thảo luận Có nên đầu tư vào xe dùng hộp số CVT

cọng dây bằng đôi đũa kéo cái xác 2 tấn, nghĩ đã rùng cmn mình, hãng lắp cho 10 cọng thì còn suy nghĩ :shame: chồng thêm 300 trẹo cho cảm giác lái mà người dùng cứ xúi đạp ga nhè nhẹ
5gcj2yy.gif
 
Ôi dồi ôi. Được bao nhiêu xe hỏng nổi dây đai đó bác. Em gặp con xe Mitsubishi Lancer Gala 40 vạn rồi hộp số chưa chết, hay hỏng gì. Để em tìm chụp công tơ mét cho mà xem.
Tây họ đi bét nhè, mấy thằng ếch ngồi đáy giếng nó mới kêu kinh.
 
tôi xem vẫn chưa hiểu sao cái dây đai nó lại được coi là lực đẩy (theo chiều màu xanh) mà ko phải lực kéo (theo chiều màu đỏ)? cái gì quyết định việc lực nào là chính
Dọc trục của dây đai luôn là kéo - tension nhé.
Cái khái niệm push - compression ở đây là áp dụng cho phương vuông góc với trục dây.
Ở phương này, mặt cắt ngang của dây là mắt xích kim loại hình nêm bị nón của driven pulley ép vào đẩy nó chạy ra xa tâm pulley nên gọi là “đẩy”.
Đai cvt ở xe tay ga nó là đai cao su, bản chất là cũng bị “đẩy” ở phương ngang dây, “kéo” phương dọc dây như vậy nhưng vì là dây cao su nên có ma sát với cone pulley, thành ra có bổ sung lực kéo dọc trục tại vị trí tiếp với mặt cone.
 
cọng dây bằng đôi đũa kéo cái xác 2 tấn, nghĩ đã rùng cmn mình, hãng lắp cho 10 cọng thì còn suy nghĩ :shame: chồng thêm 300 trẹo cho cảm giác lái mà người dùng cứ xúi đạp ga nhè nhẹ
5gcj2yy.gif
giống mấy ông xe điện 0-100 5s nhưng mà được khuyên chạy không quá 90 cho tiết kiệm pin trên cao tốc kìa
 
tôi xem vẫn chưa hiểu sao cái dây đai nó lại được coi là lực đẩy (theo chiều màu xanh) mà ko phải lực kéo (theo chiều màu đỏ)? cái gì quyết định việc lực nào là chính
Chính là do thiết kế của sợi dây đai pushbelt. Nếu trường hợp là dây sên như xe máy hay xe đạp, các mắt của dây sên là nối với nhau bằng trục xoay. Sẽ không thể "đẩy" sợi dây sên được, vì các mắt sẽ gập vào nhau. Chỉ khi kéo căng sợi sên ra thì mới có lực.

Trường hợp của sợi pushbelt thì ngược lại, các lá thép (element) không đan vào nhau như mắt xích. Do đó khi kéo căng ra thì sẽ không có lực, mà sẽ là ngược lại khi sợi pushbelt bị nén lại. Lực được truyền đi khi các lá thép được thiết kế dẹp để ép lên nhau
 
Dọc trục của dây đai luôn là kéo - tension nhé.
Cái khái niệm push - compression ở đây là áp dụng cho phương vuông góc với trục dây.
Ở phương này, mặt cắt ngang của dây là mắt xích kim loại hình nêm bị nón của driven pulley ép vào đẩy nó chạy ra xa tâm pulley nên gọi là “đẩy”.
Đai cvt ở xe tay ga nó là đai cao su, bản chất là cũng bị “đẩy” ở phương ngang dây, “kéo” phương dọc dây như vậy nhưng vì là dây cao su nên có ma sát với cone pulley, thành ra có bổ sung lực kéo dọc trục tại vị trí tiếp với mặt cone.
Lỡ rồi thì anh giải thích kỹ hơn giúp tôi nếu "luôn là kéo" thì sao phần xanh lại ở trên còn phần đỏ lại ở dưới nhỉ :(
Screenshot_2024-03-16-10-30-39-219_app.revanced.android.youtube-edit.jpg
 
Chính là do thiết kế của sợi dây đai pushbelt. Nếu trường hợp là dây sên như xe máy hay xe đạp, các mắt của dây sên là nối với nhau bằng trục xoay. Sẽ không thể "đẩy" sợi dây sên được, vì các mắt sẽ gập vào nhau. Chỉ khi kéo căng sợi sên ra thì mới có lực.

Trường hợp của sợi pushbelt thì ngược lại, các lá thép (element) không đan vào nhau như mắt xích. Do đó khi kéo căng ra thì sẽ không có lực, mà sẽ là ngược lại khi sợi pushbelt bị nén lại. Lực được truyền đi khi các lá thép được thiết kế dẹp để ép lên nhau
à nói như này phát tôi hiểu luôn :D # trên nói phương trục dọc ngang hơi khó hiểu
tức là các lá thép xếp cạnh nhau, đẩy ông này thì dẫn tới đẩy ông kia, chứ không phải kéo vì không có liên kết gì giữa 2 lá thép cả
còn dây sên thì ông trước kéo ông sau
 
tôi xem vẫn chưa hiểu sao cái dây đai nó lại được coi là lực đẩy (theo chiều màu xanh) mà ko phải lực kéo (theo chiều màu đỏ)? cái gì quyết định việc lực nào là chính
Tỷ lệ lực sinh công quyết định bác ạ, lực đẩy sinh công nhiều hơn, lực kéo(ứng suất kéo - tension) trên dây dẫn chủ yếu là ma sát giữa mắt xích với dây dẫn này tạo ra, có tỷ lệ nhỏ và ko sinh công có ích.
Ngoài ra chiều màu đỏ ko phải lực kéo, vì cái puli nó ko tiếp xúc với dây dẫn, nó tiếp xúc với mắt xích, khi nó lôi cái mắt xích đi thì mắt xích này ma sát với dây dẫn tạo ra 1 ít lực kéo thôi, ở vị trí mất xích tiếp xúc với dây dẫn chắc nó có dầu nữa để giảm ma sát nên lực kéo sinh ra cực nhỏ, vậy nên ko được gọi là lực kéo sinh công. Về trị số lực cụ thể thì e cũng ko rõ, cần bác nào chuyên gia cung cấp thêm. Em chỉ biết nguyên lý.
Nói chung ý đồ nó thiết kế dây đai để dùng lực đẩy mắt xích sinh công và giảm lực kéo trên cái dây dẫn đến mức nhỏ nhất có thể.
P/s: gọi mắt xích có vẻ hơi tối nghĩa, chuẩn của nó là các lá thép, nó ko dính vào nhau mà tách rời nên ko bị lôi đi bác ạ
 
Last edited:
Lỡ rồi thì anh giải thích kỹ hơn giúp tôi nếu "luôn là kéo" thì sao phần xanh lại ở trên còn phần đỏ lại ở dưới nhỉ :(
View attachment 2386804
Màu này chỉ là biểu thị mức độ truyền công thôi, không phải mức tension - compression trên dây, mặc dù cũng có tương quan.
Xem cái bảng chú thích ở trên.
 
Chính là do thiết kế của sợi dây đai pushbelt. Nếu trường hợp là dây sên như xe máy hay xe đạp, các mắt của dây sên là nối với nhau bằng trục xoay. Sẽ không thể "đẩy" sợi dây sên được, vì các mắt sẽ gập vào nhau. Chỉ khi kéo căng sợi sên ra thì mới có lực.

Trường hợp của sợi pushbelt thì ngược lại, các lá thép (element) không đan vào nhau như mắt xích. Do đó khi kéo căng ra thì sẽ không có lực, mà sẽ là ngược lại khi sợi pushbelt bị nén lại. Lực được truyền đi khi các lá thép được thiết kế dẹp để ép lên nhau
Một lá thép bất kì trên dây đai sẽ chịu 2 lực, lực ép ngang-compression do 2 pulley cone từ 2 phía, lực dọc cạnh-shear do tiếp xúc ma sát với 2 mặt pulley cone. Nếu có dầu bôi trơn thì shear coi như không đáng kể, chỉ còn lực ép ngang đẩy nó hướng ra ngoài tâm cone, đây mới là push. Không phải là các lá thép push nhau. Bản chất dây đai vẫn là bị kéo dãn, dù lực kéo dãn này có thể rất nhỏ.
Ờ mà quên mất, lực shear không thể biến mất được, không thì lấy gì mà truyền lực quay.
Còn anh nào bảo dây này là dây push belt thì vẽ giúp tôi cái sơ đồ lực tác dụng cái.
 
Một lá thép bất kì trên dây đai sẽ chịu 2 lực, lực ép ngang-compression do 2 pulley cone từ 2 phía, lực dọc cạnh-shear do tiếp xúc ma sát với 2 mặt pulley cone. Nếu có dầu bôi trơn thì shear coi như không đáng kể, chỉ còn lực ép ngang đẩy nó hướng ra ngoài tâm cone, đây mới là push. Không phải là các lá thép push nhau. Bản chất dây đai vẫn là bị kéo dãn, dù lực kéo dãn này có thể rất nhỏ.
Ờ mà quên mất, lực shear không thể biến mất được, không thì lấy gì mà truyền lực quay.
Còn anh nào bảo dây này là dây push belt thì vẽ giúp tôi cái sơ đồ lực tác dụng cái.
Theo anh giải thích thì push force ở đây là (1) lực từ 2 pulleys tác động vào dây chứ không phải (2) driver pulley push cái belt để làm quay driven pulley.
Còn anh trịch thượng kia lại bảo theo ý (2), tôi nhờ giải thích mà anh ấy k giải thích :rolleyes:
1710569819349.png
 
Một lá thép bất kì trên dây đai sẽ chịu 2 lực, lực ép ngang-compression do 2 pulley cone từ 2 phía, lực dọc cạnh-shear do tiếp xúc ma sát với 2 mặt pulley cone. Nếu có dầu bôi trơn thì shear coi như không đáng kể, chỉ còn lực ép ngang đẩy nó hướng ra ngoài tâm cone, đây mới là push. Không phải là các lá thép push nhau. Bản chất dây đai vẫn là bị kéo dãn, dù lực kéo dãn này có thể rất nhỏ.
Ờ mà quên mất, lực shear không thể biến mất được, không thì lấy gì mà truyền lực quay.
Còn anh nào bảo dây này là dây push belt thì vẽ giúp tôi cái sơ đồ lực tác dụng cái.

Lực ép và friction là đương nhiên phải có, không thì làm sao mà xoay được cái belt. Belt nó không móc vào răng trên nhông, dĩa như khi dùng sên (chain). Đây giống như dùng 2 ngón tay bóp vào sợi belt rồi đẩy nó đi

Pushbelt chính là các lá thép ép lên nhau, cái belt cần phải căng (tension) là để guide cái belt chạy vòng quanh thôi. Nếu có một sợi belt dài vô cực thì không cần có tension cũng được, chứ bản chất lực truyền đi là đẩy lá thép

1-s2.0-S0094114X08001432-gr6.jpg
 
Lực ép và friction là đương nhiên phải có, không thì làm sao mà xoay được cái belt. Belt nó không móc vào răng trên nhông, dĩa như khi dùng sên (chain). Đây giống như dùng 2 ngón tay bóp vào sợi belt rồi đẩy nó đi

Pushbelt chính là các lá thép ép lên nhau, cái belt cần phải căng (tension) là để guide cái belt chạy vòng quanh thôi. Nếu có một sợi belt dài vô cực thì không cần có tension cũng được, chứ bản chất lực truyền đi là đẩy lá thép

1-s2.0-S0094114X08001432-gr6.jpg
Rồi hiểu, tôi bị hiểu sai về hướng quay/truyền động của pulley. Như thế này thì đúng là đẩy thật.
 
Một lá thép bất kì trên dây đai sẽ chịu 2 lực, lực ép ngang-compression do 2 pulley cone từ 2 phía, lực dọc cạnh-shear do tiếp xúc ma sát với 2 mặt pulley cone. Nếu có dầu bôi trơn thì shear coi như không đáng kể, chỉ còn lực ép ngang đẩy nó hướng ra ngoài tâm cone, đây mới là push. Không phải là các lá thép push nhau. Bản chất dây đai vẫn là bị kéo dãn, dù lực kéo dãn này có thể rất nhỏ.
Ờ mà quên mất, lực shear không thể biến mất được, không thì lấy gì mà truyền lực quay.
Còn anh nào bảo dây này là dây push belt thì vẽ giúp tôi cái sơ đồ lực tác dụng cái.
đẩy thật này anh
1710572984326.png

1710572745821.png
 
Về khoản tiết kiệm thì CVT hơn mấy con AT 4-5 cấp.
Tuy nhiên để so CVT với AT 5-6 cấp đã là không thể, chưa nói so với hộp số nhiều 7-8 cấp. Cả về độ bền, trải nghiệm và tiết kiệm:

1. Khả năng tăng tốc:
- AT là cơ cấu chuyển số dạng slect, nó có thể nhảy cóc số để về tỷ số truyền tối ưu. Nó nhảy từ số 6 về số 1-2-3 trong tíc tắc. Còn CVT phải từ từ thay đổi tỷ số truyền.
Nếu đang chạy đều tua thấp, bỗng thốc ga vượt xe gấp thì CVT cần một quãng đường khá dài tua máy mới lên dải sinh công suất tối đa, mới bốc. AT thì chỉ việc đạp hết ga ECU sẽ điều khiển nhảy cóc số, tỷ số truyền lên nhanh, tua lên ngay lập tức, động cơ sinh công suất tối đa sau khi đạp ga.

2. Trải nghiệm người lái và người ngồi:
- Đa số mọi người nghĩ CVT đỡ giật hơn AT. Chỉ đúng trong trường hợp xe AT ít cấp chuyển số.
Tuy nhiên ở điều kiện vận hành cần giữ tốc độ đều mà chân ga vô tình thay đổi khoảng nhỏ thì AT nó êm hơn hẳn.

Hộp số AT cơ cấu nó cho phép trượt thủy lực một khoảng nhỏ nên chân ga không đều, tua máy thay đổi một khoảng nhỏ thì xe vẫn êm ái, tốc độ & gia tốc ổn định => đỡ chóng mặt buồn nôn.
Còn CVT thì khoảng thay đổi chân ga nhỏ lại làm xe cà giật hơn AT, vì CVT không cho phép trượt (trừ khi bị trượt do đạp ga quá mạnh hộp số không chịu nổi)

- CVT ồn hơn: Vì cơ cấu dây đai kim loại tỳ Puli kim loại + 2 trục Puli luôn bị một lực kéo ngang rất lớn nên phát sinh tiếng ồn lớn mặc dù đã được ngâm dầu giảm ồn và ma sát.
AT là thủy lực, bản thân dầu thủy lực vừa là dẫn động lại vừa dập tắt dao động cơ học sinh tiếng ồn.

3. Độ bền
Tuổi thọ AT cao, thông thường tính bằng con số hàng vài chục vạn Km mới phát sinh lỗi phụ tùng. AT công nghệ hiện nay hàng chục vạn Km mới phải thay dầu hộp số.

Trong khi CVT tuổi thọ HỘP SỐ cũng không có con số chính xác. Nhưng đây đai (belt) thường phải thay mỗi 10 vạn km, kể cả vẫn chạy được nhưng nên thay nếu không nó phá 2 Puley.

Tóm lại: CVT đại trà vì chi phí sản xuất thấp hơn AT. Nếu yêu cầu không quá cao , ưu tiên tiết kiệm chi phí sx thì là lựa chọn tốt. Còn so về các mặt khác không thể bằng AT.

Đây nhé
 
Back
Top