thảo luận Truyện trinh thám các thím thích là gì?

Tàu Nhật thì có những bộ nào khuyến nghị thím nhỉ
tàu với nhật nếu nói về mảng hình sự thì tàu hơn, còn tâm lý xã hội thì nhật lùn nó tốt hơn, dù mảng trinh thám tlxh đang bị fan trinh thám chê vì hay lan man nhưng đọc nhật nó dễ vô hơn nhiều. Bọn nhật viết chắc tay, đúng vào trọng tâm, có drama nhưng làm chỉn chu, chém khá mượt, còn thằng tàu thì mảng tlxh cứ cố gắng drama kịch tích hóa nhiều thứ tới mức khó chịu như kiểu phim đài loan hồi xưa ấy. Còn hình sự, công an đi phá án thì thằng tàu hơn hẳn, nếu ko muốn nói 90% tiểu thuyết trinh thám tàu nhân vật thám tử đều là công an hoặc dính tới lực lượng hành pháp. Thằng nhật éo hiểu sao không thích đám cảnh sát, nhân vật chính của bọn nó hoặc là dân tay ngang, hoặc là cựu hay dân làm tư, đám cảnh sát đa phần đều tô vẽ như mấy thằng đần thích giải quyết sự việc qua loa.

Lan man vậy tới phần giới thiệu cho bác, về thằng Tàu như đã nói chúng nó mạnh về trinh thám hình sự, mà đặc trưng của chúng nó là yếu tố giật gân kinh dị, thậm chí là tâm linh, tức các vụ án vừa máu me ghê rợn vừa cẩu huyết, tạo sự kích thích. Nhưng chính vì cứ hay sa đà vô giật gân nên hay có tình trạng đầu voi đuôi chuột, các vụ án khúc đầu ghê rợn và kích thích nhưng khúc giải án thì qua loa hoặc nhạt nhẽo khá chán. Vấn đề nữa là hành văn, các tác giả tàu đa phần nổi nhờ các diễn đàn truyện mạng nên có người hành văn khéo, nhiều người lại viết rất ba chấm, nhiều khi cốt truyện hấp dẫn nhưng cách viết kém làm câu chuyện kém hấp dẫn đi rất nhiều.

_Lôi mễ với đọc giả thứ 7, đề thi đẫm máu thuộc trinh thám thuần túy, cuồng vọng là trinh thám tâm lý tội phạm....khứa này đầu topic tới giờ anh em giới thiệu nhiều rồi, bác có thể kéo lên đọc.

_chu hạo huy, bản thông báo tử vong trinh thám hình sự đấu trí, dốc quỷ ám, bức tranh giết người là trinh thám cổ điển. Lão này thì tầm trung, hành văn cũng được, hay thích lên gân lên cốt, drama hóa nhân vật nhiều khi hơi khó chịu. Mắc căn bệnh của trinh thám tàu là tạo vấn đề hấp dẫn nhưng giải án khá chán.

_quỷ cổ nữ, kỳ án ánh trăng, hồ tuyệt mệnh....truyện bà này văn phong khá do nữ viết, hay chèn tâm linh huyền diệu, là kiểu trinh thám thuần, các vụ án kì dị phức tạp được nhân vật thám tử éo phải conan đi giải mã.

_Tần minh với seri pháp y mang tên chính ổng, cha này thì khá giống dan brown của âu mỹ, nếu dan brown chuyên về tôn giáo thuyết âm mưu lịch sử thì ông này chuyên về pháp y, xác chết, các vụ án tuy đơn giản nhưng thực phức tạp. Điểm chung là ko phải nhà văn chuyên nghiệp nên viết nhiều nhưng hành văn không giỏi, cốt truyện cũng ko có plot twist hấp dẫn, hay ở đoạn tra án thôi.

_Sái tuấn, cha này thì ông nào xếp hạng B là đúng, phong cách nửa trinh thám nửa truyện liêu trai, hành văn lủng củng, không biết có phải do người dịch hay không mà cảm nhận mình đọc khá tệ.

_Khoáng hải vong hồ với Cuồng thám, truyện này là kiểu trinh thám pha yy, isekai hệ thống, nhân vật chính hơi thủ dâm quá đà nhưng các vụ án xây dựng tốt, hành văn ổn, đọc nhiều đoạn hài nữa.

Nhựt bủn thì lại là 1 bản nâng cấp của bọn tàu, vì chúng nó phát triển thể loại này từ những năm cuối thế kỷ 19 kìa, đa phần bọn nhật cũng có kiểu giật gân, kinh dị nhưng cách diễn đạt mềm mại hơn, văn chương hơn chứ ko xôi thịt như tàu khựa. Giai đoạn giải án có thể không hấp dẫn nhưng vẫn trình bày chỉnh chu, nói chung đa phần hành văn của các tác giả nhựt rất ổn, đọc trôi chảy, dẫn truyện tốt. Thứ duy nhất làm mình hơi khó chịu là tên họ của họ là dạng ghép kí tự, số lượng nhân vật đa phần nhiều nên đọc 1 hồi là loạn cả lên chả biết thằng nào với thằng nào, còn mà ai nghe audio thì thôi thua.

_Edogawa ranpo, cụ tổ của trinh thám nhật, truyện cụ mảng trinh thám ít nhưng tâm lý tội phạm, tâm lý biến thái, giật gân thì nhiều. Nhưng đọc vẫn hấp dẫn chứ ko lan man lê thê, hành văn thì tạm ổn do kiểu viết cách đây hơn trăm năm rồi. Muốn đọc nhanh thì có seri manga Dị nhân quán chuyển thể gần hết các tác phẩm của cụ dễ đọc hơn truyện chữ, nhân vật nữ vẽ cũng sexy.

_Seishi yokomizo, John Dickson Carr của nhật bản, ông hoàng trinh thám cổ điển nhựt, chuyên thể loại truyện diệt môn, các vụ án bí ẩn liên quan ma quỷ, thần thoại, những cái chết kì dị, chết trong phòng kín, những dòng họ lâu đời. Nhân vật kindaichi kousuke cụ viết, cách dựng cốt truyện của cụ là kim chỉ nam cho hầu hết các tác giả trinh thám nhật sau này, 1 dạng nhân vật kiểu sherlock holmes nhưng khiêm tốn và bình dị hơn nhiều lần.

_Keigo higashi, ông này thì quá nổi rồi, sách ở vn in khá nhiều. Lão có 2 phong cách riêng biệt luôn là trinh thám tâm lý và trinh thám cổ điển, lão này viết thì gọi là nhiều khủng khiếp, mà mình để ý các tác giả nhật sức viết của họ rất khủng, ông nào cũng lận lưng chục đầu sách là ít. Hành văn mượt, mảng trinh thám tâm lý mới là cái hay của lão này, lão này viết trinh thám cổ điển cũng nhiều nhưng đọc không hấp dẫn.

_Yukito Ayatsuji, môn đệ của Seishi yokomizo lão gia, chuyên thể loại trinh thám cổ điển, nội dung về các tòa nhà bí ẩn chứa nhiều câu chuyện ma mị. Rất nổi với Seri Quán, hiện vn đã in tới cuốn hắc ám quán, hành văn ok đọc dễ vô.
 
tàu với nhật nếu nói về mảng hình sự thì tàu hơn, còn tâm lý xã hội thì nhật lùn nó tốt hơn, dù mảng trinh thám tlxh đang bị fan trinh thám chê vì hay lan man nhưng đọc nhật nó dễ vô hơn nhiều. Bọn nhật viết chắc tay, đúng vào trọng tâm, có drama nhưng làm chỉn chu, chém khá mượt, còn thằng tàu thì mảng tlxh cứ cố gắng drama kịch tích hóa nhiều thứ tới mức khó chịu như kiểu phim đài loan hồi xưa ấy. Còn hình sự, công an đi phá án thì thằng tàu hơn hẳn, nếu ko muốn nói 90% tiểu thuyết trinh thám tàu nhân vật thám tử đều là công an hoặc dính tới lực lượng hành pháp. Thằng nhật éo hiểu sao không thích đám cảnh sát, nhân vật chính của bọn nó hoặc là dân tay ngang, hoặc là cựu hay dân làm tư, đám cảnh sát đa phần đều tô vẽ như mấy thằng đần thích giải quyết sự việc qua loa.

Lan man vậy tới phần giới thiệu cho bác, về thằng Tàu như đã nói chúng nó mạnh về trinh thám hình sự, mà đặc trưng của chúng nó là yếu tố giật gân kinh dị, thậm chí là tâm linh, tức các vụ án vừa máu me ghê rợn vừa cẩu huyết, tạo sự kích thích. Nhưng chính vì cứ hay sa đà vô giật gân nên hay có tình trạng đầu voi đuôi chuột, các vụ án khúc đầu ghê rợn và kích thích nhưng khúc giải án thì qua loa hoặc nhạt nhẽo khá chán. Vấn đề nữa là hành văn, các tác giả tàu đa phần nổi nhờ các diễn đàn truyện mạng nên có người hành văn khéo, nhiều người lại viết rất ba chấm, nhiều khi cốt truyện hấp dẫn nhưng cách viết kém làm câu chuyện kém hấp dẫn đi rất nhiều.

_Lôi mễ với đọc giả thứ 7, đề thi đẫm máu thuộc trinh thám thuần túy, cuồng vọng là trinh thám tâm lý tội phạm....khứa này đầu topic tới giờ anh em giới thiệu nhiều rồi, bác có thể kéo lên đọc.

_chu hạo huy, bản thông báo tử vong trinh thám hình sự đấu trí, dốc quỷ ám, bức tranh giết người là trinh thám cổ điển. Lão này thì tầm trung, hành văn cũng được, hay thích lên gân lên cốt, drama hóa nhân vật nhiều khi hơi khó chịu. Mắc căn bệnh của trinh thám tàu là tạo vấn đề hấp dẫn nhưng giải án khá chán.

_quỷ cổ nữ, kỳ án ánh trăng, hồ tuyệt mệnh....truyện bà này văn phong khá do nữ viết, hay chèn tâm linh huyền diệu, là kiểu trinh thám thuần, các vụ án kì dị phức tạp được nhân vật thám tử éo phải conan đi giải mã.

_Tần minh với seri pháp y mang tên chính ổng, cha này thì khá giống dan brown của âu mỹ, nếu dan brown chuyên về tôn giáo thuyết âm mưu lịch sử thì ông này chuyên về pháp y, xác chết, các vụ án tuy đơn giản nhưng thực phức tạp. Điểm chung là ko phải nhà văn chuyên nghiệp nên viết nhiều nhưng hành văn không giỏi, cốt truyện cũng ko có plot twist hấp dẫn, hay ở đoạn tra án thôi.

_Sái tuấn, cha này thì ông nào xếp hạng B là đúng, phong cách nửa trinh thám nửa truyện liêu trai, hành văn lủng củng, không biết có phải do người dịch hay không mà cảm nhận mình đọc khá tệ.

_Khoáng hải vong hồ với Cuồng thám, truyện này là kiểu trinh thám pha yy, isekai hệ thống, nhân vật chính hơi thủ dâm quá đà nhưng các vụ án xây dựng tốt, hành văn ổn, đọc nhiều đoạn hài nữa.

Nhựt bủn thì lại là 1 bản nâng cấp của bọn tàu, vì chúng nó phát triển thể loại này từ những năm cuối thế kỷ 19 kìa, đa phần bọn nhật cũng có kiểu giật gân, kinh dị nhưng cách diễn đạt mềm mại hơn, văn chương hơn chứ ko xôi thịt như tàu khựa. Giai đoạn giải án có thể không hấp dẫn nhưng vẫn trình bày chỉnh chu, nói chung đa phần hành văn của các tác giả nhựt rất ổn, đọc trôi chảy, dẫn truyện tốt. Thứ duy nhất làm mình hơi khó chịu là tên họ của họ là dạng ghép kí tự, số lượng nhân vật đa phần nhiều nên đọc 1 hồi là loạn cả lên chả biết thằng nào với thằng nào, còn mà ai nghe audio thì thôi thua.

_Edogawa ranpo, cụ tổ của trinh thám nhật, truyện cụ mảng trinh thám ít nhưng tâm lý tội phạm, tâm lý biến thái, giật gân thì nhiều. Nhưng đọc vẫn hấp dẫn chứ ko lan man lê thê, hành văn thì tạm ổn do kiểu viết cách đây hơn trăm năm rồi. Muốn đọc nhanh thì có seri manga Dị nhân quán chuyển thể gần hết các tác phẩm của cụ dễ đọc hơn truyện chữ, nhân vật nữ vẽ cũng sexy.

_Seishi yokomizo, John Dickson Carr của nhật bản, ông hoàng trinh thám cổ điển nhựt, chuyên thể loại truyện diệt môn, các vụ án bí ẩn liên quan ma quỷ, thần thoại, những cái chết kì dị, chết trong phòng kín, những dòng họ lâu đời. Nhân vật kindaichi kousuke cụ viết, cách dựng cốt truyện của cụ là kim chỉ nam cho hầu hết các tác giả trinh thám nhật sau này, 1 dạng nhân vật kiểu sherlock holmes nhưng khiêm tốn và bình dị hơn nhiều lần.

_Keigo higashi, ông này thì quá nổi rồi, sách ở vn in khá nhiều. Lão có 2 phong cách riêng biệt luôn là trinh thám tâm lý và trinh thám cổ điển, lão này viết thì gọi là nhiều khủng khiếp, mà mình để ý các tác giả nhật sức viết của họ rất khủng, ông nào cũng lận lưng chục đầu sách là ít. Hành văn mượt, mảng trinh thám tâm lý mới là cái hay của lão này, lão này viết trinh thám cổ điển cũng nhiều nhưng đọc không hấp dẫn.

_Yukito Ayatsuji, môn đệ của Seishi yokomizo lão gia, chuyên thể loại trinh thám cổ điển, nội dung về các tòa nhà bí ẩn chứa nhiều câu chuyện ma mị. Rất nổi với Seri Quán, hiện vn đã in tới cuốn hắc ám quán, hành văn ok đọc dễ vô.
quá chi tiết, cảm ơn thím nhiều ạ :D
 
tàu với nhật nếu nói về mảng hình sự thì tàu hơn, còn tâm lý xã hội thì nhật lùn nó tốt hơn, dù mảng trinh thám tlxh đang bị fan trinh thám chê vì hay lan man nhưng đọc nhật nó dễ vô hơn nhiều. Bọn nhật viết chắc tay, đúng vào trọng tâm, có drama nhưng làm chỉn chu, chém khá mượt, còn thằng tàu thì mảng tlxh cứ cố gắng drama kịch tích hóa nhiều thứ tới mức khó chịu như kiểu phim đài loan hồi xưa ấy. Còn hình sự, công an đi phá án thì thằng tàu hơn hẳn, nếu ko muốn nói 90% tiểu thuyết trinh thám tàu nhân vật thám tử đều là công an hoặc dính tới lực lượng hành pháp. Thằng nhật éo hiểu sao không thích đám cảnh sát, nhân vật chính của bọn nó hoặc là dân tay ngang, hoặc là cựu hay dân làm tư, đám cảnh sát đa phần đều tô vẽ như mấy thằng đần thích giải quyết sự việc qua loa.

Lan man vậy tới phần giới thiệu cho bác, về thằng Tàu như đã nói chúng nó mạnh về trinh thám hình sự, mà đặc trưng của chúng nó là yếu tố giật gân kinh dị, thậm chí là tâm linh, tức các vụ án vừa máu me ghê rợn vừa cẩu huyết, tạo sự kích thích. Nhưng chính vì cứ hay sa đà vô giật gân nên hay có tình trạng đầu voi đuôi chuột, các vụ án khúc đầu ghê rợn và kích thích nhưng khúc giải án thì qua loa hoặc nhạt nhẽo khá chán. Vấn đề nữa là hành văn, các tác giả tàu đa phần nổi nhờ các diễn đàn truyện mạng nên có người hành văn khéo, nhiều người lại viết rất ba chấm, nhiều khi cốt truyện hấp dẫn nhưng cách viết kém làm câu chuyện kém hấp dẫn đi rất nhiều.

_Lôi mễ với đọc giả thứ 7, đề thi đẫm máu thuộc trinh thám thuần túy, cuồng vọng là trinh thám tâm lý tội phạm....khứa này đầu topic tới giờ anh em giới thiệu nhiều rồi, bác có thể kéo lên đọc.

_chu hạo huy, bản thông báo tử vong trinh thám hình sự đấu trí, dốc quỷ ám, bức tranh giết người là trinh thám cổ điển. Lão này thì tầm trung, hành văn cũng được, hay thích lên gân lên cốt, drama hóa nhân vật nhiều khi hơi khó chịu. Mắc căn bệnh của trinh thám tàu là tạo vấn đề hấp dẫn nhưng giải án khá chán.

_quỷ cổ nữ, kỳ án ánh trăng, hồ tuyệt mệnh....truyện bà này văn phong khá do nữ viết, hay chèn tâm linh huyền diệu, là kiểu trinh thám thuần, các vụ án kì dị phức tạp được nhân vật thám tử éo phải conan đi giải mã.

_Tần minh với seri pháp y mang tên chính ổng, cha này thì khá giống dan brown của âu mỹ, nếu dan brown chuyên về tôn giáo thuyết âm mưu lịch sử thì ông này chuyên về pháp y, xác chết, các vụ án tuy đơn giản nhưng thực phức tạp. Điểm chung là ko phải nhà văn chuyên nghiệp nên viết nhiều nhưng hành văn không giỏi, cốt truyện cũng ko có plot twist hấp dẫn, hay ở đoạn tra án thôi.

_Sái tuấn, cha này thì ông nào xếp hạng B là đúng, phong cách nửa trinh thám nửa truyện liêu trai, hành văn lủng củng, không biết có phải do người dịch hay không mà cảm nhận mình đọc khá tệ.

_Khoáng hải vong hồ với Cuồng thám, truyện này là kiểu trinh thám pha yy, isekai hệ thống, nhân vật chính hơi thủ dâm quá đà nhưng các vụ án xây dựng tốt, hành văn ổn, đọc nhiều đoạn hài nữa.

Nhựt bủn thì lại là 1 bản nâng cấp của bọn tàu, vì chúng nó phát triển thể loại này từ những năm cuối thế kỷ 19 kìa, đa phần bọn nhật cũng có kiểu giật gân, kinh dị nhưng cách diễn đạt mềm mại hơn, văn chương hơn chứ ko xôi thịt như tàu khựa. Giai đoạn giải án có thể không hấp dẫn nhưng vẫn trình bày chỉnh chu, nói chung đa phần hành văn của các tác giả nhựt rất ổn, đọc trôi chảy, dẫn truyện tốt. Thứ duy nhất làm mình hơi khó chịu là tên họ của họ là dạng ghép kí tự, số lượng nhân vật đa phần nhiều nên đọc 1 hồi là loạn cả lên chả biết thằng nào với thằng nào, còn mà ai nghe audio thì thôi thua.

_Edogawa ranpo, cụ tổ của trinh thám nhật, truyện cụ mảng trinh thám ít nhưng tâm lý tội phạm, tâm lý biến thái, giật gân thì nhiều. Nhưng đọc vẫn hấp dẫn chứ ko lan man lê thê, hành văn thì tạm ổn do kiểu viết cách đây hơn trăm năm rồi. Muốn đọc nhanh thì có seri manga Dị nhân quán chuyển thể gần hết các tác phẩm của cụ dễ đọc hơn truyện chữ, nhân vật nữ vẽ cũng sexy.

_Seishi yokomizo, John Dickson Carr của nhật bản, ông hoàng trinh thám cổ điển nhựt, chuyên thể loại truyện diệt môn, các vụ án bí ẩn liên quan ma quỷ, thần thoại, những cái chết kì dị, chết trong phòng kín, những dòng họ lâu đời. Nhân vật kindaichi kousuke cụ viết, cách dựng cốt truyện của cụ là kim chỉ nam cho hầu hết các tác giả trinh thám nhật sau này, 1 dạng nhân vật kiểu sherlock holmes nhưng khiêm tốn và bình dị hơn nhiều lần.

_Keigo higashi, ông này thì quá nổi rồi, sách ở vn in khá nhiều. Lão có 2 phong cách riêng biệt luôn là trinh thám tâm lý và trinh thám cổ điển, lão này viết thì gọi là nhiều khủng khiếp, mà mình để ý các tác giả nhật sức viết của họ rất khủng, ông nào cũng lận lưng chục đầu sách là ít. Hành văn mượt, mảng trinh thám tâm lý mới là cái hay của lão này, lão này viết trinh thám cổ điển cũng nhiều nhưng đọc không hấp dẫn.

_Yukito Ayatsuji, môn đệ của Seishi yokomizo lão gia, chuyên thể loại trinh thám cổ điển, nội dung về các tòa nhà bí ẩn chứa nhiều câu chuyện ma mị. Rất nổi với Seri Quán, hiện vn đã in tới cuốn hắc ám quán, hành văn ok đọc dễ vô.
-Ranpo tả tâm lý tốt, mang lại màu sắc kinh dị trong tác phẩm, ko thuần trinh thám lắm mình thấy kiểu viết giống Edgar Allan Poe
-Seishi viết hay, VN của mình dịch ít chắc do ko hợp thị hiếu. Cách giải mã vụ án cũng đa dạng, nhiều lúc cho hung thủ tự khai luôn. Phải chi có ai thầu thêm Seishi về dịch
-Yukito mới đọc thập giác quán cảm giác viết chưa tới trinh thám lắm, ko biết mấy cuốn sau có khá hơn không nhưng cái trick của Thập giác quán khá đơn giản dễ đoán
-Keigo mình có lên 1 bài chê tác giả này rồi. Viết nhiều kinh khủng nhưng nội dung để bứt lên thì không có, ngoài nghi can X thì chắc mình thích nhà ảo thuật và phương trình hạ chí nhất do văn phong khá ổn và không một màu nhưng các tác phẩm kia. Xàm nhất vẫn là Thánh giá rỗng và cái chuyện gì đoán dc thời tiết đó
 
Mấy bạn chuyên văn phân tích hay thật. Mình đọc trinh thám nhiều, hiện đang đọc 13.67. Mình đọc thấy ấn tượng nhất là " Đêm trường tăm tối " của Tử kim Trần.
 
Công nhận trinh thám Nhật viết cuốn nhưng bị cái tâm lý nhiều quá làm nó không thực tế. Cuốn tôi thích nhất là "Hyouka" nhẹ nhàng, logic, không lan man :boss:. Trinh thám tàu thì toàn mỳ ăn liền, kiếm mãi mới ra dc vài bộ hay :doubt: có "Đêm trường tăm tối", "Mưu sát" -Tử Kim Trần đọc vẫn có sạn, dễ đoán nhưng chấp nhận đc :big_smile: mà đọc nhiều trinh thám quá rồi nên tôi chuyển sang đọc trinh thám kiểu linh dị, tâm linh, siêu năng lực nhưng chưa thấy bộ nào ưng cả, bộ tạm ổn nhất là "Another" :big_smile:
 
-Ranpo tả tâm lý tốt, mang lại màu sắc kinh dị trong tác phẩm, ko thuần trinh thám lắm mình thấy kiểu viết giống Edgar Allan Poe
-Seishi viết hay, VN của mình dịch ít chắc do ko hợp thị hiếu. Cách giải mã vụ án cũng đa dạng, nhiều lúc cho hung thủ tự khai luôn. Phải chi có ai thầu thêm Seishi về dịch
-Yukito mới đọc thập giác quán cảm giác viết chưa tới trinh thám lắm, ko biết mấy cuốn sau có khá hơn không nhưng cái trick của Thập giác quán khá đơn giản dễ đoán
-Keigo mình có lên 1 bài chê tác giả này rồi. Viết nhiều kinh khủng nhưng nội dung để bứt lên thì không có, ngoài nghi can X thì chắc mình thích nhà ảo thuật và phương trình hạ chí nhất do văn phong khá ổn và không một màu nhưng các tác phẩm kia. Xàm nhất vẫn là Thánh giá rỗng và cái chuyện gì đoán dc thời tiết đó
vì cụ Ranpo là fan của cụ Poe mà bác, nói chung trinh thám bản chất nó là thoát thai từ truyện giựt gân, truyện kinh dị, các loại weird tale thịnh hành của tây phương, nói về những con người đi khám phá 1 chuyện bí ẩn nào đó, có thể do tâm linh hoặc con người đứng sau. Nếu bác từng đọc các tác phẩm của cụ hp lovecraft thì truyện cosmic horror của cụ như tiếng gọi cthulu, bóng tối phủ innsmouth, dãy núi điên loạn....cũng có khác gì trinh thám đâu
 
vì cụ Ranpo là fan của cụ Poe mà bác, nói chung trinh thám bản chất nó là thoát thai từ truyện giựt gân, truyện kinh dị, các loại weird tale thịnh hành của tây phương, nói về những con người đi khám phá 1 chuyện bí ẩn nào đó, có thể do tâm linh hoặc con người đứng sau. Nếu bác từng đọc các tác phẩm của cụ hp lovecraft thì truyện cosmic horror của cụ như tiếng gọi cthulu, bóng tối phủ innsmouth, dãy núi điên loạn....cũng có khác gì trinh thám đâu
kiểu Poe and Ranpo nó creepy về tâm lý hơn horror cosmic đó bác. Như Ranpo cái chuyện ghế người, hay giết người xong đổ tội cho người khác, hoặc bò trên mái nhà nó mang cảm giác nhân vật lúc nào cũng bị có khả năng bị phát hiện hoặc lật tẩy. Mình đọc thấy ngột ngạt khó chịu ức chế, không thuần trinh thám cho lắm.
 
kiểu Poe and Ranpo nó creepy về tâm lý hơn horror cosmic đó bác. Như Ranpo cái chuyện ghế người, hay giết người xong đổ tội cho người khác, hoặc bò trên mái nhà nó mang cảm giác nhân vật lúc nào cũng bị có khả năng bị phát hiện hoặc lật tẩy. Mình đọc thấy ngột ngạt khó chịu ức chế, không thuần trinh thám cho lắm.
thì ba cái kinh dị, tâm lý giật gân chúng nó cùng với trinh thám sau này là 1 tệp con của "truyện kỳ lạ" aka weird tales (hay còn gọi nôm na là bí ẩn-kinh dị) mà bác. Dòng trinh thám có 1 lịch sử phát triển tương đối ngắn và cực kỳ nhanh chóng kể từ sau thế kỉ 19, mấy thể loại dâm thư, ngôn tình, tình cảm xã hội, phiêu lưu, thần thoại....vốn đã có từ rất rất lâu nhưng trinh thám chỉ mới được tách ra thành 1 nhánh riêng từ thể loại truyện bí ẩn-kinh dị trong thế kỉ 19 thôi. Cái giai đoạn trinh thám dần thoát ra phát triển thành 1 thể loại riêng là ngay cái giai đoạn của cụ Poe và Ranpo đó bác, nên chất trinh thám trong truyện của họ rất ít, các lứa nhà văn cùng thời với cụ Conan Doyle, bà Agatha ở phương tây và lứa cụ Seishi ở nhựt đã phát triển dòng truyện này thành bộ mặt của thể loại trinh thám như ta biết ngày nay.
 
_Lôi mễ với đọc giả thứ 7, đề thi đẫm máu thuộc trinh thám thuần túy, cuồng vọng là trinh thám tâm lý tội phạm....khứa này đầu topic tới giờ anh em giới thiệu nhiều rồi, bác có thể kéo lên đọc.

_chu hạo huy, bản thông báo tử vong trinh thám hình sự đấu trí, dốc quỷ ám, bức tranh giết người là trinh thám cổ điển. Lão này thì tầm trung, hành văn cũng được, hay thích lên gân lên cốt, drama hóa nhân vật nhiều khi hơi khó chịu. Mắc căn bệnh của trinh thám tàu là tạo vấn đề hấp dẫn nhưng giải án khá chán.

_quỷ cổ nữ, kỳ án ánh trăng, hồ tuyệt mệnh....truyện bà này văn phong khá do nữ viết, hay chèn tâm linh huyền diệu, là kiểu trinh thám thuần, các vụ án kì dị phức tạp được nhân vật thám tử éo phải conan đi giải mã.

_Tần minh với seri pháp y mang tên chính ổng, cha này thì khá giống dan brown của âu mỹ, nếu dan brown chuyên về tôn giáo thuyết âm mưu lịch sử thì ông này chuyên về pháp y, xác chết, các vụ án tuy đơn giản nhưng thực phức tạp. Điểm chung là ko phải nhà văn chuyên nghiệp nên viết nhiều nhưng hành văn không giỏi, cốt truyện cũng ko có plot twist hấp dẫn, hay ở đoạn tra án thôi.

_Sái tuấn, cha này thì ông nào xếp hạng B là đúng, phong cách nửa trinh thám nửa truyện liêu trai, hành văn lủng củng, không biết có phải do người dịch hay không mà cảm nhận mình đọc khá tệ.

_Khoáng hải vong hồ với Cuồng thám, truyện này là kiểu trinh thám pha yy, isekai hệ thống, nhân vật chính hơi thủ dâm quá đà nhưng các vụ án xây dựng tốt, hành văn ổn, đọc nhiều đoạn hài nữa.

Theo ý kiến của e thì đáng đọc nhất trong trinh thám TQ vẫn là Lôi Mễ và Tử Kim Trần, đa số tác phẩm tử khá trở lên. 13. 37 tạm tính vào TQ, là 1 cuốn siêu hay các bác nên đọc.

Còn lại với thì mấy tác giá kia đều trung bình, đặc biệt là Chu Hạo Huy với Bản thông báo tử vong, chán ko tả nổi, khuyên các bác bỏ qua, dài dòng, thiếu logic, cường điệu.

Không liên quan tới trinh thám nhưng bộ e thích nhất nhiều năm gần đây của TQ là Danh gia cổ vật của Mã Bá Dung. Bác nào thích cổ vật, phưu lưu, 1 chút nhẹ phá án, thì sẽ không thất vọng với bộ này.
 
Theo ý kiến của e thì đáng đọc nhất trong trinh thám TQ vẫn là Lôi Mễ và Tử Kim Trần, đa số tác phẩm tử khá trở lên. 13. 37 tạm tính vào TQ, là 1 cuốn siêu hay các bác nên đọc.

Còn lại với thì mấy tác giá kia đều trung bình, đặc biệt là Chu Hạo Huy với Bản thông báo tử vong, chán ko tả nổi, khuyên các bác bỏ qua, dài dòng, thiếu logic, cường điệu.

Không liên quan tới trinh thám nhưng bộ e thích nhất nhiều năm gần đây của TQ là Danh gia cổ vật của Mã Bá Dung. Bác nào thích cổ vật, phưu lưu, 1 chút nhẹ phá án, thì sẽ không thất vọng với bộ này.
Tên quyển đó là 13.37 à thím ?
 
Tôi đã đọc Sherlock Homes, hiện đang đọc Mười Người Da Đen Nhỏ của Agatha Christie cần các anh tư vấn cho vài đầu sách trinh thám tiếp theo. Gu đọc sách của tôi nói chung dễ tính nhưng có vài yêu cầu nhỏ như tác giả phải đảm bảo độ uy tín (Đạt đỉnh cao nhờ tác phẩm tại thời đại đó), mỗi quốc gia cần 1 2 cuốn đại diện thôi cho đa dạng văn hóa. Tks + tín dụng các anh trước
 
Theo ý kiến của e thì đáng đọc nhất trong trinh thám TQ vẫn là Lôi Mễ và Tử Kim Trần, đa số tác phẩm tử khá trở lên. 13. 37 tạm tính vào TQ, là 1 cuốn siêu hay các bác nên đọc.

Còn lại với thì mấy tác giá kia đều trung bình, đặc biệt là Chu Hạo Huy với Bản thông báo tử vong, chán ko tả nổi, khuyên các bác bỏ qua, dài dòng, thiếu logic, cường điệu.

Không liên quan tới trinh thám nhưng bộ e thích nhất nhiều năm gần đây của TQ là Danh gia cổ vật của Mã Bá Dung. Bác nào thích cổ vật, phưu lưu, 1 chút nhẹ phá án, thì sẽ không thất vọng với bộ này.
tàu khựa chúng nó tuy số lượng đầu sách khá phong phú nhưng lại khá công nghiệp, thượng vàng hạ cám và cám nhiều hơn vàng do 2 lý do, 1 là văn hóa truyện trinh thám của chúng nó rất mỏng, trong khi hai cây đa đề của dòng này là Nhật và Mẽo đã phát triển thể loại này từ giữa thế kỷ 19 cho tới nay, với 1 đống các tiểu thuyết gia nhiều phong cách góp phần thúc đẩy phát triển thể loại này. Thằng khựa tuy văn hóa cực kỳ khủng nhưng do yếu tố xã hội chính trị, cách mạng văn hóa ở tàu đã đấu tố dòng tiểu thuyết này là "bạo lực và gây xung đột giai cấp", cho tới tận cuối mấy năm 8x,9x thì mới dần xuất hiện sản phẩm của thể loại này.

2 là các tác giả trinh thám của chúng nó đa phần toàn là nhà văn mạng, vốn giàu ý tưởng nhiều hơn là giàu lối viết, trong khi cách diễn đạt, trình bày, thể hiện tác phẩm cũng là 1 cách đem lại sự hấp dẫn cho tác phẩm. Bởi vậy bác có thể để ý thấy trinh thám mẽo và nhật có thể truyện hay truyện dở nhưng rất ít ai viết lủng củng, thiết kế nhân vật bị cường điệu, giả trân sượng sạo (ngoài mấy truyện cho con nít như) vì đa phần đều là nhà văn chuyên nghiệp, trước khi có 1 tác phẩm in sách hoặc tác phẩm nổi họ đã viết và học hỏi viết rất nhiều. Trong khi bên Khựa nhiều khi tác phẩm đó là đầu tay của người đó, tay nghề cực kỳ non nhưng ý tưởng hấp dẫn, nxb săn tác phẩm trên các diễn đàng văn học thấy và hợp tác luôn. Lão Chu hạo huy mà bác chê là hình ảnh tiêu biểu cho dòng trinh thám tàu khựa, thiếu trau chuốt cho câu văn và xây dựng nhân vật, các nhân vật đều bị cường điệu, câu văn lặp đi lặp lại, dài dòng dù ý tưởng của lão trong các tác phẩm là rất tốt
 
Tôi đã đọc Sherlock Homes, hiện đang đọc Mười Người Da Đen Nhỏ của Agatha Christie cần các anh tư vấn cho vài đầu sách trinh thám tiếp theo. Gu đọc sách của tôi nói chung dễ tính nhưng có vài yêu cầu nhỏ như tác giả phải đảm bảo độ uy tín (Đạt đỉnh cao nhờ tác phẩm tại thời đại đó), mỗi quốc gia cần 1 2 cuốn đại diện thôi cho đa dạng văn hóa. Tks + tín dụng các anh trước
Nguồn tôi copy bên group Hội những người thích truyện trinh thám cho bác tham khảo
"Vì tác giả mới liên tục xuất bản nên lập list mới mở rộng về tác giả và tác phẩm tiêu biểu của họ. Đa số tác giả này đều viết ở mức khá ổn nên các bạn có thể yên tâm. Có nhiều sự lựa chọn nên những cuốn cũ giờ hơi khó tìm mình bỏ qua. Hy vọng các bạn đọc kỹ và hạn chế đăng bài hỏi loãng gr.
Ai có đóng góp gì cứ cmt ở dưới cho mình xem xét bổ sung.
TRINH THÁM HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Anh- Mỹ
Các series nổi tiếng tiêu biểu
1. Hannibal Lecter - Thomas Harris: 3 tập trong đó ''Sự im lặng của bầy cừu'' là hay và tiêu biểu nhất.
2. Series Tracy Crosswhite - Robert Dugoni: đã xuất bản 5 tập. Mọi người có thể bắt đầu từ tập 1 ''Căn hầm tối''.
3. Series hình sự Lincoln Rhyme - Jeffery Deaver: đã xuất bản rất nhiều ở VN, cuốn 1 ''Kẻ Tầm Xương''.
4. Series Săn Mồi của John Sandford. Cuốn tiêu biểu ‘’Cuộc thanh trừng mùa đông’’.
5. Series người hùng hành động Jack Reacher của Lee Child ''Một phát một mạng'' ; ''Kẻ thù''.
6. Series trinh thám tôn giáo khoa học của Dan Brown; tiêu biểu ''Thiên thần và ác quỷ'', ''Mật mã Da vinci''.
7. Trinh thám y khoa-pháp y của tess Gerritsen (chỉ còn ebook hoặc sách cũ)
8.Trinh thám pháp lý của John Grisham (chỉ còn ebook hoặc sách cũ)
Bắc Âu:
1. Series ‘’Cô gái có hình xăm rồng’’ -Stieg Larsson là tiêu biểu nhất của dòng này. Tác giả viết 3 tập rồi từ trần. Các tập tiếp theo do tác giả khác chấp bút tiếp nối. Nên bắt đầu từ tập 1 với tên ở trên.
2. Các lựa chọn khác
  • Cô gái trong lồng: Jussi Adler - Olsen
  • Người ruồi: Hans Olav Lahlum
  • Công chúa băng: Camilla Läckberg
  • Chim cổ đỏ: Jo Nesbo.
· Pháp:
1. Trong những cánh rừng vĩnh cửu: Fred Vargas
2. Hoa Súng Đen: Michal Bussi
3. Alex: Pierre Lemaitre
4. Băng: Bernard Minier
5. Lời hứa của bóng đêm - MAXIME CHATTAM
· Khác:
1. Series ‘’Kẻ Nhắc Tuồng – Người Ru Ngủ’’ của Donato Carrisi (Ý)
2. Vụ án Harry Quebert – Joe Dicker (Thụy Sỹ)
3. Kẻ đoạt hồn - Sebastian Fitzek (Đức)
TRINH THÁM CHÂU Á:
Nhật
1. Higashino Keigo. Tác phẩm xuất bản rất nhiều. Tiêu biểu ‘’Phía sau nghi can X’’, ‘’Bạch Dạ Hành’’, ‘’Ác Ý’’.
2. Kanae Minato - Thú tội
3. Tokyo Hoàng đạo án - Soji Shimada
4. Ratman Bản Sao Chép Lỗi - Shusuke Michio
Trung Quốc
1. Series Tâm lý tội phạm (5c) - Lôi Mễ: nổi bật nhất ‘’Đề Thi Đẫm Máu’’
2. Series tội phạm trí tuệ cao của Tử Kim Trần: ‘’Mưu sát’’, ‘‘Đêm trường tăm tối’’, “Đứa trẻ hư’’.
3. Series Pháp Y Tần Minh
4. Series Bản thông báo tử vong (5c)
5. Series kinh dị pha trinh thám 1/14 của Ninh Hàng Nhất (5c).
6. Series trinh thám cổ trang Trâm – tác giả Châu Văn Văn
7. 13-67 - Chan Ho Kei (trinh thám Hồng Kong)
Hàn Quốc:
- 7 năm bóng tối - Yeong Yu Jeong
Trinh Thám Việt
+Trại Hoa Đỏ - Di Li
  • Mặt Nạ Trắng – Kim Tam Long
  • Minh Mạng Mật Chỉ - Giản Tư Hải
  • Thiên Thần Mù Sương- Đức Anh
TRINH THÁM SUY LUẬN CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY
Ngoài bộ Sherlock Holmes của Conan Doyle thì có những tác giả dưới đây.
  • Đầu bảng là Agatha Christie với những cuốn ‘’ Vụ ám sát ông Roger Ackroyd’’; ‘’10 người da đen nhỏ’’
  • Suy luận Pháp y và khoa học: ''Con mắt thần Osiris'' – Austin Freeman; ''Vụ án phim trường'' - Arthur B.Reeve.
  • Series phá án ‘’tấn bi kịch’’ (4c) của Ellery Queen.
  • ‘’Tội ác bất khả thi’’: các truyện của John Dickson Carr như: ‘’Người rỗng’’, ‘’Chiếc bản lề cong’’ hoặc ‘’Giả thuyết thứ 7 của Paul Halter’’
  • Trinh thám cổ trang: series Địch Công Kỳ Án của van Gulik
  • Series thanh tra Lecoq của Emile Gaboriau: Hồ sơ số 113 ; Tội Ác ở Orcival.
  • Trinh thám đen: series đen của Cornell Woolrich tiêu biểu có ‘’Cô dâu đen’’ ; “Điểm hẹn đen’’ ; “Người đàn bà trong đêm’’.
  • Series trinh thám suy luận pháp lý Perry Mason - tác giả Erle Stanley Gardner.
  • Series hiệp tặc Arsene Lupin
  • Đảo quỷ- Edogawa Ranpo
Trinh thám Manga
-Đi từ dễ đến hack não lần lượt là Conan, Kindaichi và Death Note.
- Thích thì đọc tiếp
  • Thám tử Eiji (Saikometora Eiji)
  • Học viện thám tử Q (Detective Academy Q)
  • Monster - Naoki Urasawa"
 
Nguồn tôi copy bên group Hội những người thích truyện trinh thám cho bác tham khảo
"Vì tác giả mới liên tục xuất bản nên lập list mới mở rộng về tác giả và tác phẩm tiêu biểu của họ. Đa số tác giả này đều viết ở mức khá ổn nên các bạn có thể yên tâm. Có nhiều sự lựa chọn nên những cuốn cũ giờ hơi khó tìm mình bỏ qua. Hy vọng các bạn đọc kỹ và hạn chế đăng bài hỏi loãng gr.
Ai có đóng góp gì cứ cmt ở dưới cho mình xem xét bổ sung.
TRINH THÁM HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Anh- Mỹ
Các series nổi tiếng tiêu biểu
1. Hannibal Lecter - Thomas Harris: 3 tập trong đó ''Sự im lặng của bầy cừu'' là hay và tiêu biểu nhất.
2. Series Tracy Crosswhite - Robert Dugoni: đã xuất bản 5 tập. Mọi người có thể bắt đầu từ tập 1 ''Căn hầm tối''.
3. Series hình sự Lincoln Rhyme - Jeffery Deaver: đã xuất bản rất nhiều ở VN, cuốn 1 ''Kẻ Tầm Xương''.
4. Series Săn Mồi của John Sandford. Cuốn tiêu biểu ‘’Cuộc thanh trừng mùa đông’’.
5. Series người hùng hành động Jack Reacher của Lee Child ''Một phát một mạng'' ; ''Kẻ thù''.
6. Series trinh thám tôn giáo khoa học của Dan Brown; tiêu biểu ''Thiên thần và ác quỷ'', ''Mật mã Da vinci''.
7. Trinh thám y khoa-pháp y của tess Gerritsen (chỉ còn ebook hoặc sách cũ)
8.Trinh thám pháp lý của John Grisham (chỉ còn ebook hoặc sách cũ)
Bắc Âu:
1. Series ‘’Cô gái có hình xăm rồng’’ -Stieg Larsson là tiêu biểu nhất của dòng này. Tác giả viết 3 tập rồi từ trần. Các tập tiếp theo do tác giả khác chấp bút tiếp nối. Nên bắt đầu từ tập 1 với tên ở trên.
2. Các lựa chọn khác
  • Cô gái trong lồng: Jussi Adler - Olsen
  • Người ruồi: Hans Olav Lahlum
  • Công chúa băng: Camilla Läckberg
  • Chim cổ đỏ: Jo Nesbo.
· Pháp:
1. Trong những cánh rừng vĩnh cửu: Fred Vargas
2. Hoa Súng Đen: Michal Bussi
3. Alex: Pierre Lemaitre
4. Băng: Bernard Minier
5. Lời hứa của bóng đêm - MAXIME CHATTAM
· Khác:
1. Series ‘’Kẻ Nhắc Tuồng – Người Ru Ngủ’’ của Donato Carrisi (Ý)
2. Vụ án Harry Quebert – Joe Dicker (Thụy Sỹ)
3. Kẻ đoạt hồn - Sebastian Fitzek (Đức)
TRINH THÁM CHÂU Á:
Nhật
1. Higashino Keigo. Tác phẩm xuất bản rất nhiều. Tiêu biểu ‘’Phía sau nghi can X’’, ‘’Bạch Dạ Hành’’, ‘’Ác Ý’’.
2. Kanae Minato - Thú tội
3. Tokyo Hoàng đạo án - Soji Shimada
4. Ratman Bản Sao Chép Lỗi - Shusuke Michio
Trung Quốc
1. Series Tâm lý tội phạm (5c) - Lôi Mễ: nổi bật nhất ‘’Đề Thi Đẫm Máu’’
2. Series tội phạm trí tuệ cao của Tử Kim Trần: ‘’Mưu sát’’, ‘‘Đêm trường tăm tối’’, “Đứa trẻ hư’’.
3. Series Pháp Y Tần Minh
4. Series Bản thông báo tử vong (5c)
5. Series kinh dị pha trinh thám 1/14 của Ninh Hàng Nhất (5c).
6. Series trinh thám cổ trang Trâm – tác giả Châu Văn Văn
7. 13-67 - Chan Ho Kei (trinh thám Hồng Kong)
Hàn Quốc:
- 7 năm bóng tối - Yeong Yu Jeong
Trinh Thám Việt
+Trại Hoa Đỏ - Di Li
  • Mặt Nạ Trắng – Kim Tam Long
  • Minh Mạng Mật Chỉ - Giản Tư Hải
  • Thiên Thần Mù Sương- Đức Anh
TRINH THÁM SUY LUẬN CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY
Ngoài bộ Sherlock Holmes của Conan Doyle thì có những tác giả dưới đây.
  • Đầu bảng là Agatha Christie với những cuốn ‘’ Vụ ám sát ông Roger Ackroyd’’; ‘’10 người da đen nhỏ’’
  • Suy luận Pháp y và khoa học: ''Con mắt thần Osiris'' – Austin Freeman; ''Vụ án phim trường'' - Arthur B.Reeve.
  • Series phá án ‘’tấn bi kịch’’ (4c) của Ellery Queen.
  • ‘’Tội ác bất khả thi’’: các truyện của John Dickson Carr như: ‘’Người rỗng’’, ‘’Chiếc bản lề cong’’ hoặc ‘’Giả thuyết thứ 7 của Paul Halter’’
  • Trinh thám cổ trang: series Địch Công Kỳ Án của van Gulik
  • Series thanh tra Lecoq của Emile Gaboriau: Hồ sơ số 113 ; Tội Ác ở Orcival.
  • Trinh thám đen: series đen của Cornell Woolrich tiêu biểu có ‘’Cô dâu đen’’ ; “Điểm hẹn đen’’ ; “Người đàn bà trong đêm’’.
  • Series trinh thám suy luận pháp lý Perry Mason - tác giả Erle Stanley Gardner.
  • Series hiệp tặc Arsene Lupin
  • Đảo quỷ- Edogawa Ranpo
Trinh thám Manga
-Đi từ dễ đến hack não lần lượt là Conan, Kindaichi và Death Note.
- Thích thì đọc tiếp
  • Thám tử Eiji (Saikometora Eiji)
  • Học viện thám tử Q (Detective Academy Q)
  • Monster - Naoki Urasawa"
Tks anh. Vì nhiều sách quá nên tôi sẽ dùng vài phép lọc ví dụ như bỏ tất cả tác phẩm xuất bản từ năm 2000, chỉ nhận ngoại lệ là tác phẩm hay nhất của tác giả uy tín nhất (có thành tích nhất định, tạo trào lưu), k phải văn học mạng.
Như vậy tôi tìm được vài cuốn tiếp theo sau:
- series Hannibal Lecter 4 cuốn
- series Millennium 3 cuốn đầu (Stieg Larsson viết)
Sách châu Á khó tìm mấy bài đánh giá quá nên mong các anh lựa cho tôi 1 2 cuốn nữa thôi
 
Last edited:
Tks anh. Vì nhiều sách quá nên tôi sẽ dùng vài phép lọc ví dụ như bỏ tất cả tác phẩm xuất bản từ năm 2000, chỉ nhận ngoại lệ là tác phẩm hay nhất của tác giả uy tín nhất (có thành tích nhất định, tạo trào lưu), k phải văn học mạng.
Như vậy tôi tìm được vài cuốn tiếp theo sau:
- series Hannibal Lecter 4 cuốn
- series Millennium 3 cuốn đầu (Stieg Larsson viết)
Sách châu Á khó tìm mấy bài đánh giá quá nên mong các anh lựa cho tôi 1 2 cuốn nữa thôi
Châu Á nghe thì to chứ văn học trinh thám tựu trung vẫn là 2 ông Nhật-Trung là nhiều. Nhật t xin đề cử Phía Sau nghi can X của Keigo, Trung thì Đêm trường tăm tối của Tử Kim Trần. Hàng Việt thì nếu rảnh ông có thể xem vài tựa trong series thám tử Kỳ Phát của cụ Phạm Cao Củng, nhà văn có thể xem là cùng với cụ Thế Lữ tiên phong trong thể loại này tại nước nhà
 
Tks anh. Vì nhiều sách quá nên tôi sẽ dùng vài phép lọc ví dụ như bỏ tất cả tác phẩm xuất bản từ năm 2000, chỉ nhận ngoại lệ là tác phẩm hay nhất của tác giả uy tín nhất (có thành tích nhất định, tạo trào lưu), k phải văn học mạng.
Như vậy tôi tìm được vài cuốn tiếp theo sau:
- series Hannibal Lecter 4 cuốn
- series Millennium 3 cuốn đầu (Stieg Larsson viết)
Sách châu Á khó tìm mấy bài đánh giá quá nên mong các anh lựa cho tôi 1 2 cuốn nữa thôi
Millennium cuốn đầu nó dài lê thê tới 1/4 cuốn chưa vào đề mà đọc qua mốc đó thì cuốn vcl. Ai mê "vụ án Harry Quebert" thì recommend cuốn này, nó kiểu pha giữa cổ điển trinh thám hiện đại.
Nhưng qua cuốn 2 thì bắt đầu kiểu hình sự hơn trinh thám, qua cuốn 3 là sequel ko biết viết có khá không nhưng hồi xưa drop mất. Còn cuốn 4 thay tác giả nên chắc cũng không khá hơn nhiêu

Như Poirot Nxb Trẻ xuất bản Agatha Christie đi nhét cuốn "Kỳ Án Dòng Chữ Viết Tắt" của bà Sophie Hannah. Đọc thấy kèm cỏi vô duyên cực kỳ, mà đi in chữ Agatha Christie cho bự trong khi tác giả chính thì nhỏ.
 
trinh thám việt nam chắc sợ ăn gậy+thị trường nhỏ nên chả bố nào dám viết. Mà bút lực của đám văn sĩ chuyên mảng kinh dị giật gân ở Vn thấy đa phần cám nhiều hơn vàng, nghe ba cái truyện tụi nó viết cho mấy trang audio thấy phần nhiều toàn vớ vẩn, lặp đi lặp lại, sa đà vào trừ ma chả khác gì truyện tiên hiệp đấu chưởng. Mới năm trước có cái Tết ở làng địa ngục tâng bốc, hype tới trời đọc thử thì lỗi trình bày 1 đống, câu chữ lặp đi lặp lại, plot hole tùm lum, cường điệu hóa sự việc rất khó chịu
 
Back
Top