Điện giật thế này có phải diễn không các anh?

Mấy thím nên tập thói quen chạm vào bề mặt kim loại bằng mu bàn tay hoặc mặt ngoài ngón tay, để lỡ mà có rò điện thì phản xạ co lại của tay cũng tự kéo tay ra khỏi chỗ rò :smile:
hết cái để tập hả cha nội??? về bản chất ông thử điện bằng móng tay là do bề mặt dày, khó bị phỏng như da, quan trọng nhất là nó tạo ra phản xạ quặp ngón tay lại nên sẽ thoát ra được dòng điện, nó là phản xạ tự nhiên nên éo có tập nhé, hết trò :LOL:
 
Xưởng tôi đi điện là mỗi khu 1 cái áp chống rò, chỗ tủ điện tổng lại thêm 1 cái nữa. Hồi tìm thợ, mình hỏi 1 ông thợ vườn thì bảo lắp làm gì cho nó hay ngắt điện, thật là vcđ cái tư duy. :oops:
Người ta tư vấn vậy hợp lý mà chưa đủ, cb chống giật mà có dòng rò thấp quá nó sụp miết lâu ngày hư thiết bị điện. Nên muốn lắp nó thì đầu tiên là đo dòng rò cho từng thiết bị, nối đất nó rồi lấy thông số rò đó đi mua CB chống giật cho đúng. Giờ trên sộp pe có cả cb chống giật chỉnh được dòng rò luôn, xịn thiệt.
 
hết cái để tập hả cha nội??? về bản chất ông thử điện bằng móng tay là do bề mặt dày, khó bị phỏng như da, quan trọng nhất là nó tạo ra phản xạ quặp ngón tay lại nên sẽ thoát ra được dòng điện, nó là phản xạ tự nhiên nên éo có tập nhé, hết trò :LOL:

À mình nói chưa rõ, ý là nếu thím bắt buộc phải chạm vào cái gì đó bằng kim loại như kéo cửa hàng rào, lan can cầu thang/ban công, tủ lạnh/máy giặt thì chạm bằng mu bàn tay trước để xem có bị rò điện hay không mà :confused: với cả tập ở đây là tập thói quen thử bằng cách này chứ không phải chạm trực tiếp bằng mặt trong của ngón tay như bình thường, chứ ai bảo tập để luyện cho phản xạ nhanh hơn đâu :cautious:
 
À mình nói chưa rõ, ý là nếu thím bắt buộc phải chạm vào cái gì đó bằng kim loại như kéo cửa hàng rào, lan can cầu thang/ban công, tủ lạnh/máy giặt thì chạm bằng mu bàn tay trước để xem có bị rò điện hay không mà :confused: với cả tập ở đây là tập thói quen thử bằng cách này chứ không phải chạm trực tiếp bằng mặt trong của ngón tay như bình thường, chứ ai bảo tập để luyện cho phản xạ nhanh hơn đâu :cautious:
Cái này đúng mà, hồi học nghề điện hồi c3 t cũng đc dạy cái này. Nếu ko chắc chắn thì dùng nắm đấm chạm vào bề mặt, ko áp bàn tay hoặc chạm ngón tay vào.
 
Thằng bạn t bị điện giật nhưng ngã từ trên cao đập đầu xuống đất ra đi, số đen quá
T 1 lần sờ vào dây hở nó giật cho phát ngả ngữa về sau, run rẩy tim đập loạn nhịp cả chục phút
Giống mình, đợt cũng cầm cái quạt hộp bị hở dây điện. Giật cho phát nhưng bị bật ra không tới nổi gì
 
Tôi ko chuyên lắm nhưng tôi nghĩ đây là thật.
Cái vụ điện giật dính luôn trên dây thớt nói là điện cao thế, còn điện như clip là điện dân dụng 220V thì nó cũng co rút cơ như vậy cũng hợp lý.

À, cũng từng 1 lần bị điện giật, lúc đó đang sửa cái máy bơm chìm trong nhà, lúc đầu cũng rút điện ra sửa, sửa 1 hồi cắm rút cắm rút mấy lượt, tới lượt cuối đấu dây cứ nhớ là đã rút điện rồi, nó điếng lên 1 phát ngu người luôn. (May lúc đó nhà xài CP xịn, có biến cái nó tự ngắt ngay, không cũng chưa biết giờ như nào :sweat:)
 
Nhìn trong video thì lúc đầu mới dính điện vào thấy cứng người có vẻ không diễn được như thế thật, đoạn sau tôi không hiểu lắm vì mấy lần bị điện giật nó hút vào, cứng cả người không làm gì được

Còn về cái lúc ông kia chạm đất thì nó chắc liên quan đến kiểu truyền điện xuống mặt đất, như video này
 
Người ta tư vấn vậy hợp lý mà chưa đủ, cb chống giật mà có dòng rò thấp quá nó sụp miết lâu ngày hư thiết bị điện. Nên muốn lắp nó thì đầu tiên là đo dòng rò cho từng thiết bị, nối đất nó rồi lấy thông số rò đó đi mua CB chống giật cho đúng. Giờ trên sộp pe có cả cb chống giật chỉnh được dòng rò luôn, xịn thiệt.
Cho tôi link shopee hoặc keyword chính xác đi thím ơi.
Sẻarch không ra được.
Nhà lắp CB Schneider hơi nhạy nên nhảy miết. Phải bỏ mấy cái đồ điện cũ đi rồi. Mẹ tiếc mãi nên càu nhàu tôi miết.
 
Hồi bé lớp 1 hay lớp 2 gì đó rồi nhưng vẫn nghịch ngu, cầm hẳn cái que sắt cắm vào ổ cắm điện luôn, điện nó giật cho tê dại, may vẫn buông tay ra được chứ không thì về chầu ông vải.
 
Xưa e nghịch ngu vãi, muốn biết nó có điện hay không thì xoay ngón tay phần có móng quẹt thử vào, nếu có thì phản xạ sẽ rút tay lại hoặc nắm bàn tay để khỏi bị dính vào dây điện.

Bây giờ nghĩ lại thấy đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời, đi làm toàn đấu điện sống, hãi vcl.
 
Hồi học cấp 3 đấu điện cho gia đình. Hồi đó điện sơ khai chưa có công tơ có 2 nhà đấu chung đường điện từ cột về. Nhà ông đầu nguồn đấu vào nhà trước nhà mình cuối nguồn đấu sau. Đang đấu điện thì ông đầu nguồn dập cầu dao đóng điện làm mình đang nối 2 sợi dây giật bắn người chỉ kịp kêu "bác ơi cứu cháu", may phúc tổ cả họ hàng gánh ông bác đến nhà chơi đang ở trong nhà chạy ra giật cái dây điện ra cứu một mạng. Để lại trên tay cái vét bỏng cháy sém ngón tay chạy ra bảo ông đầu nguồn chú làm kiểu gì thế giết cháu à, ông đó bảo tao quên mất tưởng mày đấu xong rồi nên đóng cầu dao.
May hồi đó nguồn điện nó yếu chắc được 150 -180v gì đó chứ đủ điện 220v thì chắc thăng thiên thiên rồi, hồi đó điện yếu toàn phải dùng súp volter để kéo điện thôi chứ không kéo đến cao điểm bật đèn chỉ như con đom đóm.
Cái này trong nhà máy có hẳn 1 quy trình LOTO (Lock out- Tag out) để phòng ngừa mấy thằng óc vật “tưởng tưởng” như này :)))

via theNEXTvoz for iPhone
 
Xưa e nghịch ngu vãi, muốn biết nó có điện hay không thì xoay ngón tay phần có móng quẹt thử vào, nếu có thì phản xạ sẽ rút tay lại hoặc nắm bàn tay để khỏi bị dính vào dây điện.

Bây giờ nghĩ lại thấy đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời, đi làm toàn đấu điện sống, hãi vcl.
Học IT ra làm lương mấy ngàn đô mà sao phải đi đấu điện sống vậy?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Học IT ra làm lương mấy ngàn đô mà sao phải đi đấu điện sống vậy?

via theNEXTvoz for iPhone
Xưa k có việc nên kiếm tạm để có tiền đi học, có cái bỏ vào mồm.
Việc gì cũng làm từ bảo vệ, phụ hồ, giao hàng. Ngàn đô thì chưa tới nhưng dc cái k bị hành xác như xưa.
 
Cái này trong nhà máy có hẳn 1 quy trình LOTO (Lock out- Tag out) để phòng ngừa mấy thằng óc vật “tưởng tưởng” như này :)))

via theNEXTvoz for iPhone
Sau vụ đó tởn đến già giờ sửa điện trong nhà cắt át ngoài cột thì báo người nhà nhà mình ra đứng ở cột điện canh phòng trường hợp có đứa nào mất điện nó ra nhầm át nhà nó mà bật át nhà mình là mình chết toi. Hú hồn con chồn không ai ngờ hai chú cháu kéo điện từ cột về chú đấu xong chạy mẹ ra ngoài cột dập át để cháu bị giật cho tê tái hỏi tao nhầm tao tưởng...
 
Nhiều ông trong này còn không biết gì về điện nhưng cứ bàn như đúng rồi, trong clip bị giật do chạm cùng lúc hai dây pha và trung tính, cơ bị co rút lại vô tình chụp cứng 2 sợi vào tay, nên lúc vùng ra không văng được dây ra, bởi vậy nên chân và đầu còn la lối và kêu thằng con rút phích dùm được do dòng điện lớn nhất chỉ chạy xoay quanh hai điểm L-N chạm trên tay thôi, nhìn dáng ngồi và mang dép thì thợ này theo nguyên tắc rồi, chạm đất thật sự dòng rất nhỏ chỉ bị tê nên có thể vung tay ra được, mà giật kiểu chạm cả 2 dây thì có gắn CB chống rò vẫn vô dụng vì không có dòng rò, khỏi thắc mắc vì sao nhà sửa điện lại không gắn chống giật 😕
 
Last edited:
1711964437518.png

thật đó, hồi bé cầm dây điện bị giật khóc la kêu cứu quá trời nhưng ko tự thả cọng dây ra đc, may mà ba ở ngoài ruộng chạy vô kịp chứ ko xanh cỏ rồi, cháy tay làm thẹo 20năm vẫn còn.
 
hồi nhỏ cũng nghịch ngu vì lấy dây điện giật bọ xít =]]
nhưng dây bị hở + nhỏ nên không thấy, bị giật vài lần xong mới thấy, may tý toang =]]
 
Back
Top