Vật chất tối không tồn tại và cần sửa lại tuổi của vũ trụ?

Lo cơm ba bữa hằng ngày đi.Vật chất tối cái củ cải gì.Cho nhẹ đầu.
Công nhân đói ăn hay gì mà suốt ngày chỉ biết chạy cơm.. méo dc quan tâm vde gì khác... cứ thg nào nói cái khác thú vui, giải trí hay gì là cứ suốt ngày chỉ biết chạy cơm, phụ việc 24/7... cu ly à mà làm 24/7 thế
 
Ngày xưa người ta đã từng tin là có 1 thứ gọi là ether tràn ngập vũ trụ, làm môi trường cho sóng điện từ lan truyền. Khi Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp đã vứt ether vào thùng rác.
Niềm tin vào vật chất tối hiện tại cũng giống như ether ngày trước. Hóng một ngày có 1 lý thuyết đủ thuyết phục để vứt vật chất tối vào thùng rác như ether.
Đấy là ngày vui của toàn thể giới khoa học
4r3TPzT.png
 
Lo cơm ba bữa hằng ngày đi.Vật chất tối cái củ cải gì.Cho nhẹ đầu.
Cơm 3 bữa, quần áo mặc cả ngày rồi. Giờ có chút thời gian rảnh rang chém gió về vũ trụ cho nhẹ đầu giải trí cũng bị ý kiến nữa hả.
Khó tánh quá chời
hMrL3fc.png
 
tôi tưởng vật chất tối = phản vật chất?
Phản vật chất được cấu tạo từ các phản hạt, là các hạt giống hệt vật chất nhưng có điện tích trái dấu (electron # positron, proton # phản proton, ..). Nghĩa là phản vật chất cũng có tương tác điện từ như vật chất.
Vật chất tối không có tương tác điện từ nên ta không thể nhìn thấy được. Hiện tại chỉ nhận thấy vật chất tối tương tác hấp dẫn với vật chất. Nó giúp cho các ngôi sao, đám mây vẫn ở trong thiên hà, không bị văng đi bởi lực ly tâm.
 
tôi tưởng vật chất tối = phản vật chất?
Không phải, đây là 2 thứ khác nhau.

Thông tin nhanh về phản vật chất:
zFNuZTA.gif


Phản vật chất là gì?

Phản vật chất giống như vật chất thông thường, ngoại trừ việc nó có điện tích trái dấu. Ví dụ, electron, mang điện tích âm, có đối tác phản vật chất được gọi là positron. Positron là một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện tích dương.

Các hạt không mang điện tích, như neutron, thường là đối tác phản vật chất của chính chúng. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được liệu các hạt nhỏ bí ẩn gọi là neutrino, cũng trung hòa [về điện tích], có phải là phản hạt của chính chúng hay không.

Mặc dù nghe có vẻ giống khoa học viễn tưởng nhưng phản vật chất là có thật. Phản vật chất được tạo ra cùng với vật chất sau Big Bang. Nhưng phản vật chất rất hiếm có trong vũ trụ ngày nay và các nhà khoa học không rõ tại sao.

Phản vật chất ở đâu, và nó được tạo ra thế nào?

Con người đã tạo ra các hạt phản vật chất bằng cách sử dụng các va chạm tốc độ cực cao tại những cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ như LHC, nằm gần Geneva [Thụy Sĩ] và được vận hành bởi CERN (Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu). Một số thí nghiệm tại CERN tạo ra phản hiđrô, người anh em song sinh phản vật chất của nguyên tố hiđrô. Nguyên tố phản vật chất phức tạp nhất được tạo ra cho đến nay là phản hêli, đối trọng của hêli.

Ngoài ra, còn có các phản hạt được tạo ra một cách tự nhiên rải rác khắp vũ trụ. Nhưng khi vật chất và phản vật chất gặp nhau, chúng tiêu hủy lẫn nhau và tạo ra năng lượng, nghĩa là trong một vũ trụ mà vật chất thống trị như vũ trụ của chúng ta, phản vật chất không tồn tại lâu.

Phản vật chất cũng là trung tâm của bí ẩn về lý do tại sao vũ trụ tồn tại. Trong những khoảnh khắc đầu tiên sau Big Bang, chỉ có năng lượng tồn tại. Khi vũ trụ nguội đi và giãn nở, các hạt của cả vật chất và phản vật chất được tạo ra. Các nhà khoa học đã đo đạc tính chất của hạt và phản hạt với độ chính xác cực cao và nhận thấy cả hai đều hành xử giống hệt nhau. Vì vậy, nếu phản vật chất và vật chất được tạo ra với số lượng bằng nhau và chúng hoạt động giống hệt nhau, thì tất cả vật chất và phản vật chất được tạo ra vào thời kỳ đầu sẽ bị hủy diệt khi tiếp xúc, không để lại gì cả.

Tại sao vật chất lại chiếm ưu thế trước phản vật chất là một câu hỏi lớn.

Một giả thuyết cho rằng có nhiều vật chất hơn phản vật chất đã được tạo ra vào thời kỳ đầu của vũ trụ, do đó ngay cả sau khi hủy diệt lẫn nhau, vẫn có đủ vật chất để hình thành các ngôi sao, thiên hà, và cuối cùng là mọi thứ trên Trái Đất. Sự khác biệt sẽ vô cùng nhỏ. Theo Space.com, một trang web anh em của Live Science, cứ 1 tỷ hạt thông thường thì chưa đầy 1 có thể sống sót sau giai đoạn hỗn loạn nói trên và tiếp tục hình thành nên mọi vật chất xung quanh chúng ta ngày nay.

Nếu neutrino – một hạt ma quái nhỏ bé hầu như không tương tác với vật chất khác – thực sự là phản hạt của chính nó, thì đó có thể là mấu chốt để giải quyết vấn đề này. Theo lý thuyết này, vào thời điểm bắt đầu, một phần nhỏ neutrino có thể đã biến đổi từ phản vật chất sang vật chất, tạo ra sự mất cân bằng vật chất nhỏ trong buổi bình minh của vũ trụ. Các thí nghiệm đã cố gắng xác định xem neutrino có phải là phản hạt của chính nó hay không, nhưng cho đến nay, chúng vẫn chưa đem lại kết quả thuyết phục.

Dự đoán và giải Nobel

Nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã dự đoán về sự tồn tại của phản vật chất vào năm 1928 trong khi cố gắng kết hợp cơ học lượng tử, mô tả các hạt hạ nguyên tử, và thuyết tương đối của Einstein. Dirac đang xem xét lời giải của một phương trình mô tả chuyển động của một electron du hành gần tốc độ ánh sáng. "Giống như phương trình x^2 = 4 có thể có hai nghiệm khả dĩ (x = 2 hoặc x = −2), thế nên phương trình của Dirac có thể có hai nghiệm, một cho electron có năng lượng dương, và một cho electron có năng lượng âm," theo CERN.

Lúc đầu, Dirac còn do dự về việc chia sẻ những phát hiện của mình. Nhưng cuối cùng, ông chấp nhận chúng và nói rằng mọi hạt trong vũ trụ đều phải có một hạt mang hình ảnh phản chiếu của nó, tức là hoạt động giống nó nhưng mang điện tích trái dấu.

Positron được phát hiện vài năm sau đó bởi nhà vật lý Carl Anderson của Viện Công nghệ California [Mỹ], người đang nghiên cứu các tia vũ trụ có năng lượng cao đến từ không gian và va vào bầu khí quyển Trái Đất, tạo ra một trận mưa hạt khác. Trong cỗ máy dò của mình, Anderson đã quan sát thấy dấu vết của một thứ gì đó có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích dương. Theo Viện Vật lý Mỹ, một biên tập viên của tạp chí Physical Review đã đề xuất tên gọi positron cho hạt này.

Với công trình nghiên cứu phát hiện này, Dirac và Anderson đã được trao giải Nobel vật lý - Dirac năm 1933, và Anderson năm 1936.

Phi thuyền chạy bằng phản vật chất?

Bởi vì việc kết hợp vật chất và phản vật chất sẽ tạo ra năng lượng nên các kỹ sư đã suy đoán rằng phi thuyền chạy bằng năng lượng phản vật chất có thể là một cách hiệu quả để khám phá vũ trụ.

NASA đã nghiên cứu khả năng sử dụng các phương tiện chạy bằng phản vật chất để bay tới hành tinh Hỏa, nhưng ý tưởng này có vài nhược điểm. Một trong số đó là nó hết sức đắt đỏ.

Tiến sĩ Gerald Smith của công ty trách nhiệm hữu hạn Positronics Research ở Santa Fe, New Mexico [Mỹ], cho biết trong một bài báo năm 2006 của NASA: “Theo ước tính sơ bộ, chi phí để sản xuất 10 miligam positron cần thiết cho sứ mệnh hành tinh Hỏa của con người bằng cách sử dụng công nghệ hiện đang được phát triển là khoảng 250 triệu đô la.” Nghe có vẻ cao, nhưng để đưa một thứ vào quỹ đạo, vẫn mất khoảng 10.000 đô la mỗi pound [khoảng 0,5kg], thế nên một phi thuyền lớn cùng với phi hành đoàn con người của nó cũng sẽ rất tốn kém khi phóng.

Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu của NASA đã xem xét khả năng sử dụng năng lượng được tạo ra bởi các va chạm vật chất - phản vật chất để gửi tàu thăm dò tới hệ sao gần nhất, Alpha Centauri. Năng lượng từ các vụ va chạm sẽ cho phép phương tiện tăng tốc lên 10% tốc độ ánh sáng và sau đó giảm tốc đủ để khám phá Alpha Centauri, có thể trong nhiều thập kỷ.
 
Last edited:
Họ tin vào chúa bởi quy luật có trước, nha khoa học tìm ra rồi nói cho mọi người biết, chứng minh cho mọi người cùng hiểu

-> họ đủ thoogminh để thấy sự kỳ diệu của các quy luật này mà chắc chắn con ng ko phải ng tạo ra, nên chỉ có thể là Chúa thôi. Do đó họ tin vào chúa
--
Còn vật chất tối, năng lượng tối có tồn tại hay không thì bởi đấy là tên nhà khoa học gọi và đang đi tìm hiểu. Cứ cái j đã có thì nó cũng đã có sẵn ở đó rồi. Cãi nhau chi mà nhiều
 
Họ tin vào chúa bởi quy luật có trước, nha khoa học tìm ra rồi nói cho mọi người biết, chứng minh cho mọi người cùng hiểu

-> họ đủ thoogminh để thấy sự kỳ diệu của các quy luật này mà chắc chắn con ng ko phải ng tạo ra, nên chỉ có thể là Chúa thôi. Do đó họ tin vào chúa
--
Còn vật chất tối, năng lượng tối có tồn tại hay không thì bởi đấy là tên nhà khoa học gọi và đang đi tìm hiểu. Cứ cái j đã có thì nó cũng đã có sẵn ở đó rồi. Cãi nhau chi mà nhiều
Tụi nó ko hiểu , sau đó gạch mình như đúng rồi , nản thật

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bọn mày bị ngáo hay sao mà tin vào mấy cái vật chất tối rồi bla bla hoang đường này z. Mấy cái nghiên cứu này thì khác gì mấy trò giải trí
 
Thím nghĩ sao về strings theory?

via theNEXTvoz for iPhone
Mình chỉ biết sơ qua về thuyết này thôi. Nhiều người nói đây là một thuyết rất có tiềm năng, nhưng nó đề xuất vũ trụ có thể có tới 10 chiều hoặc hơn, mà mình thì cảm thấy… thế là quá nhiều. Tôi không nghĩ rằng vũ trụ có nhiều chiều như thế. :shame:
 
2 cái khác nhau
Vật chất tối: Do các nhà khoa học quan sát thấy các thiên hà đang ẩn chứa 1 lượng lớn vật chất bí ẩn , không tương tác với bất kì sóng điện từ hay bất kì cái gì khác ngoài lực hấp dẫn.
Nên họ gọi đó là vật chất tối.
Phản vật chất là vật chất đã được sử dụng hằng ngày trong đời sống, và có tương tác với lực điện từ.
Fen đọc ở đâu mà bảo phản vật chất đã được sử dụng hằng ngày trong đời sống thế???
 
Mấy thèn khoa học rảnh háng đẻ ra mớ thuyết vớ vẩn nhưng vẫn có những con bò tin theo
 
Back
Top