Câu chuyện của bác tôi

Bà tôi kể, ngày đấy dân ta chết nhiều. + với đêm tối thiếu ánh sáng nhân tạo nên mấy chuyện ma quỷ nhiều lắm. Bà tôi còn kể ngày trc, đầu lâu cứ lăn lốc lốc ở sân nhà tôi, vừa lăn vừa kêu @@
 
Truyện này hay nhưng có vài tình tiết k phục lắm.

Đoạn cả 3 rút về đi thụt lùi để canh chừng, vậy còn sau lưng thì sao. Nếu nói năng lực siêu nhiên thì ở đâu nó chẳng biến ra được. Để 1 người quay lại là hợp lý.

Theo mô tả thì tốp này có mang theo súng trường, có lẽ là AK. Chắc nhiều người k biết chứ đạn nổ có có thể gây uy lực rất lớn cả trong tác động vật lý bao gồm cả sóng âm. Đây là lý do người xưa có truyền thống dùng pháo nổ, k phải để cho vui đâu. Nói thật từ người, vật đến quỷ, thần còn kinh hồn bạt vía nữa là.
dân quân tự vệ ngày xưa đc trang bị súng trường ckc thôi b, mà cả tổ dùng chung 1 khẩu, còn đi giật lùi là nguyên văn lời ông cụ Nghi, mình viết lại, với hòan cảnh bất ngờ chắc chẳng ai nghĩ đến đằng sau nó như thế nào
beauty_x2.png
 
Lúc ấy là tầm nửa đêm. Ba người đi bộ từ đường thôn ra đê, hai bên cánh đồng lúa dào dạt. Trăng vằng vặc. Bỗng một a giật giọng.
- Có thằng ăn trộm dây điện a Nghi ạ
Dây điện thực ra ở đây là đường dây điện thoại, được nối trên các cột điện ngoài đồng, chứ hồi đó chưa có điện và hệ thống điện dân sinh. Buổi tối toàn dùng đèn dầu. Cả 3 người nhìn về phía trước, qua con mương, xa xa có bóng đen lúc ẩn lúc hiện dưới cây cột điện.
- Khẽ thôi, bắt sống, bắt quả tang
Một a nữa thì thào. Cả 3 im lặng và lặng lẽ di chuyển. Do đã quá quen thuộc từng mét đường, mô đất nên họ đi trong đêm không cần đèn, hơn nữa trăng đang sáng vằng vặc.
Căng thẳng, càng đến gần không khí càng như cô đặc lại. Cái bóng, cái bóng lấp ló, nó đen thui, đen như mực. Cả 3 người căng mắt, nhìn trừng trừng vào bóng đêm để nhìn ra hình dạng thằng ăn trộm. Nhưng không thể nào xác định được. Nó méo méo, xiên xiên.
- Ai? Đứng im cấm cử động.
Cụ Nghi quát lớn, đồng thời một anh bật đèn pin chiếu thẳng lên, khẩu súng trường lên đạn lách cách. Theo vùng sáng của ánh đèn, chân cây cột điện bừng sáng, cái bóng thập thò.
- Từ từ quay mặt ra đây.
Vẫn thập thò sau chân cột.
- Quay mặt ra đây đi, k chạy được đâu, cắt trộm dây điện thoại hả?
Không khí bỗng chốc trở lên lạnh ngắt. Tiếng giun dế lúc nãy vẫn nghe bỗng im bặt. Hình người, một người chít khăn mỏ quạ từ từ quay lại. Dẹt lét, cả người dẹt lét như tờ giấy. Dẹt như cả người bị xe lu cán phẳng, sau đó đứng dậy.
Cả 3 người đàn ông run lên bần bật, mồ hôi túa ra như tắm. Ánh đèn pin run rẩy loang loáng. A thanh niên cầm đèn đứng trước cụ Nghi khụy chân xuống, k đứng nổi. Cụ Nghi nghiến răng xốc nách a dậy, lấy hết sức bảo cả 2 người.
- Mình rút, đi từ từ thôi, chú ý đừng để nó theo.
Cả 3 người đàn ông bấu víu vào nhau, đi giật lùi. K ai bảo ai, nhưng cả 3 đều biết, quay lưng chạy là chết. Mặt trăng bị mây che mờ nhạt lại. Cụ Nghi cảm giác nó nhe răng cười. Cái cười hằn học. Tức tối. Khoảng cách xa dần, cả 3 người lúc này đã lết về đến đường thôn, thở hắt.
Kéc kè ke ke...tiếng gà trống ngoài sân gạch nhà cụ Nghi khiến chúng tôi bừng tỉnh, đưa chúng tôi về thực tại.
- Vậy cái đó là cái gì, cụ biết không?
Cụ Nghi ngước đôi mắt tinh anh nhìn về xa xăm
- Về sau tao cũng cố công tìm hiểu. Mà cái cột điện chỗ gặp cái "đó", tao đoán là khu vực mày đi lạc vào rồi ăn giỗ đấy Thành à!
Tất cả chúng tôi ai lấy đều ngạc nhiên.
- Cũng...cũng gần chỗ đó hả bác
Giọng bác Thành lắp bắp, lạc đi vì xúc động
- Đúng thế.
Nhấp ngụm trà, cụ Nghi nheo nheo mắt.
- Theo một số tài liệu cổ trong đình làng, nơi ấy thời vua Gia Long từng có một thôn. Gọi là thôn Lưu.
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau.
- Tại sao giữa cánh đồng rộng lại có một thôn như vậy. Sao họ k ở kề cận thành cụm như những thôn khác.
Cụ Nghi khà khà
  • Đơn giản thôi. Vì thôn đó là thôn ngụ cư.
  • À. Mọi người ai nấy đều gật gù. Đúng là người ngụ cư, người từ nơi khác đến, đều k được ở trong làng. Hay lệ làng k cho phép họ. Họ phải ở một khu tách biệt. Làng xóm Việt Nam xưa kia là như vậy
" Sông sâu còn có kẻ dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Đò dọc phải tránh đò ngang
Ngụ cư phải tránh dân làng cho xa "
Chúng ta ngày nay khi đọc những câu này. Có lẽ chỉ thấy đây là quan niệm lạc hậu của người xưa. Nhưng đằng sau những câu ca dao dân gian, còn ẩn chứa những gì? Một nỗi sợ. Tại sao phải sợ ngụ cư. Tại sao phải tránh?
- Vậy cụ biết những người thôn Lưu gốc tích từ đâu đến đây không. Và vì sao họ đến đây?
Cụ Nghi lắc đầu.
- K thấy ghi chép gì, chỉ biết họ từ miền núi . Ấy là người làng đoán thế, do nhìn trang phục. Họ đến từ một ngày xuân, rét, sương mù bao phủ, bóng họ lờ mờ từ phía xa. Đi trong yên lặng, cắm cúi, xám xịt. Từ ngày họ đến, quây lại thành một thôn. Dân làng cũng dần chẳng để ý. Vì đất đấy là đất ngụ cư. Chẳng phải đất làng. Đất đấy đất bạc màu. Cũng chẳng làm ăn hoa lợi gì được. Họ cũng chẳng phạm gì làng, cũng chẳng tiếp xúc giao tiếp.
Trong làng có vài sự lạ. Trước kia chuột hoành hành như giặc, nay vãn dần, rồi hết hẳn. Ai cũng thấy lạ. Cái giống gì chứ giống chuột rất khó trừ, khôn như chuột mà lại, vậy mà giờ hiếm khi nhìn thấy chuột. Cái sự ấy lạ nhưng ai cũng thích, thích quá đi chứ, hết cái giống phá hoại , ai hơi đâu mà tìm hiểu.
Một chiều đông. Trời âm u, xám xịt. Bóng tối buông từng vệt, từng vệt xuống cánh đồng, thôn xóm. Lão Bậu, một tay mõ làng, nhà tận cuối xóm, tợp vài tợp rượu, co ro trong tấm áo tơi
Lão nghển mặt. Ẩn hiện trên nền trời xám xịt. Một lá phướn chao đảo.
img_1191.jpg

- Thằng nào ngoài đình k hạ phướn xuống để gió thốc đi rồi.
Lão lầm bầm.
Lá phướn bay phần phật như diều. Qua lũy tre cuối xóm, như có người điều khiển, nó hướng vào làng. Nó ngập ngừng, dò xét. Giờ nó k bay phần phật nữa. Nó dập dờn như cánh bướm. Nó sà xuống sân gạch nhà lão Bậu.
- Ớ. Lão trợn mắt.
Lá phướn dựng đứng, lùng nhùng hình thành một dáng người méo mó, xiêu vẹo. Vẹo vọ, nó vẹo vọ tiến vào nhà.
- Xìiii..xì...sao...không...thờ...xì xì
Một giọng khè khè, đặc, kèm theo những tiếng xì xì như phát ra từ chiếc ra đi ô nhiễu sóng.
  • Cái...cái gì cơ. Lão Bậu mắt mũi trợn ngược. Nói k ra hơi
  • Xìiiii...xì...sao...khô...ông...thờ...xì
  • Á á...cứu cứu...làng nước ơi...cứu...bớ...làng nước ơi...
 
Truyện hay. Trong lúc đợi thím thớt són thì anh em kể chuyện gặp ma cho xôm đi. Tôi trước, hồi bé đêm buồn tè dậy đi tè tôi thường gặp 1 quả cầu lửa nóng rực bay lơ lửng. Lúc đó sợ quá nên chạy tọt vào giường nhịn tè đến sáng :D

Sent from Asus ASUS_X018D using vozFApp
Trước tôi hôm đó gió mùa đông bắc khoảng 11h đêm ra ngoài đái nhìn lên cây xoan nhà bên cạnh thấy cái bóng trắng bay phất phơ trên đó chưa kịp đái thì sợ teo chim chạy thẳng vào trong nhà luôn, sáng ra nhìn hoá ra là cái túi nilong người ta làm ngoài ruộng bị gió nó cuốn lên. Mấy thằng hàng xóm kể cũng sợ vcl
 
Hay đó. Lại có địa chỉ rõ ràng thế này
Viết bố nhắng bố nhít. Tôi quê Thanh Lang đi qua Thanh An và đi qua Tiên Tảo suốt. Làm chó gì có cây phi lao nào. Thứ 2 là bjo có ai trồng lúa nữa đâu mà cánh đồng thẳng tắp. Bao năm nay ruộng lập thành vườn trồng vải, đu đủ, sắn dây hết rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
10 năm là thay đổi hết rồi chứ đừng nói là từ 1972. Biết là chuyện vui thôi nhưng mà mình thấy bứt rứt vù nhiều chi tiết ko thật. Ko còn mương nước và ko có cầu gỗ nào cả.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Viết bố nhắng bố nhít. Tôi quê Thanh Lang đi qua Thanh An và đi qua Tiên Tảo suốt. Làm chó gì có cây phi lao nào. Thứ 2 là bjo có ai trồng lúa nữa đâu mà cánh đồng thẳng tắp. Bao năm nay ruộng lập thành vườn trồng vải, đu đủ, sắn dây hết rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
Chết mẹ, chủ thớt gặp thổ địa :p Xin phép thổ công hà bá chưa mà lập chiếu mới hử:D
 
10 năm là thay đổi hết rồi chứ đừng nói là từ 1972. Biết là chuyện vui thôi nhưng mà mình thấy bứt rứt vù nhiều chi tiết ko thật. Ko còn mương nước và ko có cầu gỗ nào cả.

via theNEXTvoz for iPhone
Ừ thế thôi mình k viết nữa, cũng là câu chuyện có thật của bác mình, thấy hay hay, viết lại cho voz đọc nhưng đụng chạm nhiều địa danh thực tế quá, vớ vẩn lại có giấy lên phường tội tuyên truyền mê tín, nói xấu địa phương khác
roflmao_2x.png
 
Back
Top