Vì sao tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán?

Status
Not open for further replies.
Mình mà hoà bình lâu hơn như thằng Triều Tiên sẽ có ông nào đó nghĩ ra cách ghép vần thôi, nhớ đọc ở đâu thời Nguyễn có ông làm rồi nhưng chưa hoàn thiện mà mình quên mất tên chữ đó là gì để tìm lại rồi

via theNEXTvoz for iPhone
Cái quá trình này sẽ rất lâu chứ không dễ đâu, do giới trí thức ảnh hưởng quá nhiều từ hán ngữ lại ít tiếp xúc với bên ngoài nên họ dễ bị giới hạn trong các tự hình có sẵn của chữ hán.
 
Anh thích gõ ngắn như nó thì anh soạn bảng gõ kiểu nguyên âm phụ âm. Còn chữ xây dựng kiểu tượng thanh là để dễ đọc và dễ học nhé.
Gõ kiểu đấy thì vịt cũng phải gõ gần đầy đủ mới chọn chính xác đc, chữ gõ 1 chữ n thôi có mùi quýt mới ra đc chữ ” nhiều”, bọn khựa thì nó gõ d thôi là ra r
 
tiếng Việt hiện tại giống như kiểu dịch từ tượng hình => tượng thanh chứ các từ mới hầu như không có, đều phải mượn tiếng của nước ngoài như tiếng Pháp: ghi đông, ga, ... hay tiếng Anh: xi nhan, ... Bản chất của tiếng Việt là từ vựng khá ít, nên 1 từ có thể mang nhiều nghĩa, cái này nhiều khi là 1 hạn chế trong giao tiếp
Tai13tX.png

Anh biết quả vải trong tiếng anh là gì ko? Là Lychee, con trong tiếng hán-việt là Lệ Chi (vụ án Lệ Chi Viên)… bọn nó cũng phải mượn từ các ngôn ngữ khác với những thứ chúng nó ko có, khác gì đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Gõ kiểu đấy thì vịt cũng phải gõ gần đầy đủ mới chọn chính xác đc, chữ gõ 1 chữ n thôi có mùi quýt mới ra đc chữ ” nhiều”, bọn khựa thì nó gõ d thôi là ra r
Anh phải nghiên cứu các âm vị trong tiếng việt để kết hợp tạo ra cách gõ ngắn hơn chứ. Nhưng gõ ít hơn không hẳn tốt và tiện hơn gõ dễ hơn đâu.
 
Thời nhà Hạ nó chả to đùng ra. Đến Tần cùng thời với ADV bị tách ra chục nước nên Tần thủy hoàng mới đi gộp lại còn tí xíu

Thời Hạ Thưong nó chỉ loanh quanh cái tỉnh Hà Nam của TQ thôi. Tụi xung quanh đều là man di mọi rợ

Gửi từ Xiaomi 23021RAAEG bằng vozFApp
 
Anh phải nghiên cứu các âm vị trong tiếng việt để kết hợp tạo ra cách gõ ngắn hơn chứ. Nhưng gõ ít hơn không hẳn tốt và tiện hơn gõ dễ hơn đâu.
Thì nó gõ ít hơn thì nhàn hơn r còn gì. Ngày xưa dùng bút giấy thì khổ chứ h có công cụ nó lại là ưu thế.
đó có khi cũng là 1 nguyên nhân khiến nó phát triển nhanh chóng, vượt bậc hơn con vịt khi có công cụ đơn giản hoá đc thao tác trong khâu xử lí văn bản, vốn tốn rất nhiều thời gian công sức nếu k có công cụ
 
Giữa 1000 năm bắc thuộc và các Triều đại độc lập, thì thời bắc thuộc dân chúng bình thường tính ra chả bị Hán hóa là mấy. Vì dân chẳng gặp mặt quan, quan tới xứ Giao Chỉ nhậm chức xem như bị lưu đày nên cũng chả thèm giao lưu gì với dân chúng. Mặc may có Sĩ Nhiếp còn chịu khó đi dạy chữ. Trên 90% dân số mù chữ.

Còn các triều đại độc lập sau này, nhất là các triều vừa tách nhau ra với Tàu như thời Lý có văn hóa, kiến trúc... được bản địa hóa khá đặc trưng. Hay như thời chúa Nguyễn muốn độc lập với Lê Trịnh nên cho dân chúng ăn mặc trang phục theo lối riêng, tăng cường thêm nét đặc sắc mới trong văn hóa.

Nhưng tới Triều Nguyễn dính phải một pro Tàu max ping là Đảm, tôi đánh giá đây là thời kỳ Hán hóa toàn diện nhất, có kế hoạch Hán hóa bài bản nhất trong lịch sử nước ta. :big_smile:

Nguyên nhân là lực lượng Minh Hương mà Nguyễn Ánh thu nhận. Ðứng đầu là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh và Ngô Nhơn Tịnh. Ba ngưòi là học trò xuất sắc của một nhà thâm nho gốc Minh Hương là Võ Trường Toản. Khi Ánh lên ngôi, Trịnh Hoài Ðức được bổ nhiệm làm thượng thư bộ lại kiêm bộ hình và phó tổng tài Quốc Sử Quán. Lê Quang Ðịnh được làm Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Ngô Nhơn Tịnh sau được thăng Công Bộ thượng thư. Cả ba ông đều dóng những vai trò quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Tàu.

Nhưng vai trò quan trọng nhất của Trịnh Hoài Ðức là được vua Gia Long ủy thác để dạy dỗ cho hoàng tử Ðảm.

Khi Đảm lên ngôi, dưới ảnh hưởng của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh, Việt Nam đã nghiêng hẳn theo mô hình Nho Tàu để phát triển.

Trong một bản tấu chương của Bộ Hộ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) về việc Hán hóa các tên làng, họ còn đề nghị “Bọn thần trộm nghĩ rằng, tên gọi cũ của các thôn xã phường tổng của các trấn thành còn xen lẫn chữ quốc âm, và những chữ không đẹp. Xin liệt kê ra cả dưới đây và dự kiến cho tên gọi mới, mong được phê duyệt. Bọn thần cũng xin được sao chép và gửi ngay cho các địa phương vâng theo thay dùng tên đẹp để lưu lại cho muôn đời sau”. Triều Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mệnh cho rằng tên Hán Việt mới đẹp nên xiển dương việc dùng các tên đó thay cho tên thuần Việt. Do đó, hiện tại tên các địa danh từ Huế vào Nam thường là tên Hán Việt, ít có tên thuần Việt như ngoài vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tên Nôm được Hán Hóa bằng cách dịch nghĩa kèm theo một từ bổ sung, như làng Bến thì chuyển thành Mạnh Tân (huyện Tiên Sơn, Hà Bắc), làng Trâu thì thành Đa Ngưu (huyện Mỹ Văn, Hải Hưng). Cách thứ hai là tên Hán Việt do phiên âm (chính xác hoặc tương tự như tên Nôm), không tính đến nghĩa, phối hợp với một từ khác, như làng Canh thành Canh Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), làng Báng thì Đình Bảng (Tiên Sơn, Hà Bắc), làng Mọc thành Nhân Mục, làng Om thành Thọ Am, làng Vòng thành Dịch Vọng…
Ở xứ Thuận Hóa, có vài trường hợp cấu tạo tên Hán dựa vào tên Nôm, như Đá Bạc dịch đúng là Bạch Thạch. Đặc biệt Cầu Hai lại dịch thành Cao Đôi (Cầu phỏng âm ra Cao, còn Đôi chính là nghĩa của Hai, chữ Hán "đôi" là hòn đất). Thông thường, những làng có tên Nôm ra đời từ rất sớm trong lịch sử dân tộc, khi ngôn ngữ Hán chữa phổ biến. Vì vậy, vùng Huế trở vào Nam, ít có tên làng có tên Nôm hoặc có nhưng đã bị quên mất. Tóm lại, tên làng xã ra đời trong giai đoạn các chúa Nguyễn chắc do ý chỉ của cấp trên hay ít nhất cũng do dân dân đề xuất nhưng phải được trung ương quyết định, phê chuẩn nên thường là từ Hán Việt và mang ý nghĩa tốt đẹp như Phú Xuân, Phú Khê, Phú Lương, Phúc An, Phúc Long, Mỹ Toàn, Mỹ Á… An Nông, An Khang, An Dương…
 
Anh biết quả vải trong tiếng anh là gì ko? Là Lychee, con trong tiếng hán-việt là Lệ Chi (vụ án Lệ Chi Viên)… bọn nó cũng phải mượn từ các ngôn ngữ khác với những thứ chúng nó ko có, khác gì đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
hình như là ngược lại mới đúng, Lychee là tên phương Tây dùng sau theo cách gọi của TQ

Lychee, sometimes spelled litchi, comes from the Chinese lìzhī.
 
Thằng Hàn nó sinh ra bộ chữ riêng giỏi thật, siêu tối giản luôn
Nhật với Hàn tạo bộ chữ riêng với mục đích tạo sự độc lập với TQ, nhưng họ vẫn dùng nhiều Hán tự cũng như văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là tên người thì họ luôn kèm Hán tự; mà bộ chữ của Nhật, Hàn cũng căn cứ vào chữ tượng hình TQ rồi đơn giản bớt.
 
Vì sao dùng từ hán việt lại mạng ý nghĩa trang trọng nhỉ mọi người ?
Mindset của ông bà ta ngày xưa. Tương tự giới trẻ ngày nay "một số từ nói tiếng Anh nó sang mõm", hoặc những từ chuyên ngành chuyên môn nói tiếng Anh nó thường ngắn gọn và đầy đủ hơn bản giải thích sang tiếng Việt. Lâu dần nó hình thành hệ tư tưởng
Tôi suy ra thôi nhé, không có nghiên cứu nào đâu.:beauty:
 
Nhật với Hàn tạo bộ chữ riêng với mục đích tạo sự độc lập với TQ, nhưng họ vẫn dùng nhiều Hán tự cũng như văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là tên người thì họ luôn kèm Hán tự; mà bộ chữ của Nhật, Hàn cũng căn cứ vào chữ tượng hình TQ rồi đơn giản bớt.
Chữ hàn và nhật là ký âm chứ có phải tượng hình đâu. Về ký âm thì chữ Hàn nó đơn giản nhất cmnr, 1 nét dọc, 1 nét ngang, vân vân, khỏi phải vòng vèo như chữ latinh luôn
 
Giữa 1000 năm bắc thuộc và các Triều đại độc lập, thì thời bắc thuộc dân chúng bình thường tính ra chả bị Hán hóa là mấy. Vì dân chẳng gặp mặt quan, quan tới xứ Giao Chỉ nhậm chức xem như bị lưu đày nên cũng chả thèm giao lưu gì với dân chúng. Mặc may có Sĩ Nhiếp còn chịu khó đi dạy chữ. Trên 90% dân số mù chữ.

Còn các triều đại độc lập sau này, nhất là các triều vừa tách nhau ra với Tàu như thời Lý có văn hóa, kiến trúc... được bản địa hóa khá đặc trưng. Hay như thời chúa Nguyễn muốn độc lập với Lê Trịnh nên cho dân chúng ăn mặc trang phục theo lối riêng, tăng cường thêm nét đặc sắc mới trong văn hóa.

Nhưng tới Triều Nguyễn dính phải một pro Tàu max ping là Đảm, tôi đánh giá đây là thời kỳ Hán hóa toàn diện nhất, có kế hoạch Hán hóa bài bản nhất trong lịch sử nước ta. :big_smile:

Nguyên nhân là lực lượng Minh Hương mà Nguyễn Ánh thu nhận. Ðứng đầu là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh và Ngô Nhơn Tịnh. Ba ngưòi là học trò xuất sắc của một nhà thâm nho gốc Minh Hương là Võ Trường Toản. Khi Ánh lên ngôi, Trịnh Hoài Ðức được bổ nhiệm làm thượng thư bộ lại kiêm bộ hình và phó tổng tài Quốc Sử Quán. Lê Quang Ðịnh được làm Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Ngô Nhơn Tịnh sau được thăng Công Bộ thượng thư. Cả ba ông đều dóng những vai trò quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Tàu.

Nhưng vai trò quan trọng nhất của Trịnh Hoài Ðức là được vua Gia Long ủy thác để dạy dỗ cho hoàng tử Ðảm.

Khi Đảm lên ngôi, dưới ảnh hưởng của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh, Việt Nam đã nghiêng hẳn theo mô hình Nho Tàu để phát triển.

Trong một bản tấu chương của Bộ Hộ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) về việc Hán hóa các tên làng, họ còn đề nghị “Bọn thần trộm nghĩ rằng, tên gọi cũ của các thôn xã phường tổng của các trấn thành còn xen lẫn chữ quốc âm, và những chữ không đẹp. Xin liệt kê ra cả dưới đây và dự kiến cho tên gọi mới, mong được phê duyệt. Bọn thần cũng xin được sao chép và gửi ngay cho các địa phương vâng theo thay dùng tên đẹp để lưu lại cho muôn đời sau”. Triều Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mệnh cho rằng tên Hán Việt mới đẹp nên xiển dương việc dùng các tên đó thay cho tên thuần Việt. Do đó, hiện tại tên các địa danh từ Huế vào Nam thường là tên Hán Việt, ít có tên thuần Việt như ngoài vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tên Nôm được Hán Hóa bằng cách dịch nghĩa kèm theo một từ bổ sung, như làng Bến thì chuyển thành Mạnh Tân (huyện Tiên Sơn, Hà Bắc), làng Trâu thì thành Đa Ngưu (huyện Mỹ Văn, Hải Hưng). Cách thứ hai là tên Hán Việt do phiên âm (chính xác hoặc tương tự như tên Nôm), không tính đến nghĩa, phối hợp với một từ khác, như làng Canh thành Canh Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), làng Báng thì Đình Bảng (Tiên Sơn, Hà Bắc), làng Mọc thành Nhân Mục, làng Om thành Thọ Am, làng Vòng thành Dịch Vọng…
Ở xứ Thuận Hóa, có vài trường hợp cấu tạo tên Hán dựa vào tên Nôm, như Đá Bạc dịch đúng là Bạch Thạch. Đặc biệt Cầu Hai lại dịch thành Cao Đôi (Cầu phỏng âm ra Cao, còn Đôi chính là nghĩa của Hai, chữ Hán "đôi" là hòn đất). Thông thường, những làng có tên Nôm ra đời từ rất sớm trong lịch sử dân tộc, khi ngôn ngữ Hán chữa phổ biến. Vì vậy, vùng Huế trở vào Nam, ít có tên làng có tên Nôm hoặc có nhưng đã bị quên mất. Tóm lại, tên làng xã ra đời trong giai đoạn các chúa Nguyễn chắc do ý chỉ của cấp trên hay ít nhất cũng do dân dân đề xuất nhưng phải được trung ương quyết định, phê chuẩn nên thường là từ Hán Việt và mang ý nghĩa tốt đẹp như Phú Xuân, Phú Khê, Phú Lương, Phúc An, Phúc Long, Mỹ Toàn, Mỹ Á… An Nông, An Khang, An Dương…
Nhưng tôi thấy đổi tên hay hơn thật mà
zp6eTXS.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top