Xin vài cách nói chuyện với người có khả năng/sắp bị trầm cảm

Cứ cho họ biết là có thể tôi không hiểu vấn đề mà bạn đang gặp phải, nhưng nếu cần gì thì tôi lúc nào cũng sẽ ở đây.....
Nút thắt là người trầm cảm thường bị mất đi sự kết nối, từ đó có cảm giác k ai hiểu được mình. Bạn phải làm cách nào đó để tạo nên sự kết nối giữa bạn và người đó....
 
Thấy khảo sát mấy thiên tài toàn dân trầm cảm không ấy chứ.
Nếu ai trong giai đoạn trầm cảm mà thấy nó bình thường thì thánh rồi đó. Lúc đó thì ý chí rất mạnh mẽ, chả gì có thể đánh ngã được bản thân.
 
Mình nói chuyện với người đó thì phải như nào các thím, chưa đến mức phải đi BS tâm lý đâu :angry::angry:
@MyselfArex tham khảo nhe

1. Biết lắng nghe.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là lắng nghe người đó tâm sự. Bạn nên chuẩn bị để nghe bất kỳ điều gì và cố gắng không tỏ ra quá sốc, thậm chí khi điều đó thật sự khủng khiếp, vì như vậy sẽ làm họ thất vọng. Hãy cởi mở, chu đáo, lắng nghe mà không đánh giá.
Nếu người đó không muốn nói chuyện, hãy thử hỏi một cách nhẹ nhàng để giúp họ cởi mở hơn. Ví dụ, hỏi xem tuần vừa rồi của họ có ổn không.
Khi người đó kể với bạn chuyện buồn, bạn nên động viên họ bằng cách nói, “Chắc rất khó để nói ra điều này”, hay “Cám ơn bạn nhiều vì đã cởi mở với mình”.

2. Toàn tâm toàn ý vào cuộc trò chuyện với người ấy.
Cất điện thoại của bạn, nhìn vào mắt họ, và thể hiện rằng bạn đang dành 100 % nỗ lực vào cuộc trò chuyện.

3. Biết phải nói điều gì.
Điều mà một người đang-hoặc-sắp-bị-trầm-cảm cần nhất là lòng thương yêu và thấu hiểu. Ngoài việc biết lắng nghe, bạn còn cần phải ý nhị, khôn khéo trong những gì bạn sẽ nói với người mắc bệnh trầm cảm.

Sau đây là một vài câu nói có thể giúp ích:
  • Bạn không đơn độc trong chuyện này, mình sẽ ở bên bạn.
  • Mình biết bạn đang bị bệnh thật và đó cũng là lý do gây ra những cảm xúc và suy nghĩ hiện tại.
  • Bạn có thể không tin mình vào lúc này, nhưng bạn sẽ cảm thấy khá hơn.
  • Mình có thể không hiểu cảm giác thật sự của bạn ra sao, nhưng mình rất lo lắng và muốn giúp bạn.
  • Không chỉ bạn, mà cuộc sống của bạn cũng rất quan trọng đối với mình.

4. TUYỆT ĐỐI không nói với người đang-hoặc-sắp-bị-trầm-cảm theo kiểu: “Đừng như vậy nữa”.
Nói với ai đó “đừng như vậy nữa” hay “vui lên đi nào” thường không giúp ích. Hãy đồng cảm hơn. Thử tưởng tượng cảm giác như cả thế giới đang chống lại bạn và mọi thứ đều sụp đổ, bạn sẽ muốn nghe điều gì nhất? Hãy biết rằng căn bệnh trầm cảm là có thật và người bệnh thì rất đau khổ.

Đừng nói những câu như:
  • Tất cả chỉ là do bạn nghĩ vậy.
  • Ai cũng đều phải trải qua những lúc như thế này.
  • Bạn sẽ ổn thôi. Đừng lo lắng nữa.
  • Tích cực lên nào.
  • Cuộc sống rất quý giá, sao bạn lại muốn chết?
  • Đừng có điên nữa.
  • Sao bạn lại như vậy?
  • Đáng lẽ bạn nên cảm thấy khá hơn rồi chứ?

5. Đừng tranh cãi về cảm xúc của người bệnh trầm cảm.
Đừng cố gắng lôi kéo người bệnh khỏi cảm xúc của họ. Những cảm xúc đó có thể thật vô lý, nhưng việc nói rằng họ sai hay tranh cãi không phải là một cách hay. Thay vì vậy, bạn có thể nói: “Mình rất lấy làm tiếc khi biết bạn đang buồn. Mình có thể làm gì đó để giúp bạn được không?
Nhận thấy được người đó có thể không thành thật về những cảm xúc tiêu cực của họ. Nhiều người bị trầm cảm thường xấu hổ và nói dối về tình trạng của họ. Nếu bạn hỏi “bạn ổn chứ?”, họ sẽ nói “vẫn ổn”, hãy nghĩ ra một cách hỏi khác để biết được cảm giác thật sự của người đó.

6. Giúp người bệnh lạc quan hơn.
Khi nói chuyện với họ, cố gắng giữ cuộc nói chuyện theo hướng tích cực nhất có thể. Đừng quá vui vẻ, hồ hởi mà chỉ cần chỉ ra cho người đó thấy một cách nhìn tốt hơn trong cuộc sống và hoàn cảnh của họ.

Trích từ: https://www.wikihow.vn/Giúp-đỡ-Người-Mắc-Bệnh-Trầm-cảm
lBAzaFs.png

cVL81H2.gif
 
@MyselfArex tham khảo nhe

1. Biết lắng nghe.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là lắng nghe người đó tâm sự. Bạn nên chuẩn bị để nghe bất kỳ điều gì và cố gắng không tỏ ra quá sốc, thậm chí khi điều đó thật sự khủng khiếp, vì như vậy sẽ làm họ thất vọng. Hãy cởi mở, chu đáo, lắng nghe mà không đánh giá.
Nếu người đó không muốn nói chuyện, hãy thử hỏi một cách nhẹ nhàng để giúp họ cởi mở hơn. Ví dụ, hỏi xem tuần vừa rồi của họ có ổn không.
Khi người đó kể với bạn chuyện buồn, bạn nên động viên họ bằng cách nói, “Chắc rất khó để nói ra điều này”, hay “Cám ơn bạn nhiều vì đã cởi mở với mình”.

2. Toàn tâm toàn ý vào cuộc trò chuyện với người ấy.
Cất điện thoại của bạn, nhìn vào mắt họ, và thể hiện rằng bạn đang dành 100 % nỗ lực vào cuộc trò chuyện.

3. Biết phải nói điều gì.
Điều mà một người đang-hoặc-sắp-bị-trầm-cảm cần nhất là lòng thương yêu và thấu hiểu. Ngoài việc biết lắng nghe, bạn còn cần phải ý nhị, khôn khéo trong những gì bạn sẽ nói với người mắc bệnh trầm cảm.

Sau đây là một vài câu nói có thể giúp ích:
  • Bạn không đơn độc trong chuyện này, mình sẽ ở bên bạn.
  • Mình biết bạn đang bị bệnh thật và đó cũng là lý do gây ra những cảm xúc và suy nghĩ hiện tại.
  • Bạn có thể không tin mình vào lúc này, nhưng bạn sẽ cảm thấy khá hơn.
  • Mình có thể không hiểu cảm giác thật sự của bạn ra sao, nhưng mình rất lo lắng và muốn giúp bạn.
  • Không chỉ bạn, mà cuộc sống của bạn cũng rất quan trọng đối với mình.

4. TUYỆT ĐỐI không nói với người đang-hoặc-sắp-bị-trầm-cảm theo kiểu: “Đừng như vậy nữa”.
Nói với ai đó “đừng như vậy nữa” hay “vui lên đi nào” thường không giúp ích. Hãy đồng cảm hơn. Thử tưởng tượng cảm giác như cả thế giới đang chống lại bạn và mọi thứ đều sụp đổ, bạn sẽ muốn nghe điều gì nhất? Hãy biết rằng căn bệnh trầm cảm là có thật và người bệnh thì rất đau khổ.

Đừng nói những câu như:
  • Tất cả chỉ là do bạn nghĩ vậy.
  • Ai cũng đều phải trải qua những lúc như thế này.
  • Bạn sẽ ổn thôi. Đừng lo lắng nữa.
  • Tích cực lên nào.
  • Cuộc sống rất quý giá, sao bạn lại muốn chết?
  • Đừng có điên nữa.
  • Sao bạn lại như vậy?
  • Đáng lẽ bạn nên cảm thấy khá hơn rồi chứ?

5. Đừng tranh cãi về cảm xúc của người bệnh trầm cảm.
Đừng cố gắng lôi kéo người bệnh khỏi cảm xúc của họ. Những cảm xúc đó có thể thật vô lý, nhưng việc nói rằng họ sai hay tranh cãi không phải là một cách hay. Thay vì vậy, bạn có thể nói: “Mình rất lấy làm tiếc khi biết bạn đang buồn. Mình có thể làm gì đó để giúp bạn được không?
Nhận thấy được người đó có thể không thành thật về những cảm xúc tiêu cực của họ. Nhiều người bị trầm cảm thường xấu hổ và nói dối về tình trạng của họ. Nếu bạn hỏi “bạn ổn chứ?”, họ sẽ nói “vẫn ổn”, hãy nghĩ ra một cách hỏi khác để biết được cảm giác thật sự của người đó.

6. Giúp người bệnh lạc quan hơn.
Khi nói chuyện với họ, cố gắng giữ cuộc nói chuyện theo hướng tích cực nhất có thể. Đừng quá vui vẻ, hồ hởi mà chỉ cần chỉ ra cho người đó thấy một cách nhìn tốt hơn trong cuộc sống và hoàn cảnh của họ.

Trích từ: https://www.wikihow.vn/Giúp-đỡ-Người-Mắc-Bệnh-Trầm-cảm
lBAzaFs.png

cVL81H2.gif
C2wD8nI.png
Qz8dGvJ.png
Qz8dGvJ.png
Qz8dGvJ.png
cái gì cũng lấy ở wiki how vậy?
ZHxipvy.png
nhưng tôi đang bị trầm cảm đây fen...
 
Không có cách nào đâu.
Chẳng ai ngoài họ mới có thể giúp được họ thôi.
Người đó nếu ở mức độ nhẹ, stress bình thường thì họ có thể tự nhận ra vấn đề mình đang mắc phải và sẽ tự cố gắng thoát ra. Còn khi đã thành trầm cảm rồi thì chịu
 
Back
Top