Các lỗi ngụy biện thường gặp

post nhảm thế fen
YQtAH0E.png
 
Dựa trên các nguồn thông tin đã cung cấp, tôi tổng hợp được một số lỗi ngụy biện phổ biến thường gặp như sau:

1. Ngụy biện công kích cá nhân (ad hominem): Thay vì bàn luận vào nội dung, người tranh luận lại sỉ nhục, hạ bệ, công kích đối tượng tranh luận để làm giảm uy tín của họ.[1][5][7]

2. Ngụy biện dựa vào đám đông: Lập luận rằng một điều gì đó là đúng vì nhiều người tin vào nó.[5]

3. Ngụy biện dựa vào thẩm quyền: Lập luận rằng một điều gì đó là đúng vì một người có thẩm quyền nói nó đúng, mà không xem xét bằng chứng.[5]

4. Ngụy biện bù nhìn (straw man): Bóp méo lập luận của đối phương, biến nó thành một phiên bản yếu hơn dễ bị tấn công.[5]

5. Ngụy biện "Anh cũng thế" (Tu quoque): Chỉ ra rằng đối phương cũng mắc lỗi tương tự để bào chữa cho lỗi của mình.[1][4][5]

6. Ngụy biện khái quát vội vã: Đưa ra kết luận chung dựa trên bằng chứng không đầy đủ.[5][6]

7. Ngụy biện nhân quả sai: Cho rằng sự kiện A gây ra sự kiện B chỉ vì A xảy ra trước B.[5]

8. Ngụy biện lạm dụng quyền lực: Dùng đe dọa, uy quyền để ép buộc người khác đồng ý.[1][3][4]

9. Ngụy biện lợi dụng lòng thương hại: Kêu gọi sự đồng cảm, thương hại để bào chữa cho lập luận yếu.[1][3]

10. Ngụy biện lối nói lập lờ: Dùng từ ngữ mơ hồ, đa nghĩa để đánh lạc hướng.[5]

Đây chỉ là một số ví dụ tiêu biểu, trên thực tế còn rất nhiều kiểu ngụy biện khác. Việc nhận diện và tránh các lỗi ngụy biện này sẽ giúp chúng ta tranh luận một cách logic, lành mạnh và đi đến chân lý.
Phản động thế.
 
qua câu chuyện này chúng ta rút ra được điều gì? chả điều gì cả
Rút ra được 1 điều là thời Socrates du học Trung Quốc về vì đoạn kết luận của ông giọng văn y chang mấy thằng Châu Á. Đặc biệt là "đạo làm người"
 
Dm gặp post của thằng ca la thầu này là tôi dí bùi vào. Các anh còn ráng comment feed cho nó ăn nữa, tôi chê rất :cautious:
 
Cuộc đời bác chắc tẻ nhạt lắm nhỉ, toàn đăng lại mấy post nhảm trên fb
Bác phạm phải một lỗi ngụy biển rất nguy hiểm là công kích người khác và lảng tránh trọng tâm bài viết
meoqQpA.png
Chính chủ thớt mới đang gặp lỗi ngụy biện.
Câu nhận xét bài viết nhảm chỉ đơn giản là nêu ra ý kiến, đưa ra chủ đề tranh luận.
Thay vì tập trung đưa ra lập luận phản bác lại ý kiến đó, chứng minh là bài viết không nhảm, bác lại quay qua tấn công cá nhân người nhận xét, chụp mũ là họ ngụy biện và kết thúc cuộc tranh luận.
 
  • Xảo trá chi bằng hãy sống chân thành, muôn nghìn diệu kế chẳng bằng sống đúng đạo làm người. tôi thích câu này
 
chê ca sĩ hát dở, bọn nó vào bảo "mày hát đc như người ta chưa" thì là nguỵ biện loại gì :rolleyes:
 
chê ca sĩ hát dở, bọn nó vào bảo "mày hát đc như người ta chưa" thì là nguỵ biện loại gì :rolleyes:
4. Ngụy biện bù nhìn (straw man): Bóp méo lập luận của đối phương, biến nó thành một phiên bản yếu hơn dễ bị tấn công.[5]

5. Ngụy biện "Anh cũng thế" (Tu quoque): Chỉ ra rằng đối phương cũng mắc lỗi tương tự để bào chữa cho lỗi của mình.[1][4][5]

gồm 2 cái này nhé, làm yếu lập luận đối phương bằng luận điểm tương tự
lodh6Mv.png
 
chê ca sĩ hát dở, bọn nó vào bảo "mày hát đc như người ta chưa" thì là nguỵ biện loại gì :rolleyes:
Là công kích cá nhân nhé. Chê bai người nhận xét mà không quan tâm luận điểm của người ta là gì
 
thằng thớt này có lẽ còn trẻ người mà ngáo chữ sớm quá.
thế bây giờ tao hỏi: ngụy biện là gì? mày sẽ trả lời như trích dẫn ở trên. nhưng dù mày có đưa ra vô vàn những luận cứ cũng trật lất, mất dạy ngay từ đầu. vì sao? trước hết chưa cần trả lời nhưng cần bàn sơ về từ ghép được dùng trong câu hỏi: ngụy biện là một từ ghép, "ngụy" là tên một nước thời xuân thu chiến quốc. "biện" là một từ trong các từ như biện luận, biện minh, biện hộ nhằm dẫn chứng, minh chứng bằng ngôn ngữ lời nói hoặc chữ viết. "ngụy biện" là một từ ghép của hậu thế đã chọn lọc tùy tiện chụp mũ rất mất dạy, láo toét với các tiền nhân mang họ ngụy. đã dính mắc thói lươn lẹo ngay từ đầu vì đã khẳng định dẫn đến sự mặc định rằng nhà "ngụy" là xấu, lật lọng, lươn lẹo, phản trắc mà chưa biết chắc chắn có phải nhà ngụy có hoàn toàn xấu như vậy hay không hay là do kẻ thù tuyên truyền xấu mà thành? chúng ta hiện nay là những người kế thừa ko chung cùng thời, ko nắm rõ nguồn thông tin chính xác, mất vị thế là một khách thể khách quan. khi đã ko còn khách quan thì mày nói cái ccc gì cũng vô nghĩa. kiểu như câu hỏi của mày và một loạt tường thành luận cứ của mày được xây dựng trên nền móng đã bị thối.
 
Có ai như tôi ko, cái gì mà xúc tích gãy gọn tôi mới cho là thông minh

Còn lại cứ lê thê vòng vo tôi lại thường thấy nó ngu

Điển hình bọn đa cấp noia chuyện rất vòng vo

Còn các vốt dơ, nhiều khi chỉ cần 1 vài từ đã tóm gọn hết ý, và còn có sự mỉa mai trong đó nữa, đó mới là đỉnh cao :D
 
4. Ngụy biện bù nhìn (straw man): Bóp méo lập luận của đối phương, biến nó thành một phiên bản yếu hơn dễ bị tấn công.[5]

5. Ngụy biện "Anh cũng thế" (Tu quoque): Chỉ ra rằng đối phương cũng mắc lỗi tương tự để bào chữa cho lỗi của mình.[1][4][5]

gồm 2 cái này nhé, làm yếu lập luận đối phương bằng luận điểm tương tự
lodh6Mv.png
thế giờ nó k có chuyên môn thì nó phán xét gì những người là peak của ngành đó ta ?
 
Trong câu chuyện trên, Socrates đã sử dụng ngụy biện để chứng minh quan điểm của mình. Cụ thể, ông đã mắc phải lỗi ngụy biện "chứng minh vòng tròn" (circular reasoning) ở đoạn sau:

"Socrates nói:- Thật vậy ư? Các ngươi hãy chú ý, người sạch sẽ thấy người kia lấm bẩn khắp người anh ta nghĩ rằng từ ống khói chui ra sẽ rất bẩn. Còn người kia nhìn sang thấy người trước mặt rất sạch sẽ thì lại nghĩ rằng bản thân mình cũng rất sạch sẽ. Bây giờ tôi hỏi lại, ai sẽ là người đi tắm trước?"

Ở đây, Socrates đã giả định rằng hai người chui từ ống khói ra, một người sạch sẽ và một người bẩn thỉu. Tuy nhiên, ông lại dùng chính giả định này để chứng minh quan điểm của mình, rằng cả hai người đều không thể một sạch một bẩn được. Đây là một lỗi lập luận vòng tròn, vì ông đã dùng kết luận để làm tiền đề cho lập luận của mình.

Ngoài ra, câu chuyện cũng cho thấy Socrates đã liên tục thay đổi quan điểm và lập luận của mình để gây bối rối cho các đệ tử, điều này cũng có thể coi là một dạng ngụy biện.
 
"Đưa ra kết luận nghe thấy đúng nhưng lại là sai, đấy chính là ngụy biện!"
Này chưa chính xác lắm. Ngụy biện về định nghĩa nếu quy gọn lại cũng chỉ là chứng minh một luận điểm mà không sử dụng lý lẽ, dẫn chứng, logic một cách khoa học. Ai đó ngụy biện không có nghĩa là họ sai, mà họ chỉ không có cơ sở thích đáng để chứng minh cho luận điểm của mình. Trái lại, việc nói rằng ai đó ngụy biện nghĩa là người đó sai chính là một lỗi ngụy biện (fallacy fallacy).
 
Back
Top