Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Chương 9.
Ách giữa đàng, Hương Liêm gặp nạn,
Gặp bất bình, Lê Nghĩa cứu nguy.


Thời điểm cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, thi hành nhiều chính sách hà khắc, bóc lột nặng nề cùng với tầng lớp địa chủ, phú hào cậy quyền thế mà hà hiếp, chiếm đoạt tài sản nên nhân dân chịu nhiều lầm than, cơ cực. Nhiều người vì không chịu được tô thuế phải mất nhà cửa, ruộng vườn hương hỏa bao đời mà bỏ xứ tha hương cầu thực, một số khác thì phải lên rừng, xuống biển làm trộm làm cướp hầu chỉ để có cái ăn, nhìn chung đều vì cùng đường mạt lộ cả.
Khi ấy có một người tên Sáu Nhơn ( Nhân?) vốn gốc Bến Tre, từ đời tổ tiên ông đã gắng bó với nghề nông quanh năm cày cấy, sau cha và chú ông vì bảo vệ ruộng đất mà bị tay địa chủ tàn ác trong vùng cho người đánh chết. Ôm mối thù cha, đêm đấy Sáu Nhơn lẻn vào nhà địa chủ, âm thầm xuống tay cắt cổ tay địa chủ rồi trốn về vùng bảy núi, An Giang mà tìm thầy học đạo. Truyền rằng ông được thầy truyền cho quyền pháp về côn và thuật bùa chú xưa. Sau vài năm, thấy đã tinh thông hết cả Sáu Nhơn bái biệt thầy rồi tìm về miệt Bến Tre, quy tụ một nhóm độ hai chục người võ nghệ thành lập băng cướp trên sông. Truyền rằng băng cướp Sáu Nhơn hoành hành khắp cả vùng Bến Tre xưa, hoạt động cả ngày và đêm, cướp cả giàu lẫn nghèo. Hễ gặp thuyền buôn của thương nhân hoặc nhà giàu có đi ngang thì chặn đường cướp cả, nếu manh nha phản kháng thì xuống tay giết ngay. Chính quyền bảo hộ thời đấy cũng nhiều lần cho quân đàn áp nhưng phần vì hệ thống kênh rạch lớn nhỏ dày đặc, rối rắm của vùng Bến Tre tạo nên một vùng ẩn náu an toàn, phần vì toán cướp nhiều người tinh thông võ nghệ cộng với việc quen thuộc địa hình nên nhiều lần dùng cách mai phục du kích đã đánh lui quân triều, vì thế chính quyền cũng bó tay không trị được.
Trở lại chuyện cụ Hương Liêm sau khi rời dinh quan Phủ ở Mỹ Tho, ông cùng gia quyến lên thuyền trở về. Trên đường về ông còn mua theo rất nhiều thứ từ lương thực, quần áo nhu yếu phẩm ở Mỹ Tho chất đầy 2 thuyền để về buôn bán, dù thời đấy đã rất khá giả nhưng ông vẫn luôn không ngừng nghỉ trong việc làm ăn, khâm phục cụ.
Đêm đấy, khi thuyền cụ về đến đoạn Cồn Cò trên sông Cổ Chiên thì gặp chuyện. Số là Sáu Nhơn trong đêm tối thấy có 2 con thuyền lớn chất đầy đồ đạc thì như gặp vớ bổ, ngay lập tức cho lính chuẩn bị gậy gộc dao mác mai phục. Về phần mình, Sáu Nhơn lên một chiếc xuồng ba lá nhỏ, cải trang thành một người chài cá đêm, bơi gần thuyền hàng rồi cất giọng xin nước. Nghe có người cụ Hương Liêm ra thuyền nhìn rồi truyền người mang nước với trầu ra cho, nào hay khi người ở vừa cuối xuống đưa nước thì người dưới thuyền đã nắm lấy cổ áo, tung mình bay lên thuyền rút dao khống chế cụ. Ngay lúc đấy thì dưới sông có hơn chục người đầu bịt khăn đen, lưng giắc dao nhọn leo lên thuyền. Hạ nhân lúc đấy vội rút cây mà chống trả, nào ngờ nhóm cướp võ nghệ cao cường, chưa bao lâu đã có hơn 4,5 người bị chém gục dưới mạng thuyền, máu me bê bết, số còn lại đều bị khống chế.
Cụ Hương Liêm lúc đấy biết là đã gặp cướp, lại nhìn thấy người của mình đã bị trấn áp cả, những người nằm đấy sống chết chưa rõ thế nào thì vô cùng hoảng sợ. Thời đấy đang buổi loạn lạc, trộm cướp tàn nhẫn bất nhân, cướp của giết người là chuyện bình thường, với chúng cũng như dí chết một con kiến vậy. Nghĩ vợ con còn ở trong thuyền, biết tính mạng cả nhà đang ngàn cân treo sợi tóc, ông vội van nài:
_ Xin các vị hảo hán lục lâm hãy cứ lấy hết tài sản mà tha mạng cho cả nhà "Qua". Qua chỉ là người buôn bán bình thường, trước giờ chưa từng làm chuyện ác với ai, chỉ mong được giữ mạng tuyệt không dám báo chính quyền.
Nào hay không nói thì còn đỡ, khi ông vừa nhắc đến 3 chữ " báo chính quyền" thì cả thuyền im bặc, chính quyền là thứ làm băng cướp lo lắng nhất, nay kẻ quỳ ở đây lại dám nhắc đến thì nào thể để ngươi sống?
_ Hay, hay lắm, hahaha... Ngươi còn dám đòi ta tha mạng à? Cái thứ cường hào ác bá các ngươi, tiền muôn bạc vạn, nhà cao cửa rộng, ruộng đất thênh thang còn bá tánh thì lầm than cơ cực, chết bụi chết bờ cũng không có manh chiếu mà chôn. Sáu Nhơn này cũng vì bọn người như các ngươi bức bách mà phải đi làm cướp, các huynh đệ ở đây thử hỏi ai không từng bị các ngươi chà đạp mà tan cửa nát nhà, người thân ly tán. Thử hỏi ta làm sao có thể tha cho mạng chó các ngươi đây?
Cụ Liêm ngước nhìn thấy người đang nói mặc áo bà ba đen, đầu đội nón lá tơi, tay vắt ngang trường côn đen bóng, đôi mắt sáng quắc trong đêm lộ ra sát khí đằng đằng. Khi nghe đến tên "Sáu Nhơn" thì tay chân ông bủn rủn, tướng cướp Sáu Nhơn khét tiếng hung tàn nổi danh cả miệt Bến Tre, phen này khó lòng sống sót, vợ con ông cũng khó tránh việc bị làm nhục.
Đang lúc tưởng chết đến nơi thì bổng có người thét lên " Dừng tay lại". Từ bên mé sông có chiếc xuồng ba lá chèo đến rồi cập vào thuyền. Rồi một người nhảy lên thuyền, mình trần trùng trục, dáng người cao lớn, tay cầm một cây gỗ vuông đen bóng to cỡ bắp chân, dài hơn 4 thước ( gần 2m), lưng giắt rựa dài, trong đêm trăng nhìn vô cùng dũng mãnh.
Bọn cướp ngớ người trong giây lát rồi bắt đầu múa dao xông vào, người này tả xung hữu đột, trên đánh dưới gạt, chỉ thấy các đường côn loang loáng trong đêm, thoáng chốc lũ cướp hơn chục tên đã bị đánh vỡ đầu mẻ tráng máu me đầy mặt phải lùi lại.
Lúc đấy Sáu Nhơn cũng rút côn thủ thế rồi nhún mình nhảy sang thuyền kia mà chiến, 2 người kẻ đánh người đỡ, linh hoạt vô cùng, chỉ nghe tiếng 2 thanh đại côn va vào nhau bôm bóp, đánh độ tuần nhang thì Sáu Nhơn bắt đầu yếu thế, chỉ có thể chống đỡ, liên tiếp bị ép ra gần mũi thuyền. Lúc đấy thì trên bờ bắt đầu có hơn chục người kéo đến, tay cầm đuốc lửa, gậy gộc mà hò hét. Thấy sự đã hỏng, băng cướp cùng Sáu Nhơn vội nhảy xuống thuyền mà rút. Lúc đấy Sáu Nhơn hậm hực quay đầu nhìn về người đứng trên thuyền, ánh mắt hằn lên tia máu, báo hiệu rằng sẽ có một trận thư hùng để trả mối hận hôm nay.

Cụ Liêm lúc đấy mới biết mình còn sống, vội ghé thuyền vào bờ, dẫn người thân gia quyến ra cùng dập đầu lạy tạ ân nhân và người dân. Hỏi ra mới biết khu này thường hay bị bọn cướp tấn công nên người dân có lập một đội dân phòng tự vệ, tuần tiễu trong vùng. Nay trong lúc đêm người đi tuần phát hiện ra có thuyền bị cướp vội về báo động dân chúng ra ứng cứu nên may mắn đánh đuổi được bọn thảo khấu mà giải nguy cho gia đình ông. Lúc đấy cụ Hương Liêm vừa tìm về được đường sống, vui mừng khôn siết vội cùng gia quyến quỳ lạy tạ ơn lần nữa, ông cũng mang đồ đạc, yếu phẩm và lương thực trên thuyền xuống mà chia cho người dân, họ từ chối mãi rồi cũng nhận. Vì lo sợ đêm nay đi về lại gặp cướp thì không biết làm sao nên cụ neo thuyền, xin người dân cho ở lại rồi hôm sau lên đường, lúc này người đàn ông đã đánh bọn cướp khi nãy nhận lời và đưa gia đình cụ về nhà mình.
Đến nơi thì thấy chỉ là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, nằm giữa rừng cây hoang vu. Người thanh niên tỏ vẻ ngại ngùng vì gia cảnh nghèo nàn, đơn chiếc nhưng ông Hương Liêm không ngại, ông cắt đặt người nhà vào dọn dẹp, mang đồ ăn thức uống vào và thổi lửa, nấu nướng. Sau đấy người làm dọn cơm, rượu lên để ông cùng ân nhân đàm đạo.
Lúc này cụ Liêm mới có dịp nhìn kỹ, người đàn ông trước mặt trạc độ 25, 26. Vóc người cao lớn, vai rộng lưng dài, nước đa ngăm đen, tóc búi cao, mặt vuông chữ điền, 2 mắt rất sâu có thần, chân mày đen rậm .
Đặc biệt là người này có bàn tay rất to, dài như nải chuối, 2 bàn chân rất lớn, các ngón chân quắp lại, 2 ngón chân cái lại choải ra.( Đây là bàn chân Giao Chỉ, chân của người Việt cổ ấy các bạn, giờ chỉ còn vài người là mang đặc điểm này).
Hỏi thăm thì biết người này họ Lê tên Nghĩa, năm nay tròn 2 giáp ( 24 tuổi). Ông Lê Nghĩa vốn người gốc Phú Thọ. Tổ tiên vốn từng chiến đấu dưới thời nhà Lê, sau theo chân Đoan quốc công Nguyễn Hoàng tức chúa Tiên vào kinh lược đất Nam Hà nhưng cũng chỉ làm chức lính nhỏ. Rồi thời loạn lạc Tây Sơn, ông bà chạy nạn về miệt này, cùng lưu dân khai hoang lập ấp, quanh năm tần tảo làm ruộng kiếm ăn qua ngày, hiện trong nhà còn mẹ già, các chị các anh đã có vợ có chồng cả rồi, đều ở xứ xa, 2 mẹ con nương vào nhau mà sống. Nhà vì có truyền thống võ nghệ lâu đời cộng thêm sức lực hơn người nên từ nhỏ ông cũng luyện tập binh khí, côn pháp, thường khu này có trộm cướp ông đều cùng dân binh chống lại, ít có ai chịu được một côn của ông. Nay vô tình đấu với tên cướp Sáu Nhơn, tên này quả là võ nghệ phi phàm, may vì sức khỏe nên chiếm được lợi thế, nhưng toán cướp người đông thế mạnh, không biết về sau có mượn thế đánh trả thù hay không?
Nhìn người thanh niên trẻ trước mắt đôn hậu hiền hòa, lại tinh thông võ nghệ, nhớ lại hoàn cảnh lúc nãy, một mình anh ta tả xung hữu đột, khí khái bất phàm có khác nào Vân Tiên hay Triệu Tử? Nay vì cứu mạng mình mà đắc tội với phường lục lâm, thảo khấu, rồi lại nhìn hoàn cảnh gia đình khó khăn, đơn chiếc ông Hương Liêm thấy thương cảm vô cùng. Nhìn lại trong đám gia quyến có đứa con gái nay đã đến tuổi trăng tròn, lòng ông bỗng nãy ra ý định kết thông gia, một là coi như báo đáp ơn cứu mạng, hai là thu nhận một hiền tế võ nghệ tinh thông, sức khỏe hơn người, đúng là một công đôi việc.
Vậy là sau đấy, ông gả con gái thứ 8 của mình cho ông Lê Văn Nghĩa, điều này cũng làm nhiều người rúng động vì trong cả thảy 9 người con của ông Hương Liêm đa số đều thông gia với hào môn vọng tộc như Thông Biện Bến Tre, Cai Tổng Mỹ Tho và Quan Phủ Bảy ở Gò Công, các con trai thì không làm hội đồng cũng làm Cai Tổng như Cai Tổng Thiến, Hội đồng Hổ, Hội đồng Cử, Hội đồng Nhung.... thế mà nay, một người gần như giàu nhất Bến Tre lại đi kết thông gia với một tá điền nghèo khổ, ai cũng bất ngờ nhưng có ai biết được lý do đằng sau và có ai ngờ đây chính là quyết định sáng suốt nhất của cụ.
Thế là từ đấy, một dòng máu chính gốc phương Bắc cùng với một dòng máu chính gốc phương Nam đã hòa vào chung một huyết thống, đã xóa nhòa khoảng cách địa lý cũng như khác biệt của dân tộc ngàn đời.

Phần 9 đến đây đã dài xin tạm kết thúc. Từ đây sẽ đã có thêm một nhánh về ông cố Lê Nghĩa và các chuyện ly kỳ của ông và gia tộc ông thì rất hay, xin để hạ hồi phân giải.

Dưới đây là hình ảnh bàn chân Giao Chỉ để anh em tham khảo.
1921497533059_0197.jpg
0014_anh_2.jpg
 
Last edited:
Chương 9.
Ách giữa đàng, Hương Liêm gặp nạn,
Gặp bất bình, Lê Nghĩa cứu nguy.


Thời điểm cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, thi hành nhiều chính sách hà khắc, bóc lột nặng nề cùng với tầng lớp địa chủ, phú hào cậy quyền thế mà hà hiếp, chiếm đoạt tài sản nên nhân dân chịu nhiều lầm than, cơ cực. Nhiều người vì không chịu được tô thuế phải mất nhà cửa, ruộng vườn hương hỏa bao đời mà bỏ xứ tha hương cầu thực, một số khác thì phải lên rừng, xuống biển làm trộm làm cướp hầu chỉ để có cái ăn, nhìn chung đều vì cùng đường mạt lộ cả.
Khi ấy có một người tên Sáu Nhơn ( Nhân?) vốn gốc Bến Tre, từ đời tổ tiên ông đã gắng bó với nghề nông quanh năm cày cấy, sau cha và chú ông vì bảo vệ ruộng đất mà bị tay địa chủ tàn ác trong vùng cho người đánh chết. Ôm mối thù cha, đêm đấy Sáu Nhơn lẻn vào nhà địa chủ, âm thầm xuống tay cắt cổ tay địa chủ rồi trốn về vùng bảy núi, An Giang mà tìm thầy học đạo. Truyền rằng ông được thầy truyền cho quyền pháp về côn và thuật bùa chú xưa. Sau vài năm, thấy đã tinh thông hết cả Sáu Nhơn bái biệt thầy rồi tìm về miệt Bến Tre, quy tụ một nhóm độ hai chục người võ nghệ thành lập băng cướp trên sông. Truyền rằng băng cướp Sáu Nhơn hoành hành khắp cả vùng Bến Tre xưa, hoạt động cả ngày và đêm, cướp cả giàu lẫn nghèo. Hễ gặp thuyền buôn của thương nhân hoặc nhà giàu có đi ngang thì chặn đường cướp cả, nếu manh nha phản kháng thì xuống tay giết ngay. Chính quyền bảo hộ thời đấy cũng nhiều lần cho quân đàn áp nhưng phần vì hệ thống kênh rạch lớn nhỏ dày đặc, rối rắm của vùng Bến Tre tạo nên một vùng ẩn náu an toàn, phần vì toán cướp nhiều người tinh thông võ nghệ cộng với việc quen thuộc địa hình nên nhiều lần dùng cách mai phục du kích đã đánh lui quân triều, vì thế chính quyền cũng bó tay không trị được.
Trở lại chuyện cụ Hương Liêm sau khi rời dinh quan Phủ ở Mỹ Tho, ông cùng gia quyến lên thuyền trở về. Trên đường về ông còn mua theo rất nhiều thứ từ lương thực, quần áo nhu yếu phẩm ở Mỹ Tho chất đầy 2 thuyền để về buôn bán, dù thời đấy đã rất khá giả nhưng ông vẫn luôn không ngừng nghỉ trong việc làm ăn, khâm phục cụ.
Đêm đấy, khi thuyền cụ về đến đoạn Cồn Cò trên sông Cổ Chiên thì gặp chuyện. Số là Sáu Nhơn trong đêm tối thấy có 2 con thuyền lớn chất đầy đồ đạc thì như gặp vớ bổ, ngay lập tức cho lính chuẩn bị gậy gộc dao mác mai phục. Về phần mình, Sáu Nhơn lên một chiếc xuồng ba lá nhỏ, cải trang thành một người chài cá đêm, bơi gần thuyền hàng rồi cất giọng xin nước. Nghe có người cụ Hương Liêm ra thuyền nhìn rồi truyền người mang nước với trầu ra cho, nào hay khi người ở vừa cuối xuống đưa nước thì người dưới thuyền đã nắm lấy cổ áo, tung mình bay lên thuyền rút dao khống chế cụ. Ngay lúc đấy thì dưới sông có hơn chục người đầu bịt khăn đen, lưng giắc dao nhọn leo lên thuyền. Hạ nhân lúc đấy vội rút cây mà chống trả, nào ngờ nhóm cướp võ nghệ cao cường, chưa bao lâu đã có hơn 4,5 người bị chém gục dưới mạng thuyền, máu me bê bết, số còn lại đều bị khống chế.
Cụ Hương Liêm lúc đấy biết là đã gặp cướp, lại nhìn thấy người của mình đã bị trấn áp cả, những người nằm đấy sống chết chưa rõ thế nào thì vô cùng hoảng sợ. Thời đấy đang buổi loạn lạc, trộm cướp tàn nhẫn bất nhân, cướp của giết người là chuyện bình thường, với chúng cũng như dí chết một con kiến vậy. Nghĩ vợ con còn ở trong thuyền, biết tính mạng cả nhà đang ngàn cân treo sợi tóc, ông vội van nài:
_ Xin các vị hảo hán lục lâm hãy cứ lấy hết tài sản mà tha mạng cho cả nhà "Qua". Qua chỉ là người buôn bán bình thường, trước giờ chưa từng làm chuyện ác với ai, chỉ mong được giữ mạng tuyệt không dám báo chính quyền.
Nào hay không nói thì còn đỡ, khi ông vừa nhắc đến 3 chữ " báo chính quyền" thì cả thuyền im bặc, chính quyền là thứ làm băng cướp lo lắng nhất, nay kẻ quỳ ở đây lại dám nhắc đến thì nào thể để ngươi sống?
_ Hay, hay lắm, hahaha... Ngươi còn dám đòi ta tha mạng à? Cái thứ cường hào ác bá các ngươi, tiền muôn bạc vạn, nhà cao cửa rộng, ruộng đất thênh thang còn bá tánh thì lầm than cơ cực, chết bụi chết bờ cũng không có manh chiếu mà chôn. Sáu Nhơn này cũng vì bọn người như các ngươi bức bách mà phải đi làm cướp, các huynh đệ ở đây thử hỏi ai không từng bị các ngươi chà đạp mà tan cửa nát nhà, người thân ly tán. Thử hỏi ta làm sao có thể tha cho mạng chó các ngươi đây?
Cụ Liêm ngước nhìn thấy người đang nói mặc áo bà ba đen, đầu đội nón lá tơi, tay vắt ngang trường côn đen bóng, đôi mắt sáng quắc trong đêm lộ ra sát khí đằng đằng. Khi nghe đến tên "Sáu Nhơn" thì tay chân ông bủn rủn, tướng cướp Sáu Nhơn khét tiếng hung tàn nổi danh cả miệt Bến Tre, phen này khó lòng sống sót, vợ con ông cũng khó tránh việc bị làm nhục.
Đang lúc tưởng chết đến nơi thì bổng có người thét lên " Dừng tay lại". Từ bên mé sông có chiếc xuồng ba lá chèo đến rồi cập vào thuyền. Rồi một người nhảy lên thuyền, mình trần trùng trục, dáng người cao lớn, tay cầm một cây gỗ vuông đen bóng to cỡ bắp chân, dài hơn 4 thước ( gần 2m), lưng giắt rựa dài, trong đêm trăng nhìn vô cùng dũng mãnh.
Bọn cướp ngớ người trong giây lát rồi bắt đầu múa dao xông vào, người này tả xung hữu đột, trên đánh dưới gạt, chỉ thấy các đường côn loang loáng trong đêm, thoáng chốc lũ cướp hơn chục tên đã bị đánh vỡ đầu mẻ tráng máu me đầy mặt phải lùi lại.
Lúc đấy Sáu Nhơn cũng rút côn thủ thế rồi nhún mình nhảy sang thuyền kia mà chiến, 2 người kẻ đánh người đỡ, linh hoạt vô cùng, chỉ nghe tiếng 2 thanh đại côn va vào nhau bôm bóp, đánh độ tuần nhang thì Sáu Nhơn bắt đầu yếu thế, chỉ có thể chống đỡ, liên tiếp bị ép ra gần mũi thuyền. Lúc đấy thì trên bờ bắt đầu có hơn chục người kéo đến, tay cầm đuốc lửa, gậy gộc mà hò hét. Thấy sự đã hỏng, băng cướp cùng Sáu Nhơn vội nhảy xuống thuyền mà rút. Lúc đấy Sáu Nhơn hậm hực quay đầu nhìn về người đứng trên thuyền, ánh mắt hằn lên tia máu, báo hiệu rằng sẽ có một trận thư hùng để trả mối hận hôm nay.

Cụ Liêm lúc đấy mới biết mình còn sống, vội ghé thuyền vào bờ, dẫn người thân gia quyến ra cùng dập đầu lạy tạ ân nhân và người dân. Hỏi ra mới biết khu này thường hay bị bọn cướp tấn công nên người dân có lập một đội dân phòng tự vệ, tuần tiễu trong vùng. Nay trong lúc đêm người đi tuần phát hiện ra có thuyền bị cướp vội về báo động dân chúng ra ứng cứu nên may mắn đánh đuổi được bọn thảo khấu mà giải nguy cho gia đình ông. Lúc đấy cụ Hương Liêm vừa tìm về được đường sống, vui mừng khôn siết vội cùng gia quyến quỳ lạy tạ ơn lần nữa, ông cũng mang đồ đạc, yếu phẩm và lương thực trên thuyền xuống mà chia cho người dân, họ từ chối mãi rồi cũng nhận. Vì lo sợ đêm nay đi về lại gặp cướp thì không biết làm sao nên cụ neo thuyền, xin người dân cho ở lại rồi hôm sau lên đường, lúc này người đàn ông đã đánh bọn cướp khi nãy nhận lời và đưa gia đình cụ về nhà mình.
Đến nơi thì thấy chỉ là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, nằm giữa rừng cây hoang vu. Người thanh niên tỏ vẻ ngại ngùng vì gia cảnh nghèo nàn, đơn chiếc nhưng ông Hương Liêm không ngại, ông cắt đặt người nhà vào dọn dẹp, mang đồ ăn thức uống vào và thổi lửa, nấu nướng. Sau đấy người làm dọn cơm, rượu lên để ông cùng ân nhân đàm đạo.
Lúc này cụ Liêm mới có dịp nhìn kỹ, người đàn ông trước mặt trạc độ 25, 26. Vóc người cao lớn, vai rộng lưng dài, nước đa ngăm đen, tóc búi cao, mặt vuông chữ điền, 2 mắt rất sâu có thần, chân mày đen rậm .
Đặc biệt là người này có bàn tay rất to, dài như nải chuối, 2 bàn chân rất lớn, các ngón chân quắp lại, 2 ngón chân cái lại choải ra.( Đây là bàn chân Giao Chỉ, chân của người Việt cổ ấy các bạn, giờ chỉ còn vài người là mang đặc điểm này).
Hỏi thăm thì biết người này họ Lê tên Nghĩa, năm nay tròn 2 giáp ( 24 tuổi). Ông Lê Nghĩa vốn người gốc Phú Thọ. Tổ tiên vốn từng chiến đấu dưới thời nhà Lê, sau theo chân Đoan quốc công Nguyễn Hoàng tức chúa Tiên vào kinh lược đất Nam Hà nhưng cũng chỉ làm chức lính nhỏ. Rồi thời loạn lạc Tây Sơn, ông bà chạy nạn về miệt này, cùng lưu dân khai hoang lập ấp, quanh năm tần tảo làm ruộng kiếm ăn qua ngày, hiện trong nhà còn mẹ già, các chị các anh đã có vợ có chồng cả rồi, đều ở xứ xa, 2 mẹ con nương vào nhau mà sống. Nhà vì có truyền thống võ nghệ lâu đời cộng thêm sức lực hơn người nên từ nhỏ ông cũng luyện tập binh khí, côn pháp, thường khu này có trộm cướp ông đều cùng dân binh chống lại, ít có ai chịu được một côn của ông. Nay vô tình đấu với tên cướp Sáu Nhơn, tên này quả là võ nghệ phi phàm, may vì sức khỏe nên chiếm được lợi thế, nhưng toán cướp người đông thế mạnh, không biết về sau có mượn thế đánh trả thù hay không?
Nhìn người thanh niên trẻ trước mắt đôn hậu hiền hòa, lại tinh thông võ nghệ, nhớ lại hoàn cảnh lúc nãy, một mình anh ta tả xung hữu đột, khí khái bất phàm có khác nào Vân Tiên hay Triệu Tử? Nay vì cứu mạng mình mà đắc tội với phường lục lâm, thảo khấu, rồi lại nhìn hoàn cảnh gia đình khó khăn, đơn chiếc ông Hương Liêm thấy thương cảm vô cùng. Nhìn lại trong đám gia quyến có đứa con gái nay đã đến tuổi trăng tròn, lòng ông bỗng nãy ra ý định kết thông gia, một là coi như báo đáp ơn cứu mạng, hai là thu nhận một hiền tế võ nghệ tinh thông, sức khỏe hơn người, đúng là một công đôi việc.
Vậy là sau đấy, ông gả con gái thứ 8 của mình cho ông Lê Văn Nghĩa, điều này cũng làm nhiều người rúng động vì trong cả thảy 9 người con của ông Hương Liêm đa số đều thông gia với hào môn vọng tộc như Thông Biện Bến Tre, Cai Tổng Mỹ Tho và Quan Phủ Bảy ở Gò Công, các con trai thì không làm hội đồng cũng làm Cai Tổng như Cai Tổng Thiến, Hội đồng Hổ, Hội đồng Cử, Hội đồng Nhung.... thế mà nay, một người gần như giàu nhất Bến Tre lại đi kết thông gia với một tá điền nghèo khổ, ai cũng bất ngờ nhưng có ai biết được lý do đằng sau và có ai ngờ đây chính là quyết định sáng suốt nhất của cụ.
Thế là từ đấy, một dòng máu chính gốc phương Bắc cùng với một dòng máu chính gốc phương Nam đã hòa vào chung một huyết thống, đã xóa nhòa địa khoảng cách địa lý cũng như khác biệt của dân tộc ngàn đời.

Phần 9 đến đây đã dài xin tạm kết thúc. Từ đây sẽ đã có thêm một nhánh về ông cố Lê Nghĩa và các chuyện ly kỳ của ông và gia tộc ông thì rất hay, xin để hạ hồi phân giải.

Dưới đây là hình ảnh bàn chân Giao Chỉ để anh em tham khảo.View attachment 403126View attachment 403127
Trân trọng cảm ơn Chủ thớt đã viết hay, chân thực. Mong Chủ thớt tiếp tục có những bài viết hay về lịch sử vf con người miền nam. Ý kiến trái chiều không hay mong Chủ thớt bỏ quá cho, kệ họ.
 
Chương 9.
Ách giữa đàng, Hương Liêm gặp nạn,
Gặp bất bình, Lê Nghĩa cứu nguy.


Thời điểm cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, thi hành nhiều chính sách hà khắc, bóc lột nặng nề cùng với tầng lớp địa chủ, phú hào cậy quyền thế mà hà hiếp, chiếm đoạt tài sản nên nhân dân chịu nhiều lầm than, cơ cực. Nhiều người vì không chịu được tô thuế phải mất nhà cửa, ruộng vườn hương hỏa bao đời mà bỏ xứ tha hương cầu thực, một số khác thì phải lên rừng, xuống biển làm trộm làm cướp hầu chỉ để có cái ăn, nhìn chung đều vì cùng đường mạt lộ cả.
Khi ấy có một người tên Sáu Nhơn ( Nhân?) vốn gốc Bến Tre, từ đời tổ tiên ông đã gắng bó với nghề nông quanh năm cày cấy, sau cha và chú ông vì bảo vệ ruộng đất mà bị tay địa chủ tàn ác trong vùng cho người đánh chết. Ôm mối thù cha, đêm đấy Sáu Nhơn lẻn vào nhà địa chủ, âm thầm xuống tay cắt cổ tay địa chủ rồi trốn về vùng bảy núi, An Giang mà tìm thầy học đạo. Truyền rằng ông được thầy truyền cho quyền pháp về côn và thuật bùa chú xưa. Sau vài năm, thấy đã tinh thông hết cả Sáu Nhơn bái biệt thầy rồi tìm về miệt Bến Tre, quy tụ một nhóm độ hai chục người võ nghệ thành lập băng cướp trên sông. Truyền rằng băng cướp Sáu Nhơn hoành hành khắp cả vùng Bến Tre xưa, hoạt động cả ngày và đêm, cướp cả giàu lẫn nghèo. Hễ gặp thuyền buôn của thương nhân hoặc nhà giàu có đi ngang thì chặn đường cướp cả, nếu manh nha phản kháng thì xuống tay giết ngay. Chính quyền bảo hộ thời đấy cũng nhiều lần cho quân đàn áp nhưng phần vì hệ thống kênh rạch lớn nhỏ dày đặc, rối rắm của vùng Bến Tre tạo nên một vùng ẩn náu an toàn, phần vì toán cướp nhiều người tinh thông võ nghệ cộng với việc quen thuộc địa hình nên nhiều lần dùng cách mai phục du kích đã đánh lui quân triều, vì thế chính quyền cũng bó tay không trị được.
Trở lại chuyện cụ Hương Liêm sau khi rời dinh quan Phủ ở Mỹ Tho, ông cùng gia quyến lên thuyền trở về. Trên đường về ông còn mua theo rất nhiều thứ từ lương thực, quần áo nhu yếu phẩm ở Mỹ Tho chất đầy 2 thuyền để về buôn bán, dù thời đấy đã rất khá giả nhưng ông vẫn luôn không ngừng nghỉ trong việc làm ăn, khâm phục cụ.
Đêm đấy, khi thuyền cụ về đến đoạn Cồn Cò trên sông Cổ Chiên thì gặp chuyện. Số là Sáu Nhơn trong đêm tối thấy có 2 con thuyền lớn chất đầy đồ đạc thì như gặp vớ bổ, ngay lập tức cho lính chuẩn bị gậy gộc dao mác mai phục. Về phần mình, Sáu Nhơn lên một chiếc xuồng ba lá nhỏ, cải trang thành một người chài cá đêm, bơi gần thuyền hàng rồi cất giọng xin nước. Nghe có người cụ Hương Liêm ra thuyền nhìn rồi truyền người mang nước với trầu ra cho, nào hay khi người ở vừa cuối xuống đưa nước thì người dưới thuyền đã nắm lấy cổ áo, tung mình bay lên thuyền rút dao khống chế cụ. Ngay lúc đấy thì dưới sông có hơn chục người đầu bịt khăn đen, lưng giắc dao nhọn leo lên thuyền. Hạ nhân lúc đấy vội rút cây mà chống trả, nào ngờ nhóm cướp võ nghệ cao cường, chưa bao lâu đã có hơn 4,5 người bị chém gục dưới mạng thuyền, máu me bê bết, số còn lại đều bị khống chế.
Cụ Hương Liêm lúc đấy biết là đã gặp cướp, lại nhìn thấy người của mình đã bị trấn áp cả, những người nằm đấy sống chết chưa rõ thế nào thì vô cùng hoảng sợ. Thời đấy đang buổi loạn lạc, trộm cướp tàn nhẫn bất nhân, cướp của giết người là chuyện bình thường, với chúng cũng như dí chết một con kiến vậy. Nghĩ vợ con còn ở trong thuyền, biết tính mạng cả nhà đang ngàn cân treo sợi tóc, ông vội van nài:
_ Xin các vị hảo hán lục lâm hãy cứ lấy hết tài sản mà tha mạng cho cả nhà "Qua". Qua chỉ là người buôn bán bình thường, trước giờ chưa từng làm chuyện ác với ai, chỉ mong được giữ mạng tuyệt không dám báo chính quyền.
Nào hay không nói thì còn đỡ, khi ông vừa nhắc đến 3 chữ " báo chính quyền" thì cả thuyền im bặc, chính quyền là thứ làm băng cướp lo lắng nhất, nay kẻ quỳ ở đây lại dám nhắc đến thì nào thể để ngươi sống?
_ Hay, hay lắm, hahaha... Ngươi còn dám đòi ta tha mạng à? Cái thứ cường hào ác bá các ngươi, tiền muôn bạc vạn, nhà cao cửa rộng, ruộng đất thênh thang còn bá tánh thì lầm than cơ cực, chết bụi chết bờ cũng không có manh chiếu mà chôn. Sáu Nhơn này cũng vì bọn người như các ngươi bức bách mà phải đi làm cướp, các huynh đệ ở đây thử hỏi ai không từng bị các ngươi chà đạp mà tan cửa nát nhà, người thân ly tán. Thử hỏi ta làm sao có thể tha cho mạng chó các ngươi đây?
Cụ Liêm ngước nhìn thấy người đang nói mặc áo bà ba đen, đầu đội nón lá tơi, tay vắt ngang trường côn đen bóng, đôi mắt sáng quắc trong đêm lộ ra sát khí đằng đằng. Khi nghe đến tên "Sáu Nhơn" thì tay chân ông bủn rủn, tướng cướp Sáu Nhơn khét tiếng hung tàn nổi danh cả miệt Bến Tre, phen này khó lòng sống sót, vợ con ông cũng khó tránh việc bị làm nhục.
Đang lúc tưởng chết đến nơi thì bổng có người thét lên " Dừng tay lại". Từ bên mé sông có chiếc xuồng ba lá chèo đến rồi cập vào thuyền. Rồi một người nhảy lên thuyền, mình trần trùng trục, dáng người cao lớn, tay cầm một cây gỗ vuông đen bóng to cỡ bắp chân, dài hơn 4 thước ( gần 2m), lưng giắt rựa dài, trong đêm trăng nhìn vô cùng dũng mãnh.
Bọn cướp ngớ người trong giây lát rồi bắt đầu múa dao xông vào, người này tả xung hữu đột, trên đánh dưới gạt, chỉ thấy các đường côn loang loáng trong đêm, thoáng chốc lũ cướp hơn chục tên đã bị đánh vỡ đầu mẻ tráng máu me đầy mặt phải lùi lại.
Lúc đấy Sáu Nhơn cũng rút côn thủ thế rồi nhún mình nhảy sang thuyền kia mà chiến, 2 người kẻ đánh người đỡ, linh hoạt vô cùng, chỉ nghe tiếng 2 thanh đại côn va vào nhau bôm bóp, đánh độ tuần nhang thì Sáu Nhơn bắt đầu yếu thế, chỉ có thể chống đỡ, liên tiếp bị ép ra gần mũi thuyền. Lúc đấy thì trên bờ bắt đầu có hơn chục người kéo đến, tay cầm đuốc lửa, gậy gộc mà hò hét. Thấy sự đã hỏng, băng cướp cùng Sáu Nhơn vội nhảy xuống thuyền mà rút. Lúc đấy Sáu Nhơn hậm hực quay đầu nhìn về người đứng trên thuyền, ánh mắt hằn lên tia máu, báo hiệu rằng sẽ có một trận thư hùng để trả mối hận hôm nay.

Cụ Liêm lúc đấy mới biết mình còn sống, vội ghé thuyền vào bờ, dẫn người thân gia quyến ra cùng dập đầu lạy tạ ân nhân và người dân. Hỏi ra mới biết khu này thường hay bị bọn cướp tấn công nên người dân có lập một đội dân phòng tự vệ, tuần tiễu trong vùng. Nay trong lúc đêm người đi tuần phát hiện ra có thuyền bị cướp vội về báo động dân chúng ra ứng cứu nên may mắn đánh đuổi được bọn thảo khấu mà giải nguy cho gia đình ông. Lúc đấy cụ Hương Liêm vừa tìm về được đường sống, vui mừng khôn siết vội cùng gia quyến quỳ lạy tạ ơn lần nữa, ông cũng mang đồ đạc, yếu phẩm và lương thực trên thuyền xuống mà chia cho người dân, họ từ chối mãi rồi cũng nhận. Vì lo sợ đêm nay đi về lại gặp cướp thì không biết làm sao nên cụ neo thuyền, xin người dân cho ở lại rồi hôm sau lên đường, lúc này người đàn ông đã đánh bọn cướp khi nãy nhận lời và đưa gia đình cụ về nhà mình.
Đến nơi thì thấy chỉ là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, nằm giữa rừng cây hoang vu. Người thanh niên tỏ vẻ ngại ngùng vì gia cảnh nghèo nàn, đơn chiếc nhưng ông Hương Liêm không ngại, ông cắt đặt người nhà vào dọn dẹp, mang đồ ăn thức uống vào và thổi lửa, nấu nướng. Sau đấy người làm dọn cơm, rượu lên để ông cùng ân nhân đàm đạo.
Lúc này cụ Liêm mới có dịp nhìn kỹ, người đàn ông trước mặt trạc độ 25, 26. Vóc người cao lớn, vai rộng lưng dài, nước đa ngăm đen, tóc búi cao, mặt vuông chữ điền, 2 mắt rất sâu có thần, chân mày đen rậm .
Đặc biệt là người này có bàn tay rất to, dài như nải chuối, 2 bàn chân rất lớn, các ngón chân quắp lại, 2 ngón chân cái lại choải ra.( Đây là bàn chân Giao Chỉ, chân của người Việt cổ ấy các bạn, giờ chỉ còn vài người là mang đặc điểm này).
Hỏi thăm thì biết người này họ Lê tên Nghĩa, năm nay tròn 2 giáp ( 24 tuổi). Ông Lê Nghĩa vốn người gốc Phú Thọ. Tổ tiên vốn từng chiến đấu dưới thời nhà Lê, sau theo chân Đoan quốc công Nguyễn Hoàng tức chúa Tiên vào kinh lược đất Nam Hà nhưng cũng chỉ làm chức lính nhỏ. Rồi thời loạn lạc Tây Sơn, ông bà chạy nạn về miệt này, cùng lưu dân khai hoang lập ấp, quanh năm tần tảo làm ruộng kiếm ăn qua ngày, hiện trong nhà còn mẹ già, các chị các anh đã có vợ có chồng cả rồi, đều ở xứ xa, 2 mẹ con nương vào nhau mà sống. Nhà vì có truyền thống võ nghệ lâu đời cộng thêm sức lực hơn người nên từ nhỏ ông cũng luyện tập binh khí, côn pháp, thường khu này có trộm cướp ông đều cùng dân binh chống lại, ít có ai chịu được một côn của ông. Nay vô tình đấu với tên cướp Sáu Nhơn, tên này quả là võ nghệ phi phàm, may vì sức khỏe nên chiếm được lợi thế, nhưng toán cướp người đông thế mạnh, không biết về sau có mượn thế đánh trả thù hay không?
Nhìn người thanh niên trẻ trước mắt đôn hậu hiền hòa, lại tinh thông võ nghệ, nhớ lại hoàn cảnh lúc nãy, một mình anh ta tả xung hữu đột, khí khái bất phàm có khác nào Vân Tiên hay Triệu Tử? Nay vì cứu mạng mình mà đắc tội với phường lục lâm, thảo khấu, rồi lại nhìn hoàn cảnh gia đình khó khăn, đơn chiếc ông Hương Liêm thấy thương cảm vô cùng. Nhìn lại trong đám gia quyến có đứa con gái nay đã đến tuổi trăng tròn, lòng ông bỗng nãy ra ý định kết thông gia, một là coi như báo đáp ơn cứu mạng, hai là thu nhận một hiền tế võ nghệ tinh thông, sức khỏe hơn người, đúng là một công đôi việc.
Vậy là sau đấy, ông gả con gái thứ 8 của mình cho ông Lê Văn Nghĩa, điều này cũng làm nhiều người rúng động vì trong cả thảy 9 người con của ông Hương Liêm đa số đều thông gia với hào môn vọng tộc như Thông Biện Bến Tre, Cai Tổng Mỹ Tho và Quan Phủ Bảy ở Gò Công, các con trai thì không làm hội đồng cũng làm Cai Tổng như Cai Tổng Thiến, Hội đồng Hổ, Hội đồng Cử, Hội đồng Nhung.... thế mà nay, một người gần như giàu nhất Bến Tre lại đi kết thông gia với một tá điền nghèo khổ, ai cũng bất ngờ nhưng có ai biết được lý do đằng sau và có ai ngờ đây chính là quyết định sáng suốt nhất của cụ.
Thế là từ đấy, một dòng máu chính gốc phương Bắc cùng với một dòng máu chính gốc phương Nam đã hòa vào chung một huyết thống, đã xóa nhòa địa khoảng cách địa lý cũng như khác biệt của dân tộc ngàn đời.

Phần 9 đến đây đã dài xin tạm kết thúc. Từ đây sẽ đã có thêm một nhánh về ông cố Lê Nghĩa và các chuyện ly kỳ của ông và gia tộc ông thì rất hay, xin để hạ hồi phân giải.

Dưới đây là hình ảnh bàn chân Giao Chỉ để anh em tham khảo.View attachment 403126View attachment 403127
Thớt lên lại rồi tết có cái đọc . Đều tay nhé thớt
 
Mình cũng họ Hoàng . Gia phả dòng họ nghe đâu cũng từ bên tàu di cư sang cách đây 300 năm

Gửi từ Samsung SM-A705F bằng vozFApp
bác ở đâu, em cũng họ Hoàng, gia phả 311 năm rồi :v đời em là đời thứ 11
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top