Vũ trụ trông như thế nào khi phá vỡ tốc độ ánh sáng?

Ko phải bày vẽ, theo lý thuyết thì enstein đã chứng mình rằng thời gian là "ko tồn tại" đối với tốc độ ánh sáng. Cụ thể, đối với ánh sáng thì nó tồn tại ở mọi nơi cùng 1 lúc chứ ko phải như mình quan sát là nó mất 8 phút từ trái đất đến mặt trời
Fen nói như vậy thì ánh sáng ở những hành tinh xa là thời gian thực chứ không phải quá khứ?
 
Chém gió vậy chứ có ai đến đc hành tinh xa thế để chứng minh đâu. Lấy làm câu chuyện vui vẻ
Có thể kiểm chứng trong thái dương hệ được mà, chỉ cần biết là thời gian thực hay delay = tốc độ as x quãng đường là biết
 
Toàn vẽ ra để lừa đúng không, chứ không thế nào to đến thế này được:pudency:
Có thể to hơn đấy, vì khoảng cách mình với các hành tinh với vì sao khác xa lắm, cũng chỉ ước lượng thôi.
Chưa kể sao thì sẽ nở ra cho tới hết vòng đời của nó mà, sau đó mới nổ
 
Fen nói như vậy thì ánh sáng ở những hành tinh xa là thời gian thực chứ không phải quá khứ?
Thời gian là khái niệm sinh ra do nhận thức giới hạn của con người thôi fence. Chúng ta là sinh vật sống trong chiều không gian 3d, ở đó chúng ta cảm nhận thời gian là 1 dòng chảy không ngừng và tuyến tính.

Lấy 1 ví dụ như này, tưởng tượng rằng ko gian 3d ta đang sống là 1 video với rất nhiều khung hình. Khi video chạy chúng ta cảm nhận rằng thời gian đang trôi qua. Nhưng thực tế, đối với thằng sinh vật ở chiều không gian 4d, nó đang nhìn vào 1 cái timeline đã được sắp đặt từ trước.

Tóm lại thì thời gian của chúng ta là 1 loại ảo giác. Ánh sáng và gravity cũng vậy. Ở 1 chiều không gian phức tạp hơn thì nó là 1 cái gì đó rất khác.

Như trong phim interstellar. Đạo diễn đã rất cố gắng để giúp người xem mường tượng ra cái chiều ko gian đó trông nó ra làm sao:
a531e38600743a013ad6ca2228f2b5a2.jpg
 
Last edited:
Ko phải bày vẽ, theo lý thuyết thì enstein đã chứng mình rằng thời gian là "ko tồn tại" đối với tốc độ ánh sáng. Cụ thể, đối với ánh sáng thì nó tồn tại ở mọi nơi cùng 1 lúc chứ ko phải như mình quan sát là nó mất 8 phút từ trái đất đến mặt trời
nhảm nhí :smile:
 
Thời gian là khái niệm sinh ra do nhận thức giới hạn của con người thôi fence. Chúng ta là sinh vật sống trong chiều không gian 3d, ở đó chúng ta cảm nhận thời gian là 1 dòng chảy không ngừng và tuyến tính.

Lấy 1 ví dụ như này, tưởng tượng rằng ko gian 3d ta đang sống là 1 video với rất nhiều khung hình. Khi video chạy chúng ta cảm nhận rằng thời gian đang trôi qua. Nhưng thực tế, đối với thằng sinh vật ở chiều không gian 4d, nó đang nhìn vào 1 cái timeline đã được sắp đặt từ trước.

Tóm lại thì thời gian của chúng ta là 1 loại ảo giác. Ánh sáng và gravity cũng vậy. Ở 1 chiều không gian phức tạp hơn thì nó là 1 cái gì đó rất khác.

Như trong phim interstellar. Đạo diễn đã rất cố gắng để giúp người xem mường tượng ra cái chiều ko gian đó trông nó ra làm sao:
a531e38600743a013ad6ca2228f2b5a2.jpg
Cái phim này rất hay. Nó cho phép con người tưởng tượng chiều thời gian nó sẽ như thế nào trong không gian 3D.

Nhưng thời gian nó vẫn khác biệt so với 3 chiều không gian mà ta đang quan sát được đấy bác. Logic từ 3D=> 3D + 1 nó không giống như những cái minh họa từ 1D=>2D, hay 2D=>3D đâu.

Ví dụ tính nhân quả. 3 chiều không gian thường gặp đâu có tính chất thứ tự như thế đâu. Còn nếu bác nói tính nhân quả chỉ là giới hạn bởi giác quan hay cách não bộ của chúng ta xử lý thì cũng được, đấy là một giả thiết phổ biến. Nhưng phải tìm được bằng chứng cho thấy tồn tại những hiện tượng/ thí nghiệm chứng minh sự phi nhân quả (ví dụ du hành ngược thời gian).

Sự tuyến tính thì tôi đồng ý với bác, vì "thời gian" mà đa số mọi người đang sống không bị co giãn (do vận tốc chuyển động quá thấp) mà cứ đều đều như nhau. Kể cả với nhà du hành vũ trụ thì sự co giãn này vẫn là quá nhỏ so với các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
 
ko, vẫn là 8p :LOL:
Có chắc không vậy bác?
8 phút là thời gian mình quan sát trên trái đất thôi.
Còn nếu đồng hồ gắn với tia sáng thì phải khác:
1672779521657.png

Tức là như bác kia nói, nó bằng 0.
Cái này học từ hồi đại học, lâu quá rồi mới nhắc lại.
Theo tôi hiểu thì:
  • Nên coi vận tốc ánh sáng c như một dạng hằng số đặc biệt trong mô hình lý thuyết, chứ không phải kiểu vận tốc = quãng đường/ thời gian như ta vẫn hay nói thông thường:D
  • Thời gian là khái niệm có ý nghĩa cho những vật thể có tốc độ < c.

Nói có gì sai thì các bác sửa giúp tôi với.
 
Fen nói như vậy thì ánh sáng ở những hành tinh xa là thời gian thực chứ không phải quá khứ?
Thým hiểu sai thôi.

Một vụ nổ xảy ra ở mặt trời, 8 phút sau thým ở trái đất thì thấy vụ nổ 1 cách chính xác những gì nó đã xảy ra. Vì sao? Vì ánh sáng phát ra từ vụ nổ di chuyển với vận tốc ánh sáng (dĩ nhiên) và theo thuyết của Eistein thì thời gian ngưng đọng đối với chùm sáng đó, cho nên lúc nó tới trái đất, nó vẫn giữ nguyên vẹn thông tin của vụ nổ và thým nhìn thấy nó 1 cách chính xác hoàn hảo không có gì sai lệch.

Cũng là vụ nổ đó, nhưng nó văng miểng ra 1 viên đá nhỏ và viên đá di chuyển tới trái đất sau vài ngày, lúc thým thấy viên đá thì nó khác lúc vụ nổ xảy ra (vì nó di chuyển chậm hơn tốc độ ánh sáng nên thời gian đối với viên đá đó đã trôi qua), và thông tin không còn nguyên vẹn như lúc mới xảy ra vụ nổ.

Vậy nếu viên đá di chuyển với tốc độ ánh sáng thì thým sẽ thấy gì. Thưa luôn là nó có khối lượng nên không thể di chuyển với tốc độ ánh sáng vì sẽ cần năng lượng vô hạn để đẩy 1 vật có khối lượng di chuyển đến tốc độ ánh sáng.

Có 1 điểm vô cùng quan trọng mà bài báo tôi nghĩ là nhầm hoặc đứa dịch nó nhầm đó chính là theo thuyết tương đối của Eistein thì không gian và thời gian được gộp lại làm 1 không phải 3 chiều không gian + 1 chiều thời gian như báo nói. Bởi vì đối với thuyết tương đối của Eistein thì thời gian không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối với người đo đạc. Chỉ có tốc độ ánh sáng là tuyệt đối.
Tốc độ ánh sáng là như nhau và là C đối với tất cả những người quan sát.
Ví dụ:
  • Tôi ở mặt đất tôi cầm đèn pin chiếu 1 chùm laser và nó di chuyển với vẫn tốc ánh sáng là C.
  • Thým đứng trên 1 tàu con thoi di chuyển với vận tốc 1 nửa tốc độ ánh sáng và thím mở đèn pin, chiếu 1 chùm laser, Thì chùm laser đó không hề di chuyển nhanh hơn chùm laser tôi chiếu, nhưng thým đứng trên tàu và thým đo thì nó vẫn là C mặc dù đang di chuyển với nửa tốc độ AS bởi vì đơn giản là V = S/t nhưng cái thay đổi ở đây là thời gian của thým trôi chậm hơn tôi 1 nửa.
 
Thým hiểu sai thôi.

Một vụ nổ xảy ra ở mặt trời, 8 phút sau thým ở trái đất thì thấy vụ nổ 1 cách chính xác những gì nó đã xảy ra. Vì sao? Vì ánh sáng phát ra từ vụ nổ di chuyển với vận tốc ánh sáng (dĩ nhiên) và theo thuyết của Eistein thì thời gian ngưng đọng đối với chùm sáng đó, cho nên lúc nó tới trái đất, nó vẫn giữ nguyên vẹn thông tin của vụ nổ và thým nhìn thấy nó 1 cách chính xác hoàn hảo không có gì sai lệch.

Cũng là vụ nổ đó, nhưng nó văng miểng ra 1 viên đá nhỏ và viên đá di chuyển tới trái đất sau vài ngày, lúc thým thấy viên đá thì nó khác lúc vụ nổ xảy ra (vì nó di chuyển chậm hơn tốc độ ánh sáng nên thời gian đối với viên đá đó đã trôi qua), và thông tin không còn nguyên vẹn như lúc mới xảy ra vụ nổ.

Vậy nếu viên đá di chuyển với tốc độ ánh sáng thì thým sẽ thấy gì. Thưa luôn là nó có khối lượng nên không thể di chuyển với tốc độ ánh sáng vì sẽ cần năng lượng vô hạn để đẩy 1 vật có khối lượng di chuyển đến tốc độ ánh sáng.

Có 1 điểm vô cùng quan trọng mà bài báo tôi nghĩ là nhầm hoặc đứa dịch nó nhầm đó chính là theo thuyết tương đối của Eistein thì không gian và thời gian được gộp lại làm 1 không phải 3 chiều không gian + 1 chiều thời gian như báo nói. Bởi vì đối với thuyết tương đối của Eistein thì thời gian không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối với người đo đạc. Chỉ có tốc độ ánh sáng là tuyệt đối.
Tốc độ ánh sáng là như nhau và là C đối với tất cả những người quan sát.
Ví dụ:
  • Tôi ở mặt đất tôi cầm đèn pin chiếu 1 chùm laser và nó di chuyển với vẫn tốc ánh sáng là C.
  • Thým đứng trên 1 tàu con thoi di chuyển với vận tốc 1 nửa tốc độ ánh sáng và thím mở đèn pin, chiếu 1 chùm laser, Thì chùm laser đó không hề di chuyển nhanh hơn chùm laser tôi chiếu, nhưng thým đứng trên tàu và thým đo thì nó vẫn là C mặc dù đang di chuyển với nửa tốc độ AS bởi vì đơn giản là V = S/t nhưng cái thay đổi ở đây là thời gian của thým trôi chậm hơn tôi 1 nửa.
Bác giải thích đến đoạn thông tin làm tôi tò mò. Bác có thể trích dẫn nguồn nào đó cho tôi xem với được không? Bác thử ví dụ một thông tin mà ánh sáng mang theo và bất biến trong suốt quá trình truyền được không?
Ví dụ ánh sáng nó truyền từ vụ nổ, đi qua một số môi trường không đồng nhất, phản xạ khúc xạ... thì thông tin nó mang theo có bị thay đổi không?

3D + 1T là một cách nói "dân dã" thay cho spacetime (trong thuyết tương đối). Miễn là phải hiểu space và time là 2 mặt khác nhau của cùng 1 đối tượng, giống như điện và từ là 2 biểu hiện của trường điện từ vậy. Chứ không phải là 2 thứ tồn tại độc lập rồi đơn giản được gộp vào nhau cho vui.
 
2 anh kia cãi nhau xong chưa để giải thích cho tôi tại sao năng lượng để đưa một vật có khối lượng > 0 lại bằng vô cực nào, nếu cái thay đổi khối lượng tỉ lệ với v bị bỏ đi rồi thì tại sao nó vẫn là vô cực.

Để tôi giải thích cho anh.
Trước hết anh phải biết công thức này để tính năng lượng E của 1 vật khối lượng m đang di chuyển với vận tốc v là :

E = mc2 / sqrt ( 1 - v2/c2)

- Khi vật đứng yên thì v=0 nên ta mới có công thức E = mc2

- Khi vật di chuyển mà muốn vận tốc v tăng được đến c, thì khi đó nó sẽ trở thành
E = mc2 / 0

Phép chia cho 0 nên E phải là vô cùng.

Ok chưa bạn

Sent from Google Pixel 6a using vozFApp
 
Ko phải bày vẽ, theo lý thuyết thì enstein đã chứng mình rằng thời gian là "ko tồn tại" đối với tốc độ ánh sáng. Cụ thể, đối với ánh sáng thì nó tồn tại ở mọi nơi cùng 1 lúc chứ ko phải như mình quan sát là nó mất 8 phút từ trái đất đến mặt trời

Thým hiểu sai thôi.

Một vụ nổ xảy ra ở mặt trời, 8 phút sau thým ở trái đất thì thấy vụ nổ 1 cách chính xác những gì nó đã xảy ra. Vì sao? Vì ánh sáng phát ra từ vụ nổ di chuyển với vận tốc ánh sáng (dĩ nhiên) và theo thuyết của Eistein thì thời gian ngưng đọng đối với chùm sáng đó, cho nên lúc nó tới trái đất, nó vẫn giữ nguyên vẹn thông tin của vụ nổ và thým nhìn thấy nó 1 cách chính xác hoàn hảo không có gì sai lệch.

Cũng là vụ nổ đó, nhưng nó văng miểng ra 1 viên đá nhỏ và viên đá di chuyển tới trái đất sau vài ngày, lúc thým thấy viên đá thì nó khác lúc vụ nổ xảy ra (vì nó di chuyển chậm hơn tốc độ ánh sáng nên thời gian đối với viên đá đó đã trôi qua), và thông tin không còn nguyên vẹn như lúc mới xảy ra vụ nổ.

Vậy nếu viên đá di chuyển với tốc độ ánh sáng thì thým sẽ thấy gì. Thưa luôn là nó có khối lượng nên không thể di chuyển với tốc độ ánh sáng vì sẽ cần năng lượng vô hạn để đẩy 1 vật có khối lượng di chuyển đến tốc độ ánh sáng.

Có 1 điểm vô cùng quan trọng mà bài báo tôi nghĩ là nhầm hoặc đứa dịch nó nhầm đó chính là theo thuyết tương đối của Eistein thì không gian và thời gian được gộp lại làm 1 không phải 3 chiều không gian + 1 chiều thời gian như báo nói. Bởi vì đối với thuyết tương đối của Eistein thì thời gian không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối với người đo đạc. Chỉ có tốc độ ánh sáng là tuyệt đối.
Tốc độ ánh sáng là như nhau và là C đối với tất cả những người quan sát.
Ví dụ:
  • Tôi ở mặt đất tôi cầm đèn pin chiếu 1 chùm laser và nó di chuyển với vẫn tốc ánh sáng là C.
  • Thým đứng trên 1 tàu con thoi di chuyển với vận tốc 1 nửa tốc độ ánh sáng và thím mở đèn pin, chiếu 1 chùm laser, Thì chùm laser đó không hề di chuyển nhanh hơn chùm laser tôi chiếu, nhưng thým đứng trên tàu và thým đo thì nó vẫn là C mặc dù đang di chuyển với nửa tốc độ AS bởi vì đơn giản là V = S/t nhưng cái thay đổi ở đây là thời gian của thým trôi chậm hơn tôi 1 nửa.
Nếu as ko đổi thì giải thích sao về các hiện tượng as thay đổi trên đường truyền như khúc xạ, phản xạ?
 
t cũng hay tưởng tượng dòng tg nó luôn ở đó, quá khứ hay tương lai cũng chỉ là tương đối vs 1tg bất kì.
đúng vậy, nếu như biết hướng di chuyển của ánh sáng thì ta sẽ có hẵn một bộ phim về lịch sử mà diễn viên chính là nhân vật ở thời điểm đó
 
Bác giải thích đến đoạn thông tin làm tôi tò mò. Bác có thể trích dẫn nguồn nào đó cho tôi xem với được không? Bác thử ví dụ một thông tin mà ánh sáng mang theo và bất biến trong suốt quá trình truyền được không?
Ví dụ ánh sáng nó truyền từ vụ nổ, đi qua một số môi trường không đồng nhất, phản xạ khúc xạ... thì thông tin nó mang theo có bị thay đổi không?

3D + 1T là một cách nói "dân dã" thay cho spacetime (trong thuyết tương đối). Miễn là phải hiểu space và time là 2 mặt khác nhau của cùng 1 đối tượng, giống như điện và từ là 2 biểu hiện của trường điện từ vậy. Chứ không phải là 2 thứ tồn tại độc lập rồi đơn giản được gộp vào nhau cho vui.
Tôi nghĩ anh kia chỉ đang xét trường hợp ánh sáng di chuyển với vận tốc c. Khi bị khúc xạ thì nó không còn là c nữa, nên có thể thông tin sẽ thay đổi.
Trường hợp phản xạ thì theo lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng, ánh sáng có thể bị lệch pha. Không biết điều này có làm thay đổi thông tin không. Tôi nhớ cái này thuộc cơ học lượng tử nên có thể nó vẫn chưa thống nhất với thuyết tương đối
 
Tốc độ ánh sáng và tốc độ bóng tối cái nào nhanh hơn mấy bác.

Gửi từ OPPO CPH2357 bằng vozFApp
 
Tôi nghĩ anh kia chỉ đang xét trường hợp ánh sáng di chuyển với vận tốc c. Khi bị khúc xạ thì nó không còn là c nữa, nên có thể thông tin sẽ thay đổi.
Trường hợp phản xạ thì theo lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng, ánh sáng có thể bị lệch pha. Không biết điều này có làm thay đổi thông tin không. Tôi nhớ cái này thuộc cơ học lượng tử nên có thể nó vẫn chưa thống nhất với thuyết tương đối
Tại vì mấu chốt nằm ở cái "thông tin" mà anh ấy nhắc đến, nó là loại nào.
Theo tôi hiểu, bản thân thông tin nó không tự truyền đi, mà ẩn chứa trong các vật chất hoặc năng lượng (ví dụ sóng mang). Một loại sóng phổ biến hay dùng để carry thông tin là sóng radio (ngày xưa tôi học thì người ta dạy nó có biểu hiện giống với sóng ánh sáng, đều là sóng điện từ. Còn ngày nay cập nhật thế nào thì tôi không biết). Nó encode thông tin dựa trên pha hay biên độ. Những cái này có thay đổi trong quá trình truyền, do các hiện tượng như các bác nói. Nếu nó đã thay đổi thì thông tin sẽ phải thay đổi.

Còn nếu ví dụ vụ nổ phát ra một chùm sáng. Tôi muốn "nhìn thấy" vụ nổ đó từ trái đất, thì chùm sáng đó phải đi đến mắt tôi. Trên đường truyền, do nhiều vấn đề (khúc xạ, phản xạ, tán xạ, ánh sáng bị bẻ cong do trọng lực của các vật thể có khối lượng cực lớn), các tia sáng trong chùm bị biến đổi theo nhiều cách khác nhau thì làm sao đảm bảo giữ nguyên vẹn được hình dạng gốc của vụ nổ?

Tôi thấy cách giải thích của bác đó có vẻ khá thú vị, nhưng hơi mơ hồ với tôi. Rất mong bác đó quay lại giải thích thêm, có khi mình lại được mở mang.
 
Back
Top