Xin đi làm công nhân, ứng viên phải biết giải toán

Resius

Senior Member
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, tôi đã trực tiếp đến Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) để ứng tuyển vào vị trí công nhân nữ đóng gói sản phẩm. Cơ hội rộng mở, yêu cầu không quá cao nhưng để trúng tuyển không phải đơn giản.

Xin đi làm công nhân, ứng viên phải biết giải toán

Ứng viên trong giờ làm bài thi toán. Ảnh: Minh Hương.

9 năm làm công nhân, đi phỏng vấn vẫn run
Tôi ứng tuyển vào một công ty chuyên sản xuất, lắp ráp và gia công các linh kiện kim loại, ép nhựa của Nhật.
Công ty này tuyển 10 công nhân nam, 20 công nhân nữ. Lương cơ bản từ khoảng 5,6 đến - 6 triệu đồng. Yêu cầu nam, nữ từ 18-32 tuổi, tốt nghiệp THPT trở lên, có thể làm việc trong môi trường nóng và ồn, không có hình xăm. Tôi đáp ứng đủ tiêu chí nhà tuyển dụng đưa ra.

2 công nhân có mặt tại nơi chờ. Chị Trang ngồi bên phải ảnh.
2 công nhân có mặt tại nơi chờ. Chị Trang ngồi bên phải ảnh.

Sáng 21.2, tôi có mặt ở công ty trước giờ hẹn 15 phút. Do đến sớm nên mới chỉ có 2 công nhân đến xin việc. Tôi ngồi gần với một nữ công nhân tên Nguyễn Thị Trang, sinh năm 1990, quê ở Vĩnh Phúc. Người phụ nữ này quay sang hỏi: "Công ty này làm về gì ấy nhỉ? Tôi thấy công ty tuyển liền đăng ký; chỉ quan tâm nhất là mức lương, trợ cấp, còn thông tin khác chưa kịp tìm hiểu".

Có 9 năm làm công nhân, công ty cũ chuyển nhà máy lên Thái Nguyên nên chị phải tìm việc khác. "Ở độ tuổi này, tôi đi xin việc cũng ngại. Sợ làm việc mới tất cả đều phải học lại từ đầu. Vì mỗi công ty yêu cầu một khác, lỗi cái gì là đau đầu" - chị Trang nói.

Trong suốt thời gian làm công nhân, đây là lần thứ 3, nữ công nhân này phỏng vấn xin việc. Trò chuyện với tôi, chốc chốc chị lại tự cấu vào ngón tay như để giúp bản thân trấn tĩnh hơn: "Lần nào đi phỏng vấn, tôi cũng hồi hộp, run lắm. May sao 2 lần trước đều được nhận".
Di chuyển vào nhà máy.

Di chuyển vào nhà máy.
Đồng hồ điểm 9h10, lúc này có thêm 2 công nhân nữa, chúng tôi được một nữ nhân viên dẫn vào trong nhà máy.

Bên trong nhà máy.
Bên trong nhà máy.

Khi đã mường tượng được những công việc phải làm nếu trúng tuyển, chúng tôi được yêu cầu thay giày, đi bộ lên tầng 2. Tại đây, ứng viên được xem kỹ thông tin về công ty qua màn hình máy chiếu. Chế độ, tiền lương công nhân cũng được giới thiệu chi tiết.

Giải toán trong vòng 30 phút
Sau đó, chúng tôi chuyển sang phòng khác để làm bài kiểm tra toán. Mỗi người được phát 1 đề bài giống nhau, 1 tờ giấy nháp. Nữ nhân viên hướng dẫn yêu cầu người ứng tuyển không được sử dụng điện thoại trong lúc làm bài thi.

Đề thi toán cho ứng viên.
Đề thi toán cho ứng viên.

Tổng cộng có 6 người đi xin việc (cả tôi và một nam công nhân vào sau). Không khí làm bài khá nghiêm túc. 30 phút trôi qua, những công nhân ngoài 20 tuổi dường như làm phép tính khá nhanh, nộp bài sớm.

Một số công nhân ngoài 30 tuổi thì đang bàn bạc về cách làm phép chia thế nào, câu này nên cộng hay nhân... cũng bởi từ lâu không đụng tới tính toán.

Nam công nhân sinh năm 1993 cho hay, trước đây, anh từng ứng tuyển vào công ty có đề toán khó hơn, toàn số thập phân, lần đó anh "tạch" vì không đạt điểm. Còn có nơi chỉ cần đến phỏng vấn, không yêu cầu giải toán.

Người này nói thêm, đề toán chỉ để kiểm tra cho có, không quan trọng lắm. Người xin việc có được tuyển dụng hay không phụ thuộc nhiều vào lúc trả lời phỏng vấn.

Từ tầng 2 nơi chúng tôi tuyển dụng nhìn xuống nhà máy.
Công ty tôi ứng tuyển, nhìn từ tầng 2 nơi chúng tôi thi tuyển.

Nộp bài thi xong, chúng tôi được lần lượt gọi vào phòng hỏi - đáp. Phía công ty có 2 người thay phiên nhau hỏi ứng viên về kinh nghiệm việc làm, tình trạng hôn nhân, các yêu cầu về công việc khác... Nếu trúng tuyển, ngay buổi chiều, công ty sẽ gọi điện thông báo. Không nhận được cuộc gọi nào thì đồng nghĩa ứng viên không được nhận.
 
Đề Toán dễ mà, học sinh cấp 1-2 là làm được rồi
 
Lao động chân tay nhiều thời gian dài không tiếp xúc với mấy dạng toán này thì cũng đơ mất 1 lúc đấy, xưa phỏng vấn vào Liwayway nó cũng cho làm 5 bài kiểm tra logic nhưng thời gian chỉ có 10-15p mỗi bài thôi
 
Mấy đề này mà giao cho mấy mẹ bán rau, chạy chợ, chủ quán nhậu có mà nhẩm tính nhanh hơn điện
 
Back
Top