Đại học là 'college', 'university' hay 'school'?

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://zingnews.vn/dai-hoc-la-college-university-hay-school-post1382943.html

Việc trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ cho thấy cách phân loại trường mà còn gợi mở về đường hướng của đại học Việt Nam thời gian tới.

"Ra nước ngoài, mình kể Việt Nam chỉ có 6 đại học (university) khiến nhiều người ngạc nhiên vì cùng một quy mô dân số như vậy, nhiều nước phải có đến trăm đại học, gấp gần 20 lần con số tại Việt Nam", chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu kể với Zing.

Thông tin về việc trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội gây bất ngờ cho nhiều người vì hầu hết không biết việc "trường đại học" và "đại học" là hai khái niệm khác nhau. Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Theo ông Hiếu, việc nâng cấp Đại học Bách khoa Hà Nội và tạo điều kiện nâng cấp các trường đại học lên đại học nói chung sẽ tốt cho nền giáo dục, mở ra cơ hội cho các đại học đào tạo đa ngành, phù hợp với xu thế việc làm hiện nay.

Mô hình "đại học trong đại học" ở nước ngoài

Ông Hiếu cho hay không phải riêng Mỹ mà nhiều nước trên thế giới đi theo mô hình đại học đa ngành. Nguyên tắc của đại học đa ngành là trong đại học thì có đại học trực thuộc, thường gọi là đại học thành viên hoặc trường thành viên. Rất nhiều đại học ở Mỹ không có chức năng giảng dạy mà trường thành viên mới giảng dạy.

Theo đó, đại học lớn được gọi là “university”. Dưới đại học là các trường đại học gọi là “school” hoặc “college”. Đây là 2 khái niệm tương đương và được dùng lẫn lộn với nhau, có chức năng giảng dạy và đào tạo.

Trong đó, “school” thường để chỉ đào tạo các lĩnh vực hẹp, gồm nhiều ngành (“major”), dưới “major” là chuyên ngành sâu (“concentration”). “College” lại đào tạo về một lĩnh vực lớn gồm nhiều khoa (“department”).

“Thực ra, định nghĩa giữa ‘school’ và ‘college’ hơi khó phân biệt vì thế giới còn tồn tại nhiều tranh cãi về định nghĩa về lĩnh vực rộng/hẹp”, ông Hiếu lấy ví dụ về Đại học Pennsylvania, nơi ông lấy bằng thạc sĩ Giáo dục. Đại học này có 12 trường thành viên (school), trong số đó có thể kể đến là trường Khoa học và Nghệ thuật (School of Arts and Science) và trường Giáo dục (School of Education).

Song hành với “school” và “college” là các bộ phận hành chính khác được gọi là “office” như Phòng hành chính (Office of Administration) hay Phòng Công tác sinh viên (The Office of Admissions and Student Affairs)...

Cả “office”, “school” và “college” đều thuộc quyền quản lý của “university”. Ở đây, “university” có chức năng quản lý và điều hành 3 đơn vị nói trên.

Nhận xét về cách dùng “university” trong tên các trường đại học ở Việt Nam, ông Hiếu cho rằng cách dùng từ của Việt Nam không phân biệt được university và school/college.

Ngoài ra, theo ông Hiếu, các đại học (university) tại Việt Nam đang làm chức năng có phần khác với đại học Mỹ. Trong khi các đại học Mỹ tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, đại học tại Việt Nam lại tập trung giảng dạy và đào tạo hơn.

Ông Hiếu nhận xét mô hình "đại học trong đại học" là mô hình phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, không nên lấy nó làm chuẩn mực vì có rất nhiều quốc gia khác họ vẫn duy trì từng trường một độc lập đi theo đúng một lĩnh vực chuyên môn duy nhất và không trực thuộc đại học mẹ như Nhật Bản hay Israel...

Không chỉ Việt Nam, các trường đại học trên thế giới vẫn còn lẫn lộn nhiều cách gọi phức tạp, đôi khi là dựa trên các yếu tố đặc thù về lịch sử, địa phương.

Tại Anh, cùng thuộc khối Đại học London nhưng lại có cả university, college và school ngang hàng: University of London, University College London và London School of Economics and Political Science. Trong khi University of London có 9 trường thành viên thì University College London lại có 11 khoa và không có trường thành viên.

Trong khi đó, tại Mỹ, bên cạnh University of Boston, một trường khác là Boston College cũng tồn tại với quy mô tương đương. Boston College có 8 trường thành viên (3 schools, 5 colleges) nhưng họ vẫn chọn tên là là "college" để ghi nhớ về nguồn gốc của trường từng là một đại học khai phóng (a liberal arts college).

Sinh viên có thể học đa ngành trong đại học

Ông Hiếu dự đoán sau khi trường Đại học Bách khoa Hà Nội lên Đại học Bách khoa Hà Nội, một số viện trong trường sẽ được nâng cấp lên thành trường.

"Ngoài ra, Đại học Bách khoa Hà Nội có thể mở thêm các trường thành viên dạy các ngành mới như Kinh doanh hay Y sinh. Nếu chỉ nâng cấp các viện lên trường, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn chỉ là một trường đào tạo về kỹ thuật, công nghệ", ông Hiếu nói.

Ông lấy ví dụ một ngôi trường khác là ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH). Tháng 10/2021, Trường ĐH UEH chính thức công bố thành lập 3 trường thành viên thuộc trường, gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, luật và quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và thiết kế UEH. Theo lộ trình, giai đoạn 2022 - 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án thành lập ĐH UEH.

Theo ông, việc các trường đại học có thể trở thành đại học là "rất tốt".

Đầu tiên, mô hình này có thể mở ra tương lai đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm thế giới hiện nay và có thể có nhiều ứng dụng tốt cho đời sống.

"Lấy ví dụ về ngành Y, trong tương lai, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên y tế sẽ sử dụng công nghệ rất nhiều. Nếu chỉ đào tạo ngành y theo đúng truyền thống của ngành y, tập trung vào hóa sinh thì sẽ bỏ qua một loạt kỹ năng bắt buộc một người làm ngành y phải có như đọc - phân tích số liệu...", ông giải thích.

....................
 
Có cái tên mà nhai mãi, lũ rẻ rách húp được 5 xu từ vựng rồi cứ thế mà trổ tài chém gió. Đại học (University) hay Trường Đại học (Collegue) nó cũng là cái danh xưng, người hiểu là được.
Giờ tao gọi "Lịt pẹ Bách Khoa gồm các Trường Lịt Pẹ thành viên" thì nội hàm nó cũng như thế thôi.
Lũ ngu si tra được tí từ vựng với google tưởng thế là hay.
 
Last edited:
Ở Mỹ University là gồm 10 mấy cái college/school ví dụ College of Engineering, College of Natural Sciences, College of Education, College of Pharmacy, School of Business Administration…. trên một campus rộng lớn. Mỗi College thì gồm nhiều Department là gồm nhiều major (chuyên ngành) trong mỗi major có thể có các option khác nhau ví dụ như ở trường tui. Cái College of Natural Sciences nó có Department of Physics là chuyên ngành vật lý Bachelor of Physics có lựa chọn Biophysics, Physics, Space Science, Nuclear Physics…
 
Thím nào giải thích cái tên gọi này khác gì nhau ko? Trc thấy bạn t học trg này bảo tự chủ lâu r chứ có liên can gì bộ dục từ 5-6 năm nay còn đâu nhỉ
H0YycZK.png
 
Ở Mỹ University là gồm 10 mấy cái college/school ví dụ College of Engineering, College of Natural Sciences, College of Education, College of Pharmacy, School of Business Administration…. trên một campus rộng lớn. Mỗi College thì gồm nhiều Department là gồm nhiều major (chuyên ngành) trong mỗi major có thể có các option khác nhau ví dụ như ở trường tui. Cái College of Natural Sciences nó có Department of Physics là chuyên ngành vật lý Bachelor of Physics có lựa chọn Biophysics, Physics, Space Science, Nuclear Physics…
Sai rồi, mô hình VN lấy từ thg Anh .. mới có khái niệm Đại học, mỗi Đại học có nhiều trường ĐH thành viên..
Còn Mẽo nó theo mô hình Trường ĐH thôi.. mỗi trường là riêng.. cái dưới nó như 1 Khoa thôi.. dưới khoa là các ban, rồi các phòng bộ môn
 
Sai rồi, mô hình VN lấy từ thg Anh .. mới có khái niệm Đại học, mỗi Đại học có nhiều trường ĐH thành viên..
Còn Mẽo nó theo mô hình Trường ĐH thôi.. mỗi trường là riêng.. cái dưới nó như 1 Khoa thôi.. dưới khoa là các ban, rồi các phòng bộ môn
Tụi học ở Mỹ không rành hơn thím hà?
Mấy cái đó là từ tiếng Việt chứ University gồm các College/school trong một campus rồi trong mỗi College/school là department.
Nó không phải khoa hay ban kiểu VN. Thậm chí khi xét tuyển sinh viên thì mỗi College/School có yêu cầu khác nhau và độc lập trong xét tuyển. Ví dụ một đứa có thể nhận vô University nhưng chưa chắc được nhận vô college và major đứa đó chọn ví dụ như College of Engineering hay Computer Science trong College of Natural Sciences có yêu cầu cao hơn tụi College of Liberal Arts.
Nhiều đứa học dốt rớt môn bị đuổi ra khỏi College of Engineering nhưng vẫn trong University và phải tìm một major ở College khác để xin chuyển vô nhưng vẫn là trong 1 university
 
Tụi học ở Mỹ không rành hơn thím hà?
Mấy cái đó là từ tiếng Việt chứ University gồm các College/school trong một campus rồi trong mỗi College/school là department.
Nó không phải khoa hay ban kiểu VN. Thậm chí khi xét tuyển sinh viên thì mỗi College/School có yêu cầu khác nhau và độc lập trong xét tuyển. Ví dụ một đứa có thể nhận vô University nhưng chưa chắc được nhận vô college và major đứa đó chọn ví dụ như College of Engineering hay Computer Science trong College of Natural Sciences có yêu cầu cao hơn
Cái Đại học Thành viên là nó tự chủ tài chính riêng..
Còn mấy cái college trong uni bên Mỹ.. về hoạt động là riêng nhưng vẫn phụ thuộc tài chính từ thg trường.. rót tiền duy trì hoạt động
--
Nó khác biệt về cơ cấu qly và nguồn tiền hoạt động.. bên Mỹ ko có mô hình University rồi ĐH trực thuộc..nó là mô hình bên Anh
 
Cái Đại học Thành viên là nó tự chủ tài chính riêng..
Còn mấy cái college trong uni bên Mỹ.. về hoạt động là riêng nhưng vẫn phụ thuộc tài chính từ thg trường.. rót tiền duy trì hoạt động
--
Nó khác biệt về cơ cấu qly và nguồn tiền hoạt động.. bên Mỹ ko có mô hình University rồi ĐH trực thuộc
Có luôn mà đó gọi là sister colleges hay satellite campus.
Ví dụ như University of Texas system nó có 1 cái UT ở các thành phố lớn khắp Texas nè. UT Austin, UT Dallas, UT San Antonio….
Ở California thì là University of California gồm UCLA, UC Berkeley, UC Davis, UC San Diego
 
Có luôn mà đó gọi là sister colleges hay satellite campus.
Ví dụ như University of Texas system nó có 1 cái UT ở các thành phố lớn khắp Texas nè.
Cái đó là Đại học kết nghĩa hay liên kết.. như 2 thg liên kết hỗ trợ đào tạo nhau ấy.. trước thg ĐH VN cũng có kết nghĩa với 1 trường của Mỹ.. cũng lên báo.. giờ lười gg quá
Cái này lại khác rồi bác
 
Cái đó là Đại học kết nghĩa hay liên kết.. như 2 thg liên kết hỗ trợ đào tạo nhau ấy.. trước thg ĐH VN cũng có kết nghĩa với 1 trường của Mỹ.. cũng lên báo.. giờ lười gg quá
Cái này lại khác rồi bác
Không biết thì đừng có nói.
Cái này ko phải kết nghĩa hay liên kết nhá.
Mấy trường đó ó là trong cùng hệ thống UT system hay UC system chịu quản lý bởi hội đồng do chính quyền bang chỉ định .
Đúng là người ở VN không hiểu biết gì mà cứ khoái cãi. Hèn chi đến mấy cái khái niệm university hay college cũng lẫn lộn rồi đại học trong đại học.
 
Ở nơi nào đó còn có thành phố trong thành phố thì việc đại học trong đại học cũng đâu có gì lạ nhể. :shame:
Có cái tên mà nhai mãi, lũ rẻ rách húp được 5 xu từ vựng rồi cứ thế mà trổ tài chém gió.
Đại học hay Trường Đại học nó cũng là cái tên, người hiểu là được. Giờ tao gọi "Lịt pẹ Bách Khoa gồm các Trường Lịt Pẹ thành viên" thì nội hàm nó cũng như thế thôi.
Lũ ngu si tra được tí từ vựng với google tưởng thế là hay.
Anh đã ngu thì chớ, đằng này anh lại còn gào lên cho người khác biết anh ngu làm gì. :look_down:
 
chết cái giờ university nó ăn sâu vào tiềm thức dân việt rồi, giờ hạ xuống làm school or college thì khác mẹ gì tiến hoá lùi, động đến cái hám danh của mấy thầy thì đành phi lý của kệ cmm, uni in uni, lú não luôn
Tụi Anh nó cũng uni trong uni đó thôi, việc gì phải đổi
 
Không biết thì đừng có nói.
Cái này ko phải kết nghĩa hay liên kết nhá.
Mấy trường đó ó là trong cùng hệ thống UT system hay UC system chịu quản lý bởi hội đồng do chính quyền bang chỉ định .
Đúng là người ở VN không hiểu biết gì mà cứ khoái cãi. Hèn chi đến mấy cái khái niệm university hay college cũng lẫn lộn rồi đại học trong đại học.
Nếu nói hệ thống UT hay UC system của bang (coi như nguyên cái ĐH) giống cái Đại học với các Trường ĐH trực thuộc tương đương thì đúng..
Nhưng lúc đầu bảo các trường univerisity với các collge trong trường là ĐẠI Học thì SAI nhá
 
chết cái giờ university nó ăn sâu vào tiềm thức dân việt rồi, giờ hạ xuống làm school or college thì khác mẹ gì tiến hoá lùi, động đến cái hám danh của mấy thầy thì đành phi lý của kệ cmm, uni in uni, lú não luôn
Vấn đề đơn giản ai học ở Mỹ đều hiểu và phân biệt được vậy mà về Vn lại lẫn lộn khái niệm. Đúng là giáo dục nát bét đến đặt tên cũng không ra hồn.
Chứ mấy cái university, college, school, community college… là quá dễ hiểu luôn mặc dù tui không có sinh ra và lớn lên ở Mỹ
 
Nếu nói hệ thống UT hay UC system của bang (coi như nguyên cái ĐH) giống cái Đại học với các Trường ĐH trực thuộc tương đương thì đúng..
Nhưng lúc đầu bảo các trường univerisity với các collge trong trường là ĐẠI Học thì SAI nhá
Ủa tui đang nói University gồm tập hợp các college/school mà.
Bác nói ở Mỹ ko có cái vụ trường con tự chủ tài chính thì tui đem ví dụ UT system hay UC system ra.
Thấy ở Mỹ người ta quản lý có quy chuẩn dễ hiểu không ?
Ủa chứ mấy cái college trong University nó chả khác gì mấy trường gọi là đại học ở VN hà? Mấy trường đại học ở Vn thực chất chỉ là college đào tạo một số ngành thui chưa phải là University đâu. Do VN hám danh nên cái gì cũng University chứ ko dùng college
 
Ủa tui đang nói University gồm tập hợp các college/school mà.
Bác nói ở Mỹ ko có cái vụ trường con tự chủ tài chính thì tui đem ví dụ UT system hay UC system ra.
Thấy ở Mỹ người ta quản lý có quy chuẩn dễ hiểu không ?
2 hệ thống khác nhau.. vậy chả bảo hệ thống thg Anh khó hiểu.. bên đó nhìn Mỹ lại khó hiểu thôi.. nhất là cái College.. thật ra nó cũng ko phải là "Cao Đẳng" theo ĐN của Anh và Việt Nam
 
Vấn đề đơn giản ai học ở Mỹ đều hiểu và phân biệt được vậy mà về Vn lại lẫn lộn khái niệm. Đúng là giáo dục nát bét đến đặt tên cũng không ra hồn.
Chứ mấy cái university, college, school, community college… là quá dễ hiểu luôn mặc dù tui không có sinh ra và lớn lên ở Mỹ
thì mấy chục năm giáo dục nó thành ra cái sterotype là cao đẳng = cùi hủi, không vô đại học được mới chui cao đẳng, giờ mà cải về thành trường cao đẳng cho đúng cái college như nước ngoài thì sinh viên thì chế, ngta sinh viên đh y huế giờ thành sinh viên cao đẳng y huế, sinh viên cao đẳng bách khoa nghe nó phèn, mấy thầy đang giáo sư đại học bách khoa, giáo sư đại học y giờ thành giáo sư cao đẳng, dễ gì mấy thầy lẫn tụi sv chịu nên đành chấp nhận cái phi lý vậy, thôi kệ, sai về quốc tế nhưng đúng trong lòng dân trong nước là được :shame:
 
Back
Top