thảo luận Truyện trinh thám các thím thích là gì?

cuốn này e có mà chưa đọc nữa. có khó hiểu lắm k bác?
văn của ổng đã vậy rồi nên đọc nản lắm. Để dễ tưởng tượng thì "Tên của đóa hồng" kể về công giáo và thần học, lịch sử, còn bên "Foucault" cũng y như vậy mà thần học của Do Thái gồm kinh cựu ước nữa. Đôi lúc đọc cả chương ko hiểu viết cái gì
 
Trung Quốc:
  • Lôi Mễ: Đây là tác giả đầu tiên mình đọc từ hồi cấp 2, nói chung ai nhập môn với mấy cuốn của bác thì okay, trinh thám và pha nhẹ 1 chút kinh dị, gần gũi với văn hóa Á Đông. Hồi đấy còn có Quỷ Cổ Nữ có cuốn Kỳ án ánh trăng khá nổi tiếng.
  • Tử Kim Trần: Siêu thích tác giả này qua cuốn Đêm trường tăm tối. Bác này văn hơi hướng hiện đại hơn, mang màu sắc xã hội châm biếm, phản ảnh cuộc sống TQ, một số nhân vật hơi cường điệu hóa quá mức, nhưng nhìn chung là 1 tác giả đáng đọc.
  • Chu Hạo Huy có 1 bộ gì đó siêu dài, đọc đc 1~2 tập là drop, phi lý hết sức
  • Một vài tác giả/bộ nội tiếng khác như Pháp Y Tần Minh, Ninh Hàng Nhất thì chưa đọc nên không rõ. Có 1 bộ nhận khá nhiều review tích cực là Trâm nhưng mình cũng chưa đọc.
  • Lửa thiêu rừng hạnh là cuốn đọc khá ám ảnh liên quan tới tội ác của con người ở thời kỳ Cách mạng VH ở TQ, tình tiết phá án cũng khá cơ bản nhưng nguyên nhân đằng sau thì tác giả làm khá tốt.

Nhật Bản:
  • Yokomizo Seishi: Tác giả trinh thám cổ điển, một số cuốn m đã đọc là Rìu, Đàn, Cúc; Đảo ngục môn,...
  • Edogawa Ranpo: Bác này có cuốn Đảo Quỷ
--> Tóm lại là với các tác giả trinh thám cổ của Nhật thì đã được lấy cảm hứng rất nhiều qua manga như Conan sau này

  • Shimada Soji: Tokyo Hoàng Đạo Án thì quá nổi tiếng rồi nên không comment gì nữa
  • Keigo: Bác này thì siêu nổi tiếng ở VN rồi, dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng có rất nhiều cuốn hay và nổi bật, m rất thích Phía sau nghi can X, Điều kỳ diệu ở tiệm tạp hóa..., Ảo dạ, Phương trình hạ chí, Sự cứu rỗi của thánh nữ và một cuốn mình siêu thích là Ác Ý. Bác này nhiều sách quá nên cũng chưa đọc được hết. Bác Keigo thì nên phân biệt rõ 2 nhánh là Trinh thám thuần (series Manabu Yukawa) và nhánh mang hướng tâm lý xã hội (Bạch Dạ Hành, Thánh giá rỗng,...)
  • Yukito Ayasuji: Bác này có Series Quán cũng có 1 vài cuốn hay
  • Otsuichi: Bác này thì ko hẳn là trinh thám mà xếp vào Bí ẩn - Kinh dị thì hợp lý hơn, có 2 cuốn mình khá thích là Zoo và Goth
Nhật thì còn nhiều tác giả nữa như Minato Kanae như Thú Tội cũng siêu nổi tiếng
E đang đọc Đêm trường Tăm tối, đến đoạn Chu Vĩ giả lệnh bắt Tôn Hồng Vận thấy nó cứ sao sao á. Tình huống thực tế sẽ ko ai làm thế cả. E đang đọc tiếp, ko biết đoạn đó có phải sạn duy nhất của truyện ko nhưng thấy hơi hụt hẫng so với đoạn đầu và mong đợi.
 
đọc kindaichi
Q8sGcLO.png
 
văn của ổng đã vậy rồi nên đọc nản lắm. Để dễ tưởng tượng thì "Tên của đóa hồng" kể về công giáo và thần học, lịch sử, còn bên "Foucault" cũng y như vậy mà thần học của Do Thái gồm kinh cựu ước nữa. Đôi lúc đọc cả chương ko hiểu viết cái gì
nó là một thực hành liên văn bản, nên đọc Eco, đôi khi, có nhiều chi tiết mất vài năm sau bạn mới nhận ra chủ ý, mà có khi nó lại nằm đâu đó trong một quyển sách khác bạn đang đọc tới
 
E đang đọc Đêm trường Tăm tối, đến đoạn Chu Vĩ giả lệnh bắt Tôn Hồng Vận thấy nó cứ sao sao á. Tình huống thực tế sẽ ko ai làm thế cả. E đang đọc tiếp, ko biết đoạn đó có phải sạn duy nhất của truyện ko nhưng thấy hơi hụt hẫng so với đoạn đầu và mong đợi.
chưa đọc, mà nghe kể trước thế giờ mất hứng quá :after_boom:
 
chưa đọc, mà nghe kể trước thế giờ mất hứng quá :after_boom:
Bác cứ đọc đi. E vừa đọc hết xong, đoạn e kể chỉ là 1 sạn thôi. Truyện thì lúc nào chả có sạn. Đến đời thường kể lại còn có sạn nữa là. Nhưng tổng quan của chuyện vẫn là đỉnh.
 
Mình đang đọc tuyển tập Agatha Christie down ebook từ dtv. Nói chung bà này đúng là tác giả gạo cội nhưng chỉ thấy 1 vài vụ cuốn. 1 số bộ đọc nhạt ko hấp dẫn lắm, có thể do cách dẫn truyện.
 
lôi mễ chắc do truyện lão hơi kịch, thích drama nội dung kiểu phim truyền hình, làm nv chính ngu phế đột xuất nên nhiều người không thích, thêm vào đó các quyển sau đề thi đẫm máu lôi mễ càng sa đà vô tâm lý xã hội. Chứ mình thấy văn phong lão viết chắc tay, diễn đạt câu chuyện cực kỳ trôi chảy, là điều quan trọng để hình thành sức hấp dẫn cho bất kỳ tiểu thuyết loại nào. Đọc lôi mễ xong đọc nhiều tác giả khác đúng kiểu éo vào, éo hiểu thằng tác giả đó đang truyền tải cái mẹ gì luôn.


trinh thám cổ điển đi theo quy chuẩn như mấy truyện sherlock holmes, poirot, conan, kindaichi ông và cháu....mô týp thám tử vô tình tới nơi đó hoặc được mời, nơi đó xảy ra án mạng, xuất hiện các nghi can và thám tử đi điều tra hung thủ trong các nghi can đó. Nhân vật thám tử thường được mô tả tài tình, dị biệt và gần như toàn là dân làm tư, là dân cựu hoặc không thuộc lực lực hành pháp như công an, cảnh sát. Thường trinh thám cổ điển do các tác giả cũ viết hoặc lấy bối cảnh cũ kỹ từ các năm 80,90 đổ về trước để tô đậm không khí ảm đạm cũng như sự hạn chế của công nghệ thời đại mới có cớ cho đám thám tử tư múa võ mồm.

Trinh thám hiện đại thì các vụ án đa dạng hơn, ngoài các vụ án theo kiểu giết người-tra án-phá án thuần túy thì còn các vụ án như bắt cóc, tống tiền, án hình sự, dân sự, án tham nhũng, các câu chuyện hay pha vào các yếu tố tâm lý xã hội như lôi mễ, tử kim trần, keigo. Nhân vật chính giờ đa phần sẽ thuộc lực lượng hành pháp do thời hiện đại công nghệ phát triển, mấy trò tố mồm suôn của đám thám tử tư ko còn hiệu lực nữa.


Nói chung bác thấy 1 tác phẩm trinh thám có 1 thằng thám tử éo phải cảnh sát, công an, tới 1 nơi và xảy ra án mạng, từ đâu nhảy ra 1 đống nhân chứng, thằng thám tử đi lòng vòng tra án, cảnh sát địa phương thì toàn đần độn vô dụng hoặc kém tài hơn thằng thám tử thì đó chính là trinh thám cổ điển
Cảm ơn phen đã chia sẻ rất clear về cổ điển và hiện đại :beauty:
 
Theo ý kiến của e thì đáng đọc nhất trong trinh thám TQ vẫn là Lôi Mễ và Tử Kim Trần, đa số tác phẩm tử khá trở lên. 13. 37 tạm tính vào TQ, là 1 cuốn siêu hay các bác nên đọc.

Còn lại với thì mấy tác giá kia đều trung bình, đặc biệt là Chu Hạo Huy với Bản thông báo tử vong, chán ko tả nổi, khuyên các bác bỏ qua, dài dòng, thiếu logic, cường điệu.

Không liên quan tới trinh thám nhưng bộ e thích nhất nhiều năm gần đây của TQ là Danh gia cổ vật của Mã Bá Dung. Bác nào thích cổ vật, phưu lưu, 1 chút nhẹ phá án, thì sẽ không thất vọng với bộ này.
Danh gia cổ vật đỉnh. Viết rất chỉn chu và gọn gàng, mặc dù boss cuối làm tôi hơi thất vọng :big_smile: Tôi khá thích kiểu truyện này của Tàu.
Có bộ nào của khựa mà phong cách và chất lượng tương tự ko fen.
 
Back
Top