Đến sân bay Tân Sơn Nhất sớm gần 2 giờ vẫn không lên được máy bay

Deshuro

Member

Không thể check-in tại quầy hay máy pos, Mai Anh và Ngọc Anh bị trễ chuyến bay từ TP.HCM ra Hà Nội vào lúc 16h30 ngày 5/2.

“Hai chị em tôi không đến trễ, mà là không check-in được”, Mai Anh (1996) và Ngọc Anh (2000) vừa khóc, vừa khẳng định với nhân viên hãng hàng không Vietjet Air tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Mất thời gian, lỡ công việc​

Mai Anh thậm chí còn đưa cho Tri Thức - Znews xem thông tin chuyến xe chở mình và em gái đến sân bay. Trên màn hình hiển thị 14h37, tức là cả hai đã có mặt tại sân bay trước gần 2 giờ để làm thủ tục check-in.
Thế nhưng, khi check-in trên máy pos, cả hai nhận thông tin chuyến bay đã đủ chỗ (fully booked) dù trước đó đã đặt vé thành công. Hai chị em tiếp tục di chuyển đến quầy check-in để làm thủ tục trực tiếp, song việc xếp hàng lâu khiến cả hai lỡ mất thời điểm lên máy bay.
Khi được điều sang quầy đại diện giải quyết các vấn đề của hành khách, Mai Anh và Ngọc Anh được nhân viên đưa ra hai phương án giải quyết: Mua vé hãng khác hoặc đợi chuyến TP.HCM ra Hà Nội vào ngày mai của Vietjet Air.
Mai Anh và Ngọc Anh không đồng tình với cách giải quyết này bởi cả hai phải về Hà Nội trong hôm nay, đồng thời không muốn mất tiền mua vé lần hai vì số tiền phải bỏ ra trước đó không nhỏ - 8 triệu đồng cho hai vé lượt đi.
“Vô lý ở chỗ chúng tôi không làm sai, cũng thanh toán tiền vé cách đây hai tháng vậy mà không được bay chuyến mình muốn. Tôi để ý các chuyến đi Hà Nội đều bị như vậy, có người đợi được đến ngày mai nên đành quay về”, Mai Anh bày tỏ.

Mai Anh và Ngọc Anh xác nhận đến sân bay lúc 14h37. Ảnh: NVCC.
san bay anh 1

Mai Anh và Ngọc Anh xác nhận đến sân bay lúc 14h37. Ảnh: NVCC.
Về trường hợp này, nhân viên của hãng giải thích với Mai Anh và Ngọc Anh: “Sau một giờ, hệ thống trên máy pos sẽ tự động đóng. Máy cũng chỉ mở 60% số ghế trên một chuyến bay. Ngày thường, tụi em có thể đến trước 1, 2 giờ là làm vé kịp. Tụi chị cũng nói luôn là chỉ hỗ trợ phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già. Tụi em là thanh niên khỏe mạnh thì tụi chị không thể hỗ trợ. Do đó, tụi em buộc phải tự đến sớm, ít nhất là trước 3 giờ để làm thủ tục”.
Người này cũng ngỏ ý bàn giao trường hợp của hai hành khách này cho ca sau, song không đảm bảo sắp xếp được chuyến bay trong tối nay.

Đành bỏ chuyến, mất tiền vé​

Hoàng (24 tuổi) rơi vào hoàn cảnh tương tự Mai Anh và Ngọc Anh. Tuy nhiên, Hoàng không được bay chuyến mới dù đã chấp nhận đóng tiền trễ chuyến theo quy định của hãng.
Ban đầu, Hoàng được hỗ trợ làm vé để bay chuyến theo lịch trình cũ, chỉ cần đóng thêm một khoản tiền phạt - theo lời Hoàng là hơn 200.000 đồng. Nhưng sau đó, nhân viên thông báo Hoàng không thể bay.
"Không còn cách nào để giải quyết. Coi như tôi bỏ chuyến, mất tiền vé. Tôi cũng khó mua được vé mới vì nhân viên nói rằng hãng 'cháy vé' mấy ngày nay", Hoàng ngậm ngùi bước ra cửa sân bay, gác lại chuyến đi Huế sát Tết của mình.
Tri Thức - Znews đang liên hệ với đại diện hãng hàng không Vietjet Air để làm rõ sự việc.
Lượng khách chiều 5/2 tại sân bay Tân Sơn Nhất tập trung đông ở khu vực quầy thủ tục của hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Theo ghi nhận của Tri Thức - Znews, đa phần chuyến bay bị delay có điểm đến là các tỉnh, thành phía Bắc: Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng...

Hành khách được khuyến nghị chủ động sắp xếp thời gian làm thủ tục trước thời điểm khởi hành 120 phút đối với chuyến bay quốc nội. Ảnh: Mai Vũ.
san bay anh 2

Hành khách được khuyến nghị chủ động sắp xếp thời gian làm thủ tục trước thời điểm khởi hành 120 phút đối với chuyến bay quốc nội. Ảnh: Mai Vũ.
Nhằm hạn chế tối đa bất tiện do xếp hàng chờ đợi và tránh bị nhỡ chuyến bay trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hãng hàng không đang khuyến nghị hành khách chủ động làm thủ tục trực tuyến trước chuyến bay, đồng thời có mặt tại sân bay đúng giờ và tuân thủ các quy định an ninh, an toàn của nhà chức trách về giấy tờ tùy thân, hành lý.
Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất khuyến cáo hành khách cần chủ động sắp xếp thời gian làm thủ tục trước thời điểm khởi hành 120 phút đối với chuyến bay quốc nội và 180 phút đối với chuyến bay quốc tế.
 
1. Người tiêu dùng nên check in online sớm.
2. Bọn INU này (nhất là bọn Vietjet) có coi khách hàng ra cái đéo gì đâu; đối với tụi nó các điều khoản, điều luật chính là vũ khí ngôn từ để ăn hiếp KH,
Cách đây 4 năm tôi dính 1 vố delay điếm thúi của tụi nó: Bay lúc 10h sáng ngày D; ngày D-1 nó báo delay 1h chiều; 10h sáng ngày bay mình vẫn lên sân bay sớm thì gần 1h nó báo delay tới 4h, rồi gần 4h nó báo 5h rồi gần 5h nó báo 7h... cuối cùng 8h tối mới lên máy bay.
Đm sau này mới biết nó có 3 chuyến hôm đó: 10h 1h 6h; nó gom đủ khách rồi mới đi.
 
ko biết vé thương gia thì thế nào, vcc quá, bay hôm 28 mà lo vcc
 
Ngày thường checkin online trước rồi vào soi chiêu tầm 15' là nhiều. Cuối tuần thì 30' thôi
16h30 thì 15h45 đóng checkin rồi, thậm chí còn sớm hơn.
Còn xếp hàng thủ tục các kiểu 1 tiếng là bình thường, đừng nói TSN mà cả Nội Bài ngày thường cũng như thế.
Còn vụ như trong bài nếu nhớ checkin online thường rồi thì đã chả có chuyện bị huỷ chuyến.
 
Chuyến bay 16h30 mà 14h37 mới tới cửa sân bay thì chỉ là đến đúng vừa kịp giờ ngày thường thôi chứ chả phải là sớm
Ko nhé, đến vậy vẫn dư thời gian nhiều. Vấn đề là 2 bạn này non, đáng ra xếp hàng nhưng thấy thời gian checkin sắp hết phải yêu cầu nv đưa lên checkin để không bị lỡ chuyến. Ngoài ra giệc checkin tại máy nếu máy báo hết chỗ tức là chuyến bay đã bị overbooking, phải liên hệ ngay quầy hỗ trợ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngày thường bảo VJ nó bán vé > ghế thì tôi tin
Chứ ngày tết bảo thế thì tôi nghi bọn trẻ ranh này cào lol ăn vạ lắm
 
Chuyến bay 16h30 mà 14h37 mới tới cửa sân bay thì chỉ là đến đúng vừa kịp giờ ngày thường thôi chứ chả phải là sớm
Khổ nỗi nhiều người cứ nghĩ thế là sớm. Mà bên VNA ngày thường gần đến giờ đóng chuyến thì nhân viên ra chỗ khách xếp hàng hỏi còn ai chưa check in để ưu tiên lên trước
 
1. Người tiêu dùng nên check in online sớm.
2. Bọn INU này (nhất là bọn Vietjet) có coi khách hàng ra cái đéo gì đâu; đối với tụi nó các điều khoản, điều luật chính là vũ khí ngôn từ để ăn hiếp KH,
Cách đây 4 năm tôi dính 1 vố delay điếm thúi của tụi nó: Bay lúc 10h sáng ngày D; ngày D-1 nó báo delay 1h chiều; 10h sáng ngày bay mình vẫn lên sân bay sớm thì gần 1h nó báo delay tới 4h, rồi gần 4h nó báo 5h rồi gần 5h nó báo 7h... cuối cùng 8h tối mới lên máy bay.
Đm sau này mới biết nó có 3 chuyến hôm đó: 10h 1h 6h; nó gom đủ khách rồi mới đi.
- Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
Luật là vậy, nhưng thực tế ntn thì tôi ko biết, gửi cho các fen tham khảo :doubt:
 

Luật là vậy, nhưng thực tế ntn thì tôi ko biết, gửi cho các fen tham khảo :doubt:
Nó dẫn giải bằng cách "mỗi lần lịch cũ và lịch mới lệch không quá 5h" nên đéo có cái gì đền bù, kể cả chai nước
 
Ngày thường checkin online trước rồi vào soi chiêu tầm 15' là nhiều. Cuối tuần thì 30' thôi
Soi chiếu là qua cửa à? Có check in online mà có hành ký gửi thì vẫn phải xếp hàng mà. Chắc kẹt đoạn này nên kẹt luôn đoạn sau.
 
1. Người tiêu dùng nên check in online sớm.
2. Bọn INU này (nhất là bọn Vietjet) có coi khách hàng ra cái đéo gì đâu; đối với tụi nó các điều khoản, điều luật chính là vũ khí ngôn từ để ăn hiếp KH,
Cách đây 4 năm tôi dính 1 vố delay điếm thúi của tụi nó: Bay lúc 10h sáng ngày D; ngày D-1 nó báo delay 1h chiều; 10h sáng ngày bay mình vẫn lên sân bay sớm thì gần 1h nó báo delay tới 4h, rồi gần 4h nó báo 5h rồi gần 5h nó báo 7h... cuối cùng 8h tối mới lên máy bay.
Đm sau này mới biết nó có 3 chuyến hôm đó: 10h 1h 6h; nó gom đủ khách rồi mới đi.
đéo bằng xe dù quê tôi hehe. Xe dù nó bắt khách dọc đường, nhưng ít ra 1 là nó đúng giờ, xe tới đoạn đó thì lên xe xí ghế xong là yên trí đánh 1 giấc.
 
Back
Top