Đề thi văn ra bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Status
Not open for further replies.
Thơ tả mình cũng thích bài Tràng Giang của Huy Cận
Nhắc bài này lại nhớ. Nó tả thực mà lồng ghép cả tu từ, ẩn dụ, so sánh, điệp từ....... vkl có mấy dòng đầu mà 1 đống biện pháp nghệ thuật. Nhưng nhờ vậy mà kiểm tra văn bài này tôi chém gió ra được tận mấy tờ A4. 9.5 điểm không có nhưng :confident:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
Thứ 1: Không nhất thiết là phải có ích hay là không có ích mà nó là điều cần phải làm. Phân tích văn tác phẩm văn học ở lớp cao nó cũng giống như dạy tích phân trong toán vậy, không phải ai cũng xài nhưng vẫn được dạy về nó. Học sinh cần được trang bị, còn xài hay không là chuyện khác. Nên trong bài thi, học sinh đã được dạy cái gì thì kiểm tra cái đó.
Thứ 2: Văn học rất hay, cảm nhận được cái hay trong từng câu chữ là một cái rất sướng. Trích 1 đoạn trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao.
Này, Từ ạ... Nghĩ cho kỹ, đời tôi không đáng khổ mà hóa khổ, chính tôi làm cái thân tôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi. Tôi cho rằng: những khi được đọc một đoạn văn như đoạn này, mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng. Sướng lắm! Sao thiên hạ lại có người tài đến thế? Mình tính: người ta tả cái cảnh một người nhớ quê hương chỉ mất có ba câu, đúng ba câu!... Mình có hiểu không? ... Ba câu giản dị một cách không ngờ mà hay được đến như thế này...
Để cảm nhận được thì trước hết phải có kiến thức, muốn có kién thức thì phả quay lại điều 1, kế tiếp là tiếp xúc đủ nhiều để biết được cái hay hoặc cái dở - khi đó mới biết được đâu là cái tài, đâu là không.
Thứ 3: Nghị luận xã hội thì một mặt là góc nhìn, nhưng cái mọi người ít chú ý nhất lại là khả năng lập luận. Góc nhìn của anh có thể rất dị, nhưng kiến thức và khả năng lập luận của anh quá khủng khiến cho người đọc từ phản đối tới đồng tình thì đó mới là cái tài. Học cho đàng hoàng 1 tí thì không như vozer trên này, cãi không lại là: Đm thằng bò đỏ, vin nô, khát nước - điển hình của thất bại trong kỹ năng tranh biện.
 
Last edited:
Nói thật, ngày xưa tôi học văn rất dốt
Tuy nhiên tôi rất thích văn học và đọc sách,
Rời khỏi ghế nhà trường, đột nhiên tôi viết lách rất tốt,
Bạn bè hay bảo mày viết truyện rất cảm xúc.
Sau này đi làm, tôi viết tài liệu rất nhiều và cũng review tài liệu của đồng nghiệp
Lúc này mới thấy cách phân tích vấn đề, hành văn nó quan trọng thế nào.
Viết tài liệu Kỹ Thuật cho người khác đọc mà dùng câu cú đọc không hiểu đang muốn diễn tả gì luôn.
Không đầu, không cuối, không nguyên nhân, dẫn chứng, kết quả, bài học rút ra...
Đó là mặt viết, bạn viết tốt thì bạn nói cũng sẽ tốt.
trình bày vấn đề thì dùng kĩ năng nghị luận xã hội, viết truyện thì là văn tự sự, miêu tả. còn quả cảm thụ văn học thì tôi ko ngấm được. cảm thụ gì mà toàn theo ý các thầy cô thì ăn thua gì. với lại đi làm, viết văn bản người ta đâu có quan tâm mấy cái cảm xúc của mình mà phải phát biểu cảm nghĩ
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
để làm lãnh đạo bạn ơi, còn bạn chưa làm lãnh đạo bạn chưa thấy tầm quan trọng của môn Văn đâu nhé
gfQUXz9.png
 
Thứ 1: Không nhất thiết là phải có ích hay là không có ích mà nó là điều cần phải làm. Phân tích văn tác phẩm văn học ở lớp cao nó cũng giống như dạy tích phân trong toán vậy, không phải ai cũng xài nhưng vẫn được dạy về nó. Học sinh cần được trang bị, còn xài hay không là chuyện khác. Nên trong bài thi, học sinh đã được dạy cái gì thì kiểm tra cái đó.
Thứ 2: Văn học rất hay, cảm nhận được cái hay trong từng câu chữ là một cái rất sướng. Trích 1 đoạn trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao.

Để cảm nhận được thì trước hết phải có kiến thức, muốn có kién thức thì phả quay lại điều 1, kế tiếp là tiếp xúc đủ nhiều để biết được cái hay hoặc cái dở - khi đó mới biết được đâu là cái tài, đâu là không.
Thứ 3: Nghị luận xã hội thì một mặt là góc nhìn, nhưng cái mọi người ít chú ý nhất lại là khả năng lập luận. Góc nhìn của anh có thể rất dị, nhưng kiến thức và khả năng lập luận của anh quá khủng khiến cho người đọc từ phản đối tới đồng tình thì đó mới là cái tài. Học cho đàng hoàng 1 tí thì không như vozer trên này, cãi không lại là: Đm thằng bò đỏ, vin nô, khát nước - điển hình của thất bại trong kỹ năng tranh biện.
Quên mấy chiêu quen thuộc nhất là quy chụp nhược dòng rồi
hrSQz1K.gif
 
trình bày vấn đề thì dùng kĩ năng nghị luận xã hội, viết truyện thì là văn tự sự, miêu tả. còn quả cảm thụ văn học thì tôi ko ngấm được. cảm thụ gì mà toàn theo ý các thầy cô thì ăn thua gì. với lại đi làm, viết văn bản người ta đâu có quan tâm mấy cái cảm xúc của mình mà phải phát biểu cảm nghĩ
Chính xác. Cái nên dạy ở phổ thông là văn nghị luận XH, còn nghị luận văn học chỉ nên dạy cho 1 phần nhỏ những đứa nào thích, ví dụ như lớp chuyên văn - những đứa này mới chính là những đứa cần kiến thức này để sau này trở thành nhà văn, nhà thơ, biên kịch tương lai. Đây mới chính là 1 cách dạy văn đúng đắn.

Nhưng thực tế môn văn ở VN còn kiêm luôn vai trò nhồi sọ thông qua các tác phẩm đã được chọn lọc có chủ ý nên các em chịu khó bị nhồi vậy.
XE8gxo0.png
 
Tôi thích văn học, nhưng tôi không thích học văn vì:
Người dạy, người ra đề, người chấm thi, tác giả văn học là những người khác nhau. Dùng barem để chấm phân tích tác phẩm văn học => Giết chết khả năng tự phân tích, vì văn học là nghệ thuật và nghệ thuật thì cần sự tự do bay bổng. Nghị luận xã hội gặp mấy đứa dùng ngôn từ dính tới chuyên môn, thuật ngữ khoa học thì thợ chấm đọc không hiểu.
Vẫn nhớ thời cấp 2 tôi làm bài văn nghị luận xã hội đề tài lịch sử, bà cô chấm 5 điểm với lý do "làm gì có cái vùng nào gọi là vùng Viễn Đông".
 
trình bày vấn đề thì dùng kĩ năng nghị luận xã hội, viết truyện thì là văn tự sự, miêu tả. còn quả cảm thụ văn học thì tôi ko ngấm được. cảm thụ gì mà toàn theo ý các thầy cô thì ăn thua gì. với lại đi làm, viết văn bản người ta đâu có quan tâm mấy cái cảm xúc của mình mà phải phát biểu cảm nghĩ
Giống như cảm thụ hội họa, cảm thụ âm nhạc thôi.
Nếu cái cây nó mang lại vẻ đẹp cho đời bằng bông hoa, com chim mang lại vẻ đẹp cho đời bằng tiếng hót và bộ lông sặc sỡ.
Thì con người mang lại vẻ đẹp cho đời bằng nhan sắc, văn học, âm nhạc, hội họa.
Cảm thụ văn học cũng như cảm thụ một người con gái đẹp vậy.
 
Đúng mà. Vấn đề là đừng đánh đồng tất cả có cùng mức cảm thụ và phân tích như nhau. Tôi thích đọc sách nhưng cực kỳ ghét học văn ở trường. Thuần túy là dạy học sinh thực tập sự giả dối vào từng nét bút. Cái không phải của mình nhưng phải nhận vơ vào mình, ăn cắp sự cảm nhận, lời nói của người khác làm của mình.
Bọn cháu tôi ở US nói học văn của tụi nó đơn giản lắm, cứ nghĩ sao nói vậy, giáo viên ko quan tâm chúng nó nghĩ gì, mà chỉ hướng dẫn tụi nó xem thêm ý kiến của người này người kia, kiểu như double check xem cách nghĩ cách cảm nhận có tương đồng (không hề ép là phải theo ý ai khác). Nhưng về mặt nào đó thì cũng khá lỏng lẻo vì nó thích nó làm, không thích nó kệ mẹ lời khuyên của giáo viên.
Ơ thế là ngày xưa tôi học theo kiểu Mỹ à, lần nào bà giáo gọi lên bảng phân tích thơ là tôi phân tích theo ý tôi. Bà giáo bảo anh đang nói cái gì đó? Tôi trả lời là em phân tích theo ý em hiểu, cô không đồng ý thì em về chỗ. Kết quả là năm nào bà giáo cũng dọa cho tôi ở lại lớp, nhưng mà khổ nỗi là năm nào tôi cũng thi được 5 điểm nên bà giáo không làm gì được:byebye:.
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
C1-3 đào tạo kiến thức căn bản
Lên đại học đào tạo tư duy đầu óc
Đi làm đào tạo kiến thức công việc
Nhưng đám công nhân c3 không trải qua đại học cao đẳng
Nó đi làm tư duy kém hẳn

via theNEXTvoz for iPhone
 
Giống như cảm thụ hội họa, cảm thụ âm nhạc thôi.
Nếu cái cây nó mang lại vẻ đẹp cho đời bằng bông hoa, com chim mang lại vẻ đẹp cho đời bằng tiếng hót và bộ lông sặc sỡ.
Thì con người mang lại vẻ đẹp cho đời bằng nhan sắc, văn học, âm nhạc, hội họa.
Cảm thụ văn học cũng như cảm thụ một người con gái đẹp vậy.
Cái đó chỉ là khái niệm cơ bản thôi. Thực tế cách dạy văn ở VN cũng giống như anh đang ép người khác "cảm thụ" một bức tranh mà người ta không thích, "cảm thụ" một bản nhạc mà người ta không ưng, "cảm thụ" một bông hoa, con chim mà người ta không có hứng thú.

Giờ anh thích nghe rock mà người khác bắt anh nghe và cảm thụ về nhạc cổ điển vì họ cho rằng điều đó tốt cho anh thì anh có chịu không? Giờ người ta thích đọc truyện trinh thám mà nó cứ đè mấy bài Tây Tiến, Việt Bắc ép anh cảm thụ thì anh có ưng không? Anh thích con gái tóc dài, da trắng, mông to *** bự mà nó cứ đè mấy đứa mập, da đen tóc xoăn xong bắt anh "cảm thụ" thì anh có vui không?

Đó chính là tình trạng dạy văn ở VN.
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
Ông này chắc cả đời chưa viết nổi 1 đoạn văn nào hay sao mà hỏi 1 câu ngớ ngẩn vậy?
Trong cuộc sống bình thường, rất nhiều lúc phải đưa ra quan điểm cá nhân phân tích một sự vật hiện tượng. Hoặc phải lập luận để người khác hiểu. Nếu không học phân tích thì làm kiểu j được
 
Đọc cmt tính ra nhiều anh trên này ko đc may mắn như tôi. 3 năm cấp 3 tôi được gặp 1 cô giáo dạy Văn và 1 ông thầy dạy Văn cực kì tâm lý. 2 thầy cô đã từng bảo tôi là ngoài 1 số phân tích theo dàn ý cần phải có để em lấy điểm tối thiểu, còn lại em cứ phân tích theo những gì em cảm thụ được. Họ đã khuyến khích tối đa bản năng chém gió thành bão, nói phét thành văn của tôi để phóng tác vào những bài thi ngữ văn, nhờ vậy 3 năm cấp 3 tôi luôn nhất lớp vì trung bình Văn luôn 9 phẩy, mấy môn kia cũng tàm tạm thôi nhưng vẫn đủ để hạng nhất :D
 
Thứ 1: Không nhất thiết là phải có ích hay là không có ích mà nó là điều cần phải làm. Phân tích văn tác phẩm văn học ở lớp cao nó cũng giống như dạy tích phân trong toán vậy, không phải ai cũng xài nhưng vẫn được dạy về nó. Học sinh cần được trang bị, còn xài hay không là chuyện khác. Nên trong bài thi, học sinh đã được dạy cái gì thì kiểm tra cái đó.
Thứ 2: Văn học rất hay, cảm nhận được cái hay trong từng câu chữ là một cái rất sướng. Trích 1 đoạn trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao.

Để cảm nhận được thì trước hết phải có kiến thức, muốn có kién thức thì phả quay lại điều 1, kế tiếp là tiếp xúc đủ nhiều để biết được cái hay hoặc cái dở - khi đó mới biết được đâu là cái tài, đâu là không.
Thứ 3: Nghị luận xã hội thì một mặt là góc nhìn, nhưng cái mọi người ít chú ý nhất lại là khả năng lập luận. Góc nhìn của anh có thể rất dị, nhưng kiến thức và khả năng lập luận của anh quá khủng khiến cho người đọc từ phản đối tới đồng tình thì đó mới là cái tài. Học cho đàng hoàng 1 tí thì không như vozer trên này, cãi không lại là: Đm thằng bò đỏ, vin nô, khát nước - điển hình của thất bại trong kỹ năng tranh biện.
thứ 2: "sướng" hay "không sướng" đó là cảm xúc, mà cảm xúc thì là tùy mỗi cá nhân. Vì với phép thử đủ lớn khi các cá thể đặt trong cùng bối cảnh sẽ không thể cho kết quả là cảm xúc y hệt nhau được.
Thứ 3: học văn có ý nghĩa với lập luận, mệnh đề này đúng nhưng không đủ. Tranh luận thực sự là tranh luận bằng lập luận và khi lập luận thì dùng logic học, dùng tam đoạn luận chứ áp dụng văn học là không cần thiết.
cái bọn "cãi không lại là: Đm thằng bò đỏ, vin nô, khát nước" không phải là vozer, bọn đấy chỉ là lũ oắt con chơi voz thôi.
 
Ông này chắc cả đời chưa viết nổi 1 đoạn văn nào hay sao mà hỏi 1 câu ngớ ngẩn vậy?
Trong cuộc sống bình thường, rất nhiều lúc phải đưa ra quan điểm cá nhân phân tích một sự vật hiện tượng. Hoặc phải lập luận để người khác hiểu. Nếu không học phân tích thì làm kiểu j được
Thì cứ qua khu tư vấn tình cảm là thấy 1 mả các ông vào xin tư vấn các nói chuyện với gái. Trong khi tôi nói thật, chỉ riêng việc thể hiện quan điểm trong tình cảm nói không ra được thì là do coi thường môn Văn.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top