Chồng nhận 5,3 tỉ tiền đền bù, vợ ngăn cản thi công cao tốc vì đang làm thủ tục ly hôn

Status
Not open for further replies.
Hiển nhiên là vì ông chồng đã mất —> phát sinh sự kiện thừa kế thì kéo cả hàng thừa kế lên nhận tiền là đúng. Nếu đưa hết tiền cho bà vợ là sai rõ ràng :sexy_girl::sexy_girl:

Còn ở đây, trường hợp này ngắn gọn là hai vợ chồng còn sống sờ sờ ra đó. Việc 1 người nhận tiền ở xã được hiểu là nhận tài sản chung của hai người, còn sau đó họ có chia chác nhau như nào đó là việc riêng của họ.

via theNEXTvoz for iPhone
cứ coi như là vợ chồng là chủ thể đặc biệt thì cũng chỉ có thể đưa hết cho thằng ck nếu như bà vợ không có ý kiến phản đối. Đằng này bà vợ trước đó đã yêu cầu trả riêng mà vẫn làm thế kia thì có mùi bỏ mẹ.
 
cứ coi như là vợ chồng là chủ thể đặc biệt thì cũng chỉ có thể đưa hết cho thằng ck nếu như bà vợ không có ý kiến phản đối. Đằng này bà vợ trước đó đã yêu cầu trả riêng mà vẫn làm thế kia thì có mùi bỏ mẹ.

Nếu có đơn từ trước đó thì tao phải công nhận là có mùi rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tài sản kể cả chồng 1 tay làm ra mà ghi tên chung với vợ thì xác định li dị phải chia nửa thôi. Cấm cãi!
Cái đó là ra toà sau, còn đây mấy anh NN có làm sai đâu, đưa cho người đứng tên đất :go:
 
Sai cái đuồi bầu, mẹ cả đời các ông chỉ ăn rồi đi chi tiền đền bù mà còn phải để các cháu VOZER nứt mắt ranh lên dạy về luật dân sự à :feel_good::feel_good::feel_good:

Nhà nước họ chi tiền đền bù, bồi thường, hỗ trợ là người ta chi cho đại diện chủ tài sản, ví dụ vợ chồng thì chi cho vợ/chồng hoặc cả hai càng tốt, hộ gia đình thì chi cho chủ hộ (nếu chủ hộ già yếu nằm 1 chỗ thì chi cho đại diện chủ hộ có xác nhận của UB xã), nếu là đồng sở hữu thì thì phải gọi hết các chủ sở hữu lên hoặc có VB uỷ quyền 1 người ra nhận tiền có chứng thực của xã) :sweet_kiss::sweet_kiss::sweet_kiss:

Vợ chồng nó là chủ thể rất đặc biệt trong luật dân sự, giao tiền cho vợ hoặc chồng đều đúng pháp luật. Đây là giao tiền đền bù chứ không phải là đi ký HĐ chuyển nhượng QSDĐ mà cần có mặt hai người oke. Thằng nào ngon vào def tao này :beauty::beauty::beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
Anh làm bên bồi thường mà anh dám phán như vậy thì đi tù có ngày đó anh. Căn cứ các luật như sau mà anh còn dám chi trả kiểu đó thì có ngày…
“khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai.”
 
Hiển nhiên là vì ông chồng đã mất —> phát sinh sự kiện thừa kế thì kéo cả hàng thừa kế lên nhận tiền là đúng. Nếu đưa hết tiền cho bà vợ là sai rõ ràng :sexy_girl::sexy_girl:

Còn ở đây, trường hợp này ngắn gọn là hai vợ chồng còn sống sờ sờ ra đó. Việc 1 người nhận tiền ở xã được hiểu là nhận tài sản chung của hai người, còn sau đó họ có chia chác nhau như nào đó là việc riêng của họ.

via theNEXTvoz for iPhone
Vậy tui đố anh đất đứng tên 2 vợ chồng, mà do 2 người ở nước ngoài. Chỉ 1 mình ông chồng ký uỷ quyền cho người con đi lãnh tiền mà lãnh được đó anh. Anh nói chỉ 1 mình chồng lãnh được tiền thì cứ trích luật ra. Còn tui thì căn cứ luật như sau “khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai.”
 
Cái đó là ra toà sau, còn đây mấy anh NN có làm sai đâu, đưa cho người đứng tên đất :go:
Ít ra tôi có biết 2 trường hợp, một là ông cậu tôi phải gọi bà vợ từ bên mẽo về để ký mới nhận được tiền. Còn chính bố tôi, có miếng đất ở quê của ông tôi, còn chả có cái là chứng nhận sử dụng đất, có ông bác sống trên đấy, lúc đền bù chia ra mỗi người được vài chục triệu, mà còn phải tất cả về ký nhận đây, bố tôi gọi điện cho huyện bảo là không cần lấy cho hết ông bác để trông nom mồ mả mà huyện còn không chịu bảo một là tự về hai là làm giấy ủy quyền.
Còn anh bảo đưa cho người đứng tên đất, thì cả 2 vợ chồng đều đứng tên, qua mặt bà kia đưa mỗi cho ông chồng thì sai lè ra rồi.
 
Anh làm bên bồi thường mà anh dám phán như vậy thì đi tù có ngày đó anh. Căn cứ các luật như sau mà anh còn dám chi trả kiểu đó thì có ngày…
“khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai.”

Dài quá ông tóm tắt lại hộ tôi cái. Nếu là liên quan đến giao dịch đất đai thì khỏi nhé, vì việc giao tiền này không phải là giao dịch đất đai :shame::shame::shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy tui đố anh đất đứng tên 2 vợ chồng, mà do 2 người ở nước ngoài. Chỉ 1 mình ông chồng ký uỷ quyền cho người con đi lãnh tiền mà lãnh được đó anh. Anh nói chỉ 1 mình chồng lãnh được tiền thì cứ trích luật ra. Còn tui thì căn cứ luật như sau “khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai.”
Cái kiểu thằng huyện nói là chỉ cần đưa cho chủ hộ là đúng kiểu quen thói làm láo cứ tưởng là đúng.
 
Ít ra tôi có biết 2 trường hợp, một là ông cậu tôi phải gọi bà vợ từ bên mẽo về để ký mới nhận được tiền. Còn chính bố tôi, có miếng đất ở quê của ông tôi, còn chả có cái là chứng nhận sử dụng đất, có ông bác sống trên đấy, lúc đền bù chia ra mỗi người được vài chục triệu, mà còn phải tất cả về ký nhận đây, bố tôi gọi điện cho huyện bảo là không cần lấy cho hết ông bác để trông nom mồ mả mà huyện còn không chịu bảo một là tự về hai là làm giấy ủy quyền.
Còn anh bảo đưa cho người đứng tên đất, thì cả 2 vợ chồng đều đứng tên, qua mặt bà kia đưa mỗi cho ông chồng thì sai lè ra rồi.
Tôi tưởng đứng tên 1 mình ông chồng, lỗi tôi :big_smile:
 
Ít ra tôi có biết 2 trường hợp, một là ông cậu tôi phải gọi bà vợ từ bên mẽo về để ký mới nhận được tiền. Còn chính bố tôi, có miếng đất ở quê của ông tôi, còn chả có cái là chứng nhận sử dụng đất, có ông bác sống trên đấy, lúc đền bù chia ra mỗi người được vài chục triệu, mà còn phải tất cả về ký nhận đây, bố tôi gọi điện cho huyện bảo là không cần lấy cho hết ông bác để trông nom mồ mả mà huyện còn không chịu bảo một là tự về hai là làm giấy ủy quyền.
Còn anh bảo đưa cho người đứng tên đất, thì cả 2 vợ chồng đều đứng tên, qua mặt bà kia đưa mỗi cho ông chồng thì sai lè ra rồi.

Ở đây phải phân tích kỹ là có hai hành vi là (i) ký đồng ý việc gia định đồng ý nhận bồi thường GPMB và di dời chỗ ở với (ii) ký nhận tiền. Hành vi (i) thì cần đầy đủ thành viên vì đây là giao dịch đất đai còn (ii) hành vi khác

via theNEXTvoz for iPhone
 
cứ coi như là vợ chồng là chủ thể đặc biệt thì cũng chỉ có thể đưa hết cho thằng ck nếu như bà vợ không có ý kiến phản đối. Đằng này bà vợ trước đó đã yêu cầu trả riêng mà vẫn làm thế kia thì có mùi bỏ mẹ.

Cái đó là ra toà sau, còn đây mấy anh NN có làm sai đâu, đưa cho người đứng tên đất :go:
Đếch có cái chủ thể đặc biệt hay trường hợp đặc biệt nào hết. Trong bài báo thì 1 người đứng tên, thì khi chi trả tiền bồi thường thì phải chi trả cho cả 2 người. Ngoại trừ người còn lại uỷ quyền cho người kia hoặc 1 người nào đó lãnh tiền giùm. Cơ quan nhà nước bắt buộc phải làm căn cứ theo luật, theo quy định rõ ràng chứ ko phải theo cảm tính, tình cảm. Vì cần vấn đề phát sinh là móc luật ra nói chuyện.
 
Ở đây phải phân tích kỹ là có hai hành vi là (i) ký đồng ý việc gia định đồng ý nhận bồi thường GPMB và di dời chỗ ở với (ii) ký nhận tiền. Hành vi (i) thì cần đầy đủ thành viên vì đây là giao dịch đất đai còn (ii) hành vi khác

via theNEXTvoz for iPhone
huyện chỗ quê tôi yêu cầu tất cả về ký nhận tiền nhé. còn họp ký đồng ý nhận bồi thường thì họp trước đấy rồi.
 
Vậy tui đố anh đất đứng tên 2 vợ chồng, mà do 2 người ở nước ngoài. Chỉ 1 mình ông chồng ký uỷ quyền cho người con đi lãnh tiền mà lãnh được đó anh. Anh nói chỉ 1 mình chồng lãnh được tiền thì cứ trích luật ra. Còn tui thì căn cứ luật như sau “khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai.”

Uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện giao dịch là câu chuyện khác, khác xa với case này bạn ơi. Tôi công nhận 2 tay 2 chân nếu uỷ quyền cho người thứ ba thì phải 2 vk ck cùng ký là đúng :beauty::beauty:

Mấy điều luật bạn quote ra hộ tôi cái, tìm mà ko ra

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ở đây phải phân tích kỹ là có hai hành vi là (i) ký đồng ý việc gia định đồng ý nhận bồi thường GPMB và di dời chỗ ở với (ii) ký nhận tiền. Hành vi (i) thì cần đầy đủ thành viên vì đây là giao dịch đất đai còn (ii) hành vi khác

via theNEXTvoz for iPhone
Giao dịch đất đai hay giao dịch dân sự thì đều căn cứ luật và nghị định, quy định… hết anh à. Tôi trích dẫn 1 bản án từ trang web toà án nhân dân tối cao xét xử dân sự cho anh xem. Ông D chủ hộ đứng đại diện, cầm sổ đi vay tiền, các thành viên khác ko ký vay. Ông D ko trả tiền, ngân hàng khởi kiện để thu hồi và xử lý tài sản. Toà án nhân dân tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu do các thành viên khác không ký hợp đồng. Vậy anh giải thích sau về trường hợp này.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng A với bị đơn là Công ty V, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông D, bà Q. Ngày 13/5/2016, Ngân hàng A ký 03 hợp đồng tín dụng cho Công ty V vay 3.520.000.000 đồng. Tài sản thế chấp gồm 03 tài sản, trong đó có thửa đất số 19, tại phường Đ, thành phố Đ, tỉnh Q đứng tên hộ gia đình ông D. Do Công ty V vi phạm nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng A khởi kiện yêu cầu thanh toán số tiền 4.849.554.305 đồng (cả gốc và lãi) và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Bản án sơ thẩm số 27/2019/KDTM-ST ngày 16/12/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Đ, tỉnh Q quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A về yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của ông D, bà Q. Tuyên bố hợp đồng thế chấp đối với thửa đất số 19 vô hiệu. Bản án phúc thẩm số 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Q tuyên sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A về việc xử lý tài sản thế chấp đối với thửa đất số 19.

Quyết định giám đốc thẩm số 21/2021/KDTM-GĐT ngày 30/11/2021 quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm nêu trên, giữ nguyên bản án sơ thẩm, lý do là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y347167 ngày 04/12/2003 đứng tên hộ ông D, nhưng khi ký hợp đồng thế chấp chỉ có vợ chồng ông D ký, các thành viên trong hộ không ký, không ủy quyền là trái với quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
 
Giao dịch đất đai hay giao dịch dân sự thì đều căn cứ luật và nghị định, quy định… hết anh à. Tôi trích dẫn 1 bản án từ trang web toà án nhân dân tối cao xét xử dân sự cho anh xem. Ông D chủ hộ đứng đại diện, cầm sổ đi vay tiền, các thành viên khác ko ký vay. Ông D ko trả tiền, ngân hàng khởi kiện để thu hồi và xử lý tài sản. Toà án nhân dân tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu do các thành viên khác không ký hợp đồng. Vậy anh giải thích sau về trường hợp này.

Chuẩn. Vì hợp đồng thế chấp là giao dịch định đoạt tài sản là đất đai, bìa đất đứng tên hộ mà chỉ mình lão D ký HĐTC thì HĐTC vô hiệu là đúng, chẳng có gì bàn cãi ở đây.

Còn HĐ tín dụng trong bài viết trên vẫn có hiệu lực bình thường. Ngân hàng vẫn truy đòi Công ty V bình thường.

Quay lại case cũ thì việc ký nhận tiền nó lại là câu chuyện hoàn toàn khác, việc ký nhận tiền không phải là giao dịch đất đai mà chỉ đơn giản là việc chuyển giao tài sản (là tiền mặt) giữa Ban bồi thường và đại diện vợ/chồng.

Hành vi ký đồng ý nhận tiền & giao đất cho nhà nước và hành vi ký xác nhận lĩnh tiền diễn ra ở 2 nơi khác nhau, 2 thời gian khác nhau nên step 1 hai vợ chồng ký đồng ý việc bồi thường đến step 2 một mình lão chồng ký lĩnh tiền là bình thường. Ở đây nhiều người nhầm lẫn hành vi ký xác nhận lĩnh tiền cũng đồng thời là hành vi bán đất theo kiểu tiền trao cháo múc nên suy ra Ban bồi thường sai vì con vợ không biết gì. :shame::shame::shame:

Từ case này lại suy ngược lên case ngân hàng ở trên, tức là hành vi lão chồng nhận tiền vẫn đủ pháp lý và bà vợ phải khởi kiện đòi tiền ông chồng ở 1 vụ án khác (tương tự ngân hàng truy đòi tiền công ty V).

Chừng nào pháp luật yêu cầu khi “đi nhận” - nhấn mạnh là đi nhận nhé tài sản chung thì phải cả hai vợ chồng cùng đi nhận, nếu không giao dịch vô hiệu thì lúc đấy mới xét là Ban bồi thường sai được. Tuy nhiên như đã nói ở trên, vợ chồng là chủ thể đặc biệt, nhiều cái nó khác bình thường nên không áp dụng luật đại trà vô dc đâu

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện giao dịch là câu chuyện khác, khác xa với case này bạn ơi. Tôi công nhận 2 tay 2 chân nếu uỷ quyền cho người thứ ba thì phải 2 vk ck cùng ký là đúng :beauty::beauty:

Mấy điều luật bạn quote ra hộ tôi cái, tìm mà ko ra

via theNEXTvoz for iPhone
Tôi nói với anh, anh đi lãnh tiền, anh đếch thể nào nhân danh đại diện là chồng để mà lãnh tiền bồi thường đền bù khi sổ đứng tên 2 vợ chồng. Cho dù anh có chứng minh rằng anh là chồng của người đứng tên trên sổ cùng anh bằng cách show giấy kết hôn thì bản chất anh vẫn ko lãnh tiền được. Cái giấy đăng ký kết hôn chỉ chứng minh tại thời điểm đó 2 người là vợ chồng chứ ko chứng minh được thời điểm nhận tiền 2 người có còn là vợ chồng hay không. Cho dù anh có là chồng đi nữa tại thời điểm nhận tiền, anh được đại diện nhận tiền khi và chỉ khi:
Theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có thể thấy các trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau như sau:

- Đại diện theo ủy quyền: Việc đại diện cho nhau giữa hai vợ chồng thực hiện bằng hình thức đại diện theo ủy quyền, được xác lập trên cơ sở sự ủy quyền giữa người đại diện là vợ (chồng) và người được đại diện là chồng (vợ). Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản, trong đó, nêu rõ phạm vi đại diện, những giao dịch được xác lập, thực hiện. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện ghi trong văn bản.

- Đại diện theo pháp luật: Trong trường hợp một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
 
Tôi nói với anh, anh đi lãnh tiền, anh đếch thể nào nhân danh đại diện là chồng để mà lãnh tiền bồi thường đền bù khi sổ đứng tên 2 vợ chồng. Cho dù anh có chứng minh rằng anh là chồng của người đứng tên trên sổ cùng anh bằng cách show giấy kết hôn thì bản chất anh vẫn ko lãnh tiền được. Cái giấy đăng ký kết hôn chỉ chứng minh tại thời điểm đó 2 người là vợ chồng chứ ko chứng minh được thời điểm nhận tiền 2 người có còn là vợ chồng hay không. Cho dù anh có là chồng đi nữa tại thời điểm nhận tiền, anh được đại diện nhận tiền khi và chỉ khi:

Tóm lại theo anh việc ký xác nhận đã nhận tiền có phải là giao dịch dân sự không? Yes or No

Anh đã bao giờ đi mua ô tô chưa, vợ anh có phải đi theo anh ký HĐBD với đại lý không? Lúc nhận xe hai vợ chồng có phải cùng ký giấy nhận bàn giao xe không? Có bắt show giấy ĐKKH các thứ không?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ở đây phải phân tích kỹ là có hai hành vi là (i) ký đồng ý việc gia định đồng ý nhận bồi thường GPMB và di dời chỗ ở với (ii) ký nhận tiền. Hành vi (i) thì cần đầy đủ thành viên vì đây là giao dịch đất đai còn (ii) hành vi khác

via theNEXTvoz for iPhone
Học hết lớp 3 chưa vậy fen :feel_good:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top