Bất ngờ nước mắm truyền thống bán nườm nượp nhờ biến thành giỏ quà Tết

Status
Not open for further replies.
Dạo này toàn ăn mắm Legia, ủng hộ phát triển sản phẩm quê hương.
 
công nghiệp vs truyền thống khởi nguồn xa xưa hơn thằng M nữa nha phen.

Bắt đầu là từ nước tương, công thức truyền thống là ủ đậu trong thời gian dài để lên men. Sau này xuất hiện phương pháp dùng acid thủy phân bánh dầu trong thời gian rất ngắn cũng cho ra nước tương nhưng ko có mùi vị đậm đà như hàng lên men truyền thống. Do đó sản phẩm làm ra hoặc là pha thêm hương liệu hoặc pha với nước tương truyền thống. Quá trình sản xuất ko có công đoạn ủ lên men truyền thống nên gọi là nước tương công nghiệp. Ngày xưa VN có nhiều thằng làm nước tương công nghiệp bên cạnh nước tương truyền thống nhưng nước tương công nghiệp ko bị xem là hàng thứ phẩm.

Tương tự, nước mắm công nghiệp ngày xưa là thủy phân xương heo bò gà rồi pha trộn hương liệu cùng với nước mắm ủ cá truyền thống cho ra thứ nước mắm chất lượng cực thấp chuyên dùng ở các quán ăn cho công nhân. Nhiều thằng mất dạy còn dùng đạm ure để tăng độ đạm thay vì thủy phân xương nên nước mắm công nghiệp được xem là thứ mạt hạng.

Còn anh M sau khi nhập dây chuyền công nghệ sản xuất nước tương của thằng nào đấy thì bắt đầu sản xuất nước tương công nghiệp ở VN. Chuyện chả có gì để nói nếu a M ko chơi bài 3-mcpd bẩn thỉu. 3-Mcpd là chất có khả năng gây ra ung thư, là sản phẩm sinh ra trong quá trình thủy phân bằng acid, nếu ko xử lý thì sẽ tồn tại trong thành phẩm. Điều này cũng có nghĩa là nước tương truyền thống ko có 3-mcpd. Nhưng a M mất dạy ko chỉ lên bài dập bọn nước tương công nghiệp khác mà lập lờ đánh đồng tất cả các loại nước tương, hậu quả là nhiều nhà làm nước tương truyền thống chết sặc gạch.

Quen mùi, đến khi sản xuất nước mắm công nghiệp (gọi là công nghiệp vì lúc đấy chả có ủ con cá nào, chỉ mua về pha chế) thì a lại lên bài nước mắm trên thị trường có arsen aka thạch tín còn sản phẩm của anh thì sạch 100%. Dân mình nghe thạch tín là né nước mắm truyền thống ra. Rất may là hiệp hội nước mắm tỉnh đòn + rút kinh nghiệm vụ nước tương nên lên bài phản pháo là arsen hữu cơ ko độc, đồng thời chạy truyền thông đập lại là nước mắm anh M là đồ hạng bét là hàng công nghiệp nhưng quảng cáo hảo hạng. Từ vụ đấy mà nước mắm anh M chết danh hàng công nghiệp.
Nước tương cn của Masan éo phải như a phân tích đâu. Làm như a còn có tâm chứ nước tương của masan y chang nước phẩm mắm , đều là nước + hương vị. Chung quy toàn nước + phẩm là chính
 
Toàn bộ các chiêu bài bẩn của Masan đến nay đều được tổng hợp ở đây: Sản phẩm + KHÔNG + chất độc hại: Công thức marketing đánh vào nỗi sợ hãi của Masan suốt 10 năm qua (https://www.brandsvietnam.com/10779-San-pham-KHONG-chat-doc-hai-Cong-thuc-marketing-danh-vao-noi-so-hai-cua-Masan-suot-10-nam-qua)
Ngoài những vụ nước mắm nước tương thì nhớ nhất vụ mì khoai tây Omachi, gọi là mì khoai tây nhưng thực chất chỉ vài phần trăm là khoai tây, đợt đó báo lên bài "vắt mì 5% khoai tây thì có xứng đáng được gọi là mì khoai tây không", con số 5% là nhớ mang máng nhưng đại loại là số % cực ít.
P.s: đã tìm ra vụ khoai tây: Quảng cáo mì Omachi: Đánh tráo khái niệm? (https://www.brandsvietnam.com/217-Quang-cao-mi-Omachi-Danh-trao-khai-niem)
 
Nhà ở quê của tôi sát biển, có nguồn cá, xưa thì làm mắm bán, xong tới khi dọn dẹp nhà lại, thì chỉ còn làm để ăn.
Tới bây giờ thì dọn hết chỉ có mua ăn thôi.

Cơ bản tôi ăn mắm truyền thống từ nhỏ đến lớn.

Nhưng vì thấy làm ra cái mắm đó cực quá, tốn kém, nên tôi lại chịu ăn mắm công nghiệp bình thường. Ba mẹ ăn mắm truyền thông thì tôi vẫn ăn theo, đúng là ngon thiệt.
Nhưng tôi cho lựa chọn thì vẫn ra siêu thị lấy mắm công nghiệp cho nhanh, mắm truyền thống phải nhờ mua ở quê mang ra, mang vào.
Đi ăn hàng quán xá cũng toàn mắm công nghiệp hoặc loại nước sau sau, muốn ăn như chính nhà làm là rất tốn kém, không phù hợp cuộc sống ở SG nên thích nghi với đồ công nghiệp luôn.

Gửi từ Điện Thoại Xiaomi bằng vozFApp
 
Nước tương cn của Masan éo phải như a phân tích đâu. Làm như a còn có tâm chứ nước tương của masan y chang nước phẩm mắm , đều là nước + hương vị. Chung quy toàn nước + phẩm là chính
M làm kiểu gì thì tôi ko biết chứ acid thủy phân bánh dầu là công nghệ sản xuất nước tương công nghiệp chính thống xưa giờ do thằng Nhật hay Hàn gì đó phát minh ra, bọn Nhật Hàn Tàu vẫn sử dụng song song vớu cách làm truyền thống. Quy trình sản xuất được hoàn thiện lâu đời, dây chuyền công nghệ có thằng làm sẵn, nguyên liệu đầu vào rẻ mạt do xài phế phẩm của công nghiệp sản xuất dầu thực vật, thành phẩm thì chỉ số y chang hàng truyền thống chỉ kém cái khoản mùi vị đặc trưng từ lên men nên tôi ko nghĩ thằng M tốn công nghĩ ra công thức pha nước muối đâu. Nước tương công nghiệp pha hương liệu hoặc pha với đồ truyền thống là xong. Hồi đầu nó nhập dây chuyền từ nước nào đó về thì hẳn là làm xông nghiệp chứ đến cả thằng Tàu còn chả có món nước tương pha từ nước muối thì lấy đâu ra dây chuyền máy móc.
 
79% cá cơm kìa(nước cốt thì đúng hơn), fen lấy mẫu m thì lấy từ dưới lên nhé :doubt:
Vậy mẫu của m ghi thế này thì làm sao biết đạm động hay thực vật fen?
1706520791807.png
 
thế mới gọi là đánh tráo, che giấu, bịp bợm :doubt:
:oh::oh::oh: là sao fen?
Thật sự không hiểu lắm chỗ này.
Nếu các hãng khác không ghi rõ đạm đó là đạm thực vật hay đạm động vật thì có phải đánh tráo, che giấu, bịp bợm không?
 
:oh::oh::oh: là sao fen?
Thật sự không hiểu lắm chỗ này.
Nếu các hãng khác không ghi rõ đạm đó là đạm thực vật hay đạm động vật thì có phải đánh tráo, che giấu, bịp bợm không?
họ ghi rõ là cốt cá cơm (đồng nghĩa với đạm động vật) rồi còn gì, m có dám ghi rõ thành phần này ko :doubt:
 
Năm nay kinh tế khó khăn, bên trong gói quà tết vẫn cứ là nước mắm, mỳ chính, hạt nêm cho nó thiết thực :rolleyes:
 
Thì hãng m ghi nước mắm cốt cá cơm đó fen.
tự nhẩm thôi phen. Mắm cốt độ đạm 40-45, như vậy loại 80% mắm cốt có độ đạm tầm 35, loại 45% có độ đạm tầm 20 là công thức pha loãng thông thường ko cần bổ sung thêm đạm, nếu có cũng chỉ là N từ bột ngọt. Còn độ đạm 10-12 thì tỉ lệ mắm cốt cao lắm tầm 25-30%. Nếu tỉ lệ thấp hơn nữa thì chắc chắn phải bổ sung thêm đạm tổng hợp chứ chỉ đạm cá cơm từ mắm cốt thì ko đủ. Ko công bố tỉ lệ mắm cốt thì chắc là tỉ lệ thấp quá nên giấu luôn cho nhanh.
 
tự nhẩm thôi phen. Mắm cốt độ đạm 40-45, như vậy loại 80% mắm cốt có độ đạm tầm 35, loại 45% có độ đạm tầm 20 là công thức pha loãng thông thường ko cần bổ sung thêm đạm, nếu có cũng chỉ là N từ bột ngọt. Còn độ đạm 10-12 thì tỉ lệ mắm cốt cao lắm tầm 25-30%. Nếu tỉ lệ thấp hơn nữa thì chắc chắn phải bổ sung thêm đạm tổng hợp chứ chỉ đạm cá cơm từ mắm cốt thì ko đủ. Ko công bố tỉ lệ mắm cốt thì chắc là tỉ lệ thấp quá nên giấu luôn cho nhanh.
1706524958657.png

Vậy theo fen độ đạm của nước mắm này tối thiểu là bao nhiêu?
 
Hay
Thay vì trước đây thùng bia hay chai rượu vang hoặc chai rượu tây
Giờ tết đến nhà nhau chúc thì lấy nước mắm ra mỗi người làm đôi chén. Đỡ ghiền
Moẹ a làm như đội lặn giếng hồi xưa làm chén cho đỡ lạnh vậy
 
Vậy còn loại này thì sao fen?
View attachment 2314520
nó ghi độ đạm 28-32 rồi phen còn hỏi gì nữa?? Cái nhãn đấy tôi ko rõ cái "nước mắm nguyên chất" nó khác gì "nước mắm cốt nhỉ" vì thông thường 2 cái này là một, nhưng ít ra nó ghi rõ số % của từng loại, đặc biệt là % mắm cốt.
 
k biết truyền thống nó độc hay bẩn như nào nhưng ăn thấy nó ngon vcl. Sau nước đầu mặn là vị ngọt đọng lại ở đầu lưỡi và trôi dần vào cuống họng.

Ngoại trừ một số món phải pha chế thành nước chấm còn lại t chấm nguyên bản không pha chế bất kể gì cả (bột ngọt, ớt...).
Thịt ba chỉ ngon, luộc lên kẹp rau sống chấm mắm ngon :dribble::dribble::dribble: bao nhiêu cơm cho đủ
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top