Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng?

Ma Sieu

Senior Member
"Quý khách muốn dùng gà hay cá?". Lựa chọn trong câu nói quen thuộc trên máy bay này từng là "tôm càng xanh hay bò Wellington". Những bữa tiệc thịnh soạn trên không đó đâu rồi?

Hành khách trên chiếc phi cơ được tái sử dụng từ máy bay ném bom Thế chiến I của hãng Handley Page Transport, bay từ London đến Paris năm 1919 là những người trải nghiệm bữa ăn đầu tiên trên máy bay, theo The Washington Post.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 1.

Theo Matthew Burchette - người phụ trách cấp cao của Bảo tàng chuyến bay ở Seattle (Mỹ), bữa ăn trên chỉ là một hộp cơm trưa đóng gói sẵn, vì bấy giờ làm gì đã có bếp núc trên máy bay. Mỗi hành khách tốn khoảng 3 shilling (tương đương 9,5 USD ngày nay) cho bữa ăn này, một mức giá cao vào thời điểm đó.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 2.

Theo The Washington Post, mãi đến khi Thế chiến I qua đi, hàng không được đà phát triển, nhiều người mới đủ khả năng trang trải vé máy bay. Tuy nhiên, các suất ăn trên máy bay chỉ toàn là đồ nguội.

Khi máy bay ngày càng to hơn, các tiện nghi đồ ăn thức uống của chúng mới theo đó mà tăng lên.

Thế là bữa ăn hàng không nóng hổi vừa thổi vừa ăn đầu tiên xuất hiện khi United Airlines lắp đặt thành công bếp trên máy bay vào năm 1936.

Sau đó, các hãng khác bắt chước và dần hoàn thiện một gian bếp chỉn chu trên phi cơ, đưa ẩm thực máy bay vào thời kỳ hoàng kim trong những năm 1950-1960.

Hành khách không phải đối mặt với câu hỏi lặp đi lặp lại "gà hay cá" trong mỗi chuyến bay nữa.

Trong thập niên tiếp theo, sự ra đời của Đạo luật Phi tập trung hóa hàng không ở Mỹ khiến các hãng bay chuyển hướng cạnh tranh về giá vé hơn là tập trung vào chất lượng dịch vụ và suất ăn trên chuyến bay, trang Vox cho hay. Hai thập niên sau đó, nhiều hãng hàng không giá rẻ "chào sân".

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 3.

Cụ thể, American Airlines hoàn toàn ngừng phục vụ suất ăn cho hành khách hạng phổ thông trên các chuyến bay nội địa, ngoại trừ các đường bay thẳng xuyên hai bờ đất nước.

Delta Air Lines và United Airlines cũng không phục vụ suất ăn hạng phổ thông trên các chuyến bay dưới 4 tiếng.

Khoảng 10 năm trở lại đây, các hãng ngày càng "ki bo" hơn và bắt đầu tách các dịch vụ. Nghĩa là khách muốn bất cứ gì thêm thì cũng phải móc hầu bao, kể cả một gói snack.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 4.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 5.

Trong bối cảnh chưa có màn hình trên lưng ghế và các thiết bị giải trí cá nhân, những bữa ăn trên máy bay trong giai đoạn 1950-1960 được ví như một hoạt động giải trí cho hành khách, càng xa hoa càng vui lòng khách đến.

Theo Atlas Obscura, thập niên 1950, hành khách bay Pan Am hạng phổ thông được ăn tối với món gà mái sao nhồi, còn hành khách khoang hạng nhất thưởng thức món trứng cá muối và trứng nấu theo yêu cầu.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 6.

Theo CNN, cũng trong thập niên này, Hãng Alaska Airlines ra mắt dịch vụ đặc biệt "Golden Samovar" để tôn vinh "di sản Nga trong văn hóa Alaska": giai điệu đàn balalaika đích thực của Nga ngân vang trên máy bay, tạo không khí tuyệt vời khi thực đơn đậm chất Nga với trứng cá muối, thịt bê Orloff và bánh Odessa được dọn ra.

Singapore Airlines từng phục vụ thực đơn "Đại tiệc trên bầu trời" bao gồm hai lựa chọn tôm càng xanh và thịt bò Wellington trong món chính cho hành khách khoang hạng nhất tới tận những năm 1980.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 7.
Cũng giống như mọi thứ liên quan đến vận chuyển hàng không hiện đại, các bữa ăn và công tác hậu cần để chuẩn bị chúng liên tục được tinh giản để trở nên hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo trải nghiệm của khách hàng.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 8.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 9.

Nhắc đến công tác hậu cần, dường như ít hành khách nào thắc mắc về nguồn gốc những bữa ăn mà các tiếp viên dọn ra trước mặt họ trên mỗi chuyến bay, chắc bởi lẽ có đồ ăn ở độ cao 10.000-12.000m là quý lắm rồi.

Theo tác giả Terry Nguyen của Vox, ngành chế biến suất ăn hàng không ở Mỹ hiện được định giá 6 tỉ USD. Các hãng hàng không lớn của xứ cờ hoa đều có đội ngũ thiết kế suất ăn để lên thực đơn tùy theo vùng, theo mùa và theo hạng ghế ngồi.

Đội xây dựng thực đơn ở hai hãng bay United Airlines và American Airlines thường tham khảo ý tưởng từ các tiếp viên hàng không và đôi khi từ hành khách để cập nhật xu hướng các món ăn đang phổ biến.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 10.

Tại bếp ăn cung cấp cho một hãng hàng không. Ảnh: Anton Novoderezhkin/TASS/Getty Imag es
United Airlines có bốn chu kỳ thực đơn, xoay vòng trong suốt cả năm, lại có menu riêng cho 5 vùng theo thị trường nội địa Mỹ.

"Nếu bạn bay từ Chicago đến Denver chẳng hạn, thì bạn sẽ không gặp phải cùng một thực đơn trên chuyến về" - Gerry Gulli, bếp trưởng điều hành của hãng nói với Vox.

Trong khi đó, đội ngũ xây dựng suất ăn ở American Airlines hợp tác với 130 bếp ăn trên toàn quốc và luôn phải chuẩn bị phương án dự phòng, bất kỳ món nào không làm ưng cái bụng của hành khách đều sẽ bị loại khỏi thực đơn của tháng tới.

Sau khi chốt thực đơn, các hãng hàng không đặt hàng các công ty cung cấp suất ăn sản xuất hàng ngàn khẩu phần trên chuyến bay mỗi ngày.

Các công ty này đặt gần sân bay để thuận tiện cho việc vận chuyển. Theo Gulli, các suất ăn thường được nấu và sử dụng ngay trong ngày.

Công ty sản xuất chỉ chuẩn bị trước nguyên liệu của những món được đặt với số lượng lớn, nhưng phần xốt vẫn cần chế biến trong ngày. Các phần ăn được bảo quản trong tủ lạnh máy bay. Tiếp viên chỉ việc hâm nóng lại trước khi phục vụ hành khách.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 11.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 12.

Con người mất từ 30% trở lên vị giác đối với muối khi ở trên không trung, theo Raphael Girardoni - giám đốc điều hành thực phẩm và đồ uống của American Airlines.

Các hãng hàng không không muốn hành khách nghĩ rằng họ phục vụ thức ăn nhạt nhẽo, vì vậy có khả năng họ sẽ thêm chất điều vị, như muối hoặc đường, để bữa ăn ngon hơn.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 13.

"Máy nghiền khoai tây rõ ràng đã bị hỏng và vì vậy quý hãng đây quyết định giải pháp thay thế tốt nhất để xử lý khoai tây là qua đường tiêu hóa của một con chim" - một hành khách bay Hãng Virgin Atlantic góp ý "nhẹ nhàng" vào năm 2009.

Trái lại, The Washington Post nhận định việc thức ăn trên máy bay kém vị chả liên quan gì đến bản thân đồ ăn. Hành khách phải ngồi chật chội đến mức gần như không thể tận hưởng bất cứ thứ gì trong khoang, khi khoảng cách trung bình giữa các ghế đã giảm từ 89cm xuống còn 79cm.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 14.

Mặt khác, The Washington Post cũng nhìn nhận, trong khi chất lượng dịch vụ ở khoang hạng nhất không hề suy suyển theo thời gian, điều ngược lại đang xảy ra ở khoang phổ thông.

"Nếu bay quốc tế, bạn sẽ nhận một khay thức ăn và đồ uống, rồi chỉ có nước cầu nguyện rằng mình không làm rơi bất cứ thứ gì xuống gầm bàn để khay, chứ lỡ mà rơi thì bạn chả thể nào tự lấy lại được.

Bay trong nước? Bạn có thể mua một chiếc bánh mì kẹp gà tây đắt đỏ hoặc một hộp nhỏ đựng vài cái bánh quy giòn làm món khai vị nếu gói bánh vòng bạn mua trước đó không đủ hấp dẫn" - báo này viết.

Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 15.
Bữa ăn trên máy bay: Ngon hay dở, sang hay xoàng? - Ảnh 16.

VACS hiện là nhà cung cấp cho các hãng hàng không lớn trong và ngoài nước: Vietnam Airlines, Air France, Cathay Pacific, Singapore Airlines, Korean Air, Qatar Airways và nhiều hãng của Nhật.
https://tuoitre.vn/bua-an-tren-may-bay-ngon-hay-do-sang-hay-xoang-20230711111556984.htm
 
Toàn bay trong nc, mất 1,2 tiếng là cùng nên ko ăn gì, ăn mắc công mắc ỉa nữa, mà mắc ỉa đúng lúc nó đang hạ cánh hay cất cánh là chết đĩ mẹ lun, nhớ mãi 1 lần đi vietjet 1 thag cha nhà quê, chắc cũng mắc ỉa ngay lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh nên đếu cho ra khỏi chỗ, dm vậy là hắn té re luôn kinh tởm :eek:
 
Toàn bay trong nc, mất 1,2 tiếng là cùng nên ko ăn gì, ăn mắc công mắc ỉa nữa, mà mắc ỉa đúng lúc nó đang hạ cánh hay cất cánh là chết đĩ mẹ lun, nhớ mãi 1 lần đi vietjet 1 thag cha nhà quê, chắc cũng mắc ỉa ngay lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh nên đếu cho ra khỏi chỗ, dm vậy là hắn té re luôn kinh tởm :eek:

Ăn lại lẩu pịa để nhớ cảm giác đó đi fen:bad_smelly::still_dreaming:o_O:bad_smelly:o_O:still_dreaming:
 
Bọn vietnamairlines bán suất ăn có vẻ ngon. Tôi thấy chúng nó thầu cái suất ăn bệnh nhân ở Bạch Mai khá hợp lý.
 
T chỉ nể mấy ng ăn mì tôm trên máy bay, k hiểu nổi :doubt:, dưới mặt đất giá rẻ bèo k ăn,lên đó ăn giá x3, x4 lần mới chịu
Tôi thì nể tất cả những ai mà đi máy bay hay thậm chí là đi xe oto mà cứ phải ăn ngồm ngoàm.
dm tôi lên máy bay chuyến ngắn thì 30p~1h, chuyến dài nhất từng bay đâu đó 5~6h, lên là đeo tai nghe xong là ngủ (tôi thường lưu mấy bộ sách nói, đặc biệt thích mấy bộ mà giọng đọc là ông Bá Trung gì đó nghe dễ ngủ vl, mà đặc biệt phần nhạc nền ông ý chọn rất hay).
 
Tôi thì nể tất cả những ai mà đi máy bay hay thậm chí là đi xe oto mà cứ phải ăn ngồm ngoàm.
dm tôi lên máy bay chuyến ngắn thì 30p~1h, chuyến dài nhất từng bay đâu đó 5~6h, lên là đeo tai nghe xong là ngủ (tôi thường lưu mấy bộ sách nói, đặc biệt thích mấy bộ mà giọng đọc là ông Bá Trung gì đó nghe dễ ngủ vl, mà đặc biệt phần nhạc nền ông ý chọn rất hay).
Bay trên 10 tiếng không ăn có mà toi à. Tôi thích bay của Hàn hoặc Sing khẩu vị vừa miệng không phải quá ngon nhưng không chê được.
 
Bay trên 10 tiếng không ăn có mà toi à. Tôi thích bay của Hàn hoặc Sing khẩu vị vừa miệng không phải quá ngon nhưng không chê được.
Tôi thì chưa bay dài như thế nên chưa biết thế nào, nhưng có mấy lần đi oto tầm 8~9h, cũng có dừng nghỉ nhưng tôi cũng chỉ uống nước đi vệ sinh thôi, chứ cũng chả ăn, lúc nào đến nơi mới ăn uống đàng hoàng.
 
Tôi thì nể tất cả những ai mà đi máy bay hay thậm chí là đi xe oto mà cứ phải ăn ngồm ngoàm.
dm tôi lên máy bay chuyến ngắn thì 30p~1h, chuyến dài nhất từng bay đâu đó 5~6h, lên là đeo tai nghe xong là ngủ (tôi thường lưu mấy bộ sách nói, đặc biệt thích mấy bộ mà giọng đọc là ông Bá Trung gì đó nghe dễ ngủ vl, mà đặc biệt phần nhạc nền ông ý chọn rất hay).
Lại thượng đẳng rồi. Nhiều người bị hạ đường huyết nhất là không gian kín chật chội tâm lý như bị đè nén nên cần ăn, hoặc đơn giản họ chưa kịp ăn trước khi bay/di chuyển thì cần bổ sung năng lượng, có biết ăn đứng đầu trong tứ khoái ở đời k. Họ ăn k ảnh hưởng gì tới người khác giữ vệ sinh chung ăn tại ghế của họ thì sao mà phải thở ra câu thế ? Doanh thu từ dịch vụ ăn uống hàng không 1 năm vài ngàn tỉ đấy nên số lượng người ăn k thiếu.
 
Last edited:
Tôi chúa ghét ăn uống trên tàu xe, không gian gò bó khó chịu vcl. Toàn hạ cánh rồi ăn, cũng may là chỉ bay ngắn nên nhịn tý cũng được
 
Tôi thì nể tất cả những ai mà đi máy bay hay thậm chí là đi xe oto mà cứ phải ăn ngồm ngoàm.
dm tôi lên máy bay chuyến ngắn thì 30p~1h, chuyến dài nhất từng bay đâu đó 5~6h, lên là đeo tai nghe xong là ngủ (tôi thường lưu mấy bộ sách nói, đặc biệt thích mấy bộ mà giọng đọc là ông Bá Trung gì đó nghe dễ ngủ vl, mà đặc biệt phần nhạc nền ông ý chọn rất hay).
Nghĩ được tới đây rồi sao không nghĩ thêm là nếu bay x2 x3 thế thì sao, anh vẫn nhịn cho thượng đẳng nhé :misdoubt:
 
Bữa coi thằng ytber mrbeast nó review vé máy bay 500k. Lên đó ăn thì ngang nhà hàng 5 sao đó. Giá 500k usd cũng chỉ đắt hơn giá vé máy bay giải cứu có tí. Đại gia vn dư sức bay ầm ầm.
 
T chỉ nể mấy ng ăn mì tôm trên máy bay, k hiểu nổi :doubt:, dưới mặt đất giá rẻ bèo k ăn,lên đó ăn giá x3, x4 lần mới chịu
trải nghiệm đó thím. Đồ ăn trên máy bay đa phân chống đói, chỉ có mì gói thì giữ nguyên hương vị, nhưng cảm giác ăn trên cao húp xì xụp nó phê làm sao :)) đặc biệt mì gói ăn trong phòng lạnh nữa, làm những người xung quanh thèm còn đã hơn nữa :v
 
Back
Top