làng Đàm xá phủ Tràng an Nam định tên là Nguyễn Chi Thành. Lúc nhỏ đi học gặp Từ Đạo Hạnh, cùng nhau đến hơn 40 năm. Có thể nói mối quan hệ của Minh Không và Đạo Hạnh rất lạ kì. Ban đầu Minh Không là học trò Đạo Hạnh rồi chí khí, tư chất thiên chân của ông khiến Đạo Hạnh có phần hổ thẹn gọi trò thì ngại nên chuyển gọi thành huynh đệ rồi cùng nhau sang Ấn Độ tròn đạo. Đây là lần đầu Minh Không đi sang Tây thiên, ông đắc ngay A la hán cảnh giới tối cao của Phật pháp. Với Đạo Hạnh sau lần đầu dừng bước tại núi Kim Sĩ, đây là lần thứ hai và không thể tin nổi việc bày trò con bò hóa hổ dọa Minh Không của Đạo Hạnh mà tôi đã từng kể qua cũng chính thức báo hiệu Đạo Hạnh không đắc A la hán.

Mỗi thời đạo Phật mang một giá trị khác nhau nhưng để sản sinh ra một vị sư thầy “Bần tăng chưa ngán ai bao giờ” như Đạo Hạnh là rất hiếm. Khi Đạo Hạnh sắp hóa chuyện xưa nhắc lại mà bảo Minh Không rằng:

-Ngày xưa phật Thế tôn ta đạo quả đã tròn trặn, mà còn có báo kim tảo huống chi lâu nay phép đạo đã suy mòn thì ta giữ minh làm sao cho xiết được. Kiếp sau ta ở thế gian giữ ngôi nhân chủ chắc là không khỏi được bệnh nợ, khi ấy nghĩ đến tình mà đến cứu ta.

Qua những dự liệu trên ta thấy Đạo Hạnh là một người có Ứng thân hoàn toàn vượt trội người thường, đã có Tam minh Lục thông nhưng lại chỉ đạt Nhị quả Tư đà hàm trong Tứ thánh quả. Đã nhạt tham sân nhưng vẫn phải quay lại kiếp người thêm một kiếp nữa mới đắc A la hán. Vấn đề không phải là Đạo Hạnh tu vi kém mà chỉ là ông có muốn đắc A la hán hay không mà thôi. Chữ ngạo lộ rõ. Vì còn ham làm đế vương thêm một kiếp cho thỏa mong ước.

Khi Đạo Hạnh hóa rồi Minh Không trở về quê nhà cày cấy làm ăn, không cầu tiếng tăm với đời. Năm Thiên chương Bảo tự thứ tư đời vua Thần Tông 1136, khi vua mắc căn bệnh hóa hổ, Minh Không giữ lời mà vào chữa bệnh cho vua. Khi vào gặp vua, Minh Không mở thần thức lấy chân thân ra chuyện trò quát lớn với cung cách đầu gấu đầu mèo, kiêu ngạo láo đời y hệt Đạo Hạnh ngày xưa:

-Đại trượng phu đã phú quý mà làm đến thiên tử sao lại cuồng loạn như vậy?

Vua sợ hãi run lật đật. Minh Không sai lấy cái vạc to đun nước hòa thuốc tắm cho vua, tắm xong thì vua hết bệnh.


Minh Không mất năm Đại định thứ hai thọ 76 tuổi.
 
Last edited:
Hai bản thảo cũ được coi là “Nam Việt Cổ Niệm Hạ” trên thoạt nghe không có gì liên quan nhiều đến Lỗ ban, nhưng lại đưa Ẩn thần thức lên một mức độ tối thượng, ẩn thoát chuyển sinh ly ly kỳ kỳ. “Kẻ thường dẫu biết cũng không thể trừ - Chân mệnh đã sinh là không thể diệt”. Định căn pháp của xứ Tàu cơ bản là định thân bắt bóng, nhanh đến mức không kịp định thần trở tay, đưa người ta vào vô thức trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng đất Nam Việt lại có người dùng thuật này với phương thức hoàn toàn trái ngược.

Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ

I


Một buổi chiều hanh, chút nắng yếu ớt đã nhạt. Hơi lạnh khô khốc đã dần len lỏi vào nếp áo, nếp quần sộc cả lên cánh mũi. Dưới dàn hoa vàng cạnh hiên nhà, bác Song pha trà, tôi nằm đung đưa trên võng, tay lật từng trang cuốn Tìm hiểu về Ngải nghệ huyền bí của Huỳnh Liên Tử, một cuốn sách cũ về Huyền thuật, trang giấy đã bám màu thời gian. Bác Song cười nói:

-Ôi trời! Sách mua từ hồi đi bộ đội, lặn lội vào Nam ra Bắc người ta thì phích nước, búp bê rồi tha lôi cả xe đạp ra, bác có mỗi một va li sách đủ thể loại. Giữ lại làm kỉ niệm cho đến giờ.

Tôi nhìn bác tâm sự mỉm cười rồi lại dành tất cả sự chú tâm vào từng dòng chữ trong trang sách. Cùng là người thích đọc sách, bác Song biết và để tôi được dở hơi một cách tự nhiên, trong “Sự im lặng của bầy cừu”.

Tại một khu rừng thẳm bên Tô Châu Trung Quốc

Viên ngoại Lý Tử Diệu từ Hàng Châu đến Tô Châu thăm người quen tình cờ gặp một người thợ rừng trên tay có cầm một cây lạ, tương tự như loài hoa phong lan nhưng chỉ có lá mà không hoa. Là một nhà chuyên môn tìm hiểu về hoa lan nên viên ngoại họ Lý liền hỏi mua, thấy được tiền người thợ rừng bán ngay, vì trên thực tế người thợ rừng cũng chẳng hiểu là cây gì, chẳng qua ông ta vào rừng làm gỗ thấy cây lạ có vẻ đẹp mắt thì nhổ chơi nay có người hỏi mua thì tiếc gì mà không chịu bán. Sau khi hỏi kỹ người thợ rừng để tìm xuất xứ của cây lạ, viên ngoại Lý biết rằng cây lạ đó do người thợ rừng nhổ trên một thân gỗ mục trong rừng thẳm. Thân cây rất mềm mại, lá màu xanh sẫm như có pha đốm vàng lấm chấm trông qua như mình rồng uốn khúc, chiều dài của thân cây độ năm sáu tấc tây, lá trổ từ trong thân cây ra cho đến gần gốc, gồm tất cả độ mười mấy thân cây như vậy.

Mua xong cây lạ viên ngoại Lý Tử Diệu liền đem từ Tô Châu về Hàng Châu đóng một tấm gỗ hình bướm, ghép gỗ mục và rêu rừng vào rồi đem trồng cây lạ đó vào bản gỗ và treo vào trong giàn lan đã có sẵn các thứ phong lan khác rồi ngày tháng chờ đợi.

Đến cuối năm cây lạ trổ ra được mười giò bông hoa theo mỗi thân cây, hình dáng hoa khi nở trông như đàn chim phụng đang vỗ cánh, sắc hoa thì ngoài cánh màu hồng thắm phía trong màu tím sẫm, giữa màu tím và hồng thắm có pha chấm vàng trông tuyệt đẹp. Đêm đến hoa tỏa ra một mùi hương thơm dịu quyến rũ xa độ một trăm thước có ngửi vẫn thấy mùi hương dịu nhẹ của hoa.

Thấy cây lạ đặc biệt trổ hoa rất hiếm thấy lại đã chịu ăn vào gỗ mục thì quả đúng là lan rừng rồi nên viên ngoại họ Lý vô cùng sung sướng, mừng rỡ liền tổ chức tiệc mừng khánh hạ hoa và đặt tên cho hoa.

Vì thấy cây hoa như mình rồng, hoa nở như phụng múa nên viên ngoại đặt cho cây một cái tên rất đẹp là Long Phụng tiên lan.

Từ đó ngoài sự chăm sóc vườn lan ông đặt tất cả thì giờ vào chăm sóc cho giò lan Long Phụng Tiên.

Ông ta đặt giò lan Long Phụng Tiên ở vị trí cao nhất rồi tự phong cho nó cái tên chúa các loài lan.

Nhưng sự đời cũng lắm chuyện oái oăm bi đát và bất ngờ. Cũng chỉ vì giò lan Long Phụng đó mà sau này viên ngoại Lý Tử Diệu chết trong sầu thảm.

Số là có một hôm viên ngoại bận việc đi xa phải ở lại đêm không về được, rủi thay đêm đó trời giông bão lớn người nhà không để ý nên gió thổi mạnh làm cho giàn lan bị lung lay và tiếc thay gió lan Long Phụng Tiên vì treo cao quá nên bị gió thổi bay rớt xuống đất cách xa chỗ treo đến hơn mười thước. Cây lan bị gãy nát và bầm dập, hoa thì rụng tả tơi không còn một đóa.

Trưa hôm sau viên ngoại trở về, chưa kịp thay khăn áo ông đã vội vã ra vườn để xem lan, nhưng khi đến nơi nhìn lên giàn lan không thấy Long Phụng Tiên đâu cả. Ông đâm ra hoảng hốt thất thần vội nhìn xuống đất thì ngay chỗ cách xa ông độ năm thước, cành lan và hoa lan gãy đổ dập nát tơi tả. Ông vội vàng đến nâng giò lan lên tay thì ôi thôi tất cả đã hoàn toàn hư hỏng tan tác.

Ông ôm giò lan trên tay với thái độ chết lặng rồi ngất xỉu. Người nhà vội chạy ra vực ông lên đem vào nhà. Kể từ đó ông lâm bệnh nặng bỏ cả cơm cháo rồi nửa tháng sau thì mất. Vườn lan không ai chăm sóc cũng dần lụi tàn theo năm tháng.

Về sau cũng có rất nhiều người tìm được loại hoa lan Long Phụng Tiên này nhưng đều không một ai dám trồng vì họ nghĩ rằng xui xẻo, sợ sẽ gặp trường hợp như cái chết của Lý Tử Diệu.

Thực ra đối với người chơi lan thì rất sợ loài hoa đó nhưng dưới cặp mắt của một nhà Huyền bí luyện ngải thì trái lại họ không sợ mà lại còn thích là đằng khác.

Trong thực tế chính cây lan Long Phụng Tiên đó là cây ngải trứ danh có tên là Mai hoa Xà vương. Cây ngải này nếu được tinh luyện sẽ trở thành một loại ngải rồng khi ngậm vào miệng thì da thịt sẽ cứng rắn dao chém không đứt và còn có tác dụng để chữa bệnh cho người bị rắn độc cắn.

Sở dĩ cây này có tên Mai hoa Xà vương là vì theo lời của những nhà luyện ngải cao tay cho biết nguồn gốc của cây này do sự giao hợp của loài rắn chúa Mai hoa (rắn có ngọc) sống hàng trăm năm rất hiếm và chúng chờ lúc trăng lên giữa trời mới đem nhau ra một khoảng trống để ân ái rồi chất tinh trùng vương vãi vào cây gỗ mục và từ đó mọc lên một loại cây mới kì lạ. Cây đó chính là cây ngải Mai hoa Xà vương vậy.

Một nhà chuyên môn về ngải nghệ khi tìm gặp cây này trước khi nhổ lấy, phải nghiêm trang đi quanh cây năm vòng miệng ca bài thần chú như sau:

Mai hoa Xà vương

Thụ khí Âm dương

Mầu nhiệm vô lường

Đông phương Tây phương

Nam phương Bắc phương

Tỏa ngát mùi hương

Bát quái cửu cung

Án ba na mê cum

Mai hoa Xà vương

Hoàng thiên xin chứng

Thỉnh cây xa rừng

Án ba na mê cum

Sau khi đi quanh cây ngải năm vòng theo ngũ hành đọc bài ca thần chú xong, ông thầy ngải mới cúi xuống nhẹ nhàng nhổ lấy cây Mai hoa Xà vương đem về trồng và từ đó vận dụng khả năng chuyên môn của mình để tinh luyện cho cây ngải trở thành hữu dụng.

Loại cây này mọc nhiều ở cực bắc Ấn Độ tuy gọi là nhiều nhưng muốn tìm thấy cũng phải tốn nhiều công phu mới gặp được. Có một điều kì lạ là cây không sinh sôi nảy nở như những loài cây khác. Một bụi gồm bao nhiêu lá cành thì khi đem về trồng dù trôi qua nhiều năm cây Mai hoa Xà vương cũng chỉ xanh tốt thêm rồi nở hoa chứ không đâm thêm chồi nẩy thêm lộc và cũng không kết trái vì vậy cây không thể gieo giống truyền đời được.

Nếu khéo tinh luyện và chăm bón thì có thể nuôi cây sống lâu lắm là mười năm và khi cây khô héo phải làm lễ tống táng rất trang trọng.

Theo tục truyền khi cây chết rồi được đem chôn ở một nơi cao ráo và khuất vắng ít người qua lại và ít lâu sau tại vùng chôn cây có rất nhiều loài rắn Mai hoa đến trú ẩn chung quanh đó.



Đọc xong, tôi bất giác giật mình khi nghĩ tới Phạm Nhan. Tôi tìm lại dòng chữ “một loại ngải rồng khi ngậm vào miệng thì da thịt sẽ cứng rắn dao chém không đứt”, chả lẽ Phạm Nhan xưa đã dùng cách này tạo thuật Lỗ ban độn mộc Cửu khí bì đại thiên khiến cho thân thể cứng rắn khiến đao quằn gươm mẻ. Sau Đức Thánh Trần trí đấu trí, đưa Phạm Nhan về quê ngoại hắn, nơi hắn cất tiếng khóc chào đời bên bờ sông Cầm, tâm trí Phạm Nhan rối trong hoài niệm, phân tâm ngải rồng bị lôi ra khỏi tâm thức, chém đầu chính Ngọ. Cũng có rất nhiều câu chuyện võ sĩ người chết kẻ sống khi ngậm ngải chiến đấu rồi. Chả lẽ thứ ngải đó chính là Mai hoa xà vương ngải?

Tôi chỉ vào hình trong trang sách, hỏi bác Song:

-Bác ơi loài cây này...

Chưa kịp nói hết câu bác Song đã hiểu ý, đẩy cặp kính trả lời:

-Cháu muốn hỏi loài cây này có thật hay không ấy à? Có cháu ạ, nhưng không đến mức linh dị như trong sách nói.

Bác Song uống chén trà nhạt rồi nói tiếp:

-Bác xin phép không gọi nó là Mai hoa xà vương ngải hay Long Phụng Tiên lan, mà nhắc đến với cái tên thân thuộc gần gụi hơn Phượng tiên hoa. Họ Bóng nước hay họ Phượng tiên hoa là một họ trong thực vật hai lá mầm, bao gồm khoảng 2 chi Hydrocera và Impatiens với khoảng 1.000 loài, trong đó gần như tất cả thuộc về chi Bóng nước (Impatiens). Loài được nhắc đến trong sách là Balsamina Impatiens, thường được gọi là Nhựa thơm hay Hoa hồng nhựa thơm, cũng có những cái tên tiếng anh nghe rất quyến rũ như Touch-Me-Not hay Snapweed, là loài có nguồn gốc thực vật Ấn Độ và Myanmar.




Untitled-1.jpg




Nó là một loài cây thường niên cao 20–75 cm, với thân dày nhưng mềm. Các lá sắp xếp theo hình xoắn ốc, dài 2,5–9 cm và rộng 1–2,5 cm, mép có răng sâu. Những bông hoa có màu hồng, đỏ, màu hoa cà hoặc trắng, đường kính 2,5–5 cm, chúng được thụ phấn bởi ong, côn trùng khác và cả những loài chim ăn mật hoa. Quả là loại quả nang nẻ ra khi chín. Các viên nang hạt chín trải ra qua quá trình phát nổ. Cây thân thảo với lá mọc vòng, có khía răng cưa. Khi ở điều kiện khắc nghiệt như cực bắc Ấn Độ lá tối giản, nhỏ thưa thớt, thân phân đốt, cựa dài như móng rồng. Hoa đối xứng đơn mạnh và gần như có cựa trên các lá đài hướng trục. Hoa xòe ra như đuôi Phượng hoàng. Trong điều kiện thuận lợi, lá mập mạp, răng cưa biến mấy, che hết cựa. Hoa như hình Cô tiên váy áo ngày hội. Vậy nên được gọi là Phượng Tiên hoa.

-Điểm đáng chú ý của nó không chỉ ở vẻ đẹp biến ảo theo điều kiện thời tiết mà còn ở phạm vi sử dụng rộng khắp cho sức khỏe con người. Các bộ phận khác nhau của cây được sử dụng làm phương thuốc truyền thống để chữa bệnh và các bệnh ngoài da. Nước ép từ lá dùng trị mụn cóc và rắn cắn , còn hoa thì đắp lên vết bỏng. Loài này đã được sử dụng làm thuốc truyền thống bản địa ở châu Á để chữa bệnh thấp khớp , gãy xương và các bệnh khác. Trong y học dân gian Hàn Quốc, loài cây này được dùng làm thuốc bongseonhwa dae (봉선화 대) để điều trị táo bón và viêm dạ dày. Người Trung Quốc dùng cây này để chữa những người bị rắn cắn hoặc ăn phải cá độc. Các Glycoside Baccharane đã được tìm thấy trong các bài thuốc thảo dược Trung Quốc làm từ hạt. Nước ép từ thân cây, thân cây sấy khô nghiền thành bột và bột nhão từ hoa cũng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Người Việt Nam gội đầu bằng chiết xuất từ cây để kích thích mọc tóc.

-Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất của loài impatiens này, đặc biệt là vỏ hạt, có hoạt tính chống lại các chủng Helicobacter pylori kháng kháng sinh. Nó cũng là chất ức chế 5α-reductase , loại enzym làm giảm nồng độ testosterone.

-Đây cũng là căn cứ để bác có phỏng đoán như cháu đang nghĩ. Phạm Nhan đã dùng loài cây này sau khi dời Đại Việt sang Tàu. Chính loài cây này đã khiến hắn có một cơ thể cường tráng, chống lại bệnh tật, duy trì được nồng độ testosterone.

-Như cháu cũng biết, testosterone là hormone sinh dục chính và steroid đồng hóa ở nam giới. Ở nam giới, testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mô sinh sản nam như tinh hoàn và tuyến tiền liệt, cũng như thúc đẩy các đặc điểm sinh dục phụ như tăng khối lượng cơ và xương, và sự phát triển của lông trên cơ thể. Ngoài ra, testosterone có liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc và ngăn ngừa loãng xương. Đây cũng là lý do giải thích cho ham muốn tình dục luôn ở mức cao, dập gái như máy khâu của Nhan. Tai tiếng đến mức ăn hết cung tần mỹ nữ cung cấm nhà Nguyên, thượng dương mà lâm vào cảnh sướng con cu mù con mắt, suýt chặt đầu.

-Ở Hàn Quốc, hoa được nghiền nát và trộn với phèn chua để tạo ra chất nhuộm màu da cam có thể dùng để nhuộm móng tay. Không giống như sơn móng tay thông thường , thuốc nhuộm có tính bán vĩnh viễn, đòi hỏi móng tay nhuộm phải mọc lại theo thời gian để loại bỏ bất kỳ dấu vết nào của màu sắc. Nên hiện tại người ta hay quen gọi hơn với cái tên Hoa Móng tay.
 
Last edited:
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ

II


Tôi gập cuốn sách lại tự hỏi như một thói quen vô thức:

-Độn mộc? Bùa ngải?

Bác Song như hiểu rõ những thắc mắc như từng con điện trở đang hạn chế cường độ dòng chảy trong mạch suy nghĩ của tôi vào lúc này, cười mà giải thích:

- Bùa ngải cũng là Độn mộc thuật thôi mà cháu. Kim, mộc, thủy, hỏa và thổ tương đương với những thứ không bao giờ được phép thiếu trên người thuật sư: Dao ngắn, hạt cây, muối biển, diêm sinh, đất đá và một chút magneto bụi từ trường.

Bác lấy ra một chiếc bao xác rắn, đầu bao được buộc chặt bằng cói khô, chầm chậm tháo từng nút dây, tai trái mở rộng miệng bao, đưa tay phải vào bốc lên một nắm nhỏ, rồi từ từ mở lòng bàn tay ra. Trong đám cây lá thơm mùi thảo dược trên đôi bàn tay to bản, thô ráp, chai sạn gồ lên như phong ấn ấy, có những cánh hoa phụng tiên khô.

Tôi cũng thật là vô tri khi ngay từ mở đầu truyện cứ một điều bác Song, hai điều bác Song mà chẳng hề giới thiệu qua về người đàn ông như được sinh ra để thuộc về Thần Nông Thị này.

Những người mang trong mình huyết kế giới hạn của Thị tộc Thần Nông dù là Nam Việt hay Bắc Tàu không có sai khác gì nhiều. Đều là để chỉ những người được lựa chọn với đôi tay trí óc dùng để tạo ra sự sống. Những người mà người ta hay đùa làm việc chẳng vì tiền mà vì đam mê. Từ sáng sớm đến tối mịt ngoài đồng ruộng, luôn chân luôn tay, không lúc nào thấy ngơi nghỉ, làm đến mức đến người chết cũng phải sống dậy mà bắt đi về. Lục lại trong ký ức vào một ngày vào mùa thu hoạch lạc bãi ngoài đê, đất phù sa đỏ au, tơi và xốp lắm, rũ đất lạc thích tay. Ngoài bãi người ta hay bỏ hoang, hợp tác có bắc loa hô rát cổ nổ họng cũng chẳng có mấy nhà trồng trọt vì mồ mả san sát ngay cạnh ruộng, có cố cũng chỉ một mùa lụt là mọi thứ lại công cốc công cò. Nhớ cái cảm giác ngồi cạnh các ông, các bác trên cái chòi cạnh đê xùa vịt chạy đồng nhìn con nước lũ, nghe tiếng bắn điếu cày kéo dài, lõ điếu như sắp tụt cả vào trong ống tre. Trong làn khói mờ mờ, phong thái như ung dung tự tại cũng chẳng giấu nổi tiếng thở dài: Vụ này toi chó rồi!

Nhưng năm nay trời cho mưa thuận gió hòa, bõ cái công sấp ngửa, mùa thu hoạch ai ai cũng hồ hởi phấn khởi, nét vui mừng rạng rỡ trên những khuôn mặt đã trải dài mưa nắng. Tôi đúng nghĩa cả năm ra đồng được buổi hộ bác Gương. Lăn lê bò toài, quần áo lấm lem như trâu đẫm, đất cát bám cả lên kính cận, mồm lạo xạo phù sa. Bác Song cách vài ruộng trêu:

-Nông chả ra nông, công chả ra công. Thôi anh ra bê lạc lên công nông cho tôi nhờ.

Trời đã tối mù tối mịt, ếch nhái đã oàm oạp country party songs, người làm đồng đã về hết. Cái bãi ngoài đê đã vắng nay chả thấy mấy bóng người nữa. Gió ngoài sông thổi vào mát mà lành quá, lấp ló ánh trăng nhạt dịu qua làn mây trôi. Góc đầu bờ này còn tôi, bác Gương, đầu trên là bác Song, cạnh bờ sông còn bác Nga nữa là chính thức hết người. Chợt thấy đằng xa bác Nga cầm cái nón tiếng bước chân dẫm bình bịch chạy từ góc bờ sông về, thần hồn nát thần tính:

-Ui giời ơi ông Song ơi! Tôi nghe thấy tiếng bà Lê gọi vọng lại. Đúng tiếng bà Lê ngày bà ấy còn sống gọi “Tối lắm rồi. Về đi thôi”.

Bác Song không hỏi thêm lời nào, làm xong mướn lạc dở trên tay là lau mồ hôi, thu dọn, phủi áo quần hướng về phía đầu bờ, cùng bác Nga về.

Tôi tái cả mặt. Đúng góc đó đi ra một đoạn là mộ bà Lê. “Tối lắm rồi. Về đi thôi” giọng nói nhẹ hơi nhưng ngắt nhịp kéo dài của bà cụ ngày hẵng còn thì có ai lạ gì.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, ý ới ra đến chỗ bác cháu tôi. Bác Gương tay vẫn đập đất lạc bồm bộp thản nhiên nói:

-Thế thì khấn xin bà ấy vài câu mà làm nốt.

Vừa nói hết câu, trong giây lát thấy bác Gương đứng chết lặng, ngoái người nhìn xung quanh rồi cũng mau mau chóng chóng thu dọn, điệu bộ thất thần:

-Về thôi, bên này ông Hồng cũng đang quát đuổi về rồi.

Dù chẳng nghe tiếng gì ngoài hơi gió, tiếng sóng sông ào về theo con nước nhưng cũng thấy rùng mình. Tôi không có huyết kế giới hạn Thần Nông Thị.

Huyết kế giới hạn là thứ năng lực đặc biệt trong mỗi con người khi sinh ra có được, có tính di truyền theo huyết thống. Khó để mà giải thích về nó cho đúng. Nó khá giống những dòng chữ mà tôi đọc được trong một cuốn sách nào đó: “My eyes! Yet...such things I can see now! I did what had to be done...but my own people feared what I had become.”

Huyết kế giới hạn không thể được dạy hay sao chép bởi người khác vì các tính trạng này của bố mẹ, ông bà chỉ được truyền lại cho các thế hệ con, cháu. Và không bố mẹ, ông bà nào muốn ép để con cháu mở huyết kế giới hạn.

Đang lan man suy nghĩ thấy bác Song ra lấy lưới che, “chăng đèn cho phố kết hoa” chỗ giàn lan hướng tây. Tôi bất giác giật mình hỏi nửa đùa nửa thật:

-Có lẫn cây ngải nào không đấy bác?

Bác Song cười:

Ngải cứu với củ nghệ thì nhiều.

Bác cầm chiếc bình tưới phun sương 2 lít màu vàng, thư thản tay nhẹ bấm cò bình phun sương, tay lau lá lan rồi chuyển sang chuyện khác xua tan đi cái không khí u ám đang chen ngang trong tâm trí tôi lúc này:

-Hoa lan lên chậu điều cần thiết nhất là tưới định căn thủy, sử dụng kĩ thuật hãm nước khiến Lao mệnh thủy thành Bảo mệnh thủy.

-Bác nghĩ rất nhiều giáo trình cũng đã từng phân giải qua, căn bản không có gì sai lầm quá đáng, chỉ là trong một vài trường hợp cần rõ ràng, căn cứ vào kinh nghiệm dưỡng lan của mình, tưới Định căn thủy không đúng lúc vào một số trường hợp đặc thù, ví dụ như lên chậu ngay lập tức tưới Định căn thủy sẽ tạo thành phản tác. Làm vậy không phải là Định căn thủy cho lan mà phản lại là Lao mệnh thủy cho lan, khiến gốc rễ của lan sẽ thối rữa mục nát.

-Lúc đưa lan lên chậu đều phải cắt bớt một số rễ không và rễ mục, khi cắt sẽ tạo thành những thương khẩu, vết thương trên cây lan. Khi vết thương chưa liền miệng lên chậu ngay lập tức tưới định căn thủy, làm vậy sẽ tiện đường cho bệnh hại truyền nhiễm vào, lại gặp hoàn cảnh không phù hợp kèm theo kĩ thuật không thích hợp rất dễ dẫn đến vết thương mục nát. Rễ lan chia làm hai phần: phần hút nước và phần hút dưỡng chất. Định căn thủy nói về khả năng giữ nước của lan. Rễ lan là rễ thịt, khả năng giữ nước rất mạnh nhưng khi bị mục nát lực sống kém định căn sẽ tạo thành lao thủy. Hoa lan chết trong ngập úng. Để giảm thiểu rễ mục nát và rụng lá nên dùng phương pháp hãm.

Đầu tiên lấy đất cho lên chậu với độ ẩm thích hợp, không lấy đất khô, dùng tay lăn được thành cục nhỏ là vừa đủ ẩm.

Sau đó phòng vết thương trên thân lan tiếp tục thối rữa bằng thuốc phun hay che thảo mục.

Tiếp theo làm ẩm đất trên chậu, để lan nơi khô mát thoáng gió, phun sương giữ ẩm cả lá lan và đất lan.

Cuối cùng lên chậu khô ráo mới định căn thủy.

Tạo ra sự sống luôn là điều gì đó rất kì diệu. Một cây lan rừng mất dần đến gần hết vẻ tươi tắn, như bị cạn kiệt sức sống từ bên trong, teo tóp vì đói vì sống bằng thuốc cầm chừng trong sọt sắt gác sau xe máy đám buôn cây cảnh mà qua bàn tay chăm sóc của bác Song, tham ăn đến mất cả tự trọng. Tôi hay đùa bác:

-Bác chiều quá, toàn làm hư chúng nó. Rồi giống gì cũng thành giống mập thù lù hết.
 
Last edited:
thím có thể tìm bộ nghiệp âm của nguyễn ngọc quang, đọc để tham khảo thêm, nói về chuộc chiến âm dương giữa ông đồng Việt và thầy âm dương tàu
Ông quang đang viết dở bộ về đinh bộ lĩnh mà drop mất rồi. Có khiếu viết truyện tâm linh mà bỏ sang làm mảng facebook
 
Đọc một lèo quên cả ăn tối. Lùa vội bát cơm vào dạ dày rồi ngấu nghiến đọc tiếp.
Câu truyện chính không liền mạch nhưng các truyện, các tích khác thím thớt thêm vào rất lan quyên với nhau, gần như hình thành một sợi dây liên kết các tích cổ lại.
Không bõ thời gian đọc :adore:
Khâm phục vốn kiến thức của bác thớt về mảng này.
 
Đọc một lèo quên cả ăn tối. Lùa vội bát cơm vào dạ dày rồi ngấu nghiến đọc tiếp.
Câu truyện chính không liền mạch nhưng các truyện, các tích khác thím thớt thêm vào rất lan quyên với nhau, gần như hình thành một sợi dây liên kết các tích cổ lại.
Không bõ thời gian đọc :adore:
Khâm phục vốn kiến thức của bác thớt về mảng này.
mình thấy nhiều mảng phết thím ạ
 
Tiêu đề Bạn gái tôi lớp 8 mà chả kể về bạn gái gì,cứ kể đâu đâu không à :beat_brick:
 
Lỗ ban thất hào

VII

Lỗ Ban (507-444 TCN) họ Công Du, tên Ban là người nước Lỗ sống trong thời đầu Chiến Quốc, một trong những thợ thủ công có kĩ thuật tinh xảo bậc nhất, cũng là một nhà sáng chế phát minh thiên tài trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sơn Đông thông chí và Mặc Tử sách: Lỗ Ban từ phía nam nước Lỗ di chuyển đến nước Sở, gặp phải quân Việt đánh Sở. Lỗ Ban tạo ra câu cường tên gọi khác là câu cự, một loại vũ khí có mũi nhọn thêm móc câu, giúp quân Sở kéo lại tiêu diệt được thuyền quân Việt. Sở đánh Tống. Lỗ Ban thiết kế thang mây vân thê giúp quân Sở đánh thành. Dụng cụ chuyên chở xe rùa bánh gỗ tại những nơi địa hình địa thế khó khăn. Phát minh kỳ bí, đáng chú ý và gây tranh cãi nhất của Lỗ Ban chính là ghép gỗ thành chim gọi là mộc thước hay mộc diên đưa người bay lượn được trên không trung. Lỗ Ban bị Mặc Tử gọi vào chất vấn, gọi đây là thứ phát minh tai hại. Cho đến tận ngày nay, vẫn tồn tại hai luồng ý kiến về con Mộc Điểu của Lỗ Ban. Một bên phủ nhận cho rằng đây là phương thức dùng tâm linh huyền bí để giao tiếp với kẻ ngu dốt. Thực chất Mộc Diên chỉ là con diều to kẻ hoa thêm lá để dọa người thời mông muội. Một bên Ăn ốc nói mò phức tạp hóa vấn đề vẽ lại các hệ thống cơ quan, bánh răng, khí động lực học cho Mộc Điểu, ôm cả máy bay về là sáng chế của Trung Quốc trong khi bản thảo gốc của Lỗ Ban không giữ lại được, đã bị thiêu hủy. Vốn liếng còn lại chỉ là một câu chuyện truyền miệng hư hư thực thực nhuốm màu mê tín.
Chuyện xưa kể lại, Lỗ Ban đầu óc hơn người, âm dương thông thuật, đôi tay nghệ tinh, rất giỏi nghề làm mộc, hay được mời đi làm xa dựng nhà trổ cửa. Lại toàn việc của vua, chúa, quận hầu là những thứ không thể đừng. Vợ ở nhà đang kỳ thai nghén vì thương nhớ, lo lắng nên Công Du đã xin thần tạo ra một con mộc điểu, nửa đêm ngồi trên lưng mộc điểu gán chú niệm phù bay về nhà gặp vợ, sáng sớm hôm sau lại lên lưng mộc điểu bay quay trở lại chỗ làm. Việc bay lượn xưa nay chỉ có thần tiên trong mơ tưởng. Ai cũng khao khát, vợ Công Du cũng không ngoài lẽ thường đó. Công Du vì quá yêu ái mà đã dạy cho vợ biết bí chú cưỡi thần điểu. Thật không may vào một lần đang một mình trên lưng Mộc Điểu cảnh sắc ngao du giữa không trung thì người vợ trở dạ, máu huyết chảy ra. Là máu huyết phụ nữ lại đang kì sinh nở như một thứ uế phù vấy lên làm chim thần mất hết linh phép mà đâm nhào xuống đất. Lỗ Ban mất cả vợ cả con trong một ngày. Phẫn uất tột cùng, Lỗ Ban dần trở thành một Mục Niệm Sư. Sách Lỗ Ban được chia ra thành quyển thượng, quyển hạ, ngoài phần kĩ thuật về xây dựng gỗ, bố trí phong thủy có thêm phần cấm thuật.
Điều tôi không thể ngờ nhất chính là thiết kế của Mộc Diên lại nằm ngay trong những dòng phù chú gọi thần chứa đựng đầy nỗi đau của Mục Niệm Sư Lỗ Ban.
Trong Ngũ hành tương sinh Thủy sinh Mộc, hạt mưa tưới tắm cho cây xanh tốt . Bao quanh chúng ta phần lớn là nước, nước từ biển cả, sông ngòi, hồ đập, thác nước, khe suối. Một nguồn năng lượng Thủy khổng lồ khi im lặng bí ẩn lúc gào thét cuốn trôi.
Vũ 雨 hạt mưa rơi tiểu hổ 小虎 có đôi lời 小口 bộc bạch 白
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi máu huyết tanh hôi 腥 thanh tẩy niệm phù
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi nỗi đau mất vợ con nguyệt 月 nhục 肉
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi con quỷ 鬼 bên dốc 坡 núi 山
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi chiếc xe 车 tự hành 行 đối xứng hai bên 耳
Những dòng chữ này chẳng có gì ma quái, nó chỉ nhắc lại tai nạn xưa động thai khi đang bay lượn giữa khoảng không của vợ Công Du Ban. Thứ Heavy Ban gọi là chiếc xe đối vũ như cánh diều, tự hành có dây đeo đối xứng hai bên nách, lại xuất phát ở vị trí trên dốc núi cao =>chúng ta hoàn toàn có thể hiểu nó chính là một dạng dù lượn khung xương gỗ cánh vải dạng cơ bản. Có lẽ Công Du Ban khi sáng chế ra đã có các pha để thử nghiệm kĩ lưỡng, nhưng tai nạn không may vẫn xảy đến, lại chính với vợ ông khi đang mang thai. Ông đã bộc bạch chính con quỷ ở vách núi đã làm hại vợ ông. Con quỷ ấy không gì khác chính là khao khát bay lượn chinh phục bầu trời trong người vợ đã mất của ông.
Đây cũng là lí do thỏa đáng nhất lí giải tại sao Mặc Tử cũng là một rân chơi công nghệ thời đó lại gọi Lỗ Ban vào chất vấn, gọi thứ phát minh của Lỗ Ban là tai hại. Mặc Tử đồng ý chép lại trong sử sách Lỗ Ban tạo Mộc Diên bay ba ngày ba đêm quanh thành nhưng bắt Lỗ Ban thiêu hủy ngay lập tức thiết kế của dù lượn Mộc Điểu. Từ khi vợ con mất Lỗ Ban luôn cảm thấy cô đơn trống trải và dần đi sâu, phát bộc sợi dây thông thuật âm dương.
Bùa Lỗ Ban bản chất không hề xấu như chúng ta hay nghe kể như nhà người này người kia bị bỏ bùa lỗ ban vào xà nhà người đau ốm, làm ăn lụi bại. Nó là một dạng bùa lành được gắn vào xà nhà bảo vệ gia chủ bình an, cầu phúc cầu lộc. Duy chỉ có nghi thức cột Tổ ban đầu là hơi tỉ mẩn, có phần phức tạp tốn kém.
Nghi thức Cột Tổ
Thức 1 Khai sơn chặt cây
Nhà xưa chủ yếu làm bằng gỗ, phần quan trọng nhất là kèo, cột, xà nhà và cổng cửa. Nhưng lên rừng lấy gỗ không phải cây nào cũng chặt được. Muốn chặt phải báo dấu, làm lễ rất trọng xin Thổ địa, Xuyên thiên Quan phủ, Bản cảnh Sơn vương, Quảng mục Tôn thần, Tứ miếu Bách thần, truyền tấu đến Ngọc Hoàng Đại đế, Vân Thị phu nhân, Sư Phụ Sư Công, Tiên Chị Tiên Em Đại ngàn. Ngay cả đến Non trước Núi sau, Sơn phải Cốc trái, Nam nữ linh hồn vất vưởng cô quả cũng được lễ rất trọng. Đây là lễ to hơn Chúng sinh nhưng cao hơn Chúng sinh, mời tạo quan hệ, được càng nhiều càng không sót càng tốt. Điều đặc biệt của thức này là một con gà luộc được cúng riêng cho Hắc mã vẽ trên giấy, nghênh kính mời riêng Thổ địa nơi chặt cây. Sau này có rất nhiều thứ thay thế. Như ông Đạo Ngựa không mấy khi rời lưng ngựa cũng là một cách.
Thức 2 Giả Sơn
Giả sơn hay còn gọi là đắp non bộ. Thường tạo phía trước cửa nhà, trong khuôn viên sân trước. Quan chức chơi non bộ phần lớn có đồ gỗ chứa lỗ ban trong nhà, thường đặt ẩn ở án thờ và có hầm chôn rượu. Hũ rượu sẽ được chôn dưới đất trước một khoảng thời gian, khi làm lễ Giả sơn thì đào lên Ba cạn mãn rượu mà nói lớn lễ nghi không trọng cốt tấm lòng xin tiền tài tư gia an vị, phong hỏa nhất hướng, xin thiên địa nhật nguyệt thời giờ chứng cho. Giả sơn để linh hồn cây cối nhập kèo cột nhà cảm thấy được coi trọng, là thành viên trong nhà, không lạc lõng, chán nản mà bỏ đi. Giả sơn khi thư địa chỉ cần chính xác vị trị nơi ở. Tôi đã từng đi thi công nhà cho một cán bộ cấp to. Thiếu mộc thì khuân cây chay to bự trồng sau nhà, giàn thiên lý leo bám từ bờ rào vào lan can. Thiếu sơn ông cho đắp non bộ, thiếu thủy cho khoan giếng rồi đổ đất làm cái vườn nhỏ bảo lấy nước trồng rau ăn chơi, thiếu hỏa thì bếp từ bếp ga tuy vẫn dùng nhưng vẫn có một bếp củi than nhỏ, thi thoảng vào vẫn thấy lửa liu riu. Sốc nhất là thiếu kim ông ấy đánh luôn một cái thang máy trông không khác gì gậy như ý dựng xuyên 4 tầng căn biệt thự. Không gian cầu thang bộ thành ra chật vanh và dốc, mỗi lần đi lại, leo muốn há mồm. Đến giờ tôi vẫn không quên lôi cả nhà thằng bán thang máy ra tế, khi nó dùng cái thủ đoạn âm dương ngũ hành này để bán thang máy. Từ 1 bản vẽ nhà mà từ lúc bắt đầu đến hoàn thiện thành ra 20 bản, nhiều lúc đến thằng vẽ cũng không biết đâu là chính đâu là phụ thì mọi người cũng hiểu ức chế và áp lực thế nào. Khi ông về hưu, nhiều người chê cười phong thủy âm dương thế mà cũng có giữ được ghế thêm năm nào đâu. Trên nóc mái, ông ấy ngồi cười nửa đùa nửa thật nói với tôi: ngồi đúng chỗ, hạ cánh an toàn đúng quy trình thì còn mong thêm gì ở trời đất.
Ưng nhất câu hạ cánh đúng quy trình
 
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ

III

Một ngày đông nhưng có nắng, mùa đã sang nhưng gió vẫn xạc xào khiến cô gái bên đường dù không lạnh nhưng vẫn kéo chặt tấm áo len mỏng sát người buông làn tóc rối. Con phố nghiêng nghiêng theo những hàng cây đổ, loang loáng những bóng áo xanh kẻ phản quang, mũ vàng của đội cây xanh đô thị cùng tiếng chuyển động ù lì của chiếc xe cẩu nâng. Tiếng cưa máy xoèn xoẹt, tiếng thân gỗ bị chặt hạ, đổ ào ào như động rừng, chúng nằm ngửa ngang, la liệt bên đường phố. Cái quán nước cạnh tòa Học chính bỏ lại từ thời Pháp thuộc, mấy ông cụ hưu trí đi dép quai hậu, sơ vin (civil) trông rất sơ vin li tê (civilité -lịch sự), sơ vin li sê (civilisé -văn minh), ngồi uống nước chè, đọc báo nói chuyện:

-Đề án thay thế cây xanh đã lê máy chém về đến phố rồi đây này!

-Ông còn đọc báo làm gì nữa. Báo Nhân dân giờ chỉ dùng làm giấy gói xôi là hợp thôi vì vừa dai lại dùng giấy khổ to.

- Các ông cũng đi họp đến mấy chục năm rồi còn gì nữa. Bản chất của chủ trương, chính sách, đề án, dự án là tốt chỉ có người làm là xấu. Dân thì gian mà quan thì tham. Tại anh tại ả tại cả đôi bên.

Cái gì bất bình thường làm nhiều sẽ thành bình thường

Cái gì bình thường mà không làm mới là bất bình thường

Cô bán xổ số cạnh bên, môi đỏ chót mặt hoa da phấn, lông mày kẻ to như con sâu róm, tóc ngắn xoăn lọn to màu hạt dẻ ngồi trong cái ô dù ngắm lại gương, sửa lại móng tay rồi ngúng nguẩy:

-Các ông bảy tám mươi rồi chứ không công an cho đi ăn cơm nhà nước, cải tạo nhân phẩm hết.

Đi lấy vật tư công trình vô tình gặp bác Song lên phố mua tấm lưới về quây đám gà con mà thấy ánh mắt bác cứ buồn buồn. Mọi năm tầm này cứ sau mưa rét bão gió, có nắng ấm là sẽ có trận mưa đền cây, giờ cây chặt hết rồi mưa biết đến ai. Dù không nói nhưng tôi biết bác đang xót xa cho những linh hồn đã 10 năm tuổi kia. Vừa lúc có tiếng nhạc đâu đó da diết, miết thẳng vào tâm trí:

“Cầu xin Quan Thế Âm cho tâm hồn con luôn sáng trong

Cầu xin Quan Thế Âm cho cõi lòng con không vấy nhơ

Và con xin khắc ghi những lời dạy từ bi chiếu soi

Nguyện bình yên quỳ dưới chân Người”

Tan nát tâm trạng một buổi sáng. Khi về lại công trường, tôi nặng nề ngồi bệt xuống, lưng dựa tường, chân duỗi dài trên đám cỏ mà suy tư. Vì cứ nghĩ đến tiếng nhạc chuông trong chiếc điện thoại số to của ai đó bất chợt phát ra trong khoảnh khắc, tôi lại cảm thấy lạnh người, hơi rùng mình. Có gì đó không đúng rồi.

Có những thứ vẫn tồn tại trong cuộc sống mà nghe chẳng có tí khoa học nào cả, báo hiệu trước một số sự việc mập mờ tốt xấu có thể sẽ xảy ra trong thì tương lai gần, điều làm tôi khó chịu lúc này cũng chính là thứ tôi đang cảm nhận thấy. Là điềm báo. Cái mầm cây ở cổ chỉ gây khó chịu trong chốc lát, tôi cũng đã quen với nó rồi. Khi cổ họng như có rễ cây đang vươn ra, tôi biết nó có liên quan đến người đã mất, tôi biết mình phải lần manh mối từ những tán cây. Nhưng điềm báo thì không hề dễ thở như vậy, nó bắt tôi dùng tất cả các giác quan trên cơ thể để tìm manh mối và đưa ra một quyết định không chắc chắn. Việc chạy trốn, để cảm giác bất an bao vây tâm trí vì không biết nó là cái gì là một điều thực sự ngu ngốc. Thay vì sợ hãi hãy dùng tất cả các dữ kiện, những gợi ý mà điềm báo mang đến để đi tìm nó. Tôi là người thích sự kiểm soát, chán ghét những trò đỏ đen có tính rủi ro cao nhưng những quyết định mà điềm báo buộc tôi phải đưa ra thường là xanh chín, một ăn một tịt. Lần này cũng vậy. Tôi hít một hơi thật sâu rồi thở dài. Tôi sờ lên cổ họng mình, nó không hề đau hay có cảm giác gì khác lạ khi đi qua những hàng cây đã đổ gục bên đường. Có lẽ có thể loại trừ đi yếu tố con người. Và đương nhiên là người chết. Thà cứ có ông nào bị lôi lên ngọn cây hay cành rơi sứt đầu mẻ trán còn thấy đỡ lo hơn ngồi nghĩ liên thiên nhăng cuội thế này.

Khi một số lượng cây rất lớn bị chặt đi bên Quản lý đô thị chắc chắn đã có những tính toán rất kĩ lưỡng. Thời gian này bão không lớn mà cũng không nhiều. Họa chăng một vài cơn mưa nặng hạt gây thiệt hại hoa màu chứ gió cũng không đủ lớn để tốc mái đổ nhà. Có hay không một cơn mưa đền cây lôi động Nam bang vũ trung bể Bắc?

Gió hình thành khi không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao đến vùng áp suất thấp. Các hiện tượng thời tiết di chuyển từ hướng tây sang, do đó gió thổi về hướng tây báo hiệu thời tiết tốt, vì nó ám chỉ rằng thời tiết xấu đã ở phía đông so với vị trí của mình. Gió thổi về hướng đông cảnh báo rằng thời tiết xấu đang tiến lại phía gần. Vì nó ngược tự nhiên.

Nhưng gió đang thổi là gió trước mặt chứ không phải gió sau lưng.

Trước một cơn mưa lớn, vùng áp suất thấp có thể làm mất đi kiểu gió bình thường và tạo ra hiện tượng lặng gió tạm thời. Trời không có gió và bầu không khí có vẻ yên ả. Nếu có vùng nước ở gần, mặt nước cũng sẽ phẳng lặng.

Nhưng mặt nước hồ sen vẫn có sóng, tiếng sáo diều ai thả vẫn u u bên tai.

Bầu không khí ẩm ướt trước mưa bão sẽ khiến cho các mùi hương trở nên rõ rệt hơn.

Nhưng không hề thấy mùi trứng thối của đầm lầy, mùi động thực vật phân hủy hay mùi ẩm mục mà cây cối đẩy ra ngoài trước những cơn mưa lớn.

Khi áp suất không khí hạ xuống trước mưa bão, loài chim thường cảm thấy khó chịu trong tai khiến chúng bay xuống gần mặt đất hơn hoặc đậu lại trên những cành cây thấp hay trên dây điện hoặc ăn côn trùng dưới đất.

Nhưng trên bờ đê chỉ thấy có mỗi đám bò vẫn chạy lăng xăng, tản mác mỗi góc một con, chúng không hề tụm lại như khi sắp có bão gió.

Về đêm ngước nhìn lên bầu trời, sao trên trời vẫn rất nhiều. Mệt mỏi nằm vật ra giường. Linh cảm rẻ tiền của mình dạo này lại có vấn đề à? Cũng tốt, có lẽ một ngày yên bình đã trôi qua. Lan man chìm vào giấc ngủ.

Lạc về dòng kí ức xưa cũ. Trong con phố đông đúc, Nam Văn Quán có anh thanh niên chân đi hài cỏ, đội mũ chóp đen, mặc áo giao lĩnh tà dài vạt chéo đang đọc điếu, giọng hào sảng mà chất chứa bi ai:

Vài lời thảng thốt!

Biết tỏ cùng ai?

Đêm lạnh phố dài

Hồn cây về chứng!

Nhật Nguyệt xoay vần, bốn mùa thay lá, tưởng gốc bền thì tán mãi còn xanh.

Có ngờ đâu một hồi trống lệnh nhanh, vừa dứt tiếng đứt rồi thân cổ thụ!

Nhìn cây đổ cho lòng thương tiếc, lõi thân này còn rỉ máu nhựa tươi

Rễ bật lên mà nhớ khôn nguôi, tán cây kia những ngày che nắng lửa.

Mùa Thu nào không thoảng mùi hoa sữa, vị hương nào “ngọt ngào phố đêm đêm”?

Mùa Hạ nào nấn ná muốn dài thêm, ngày tan trường “cánh phượng hồng” ép vở.

Con đường Xuân những chùm hoa sưa nở, trắng tinh khôi như áo trắng Hà Thành.

Góc phố nào nghiêng nghiêng mái rêu xanh, lá bàng đỏ ấm cả mùa Đông phố?

Đột nhiên Quan quân kéo đến vây quanh, niêm phong hội quán, bắt người thu giấy sớ. Anh thanh niên chống cự, bị gậy lim đánh đến không nhấc nổi mình. Khi bị kéo lê lôi đi, một tay bê bết máu vẫn cố đưa ra phía tôi mà nhìn với ánh mắt kiên định, đôi lông mày lưỡi kiếm nét hất nét mác nhíu lại cùng chiếc mũi cao thẳng bộ cổn cương trực tạo thành hình chữ nha 丫:

Thụ! Mở đồng nhãn mà cứu ta!

Tôi cứng họng rùng mình. Thụ nha 树丫chẳng phải là cái chạc cây hay sao. Thất thểu ra ngoài như công nhân bao cấp mất sổ gạo, tôi gặp một hàng sách rong, xin cho xem sách. Mở cuốn Cổ lịch thấy vẽ cảnh mục đồng dắt một con trâu màu đỏ, liền hỏi người bán sách:

-Sao con trâu này lại có màu đỏ thế bác?

Người bán sách ngạc nhiên trả lời:

-Cậu không biết chữ à, mở phần lời tựa ra mà đọc.

-Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam- Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.

-Sau Đông chí rồi. Khâm thiên giám đang phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông. Làm lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch hàng năm, năm nào chẳng vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo dự đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu. Nhưng năm nay thấy hai vị Danh Giáp, Trần Hân trong Khâm thiên giám đều bảo là kém. Nghe nói khi các quan nặn tượng, vua mộng thấy Thần Nông giày dép chỉnh tề về ngó xem mà mừng như mở cờ trong bụng. Vì ngài về mà vội vàng hấp tấp, giày đi có một bên là thường mất mùa, đói kém nay nghiêm chỉnh, trang trọng thế này ắt năm nay lúa gạo đầy bồ. Thế nhưng khi Thần Nông nhìn thấy một vị quan văn trẻ đang biên bút soạn thư, mặt ngài nhăn lại, ngài vuốt vuốt bộ râu, gãi gãi cặp sừng nhỏ trên đâu rồi giật mình như chợt nhớ ra điều gì, bỏ đi quên cả đôi dép dáng vẻ hớt hơ hớt hải.

-Thật là được phen tưởng bở mà.

Tôi ngạc nhiên tò mò mà hỏi thêm:

-Bác có biết tên vị quan văn trẻ tuổi ấy không ạ?

Vừa dứt lời có tiếng sấm động giữa trời quang. Tôi giật mình mà tỉnh giấc. Giật mình hơn khi ngoài trời đang mưa to. Tiếng không khí giãn nở kéo dài như có gì đó sắp xé toạc bầu trời, con chó nhà nằm ngoài hiên ư ử thúc cửa đòi vào. Tôi bật dậy, xỏ vội đôi dép chạy ra. Sét chồng, đánh thủng sơ bộ từ tầng mây trên xuống tầng mây dưới hình thành luồng dẫn rồi ngay lập tức từ tầng mây dưới đánh thẳng xuống mặt đất. Kết dẫn, định hướng và phản hồi tạo hình hoa sét Lichtenberg. Ánh sáng thoát ra từ tia sét đưa ban đêm về ban ngày trong chớp mắt và một chớp mắt sau là thứ âm thanh như vượt ngoài sức chịu đựng của đôi tai. Sấm nghịch nhiệt. Sấm nghịch nhiệt xảy ra khi một tia sét đánh từ mây xuống đất hình thành giữa khoảng không nghịch nhiệt, nơi không khí nóng bằng một cách lạ thường nào đó được giữ ở phía trên không khí lạnh. Âm thanh mà nó tạo ra mang năng lượng âm cao hơn rất nhiều so với những âm khác ở cùng khoảng cách. Trong khoảng không nghịch nhiệt, sự phân tán của năng lượng âm thanh theo phương thẳng đứng bị cản lại và toàn bộ năng lượng được tập trung ở lớp gần mặt đất. Nó như một tiếng gầm hoang dại của một con thú khổng lồ đang di chuyển cuộn tròn quanh người khiến ta có cảm giác như ngừng thở, tim ngừng đập, trí não ngừng suy nghĩ, co lại trong nỗi sợ. Nói không quá khi phải mất đến mấy giây sinh mạng tôi mới trở về lại được trạng thái bình thường. Đóng cửa lại mà lưng vẫn cứng tay run lẩy bẩy.

 
Last edited:
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ

III

Một ngày đông nhưng có nắng, mùa đã sang nhưng gió vẫn xạc xào khiến cô gái bên đường dù không lạnh nhưng vẫn kéo chặt tấm áo len mỏng sát người buông làn tóc rối. Con phố nghiêng nghiêng theo những hàng cây đổ, loang loáng những bóng áo xanh kẻ phản quang, mũ vàng của đội cây xanh đô thị cùng tiếng chuyển động ù lì của chiếc xe cẩu nâng. Tiếng cưa máy xoèn xoẹt, tiếng thân gỗ bị chặt hạ, đổ ào ào như động rừng, chúng nằm ngửa ngang, la liệt bên đường phố. Cái quán nước cạnh tòa Học chính bỏ lại từ thời Pháp thuộc, mấy ông cụ hưu trí đi dép quai hậu, sơ vin (civil) trông rất sơ vin li tê (civilité -lịch sự), sơ vin li sê (civilisé -văn minh), ngồi uống nước chè, đọc báo nói chuyện:

-Đề án thay thế cây xanh đã lê máy chém về đến phố rồi đây này!

-Ông còn đọc báo làm gì nữa. Báo Nhân dân giờ chỉ dùng làm giấy gói xôi là hợp thôi vì vừa dai lại dùng giấy khổ to.

- Các ông cũng đi họp đến mấy chục năm rồi còn gì nữa. Bản chất của chủ trương, chính sách, đề án, dự án là tốt chỉ có người làm là xấu. Dân thì gian mà quan thì tham. Tại anh tại ả tại cả đôi bên.

Cái gì bất bình thường làm nhiều sẽ thành bình thường

Cái gì bình thường mà không làm mới là bất bình thường

Cô bán xổ số cạnh bên, môi đỏ chót mặt hoa da phấn, lông mày kẻ to như con sâu róm, tóc ngắn xoăn lọn to màu hạt dẻ ngồi trong cái ô dù ngắm lại gương, sửa lại móng tay rồi ngúng nguẩy:

-Các ông bảy tám mươi rồi chứ không công an cho đi ăn cơm nhà nước, cải tạo nhân phẩm hết.

Đi lấy vật tư công trình vô tình gặp bác Song lên phố mua tấm lưới về quây đám gà con mà thấy ánh mắt bác cứ buồn buồn. Mọi năm tầm này cứ sau mưa rét bão gió, có nắng ấm là sẽ có trận mưa đền cây, giờ cây chặt hết rồi mưa biết đến ai. Dù không nói nhưng tôi biết bác đang xót xa cho những linh hồn đã 10 năm tuổi kia. Vừa lúc có tiếng nhạc đâu đó da diết, miết thẳng vào tâm trí:

“Cầu xin Quan Thế Âm cho tâm hồn con luôn sáng trong

Cầu xin Quan Thế Âm cho cõi lòng con không vấy nhơ

Và con xin khắc ghi những lời dạy từ bi chiếu soi

Nguyện bình yên quỳ dưới chân Người”

Tan nát tâm trạng một buổi sáng. Khi về lại công trường, tôi nặng nề ngồi bệt xuống, lưng dựa tường, chân duỗi dài trên đám cỏ mà suy tư. Vì cứ nghĩ đến tiếng nhạc chuông trong chiếc điện thoại số to của ai đó bất chợt phát ra trong khoảnh khắc, tôi lại cảm thấy lạnh người, hơi rùng mình. Có gì đó không đúng rồi.

Có những thứ vẫn tồn tại trong cuộc sống mà nghe chẳng có tí khoa học nào cả, báo hiệu trước một số sự việc mập mờ tốt xấu có thể sẽ xảy ra trong thì tương lai gần, điều làm tôi khó chịu lúc này cũng chính là thứ tôi đang cảm nhận thấy. Là điềm báo. Cái mầm cây ở cổ chỉ gây khó chịu trong chốc lát, tôi cũng đã quen với nó rồi. Khi cổ họng như có rễ cây đang vươn ra, tôi biết nó có liên quan đến người đã mất, tôi biết mình phải lần manh mối từ những tán cây. Nhưng điềm báo thì không hề dễ thở như vậy, nó bắt tôi dùng tất cả các giác quan trên cơ thể để tìm manh mối và đưa ra một quyết định không chắc chắn. Việc chạy trốn, để cảm giác bất an bao vây tâm trí vì không biết nó là cái gì là một điều thực sự ngu ngốc. Thay vì sợ hãi hãy dùng tất cả các dữ kiện, những gợi ý mà điềm báo mang đến để đi tìm nó. Tôi là người thích sự kiểm soát, chán ghét những trò đỏ đen có tính rủi ro cao nhưng những quyết định mà điềm báo buộc tôi phải đưa ra thường là xanh chín, một ăn một tịt. Lần này cũng vậy. Tôi hít một hơi thật sâu rồi thở dài. Tôi sờ lên cổ họng mình, nó không hề đau hay có cảm giác gì khác lạ khi đi qua những hàng cây đã đổ gục bên đường. Có lẽ có thể loại trừ đi yếu tố con người. Và đương nhiên là người chết. Thà cứ có ông nào bị lôi lên ngọn cây hay cành rơi sứt đầu mẻ trán còn thấy đỡ lo hơn ngồi nghĩ liên thiên nhăng cuội thế này.

Khi một số lượng cây rất lớn bị chặt đi bên Quản lý đô thị chắc chắn đã có những tính toán rất kĩ lưỡng. Thời gian này bão không lớn mà cũng không nhiều. Họa chăng một vài cơn mưa nặng hạt gây thiệt hại hoa màu chứ gió cũng không đủ lớn để tốc mái đổ nhà. Có hay không một cơn mưa đền cây lôi động Nam bang vũ trung bể Bắc?

Gió hình thành khi không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao đến vùng áp suất thấp. Các hiện tượng thời tiết di chuyển từ hướng tây sang, do đó gió thổi về hướng tây báo hiệu thời tiết tốt, vì nó ám chỉ rằng thời tiết xấu đã ở phía đông so với vị trí của mình. Gió thổi về hướng đông cảnh báo rằng thời tiết xấu đang tiến lại phía gần. Vì nó ngược tự nhiên.

Nhưng gió đang thổi là gió trước mặt chứ không phải gió sau lưng.

Trước một cơn mưa lớn, vùng áp suất thấp có thể làm mất đi kiểu gió bình thường và tạo ra hiện tượng lặng gió tạm thời. Trời không có gió và bầu không khí có vẻ yên ả. Nếu có vùng nước ở gần, mặt nước cũng sẽ phẳng lặng.

Nhưng mặt nước hồ sen vẫn có sóng, tiếng sáo diều ai thả vẫn u u bên tai.

Bầu không khí ẩm ướt trước mưa bão sẽ khiến cho các mùi hương trở nên rõ rệt hơn.

Nhưng không hề thấy mùi trứng thối của đầm lầy, mùi động thực vật phân hủy hay mùi ẩm mục mà cây cối đẩy ra ngoài trước những cơn mưa lớn.

Khi áp suất không khí hạ xuống trước mưa bão, loài chim thường cảm thấy khó chịu trong tai khiến chúng bay xuống gần mặt đất hơn hoặc đậu lại trên những cành cây thấp hay trên dây điện hoặc ăn côn trùng dưới đất.

Nhưng trên bờ đê chỉ thấy có mỗi đám bò vẫn chạy lăng xăng, tản mác mỗi góc một con, chúng không hề tụm lại như khi sắp có bão gió.

Về đêm ngước nhìn lên bầu trời, sao trên trời vẫn rất nhiều. Mệt mỏi nằm vật ra giường. Linh cảm rẻ tiền của mình dạo này lại có vấn đề à? Cũng tốt, có lẽ một ngày yên bình đã trôi qua. Lan man chìm vào giấc ngủ.

Lạc về dòng kí ức xưa cũ. Trong con phố đông đúc, Nam Văn Quán có anh thanh niên chân đi hài cỏ, đội mũ chóp đen, mặc áo giao lĩnh tà dài vạt chéo đang đọc điếu, giọng hào sảng mà chất chứa bi ai:

Vài lời thảng thốt!

Biết tỏ cùng ai?

Đêm lạnh phố dài

Hồn cây về chứng!

Nhật Nguyệt xoay vần, bốn mùa thay lá, tưởng gốc bền thì tán mãi còn xanh.

Có ngờ đâu một hồi trống lệnh nhanh, vừa dứt tiếng đứt rồi thân cổ thụ!

Nhìn cây đổ cho lòng thương tiếc, lõi thân này còn rỉ máu nhựa tươi

Rễ bật lên mà nhớ khôn nguôi, tán cây kia những ngày che nắng lửa.

Mùa Thu nào không thoảng mùi hoa sữa, vị hương nào “ngọt ngào phố đêm đêm”?

Mùa Hạ nào nấn ná muốn dài thêm, ngày tan trường “cánh phượng hồng” ép vở.

Con đường Xuân những chùm hoa sưa nở, trắng tinh khôi như áo trắng Hà Thành.

Góc phố nào nghiêng nghiêng mái rêu xanh, lá bàng đỏ ấm cả mùa Đông phố?

Đột nhiên Quan quân kéo đến vây quanh, niêm phong hội quán, bắt người thu giấy sớ. Anh thanh niên chống cự, bị gậy lim đánh đến không nhấc nổi mình. Khi bị kéo lê lôi đi, một tay bê bết máu vẫn cố đưa ra phía tôi mà nhìn với ánh mắt kiên định, đôi lông mày lưỡi kiếm nét hất nét mác nhíu lại cùng chiếc mũi cao thẳng bộ cổn cương trực tạo thành hình chữ nha 丫:

Thụ! Mở đồng nhãn mà cứu ta!

Tôi cứng họng rùng mình. Thụ nha 树丫chẳng phải là cái chạc cây hay sao. Thất thểu ra ngoài như công nhân bao cấp mất sổ gạo, tôi gặp một hàng sách rong, xin cho xem sách. Mở cuốn Cổ lịch thấy vẽ cảnh mục đồng dắt một con trâu màu đỏ, liền hỏi người bán sách:

-Sao con trâu này lại có màu đỏ thế bác?

Người bán sách ngạc nhiên trả lời:

-Cậu không biết chữ à, mở phần lời tựa ra mà đọc.

-Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam- Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.

-Sau Đông chí rồi. Khâm thiên giám đang phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông. Làm lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch hàng năm, năm nào chẳng vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo dự đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu. Nhưng năm nay thấy hai vị Danh Giáp, Trần Hân trong Khâm thiên giám đều bảo là kém. Nghe nói khi các quan nặn tượng, vua mộng thấy Thần Nông giày dép chỉnh tề về ngó xem mà mừng như mở cờ trong bụng. Vì ngài về mà vội vàng hấp tấp, giày đi có một bên là thường mất mùa, đói kém nay nghiêm chỉnh, trang trọng thế này ắt năm nay lúa gạo đầy bồ. Thế nhưng khi Thần Nông nhìn thấy một vị quan văn trẻ đang biên bút soạn thư, mặt ngài nhăn lại, ngài vuốt vuốt bộ râu, gãi gãi cặp sừng nhỏ trên đâu rồi giật mình như chợt nhớ ra điều gì, bỏ đi quên cả đôi dép dáng vẻ hớt hơ hớt hải.

-Thật là được phen tưởng bở mà.

Tôi ngạc nhiên tò mò mà hỏi thêm:

-Bác có biết tên vị quan văn trẻ tuổi ấy không ạ?

Vừa dứt lời có tiếng sấm động giữa trời quang. Tôi giật mình mà tỉnh giấc. Giật mình hơn khi ngoài trời đang mưa to. Tiếng không khí giãn nở kéo dài như có gì đó sắp xé toạc bầu trời, con chó nhà nằm ngoài hiên ư ử thúc cửa đòi vào. Tôi bật dậy, xỏ vội đôi dép chạy ra. Sét chồng, đánh thủng sơ bộ từ tầng mây trên xuống tầng mây dưới hình thành luồng dẫn rồi ngay lập tức từ tầng mây dưới đánh thẳng xuống mặt đất. Kết dẫn, định hướng và phản hồi tạo hình hoa sét Lichtenberg. Ánh sáng thoát ra từ tia sét đưa ban đêm về ban ngày trong chớp mắt và một chớp mắt sau là thứ âm thanh như vượt ngoài sức chịu đựng của đôi tai. Sấm nghịch nhiệt. Sấm nghịch nhiệt xảy ra khi một tia sét đánh từ mây xuống đất hình thành giữa khoảng không nghịch nhiệt, nơi không khí nóng bằng một cách lạ thường nào đó được giữ ở phía trên không khí lạnh. Âm thanh mà nó tạo ra mang năng lượng âm cao hơn rất nhiều so với những âm khác ở cùng khoảng cách. Trong khoảng không nghịch nhiệt, sự phân tán của năng lượng âm thanh theo phương thẳng đứng bị cản lại và toàn bộ năng lượng được tập trung ở lớp gần mặt đất. Nó như một tiếng gầm hoang dại của một con thú khổng lồ đang di chuyển cuộn tròn quanh người khiến ta có cảm giác như ngừng thở, tim ngừng đập, trí não ngừng suy nghĩ, co lại trong nỗi sợ. Nói không quá khi phải mất đến mấy giây sinh mạng tôi mới trở về lại được trạng thái bình thường. Đóng cửa lại mà lưng vẫn cứng tay run lẩy bẩy.

Chap này lan man thế thým
 
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ

IV

Sau một đêm mưa to, gió lớn thì xây dựng chẳng làm nổi việc gì, tôi lên phòng Kĩ thuật ngồi cho có. Cũng phải nói thêm, ngày đó thằng Toàn còn chưa vào, Trưởng phòng Kĩ thuật xây dựng cũng không phải anh Kĩ sư trưởng bây giờ mà là anh Hưng, cũng được anh em biết đến với cái tên Harry Nguyễn, một thanh niên gia đình ba đời CCCP nhưng lại chọn đi du học bên Mỹ. Phòng tôi được cái bứa đồng đều. Mưa gió thì lại đi rất sớm, lên chỉ để tranh thủ ván đế chế trước khi họp giao ban buổi sáng. Mà Sếp thì cũng bửa không kém. Mưa thì mới họp. Mưa không làm được việc gì là nhìn thằng nào cũng thấy muốn chửi rồi.Vừa vào đến cửa đã thấy mấy anh trong phòng bàn chuyện hai đứa con anh Thụy đêm qua phải cho đi viện. Một đêm mưa to gió lớn, tấm biển quảng cáo không biết lạc ở đâu đâm thẳng vào cửa sổ tầng hai nhà Trưởng phòng quản lý đô thị. Mảnh kính văng tứ tung lại đúng cửa sổ phòng ngủ hai đứa con nhỏ.

Anh trợ lý Giám đốc thong thả tay click chuột tay bốc mấy hạt muối biển ở lọ cho vào miệng nói:

-Sáng sớm đã thấy vợ ông Thụy gọi điện cho vợ anh hỏi tìm thầy cúng.

Anh Cường đầu quay như con đông tây, mắt đảo như rang lạc nhìn bản đồ con trong game, tay nhấn phím, tay bấm chuột tành tạch điều ngựa dò:

-Thằng nào như thế mà chả đái ra quần. Vừa đặt bút kí cho chặt cây xong phát bão to, cả phố chả nhà ai làm sao mỗi nhà mình bảng tin quăng bục cửa sổ, phải thuê taxi cho con đi viện ngay trong đêm.

-Gió bão thế nào mà thốc cái biển quảng cáo đâm bục kính chịu lực, xuyên qua khung thép 6x6 vuông đặc trang trí bên trong thì cũng sợ thật.

-Hôm qua gió cũng cấp 7, cấp 8 là cùng. Sao có chuyện vô lý như thế được.

-Doctor Hưng rảnh thì tính tải trọng gió đi.

Nghe tiếng có người gọi mình anh Hưng ngoảnh đầu ra:

-Tính lực đẩy ngang của gió à

Rồi anh bắt đầu vừa nói vừa gõ máy tính:

Vùng tính toán projected area là một cửa sổ 4 cánh cao 2 mét 42 rộng 1 mét 45 bỏ qua vách kính trên.

Diện tích mặt tiếp xúc area A là 3,5 mét vuông

Áp lực gió pressure P=Ce x Cd x Qs x Iw

Ce hệ số kết hợp của chiều cao, độ tiếp xúc và độ giật của gió có giới hạn theo UBC từ 0,60 đến 1,20. Lấy Ce=0,84

Cq là hệ số áp lực tương đương hệ số cản có giới hạn theo UBC từ 0,09 đến 1,15. Lấy Cd=1,05

Hệ số quan trọng Iw có giới hạn theo UBC từ 1 đến 1,7. Lấy Iw=1

Qs áp lực trì trệ của gió sẽ bằng 0,613 x bình phương vận tốc gió với vận tốc tính theo đơn vị mét trên giây.

Sau một thoáng suy tính anh Hưng nói:

-Vận tốc gió tăng theo chiều cao kết cấu và càng xuống gần mặt đất thì càng thay đổi thất thường, vì nó bị tác động bởi các công trình trên mặt đất. Những khu nhà cao tầng gió rất quẩn, có đường đi và tốc độ rất đáng sợ. Khu đô thị nhà anh Thụy ở có vận tốc gió đột ngột khi không còn vật cản được coi như gió bão hay gió cấp 10 theo thang Beaufort. Lúc này vận tốc gió được tính bằng 89 kilômét trên giờ hay 24,7 mét trên giây.

Áp lực gió P=0,84 x 1,05 x 1 x 0,613 x 24,72 = 329,85 newton trên mét vuông

Tải trọng gió F = A x P = 329,85 x 3,5 = 1154,48 newton

Tính theo ngôn ngữ Việt Nam đồng là 117,68 kilogram

-Điều đáng nói ở đây nếu tấm biển quảng cáo bị gió ném vào bờ tường thì vẫn hoàn toàn nằm trong giới hạn chịu tải của phòng ngủ dân dụng nhưng chết cái nó lại lao vào đúng điểm chịu lực yếu nhất là cửa sổ vách kính.

Họp hành xong, tôi được giao việc lên viện thăm hai đứa con anh Thịnh. Vì hôm nay không thi công, tôi cũng chẳng có việc gì làm. Lên thăm thì hai đứa bé bị dăm kính phần ngoài, sợ sốt và nhiễm trùng nên phải nằm viện theo dõi, những chỗ phạm như mắt mũi không hề hấn gì. Vợ anh Thịnh ngồi nói chuyện một lát rồi đi tìm bác sĩ nhờ tôi để ý hai thằng. Lúc ngồi cạnh giường gọt hoa quả, thằng lớn 7 tuổi thì thào:

-Chú ơi đêm qua có ông yêu quái đứng ở cửa sổ. Cháu bảo mà mẹ cháu không tin.

Thằng bé 4 tuổi nói còn ngọng ra ngọng vào, cười khúc khích:

- Ông ấy là người tốt, che kính vỡ còn bảo đừng sợ, ông ở đây rồi không sao đâu.

Tôi rùng mình gặn hỏi:

-Thế ông ấy trông thế nào?

Thằng bé khua khua tay miêu tả:

Ông ấy mắt to trán nhăn nhăn, có râu, mũi hếch, có cặp sừng nhỏ trên đầu như sừng bò mặc áo thêu lông chim.

Được buổi không có việc gì làm, về sớm tôi tạt té vào chỗ bác Song ngồi nói chuyện. Thấy tiếng xe máy khặc khặc như hết hơi của tôi ngoài cổng, bác Song nói với ra:

-Hôm nay kĩ sư rảnh không có việc gì làm vào chơi à

-Dạ vâng, mưa gió này chẳng làm được việc gì bác ạ

Vào đến sân chưa kịp dựng chân chống xe tôi đã cất lời hỏi:

-Hôm qua cháu xem thiên tượng thì thấy không mưa mà đêm mưa trận to quá bác ạ. Sấm sét hú hồn hú vía.

Bác Song cười bảo:

-Muốn biết mưa hay không chính xác thì phải thì tìm cỏ lá gừng, đào lên xem củ. Nó màu trắng vàng ngà voi khô láng là không có mưa, trắng sứ ẩm ướt là mưa to. Chính vì kiểu thân rễ liền đâm ngang chân rết, ăn lan bề mặt đất như một tấm cảm biến có bề mặt tiếp xúc khổng lồ, lại rất nhạy với sự thay đổi của thời tiết nên nó nên nó còn được gọi là Mộc Long.

Nói xong bác Song gọi tôi ra vườn, đào đám cỏ lá xanh mướt mập mạp lên rồi nhấc một đoạn thân củ to bằng ngón tay màu trắng ngà, có vân như vảy cá mà nói:

-Mai sẽ hanh và nắng. Cỏ lá gừng thích nghi rất tốt với môi trường. Không phải vì hôm nay mưa mà nó hút no ẩm, thành màu trắng sứ đâu, nó đã đang đẩy nước chuyển màu vàng ngà chịu nắng cho ngày mai rồi đây này.

Vào hiên ngồi nói chuyện, bác Song lấy từ kệ sách ra một cuốn sách cũ rồi nói:

-Cái cháu nghe thấy hôm qua không phải tiếng sấm

Tôi ngớ người ngạc nhiên, bác Song đưa cho tôi cuốn sách chỉ chỉ:

-Đây đọc đi

Tôi chầm chậm đọc từng chữ: 原来你不喜欢我

-Hóa ra em không thích anh. Lại ngôn tình cổ đại phiên bản hai giữa anh chăn trâu ( 牛郎 Ngưu Lang) và cô dệt vải ( 织女 Chức Nữ) à bác.

-Không, phải dịch là Hóa ra ngươi không thích ta. Truyện về một người thích rồng. Cột kèo xà cửa bàn ghế tủ giường đều chạm khắc hình rồng. Quần áo, chăn rèm đều thêu hình rồng. Bát đũa, lọ bình đều vẽ hình rồng. Nơi thờ cúng cũng có một ban thờ riêng rất trang trọng để thờ rồng. Rồng cảm tấm lòng của người này cuộn mình đến hiên nhà hỏi thăm. Không ngờ người này sợ đến mất hồn vía mà xua tay đuổi đi. Rồng bỏ đi cười mà nói rằng: Hóa ra ngươi không thích ta.

-Gặp được linh vật mình sùng bái, hơn nữa lại là rồng điều may mắn kiếp người mấy khi có được, vì sao người kia lại sợ hãi đến như thế? Chính vì những âm thanh như tiếng sấm nghịch hôm qua - Tiếng gầm thét của rồng. Tiếng gầm của rồng sấm dậy đất bằng, nghịch đảo âm dương, khiến người sống như chết đi, người chết như sống lại trong giây khắc. Trải qua sẽ tạo thành nỗi sợ hãi bản năng in sâu vào tâm trí. Bác vẫn nhớ lời của Lục tổ đại sư chùa Nam Hoa khi các đệ tử hỏi làm thế nào để thấy rồng. Nhìn thấy rồng vốn đã là kẻ khác thường rồi. Rồng thường có mình dài, lộ đầu chứ không lộ đuôi. Bởi vì Thần Long kiến thủ bất hiện vỹ. Thiền sư nhập định thấy hình dáng của rồng là như thế. Rồng là giống mau mắn về tu hành nên có được thần thông nhưng lại giới hoãn, chậm chạp không tinh tấn về giới luật nên bị đọa làm súc sinh. Không phải con rắn nào cũng đều là rồng, nhưng một con rồng sau khi bị đọa đày thì chắc chắn mang dáng mượn hình con rắn. Rồng có nhiều chủng loại như kim long, thanh long, hắc long, bạch long. Rồng có thể được sinh ra từ thai bào, từ sự biến hóa của các giống vật khác vượt cấp hóa sinh mà thành như nhân long, ngư long, tượng long, mã long, quy long kể cả là hạp long. Nhất điểu nhì xà tam ngư tứ tượng. Rồng cũng phải chịu những nỗi đau khổ riêng như bị ăn thịt, khi giao hợp về lại hình dáng rắn trong đau đớn, khổ nhục.Vì thế mỗi khi xuất hiện nó luôn cuộn mình gầm thét.

-Đơn giản dễ hiểu hơn chính là hiện tượng Cù dậy. "Cù dậy" là từ ngữ địa phương vùng đồng bằng sông Cửu long để chỉ một con cá sấu tu lâu năm hóa rồng bay lên. Đêm nằm nghe mưa to gió lớn, sấm sét dữ dội bất thường, người các vùng sông lớn thường nói: "Không khéo cù dậy".

-Tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn tạm chiếm số 331 ngày 15 tháng 10 năm 1970) có bài Hiện tượng kỳ lạ "Cù dậy" của Lê Văn Hương (trang 45 đến 48) cũng có nói về chuyện này ...

-Cuối năm 1945 quân Pháp đánh lan ra Sóc Trăng. Dân ở Kế Sách bỏ chạy qua sông Bát Xắc vào xã Ninh Thới quận Tiểu Cần (Trà Vinh) ở bên bờ rạch Cẩm Sơn, trong đất của ông Hàm Lâu. Qua năm 1946 đến năm 1947, một hôm tháng 6 trời mưa dầm, vào khoảng 4 giờ sáng bỗng nghe tiếng nổ ầm ầm. Mọi người cứ tưởng Tây ném bom. Sau mới biết là tiếng động ở dưới đất, kéo dài hàng giờ. Ông Hàm Lâu bảo dân chúng ra rình xem chỗ có tiếng nổ ở bãi xoài ven sông. Đến 5 giờ thình lình đất chuyển mạnh, dừa, ổi, xoài trốc gốc đổ nhào. Mặt đất mở ra, một vật đen to bằng chiếc ghe dài 30 m bay vụt lên cao, biến trong mây. Ra đo chỗ đất: lỗ sâu hơn 3 mét, ngang 2 mét, dài khoảng 30 mét. Đó là Cù dậy.

- Theo những quan điểm về nhập định thì một sinh vật trong những điều kiện đặc thù nhất định có thể chuyển hóa cơ thể để chuyển sang một dạng tồn tại khác. Đó là lý do có những con vật được gọi là thành tinh. Loài vật vốn không có phương tiện ngôn ngữ để tư nghi nên không vướng mắc với cái suy lý phân biệt của con người (trong Thiền gọi trí tuệ là con dao hai lưỡi, nó cho ta nhận ra sự cần thiết phải tu tập nhưng lại ngăn cản ta nhập tĩnh, diệt niệm), có thể đó là một thuận lợi của chúng. Nhưng loài vật không có khả năng tư duy phân biệt chính nghĩa phi nghĩa nên chúng không thể trở thành thánh thiện dù có tu luyện đến đâu đi nữa cũng chỉ là một thứ yêu tinh mà thôi. Con rồng chắc cũng vậy.

-Thế nên rồng luôn bị đọa đày để rèn luyện và thử thách. Vì nó chính là vết nứt cân bằng âm dương

Tôi gật gù tâm đắc:

-Cháu cũng cảm thấy rất khó lý giải về tiếng sấm nghịch nhiệt hôm qua. Một luồng khí nóng bằng cách nào lại có thể di chuyển ngược lên và nằm phía trên luồng không khí lạnh và tạo ra một tia lửa điện mang âm thanh khủng khiếp như thế.

-Những giải thích của bác rất đúng với những gì cháu từng trải qua. Có thể bác không tin nhưng cháu đã từng thấy rồng trong giấc mơ, dù chỉ là một giấc mơ nhạt nhòa âm sắc nhưng khi thấy rồng cuộn mình trước hiên nhà, không ai lấy làm vui mừng mà vẻ mặt đều thể hiện nỗi sợ. Và cháu cũng không biết vì sao tâm thức mình lúc đó lại lo lắng thấp thỏm đến vậy.

-Cháu thấy được rồng là do Đồng nhãn của cháu bị mở một cách vô thức.

Tôi bị giật mình mà nhắc lại:

-Đồng nhãn?

-Đồng nhãn còn được gọi là con mắt thích xen vào chuyện của người khác vì tạo ra sự đồng vị cảm xúc trên không cùng một cơ thể. Vận vật hữu linh, mọi thứ đều có linh hồn, không có gì tự nhiên sinh ra mà mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác mang theo sóng năng lượng chứa đựng một lượng thông tin nhất định, khi trùng với nhịp tần số sóng não thì giấc mơ sẽ đưa cháu vào không gian chứa đựng lượng thông tin đó. Con người vốn có tuệ tính tự nhiên, thông suốt vô ngạn, biến hóa khôn lường nhưng bước vào vòng lặp cuộc đời, khi chìm vào bể khổ mất đi tất cả lại cảm thấy mình có được mọi thứ mà đánh đổi, mà bơi lội ngược xuôi theo dòng đời. Trong những câu chuyện của trẻ con thường có những thứ vượt ngoài sức tưởng tượng như nhìn thấy em bé tròn đầu to như quá bí đao đỏ lựng gào khóc, ông yêu quái mắt to, mũi hếch đầu sừng trông dữ tợn,...lúc đồng nhãn bất chợt mở tự nhiên. Khi trưởng thành bộ phận tạo ra sự đồng vị cảm xúc ở thùy não tiêu giảm đi rồi biến mất nhưng cũng có những người còn xót lại và bước vào được giấc mơ của người khác như cháu.

Khi tôi hỏi về Thần Nông thì dường như bác Song có ý tránh không muốn trả lời. Tôi cũng không dám hỏi thêm nữa, phần vì cũng muộn rồi.

Khi về nhà xé tờ lịch cũ thấy đúng ngày Đông chí

Ăn bánh trôi nước

Hát cửu cửu ca

Chúc kính mẹ cha

Vị dư năm tháng.

Tôi có lỡ mồm mà hỏi mẹ tôi về đồng nhãn.Và đó lần đầu tiên tôi được nghe mẹ tôi kể về huyết kế giới hạn của gia tộc đang chảy trong mình.

Đồng nhãn được di truyền lại từ bà ngoại tôi, truyền sang mẹ rồi cho tôi. Mẹ tôi cả cuộc đời cho đến bây giờ ngoài đồng nhãn mở vô thức lúc trẻ chưa từng một lần sử dụng đôi mắt này trong khi bà ngoại tôi lại là một trong số rất ít người sử dụng được kỹ thuật bậc cao của đồng nhãn. Ông ngoại tôi mất sớm, mình bà gồng gánh cả gia đình trên vai, con cái đông đúc, nhiều lúc ốm đau tưởng như không chịu đựng nổi. Đấy là lý do vì sao đồng nhãn cũng được xếp vào thuộc về huyết kế giới hạn. Con mắt đọa đày, thử thách giới hạn phẩm chất con người. Mẹ tôi kể những ngày theo bà chèo mủng ra thoi cát giữa sông rỡ khoai sắn, chẳng có tàu máy mà sóng nước cứ dập dềnh, gió cứ ào ào quấn quanh vì thuồng luồng trêu. Cái mủng nhỏ chòng chành tưởng lật úp tới nơi, mẹ tôi sợ lắm nhưng bà ngoại vẫn coi như không, thoăn thoắt mà chèo. Ngày cậu út nhà tôi yêu một cô gái rồi chẳng hiểu sao cô gái đó trở tính trái nết chê cậu tôi rồi bỏ. Cậu bỏ công bỏ việc mà về nhà nằm co ro ở xó giường, đắp chăn giữa mùa hè, ánh mắt thất thần, chẳng chịu ăn uống gì đến mấy ngày. Bà ngoại trách “Đàn ông mà không cứng vía lần này rồi sẽ còn lần khác”. Nói rồi bà ngoại ra bãi đình chặt roi dâu về lột chăn vụt cho lằn ngang lằn dọc trên người. Vừa vụt bà vừa nói:

Ăn cơm phải biết công sức trâu ngựa

Mặc vải phải nhớ ai dâu kén con tằm

Sau đó bà nhờ mọi người cho cậu lên xe bò kéo ra chỗ hố bom cạnh bụi tre trong làng. Mẹ tôi, các dì xót em khóc lóc đòi đi theo bị bà đuổi về. Chỉ thấy người dân làm đồng bảo bà ngoại vừa kéo xe vừa quát to:

-Rồi mày xem nó là ai thì mày mới sáng mắt ra.

Hai mẹ con ngồi đến đêm thì cậu tôi nhìn thấy gì đó mà sợ mất mật, chợt tỉnh táo trở lại rồi mê tơi quần ống thấp ống cao kéo xe bò về. Bà ngoại rất giỏi và am hiểu huyền thuật nhưng không bao giờ cúng bói cho ai. Lễ tết chỉ xem đôi chân gà, cái cẳng giò thắp hương gia tiên, dự liệu cho gia đình. Thôn có cô thầy đồng rất giỏi nhưng không xem nổi cho bà ngoại tôi. Bảo bà ngoại tôi có bóng Quan che không nhìn thấy gì mà nói. Bà ngoại tôi chỉ thở dài mà bảo: Mày nói được là nhờ con ma dưới sông. Ma quỷ hay nhiều chuyện, gì cũng biết chỉ tương lai là không biết.

Khi bố mẹ tôi lấy nhau, nhà có cái giếng đào to lắm. Khi mới về làm dâu, mẹ tôi hay mơ thấy có cá chép vàng bơi trong giếng. Bà ngoại tôi chỉ hỏi:

-Thế quanh giếng có chão chuộc không?

Mẹ tôi bảo có.

Bà lắc đầu mà nói:

-Những giống trơn da đỏ lông, màu sắc sặc sỡ chưa bao giờ tốt lành. Trong giếng có con cá trê đen.

Bố tôi bảo quả thực giếng có con cá trê to gần bằng bắp đùi không biết mưa to gió lớn làm sao lạc được vào giếng rồi ở luôn trong đấy.

Rồi một ngày bỗng nước giếng có mùi, giếng bị thối không dùng được nữa mà phải lấp đi. Khi đấy cũng vừa đúng lúc người ta đi khoan giếng ngầm, tiện mà bỏ tiền khoan lại giếng mua bơm đặt chõ hút lên lấy nước dùng.

Mẹ tôi hỏi bà ngoại về việc làm lễ lấp giếng. Bà tôi mới bảo:

-Cá trê đen là giống ăn được xác người chết, con ma theo con cá trê thành tinh mà vào giếng. Nay giếng thối nước đứt long thì có gì mà phải sợ. Cái giếng ấy không lấp đi khó tránh khỏi điên ngộ, hương khói đồng thiếp, ma thì rước vào nhà, tổ tiên cho ra ngoài đường. Không phải thương tiếc cho cái đám vong tinh ấy làm gì.

Ban đầu cũng nghĩ cái giếng tự nhiên thối nước, mãi sau này khi bà ngoại đã mất rồi có ông thầy phong thủy đi ngang xem đất cho nhà bên cạnh, cứ nấn ná không chịu đi, hỏi dò bằng được người cắt long giếng chôn cái tinh cá trê với con ma dưới hố nước này là ai. Mọi người đều bảo là cái giếng nó tự thối nước chứ không có ai làm lễ cắt long lấp giếng. Ông thầy giọng cương trực thẳng thắn nói:

-Xưa nay tỉnh thủy bất phạm hà thủy, nước giếng không phạm nước sông ấy thế mà giống vong tinh thấp hèn lại đòi cá chép hóa rồng. Lại gặp đúng người mượn cớ đưa ngược nước sông vào nước giếng, thả long lớn vào tầm long bé lộ ra cá trê tinh chứ chẳng phải cá chép thần. Nước không đục không thối mới là lạ. Tầm long thì nhiều người làm được nhưng cắt long mà oản không dâng, hương không mất thế này cả đời mới thấy có một lần.

Lúc ấy mới vỡ lẽ là bà ngoại tôi làm. Đồng nhãn trong đôi mắt của bà không phải là thứ muốn vào thì vào muốn ra thì ra như mẹ tôi mà ở một cấp độ rất khác.

Thấy cá chép quẫy tưởng vượt vũ môn

Liền đưa thuồng luồng vào chơi trong giếng

Dù bà ngoại biết mẹ tôi là người duy nhất thừa hưởng lại đồng nhãn nhưng bà không bao giờ dạy mẹ tôi bất cứ điều gì liên quan đến con mắt thiên tội này. Có thời gian đồng nhãn của mẹ tôi bị mở vô thức, có con ma nam lâu năm theo vào bày trò yêu đương trong giấc mơ. Bà tôi thấy chướng tai gai mắt lắm nhưng cũng chỉ đi tìm thầy pháp về vẽ bùa trục tà ra chứ không hề mở đồng nhãn. Bà không muốn mẹ tôi mở con mắt ấy ra giống bà. Thế giới của đồng nhãn thuật cần những người có đôi mắt đồng vị cảm xúc để tồn tại, nó liên tục gửi thông tin và ép những người có đồng nhãn giao tiếp với nó. Nhưng bà tôi thì muốn thế giới ấy mất đi và không ai biết đến nó nữa.
 
Last edited:
Back
Top