Góc nhìn khác từ bài "Bắt kẻ hiếp dâm, sát hại bé gái 5 tuổi..."

barnabus

Senior Member
Vừa đọc bài bên F33 về vụ bắt được thằng hiếp rồi giết cháu gái 5 tuổi ở Vũng Tàu. Chợt tôi nhận thấy nền tư pháp và báo chí nước nhà có một số vấn đề [mà tôi cho rằng] chưa ổn lắm - nhìn từ góc độ luật pháp. Đồng thời trình độ về pháp luật của đa số người Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, thể hiện ngay tại diễn đàn này. Đành gõ ra đây trao đổi với các chuyên gia của voz. Trước khi bắt đầu, tôi xin phép nhấn mạnh mấy quan điểm:

1. Kẻ có tội phải bị trừng trị thích đáng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc mạnh tay với tội phạm, đặc biệt là tội phạm gây ra đối với trẻ em.
2. Những dòng tôi gõ dưới đây thể hiện một góc nhìn khác. Khác ở đây là khác với đa số những ý kiến của các anh đã và sẽ đưa ra. Đó là vấn đề quan điểm của cá nhân. Đề nghị các anh phản biện văn minh, có luận điểm và dẫn chứng.

Xin bắt đầu.

Thứ nhất, về việc báo chí đưa công khai hình ảnh và thông tin, địa chỉ của nghi phạm như thể đây chính là thủ phạm.

Có một vấn đề của gần như 100% các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đang mắc phải, đó là khi đưa tin về một vụ án hình sự nào đó, thì đều đưa tất thảy hình ảnh, thông tin cá nhân, địa chỉ của người bị nghi là thủ phạm cùng những lời lẽ đanh thép, chắc nịch gần như kết tội đóng đinh luôn rằng đó chính là thủ phạm. Và thế là, đám đông, như một nhúm lửa bức xúc lâu ngày bị dồn nén lại, bùng lên chỉ bới, sỉ vả, kết tội người đó, mặc dù lúc này họ mới chỉ là "nghi phạm".

Theo quy định của pháp luật, một người được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là gì?

Trình tự giải quyết một vụ án hình sự [về cơ bản] phải tuân theo các bước sau:
B1: Bắt giữ nghi phạm (mới chỉ là nghi phạm). Bước này do Công an làm.
B2. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bước này cũng do Công an làm.
B3. Điều tra. Cũng do Công an làm nốt. Sau khi điều tra xong, Công an ra Bản Kết luận điều tra, chuyển sang Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị truy tố.
B4. Truy tố. Bước này do VKS làm. Sau khi nghiên cứu Bản Kết luận điều tra do Công an chuyển sang, nếu đủ điều kiện, VKS ban hành Cáo trạng, truy tố bị can trước pháp luật. Nếu còn vướng mắc, VKS trả lại, đề nghị Công an điều tra bổ sung.
B5. Xét xử. Bước này do Tòa án làm. Nhẽ không cần trình bày nữa.
B6. Thi hành án. Bước này Tòa xử xong, phán tội gì, đi bao nhiêu năm, chuyển qua Công an thi hành án.

Quay trở lại nguyên tắc nêu ở trên, có thể thấy, đối với một vụ án hình sự, một người từ "nghi phạm" bị coi là "thủ phạm" hay "hung thủ" hay "tội phạm" chỉ sau khi bị Tòa án tuyên là có tội (tại Bước 5 kể trên). Cụ thể hơn là sau khi ông Chủ tọa phiên tòa đứng dậy nói rằng "Nhân danh nước CHXHCNVN..., xét thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm, cần thiết phải cách ly khỏi xã hội để răn đe, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo .... xxx năm tù", nếu hết thời gian quy định mà bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì lúc này người đó mới chính thức bị coi là "có tội". Còn trước đó, người này chưa có tội, vẫn còn nguyên đầy đủ quyền công dân.

Như vậy, việc cơ quan báo chí tung hình ảnh, thông tin cá nhân của nghi phạm lên - khi người đó chưa bị coi là có tội - đã vô hình chung làm thay công việc của Tòa án, khiến dư luận - vốn bầy đàn và đang bức xúc sẵn -ùa vào sỉ vả, kết tội, phán xét... Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền công dân của người đó.

Bây giờ thử đặt giả thiết, rằng người đó không phải là thủ phạm, thì sao? Việc Công an bắt nhầm người là hoàn toàn có thể xảy ra, trên lý thuyết là vậy và thực tế cũng không ít vụ việc oan sai. Lúc này, cơ quan báo chí có rút lại được những nghi ngờ, phán xét trong đầu người dân bởi những thông tin họ đã tung ra trước đó không? Câu trả lời là không.

Một hậu quả nữa cực kỳ tai hại mà ít người nghĩ đến. Đó là việc khi báo chí tung những lời lẽ "kết tội" nghi phạm ngay từ khâu bắt giữ (chưa khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) vô tình gây áp lực lên cơ quan điều tra của Công an. Lúc này, dư luận khắp nơi đã đóng đinh quan điểm rằng "nó chính là thủ phạm", cơ quan điều tra sẽ buộc lòng phải điều tra theo hướng "nó là thủ phạm". Có nhiều vụ án khó, Công an không đủ chứng cứ để kết tội nghi phạm hoặc không tìm được thủ phạm thực sự, nhưng vẫn phải kết luận (vì áp lực dư luận, áp lực chỉ tiêu...). Câu chuyển thỏ - gấu phát sinh từ đây.

Dân mình, phạm vi nhỏ hơn là vozers, vốn rất dị ứng với câu chuyện thỏ - gấu, không ai thích bị oan sai cả. Tưởng tượng một ngày đẹp trời, bị các anh bế về đồn, đấm cho lồi mồm rồi chục thằng nhà báo dí cái máy ảnh vào mặt chụp hình và tung lên mạng, khép tội này tội kia, cuộc sống của các anh sẽ ra sao? Sẽ có anh bảo "đéo làm gì thì sao phải lo, đéo làm gì thì ai bế mày đi được?". Xác suất dù rất nhỏ, nhưng đâu phải là không thể xảy ra. Và nếu nó xảy ra, hậu quả đối với cá nhân người bị oan là vô cùng bi thảm. Nhẽ không cần dẫn chứng nữa.

Thứ hai, vậy, thái độ và phản ứng căm ghét, giận dữ của người dân như vậy có chính đáng không?

Hoàn toàn chính đáng.
Trước những hành vi tội ác như vậy, việc nhân dân căm ghét và bày tỏ thái độ giận giữ, thậm chí đến mức cực đoan như đòi trói tay thả trôi sông, đòi tùng xẻo... là hoàn toàn có thể hiểu được (mặc dù trên thực tế, đó không phải là những biện pháp thi hành án được pháp luật áp dụng). Đó là thứ tâm lý bình thường của một người lương thiện trước cái ác. Bản thân tôi cũng có con gái nhỏ, khi đọc những bài báo về vụ việc này (lúc chưa bắt được hung thủ), cũng rất giận dữ, mong muốn kẻ thủ phạm phải bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện này chắc không cần trình bày nhiều.

Thứ ba, giải pháp là gì?

Đơn giản thôi, báo chí đưa tin về tội phạm sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án rằng người đó "có tội". Còn trước đó nếu muốn đưa tin, báo chí có thể viết tắt tên của nghi phạm, ẩn địa chỉ và đừng đăng hình ảnh người đó.
 
Last edited:
Vừa đọc bài bên F33 về vụ bắt được thằng hiếp rồi giết cháu gái 5 tuổi ở Vũng Tàu. Chợt tôi nhận thấy nền tư pháp và báo chí nước nhà có một số vấn đề [mà tôi cho rằng] chưa ổn lắm - nhìn từ góc độ luật pháp. Đồng thời trình độ về pháp luật của đa số người Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, thể hiện ngay tại diễn đàn này. Đành gõ ra đây trao đổi với các chuyên gia của voz. Trước khi bắt đầu, tôi xin phép nhấn mạnh mấy quan điểm:

1. Kẻ có tội phải bị trừng trị thích đáng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc mạnh tay với tội phạm, đặc biệt là tội phạm gây ra đối với trẻ em.
2. Những dòng tôi gõ dưới đây thể hiện một góc nhìn khác. Khác ở đây là khác với đa số những ý kiến của các anh đã và sẽ đưa ra. Đó là vấn đề quan điểm của cá nhân. Đề nghị các anh phản biện văn minh, có luận điểm và dẫn chứng.

Xin bắt đầu.

Thứ nhất, về việc báo chí đưa công khai hình ảnh và thông tin, địa chỉ của nghi phạm như thể đây chính là thủ phạm.

Có một vấn đề của gần như 100% các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đang mắc phải, đó là khi đưa tin về một vụ án hình sự nào đó, thì đều đưa tất thảy hình ảnh, thông tin cá nhân, địa chỉ của người bị nghi là thủ phạm cùng những lời lẽ đanh thép, chắc nịch gần như kết tội đóng đinh luôn rằng đó chính là thủ phạm. Và thế là, đám đông, như một nhúm lửa bức xúc lâu ngày bị dồn nén lại, bùng lên chỉ bới, sỉ vả, kết tội người đó, mặc dù lúc này họ mới chỉ là "nghi phạm".

Theo quy định của pháp luật, một người được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là gì?

Trình tự giải quyết một vụ án hình sự [về cơ bản] phải tuân theo các bước sau:
B1: Bắt giữ nghi phạm (mới chỉ là nghi phạm). Bước này do Công an làm.
B2. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bước này cũng do Công an làm.
B3. Điều tra. Cũng do Công an làm nốt. Sau khi điều tra xong, Công an ra Bản Kết luận điều tra, chuyển sang Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị truy tố.
B4. Truy tố. Bước này do VKS làm. Sau khi nghiên cứu Bản Kết luận điều tra do Công an chuyển sang, nếu đủ điều kiện, VKS ban hành Cáo trạng, truy tố bị can trước pháp luật. Nếu còn vướng mắc, VKS trả lại, đề nghị Công an điều tra bổ sung.
B5. Xét xử. Bước này do Tòa án làm. Nhẽ không cần trình bày nữa.
B6. Thi hành án. Bước này Tòa xử xong, phán tội gì, đi bao nhiêu năm, chuyển qua Công an thi hành án.

Quay trở lại nguyên tắc nêu ở trên, có thể thấy, đối với một vụ án hình sự, một người từ "nghi phạm" bị coi là "thủ phạm" hay "hung thủ" hay "tội phạm" chỉ sau khi bị Tòa án tuyên là có tội (tại Bước 5 kể trên). Cụ thể hơn là khi có ông Chủ tọa phiên tòa đứng dậy nói rằng "Nhân danh nước CHXHCNVN..., xét thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm, cần thiết phải cách ly khỏi xã hội để răn đe, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo .... xxx năm tù" thì lúc này người đó mới chính thức bị coi là "có tội". Còn trước đó, người này chưa có tội, vẫn còn nguyên đầy đủ quyền công dân.

Như vậy, việc cơ quan báo chí tung hình ảnh, thông tin cá nhân của nghi phạm lên - khi người đó chưa bị coi là có tội - đã vô hình chung làm thay công việc của Tòa án, khiến dư luận - vốn bầy đàn và đang bức xúc sẵn -ùa vào sỉ vả, kết tội, phán xét... Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền công dân của người đó.

Bây giờ thử đặt giả thiết, rằng người đó không phải là thủ phạm, thì sao? Việc Công an bắt nhầm người là hoàn toàn có thể xảy ra, trên lý thuyết là vậy và thực tế cũng không ít vụ việc oan sai. Lúc này, cơ quan báo chí có rút lại được những nghi ngờ, phán xét trong đầu người dân bởi những thông tin họ đã tung ra trước đó không? Câu trả lời là không.

Một hậu quả nữa cực kỳ tai hại mà ít người nghĩ đến. Đó là việc khi báo chí tung những lời lẽ "kết tội" nghi phạm ngay từ khâu bắt giữ (chưa khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) vô tình gây áp lực lên cơ quan điều tra của Công an. Lúc này, dư luận khắp nơi đã đóng đinh quan điểm rằng "nó chính là thủ phạm", cơ quan điều tra sẽ buộc lòng phải điều tra theo hướng "nó là thủ phạm". Có nhiều vụ án khó, Công an không đủ chứng cứ để kết tội nghi phạm hoặc không tìm được thủ phạm thực sự, nhưng vẫn phải kết luận (vì áp lực dư luận, áp lực chỉ tiêu...). Câu chuyển thỏ - gấu phát sinh từ đây.

Dân mình, phạm vi nhỏ hơn là vozers, vốn rất dị ứng với câu chuyện thỏ - gấu, không ai thích bị oan sai cả. Tưởng tượng một ngày đẹp trời, bị các anh bế về đồn, đấm cho lồi mồm rồi chục thằng nhà báo dí cái máy ảnh vào mặt chụp hình và tung lên mạng, khép tội này tội kia, cuộc sống của các anh sẽ ra sao? Sẽ có anh bảo "đéo làm gì thì sao phải lo, đéo làm gì thì ai bế mày đi được?". Xác suất dù rất nhỏ, nhưng đâu phải là không thể xảy ra. Và nếu nó xảy ra, hậu quả đối với cá nhân người bị oan là vô cùng bi thảm. Nhẽ không cần dẫn chứng nữa.

Thứ hai, vậy, thái độ và phản ứng căm ghét, giận dữ của người dân như vậy có chính đáng không?

Hoàn toàn chính đáng.
Trước những hành vi tội ác như vậy, việc nhân dân căm ghét và bày tỏ thái độ giận giữ, thậm chí đến mức cực đoan như đòi trói tay thả trôi sông, đòi tùng xẻo... là hoàn toàn có thể hiểu được (mặc dù trên thực tế, đó không phải là những biện pháp thi hành án được pháp luật áp dụng). Đó là thứ tâm lý bình thường của một người lương thiện trước cái ác. Bản thân tôi cũng có con gái nhỏ, khi đọc những bài báo về vụ việc này (lúc chưa bắt được hung thủ), cũng rất giận dữ, mong muốn kẻ thủ phạm phải bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện này chắc không cần trình bày nhiều.

Thứ ba, giải pháp là gì?

Đơn giản thôi, báo chí đưa tin về tội phạm sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án rằng người đó "có tội". Còn trước đó nếu muốn đưa tin, báo chí có thể viết tắt tên của nghi phạm, ẩn địa chỉ và đừng đăng hình ảnh người đó.

Thím nói cũng chính xác nhưng hiện giờ 90% nếu bên CA cung cấp thông tin cho báo chí như vầy thì cũng đã có chứng cớ vững chắc rồi, chẳng qua chưa tuyên án nên vẫn còn gọi là nghi phạm thôi
 
Vừa đọc bài bên F33 về vụ bắt được thằng hiếp rồi giết cháu gái 5 tuổi ở Vũng Tàu. Chợt tôi nhận thấy nền tư pháp và báo chí nước nhà có một số vấn đề [mà tôi cho rằng] chưa ổn lắm - nhìn từ góc độ luật pháp. Đồng thời trình độ về pháp luật của đa số người Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, thể hiện ngay tại diễn đàn này. Đành gõ ra đây trao đổi với các chuyên gia của voz. Trước khi bắt đầu, tôi xin phép nhấn mạnh mấy quan điểm:

1. Kẻ có tội phải bị trừng trị thích đáng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc mạnh tay với tội phạm, đặc biệt là tội phạm gây ra đối với trẻ em.
2. Những dòng tôi gõ dưới đây thể hiện một góc nhìn khác. Khác ở đây là khác với đa số những ý kiến của các anh đã và sẽ đưa ra. Đó là vấn đề quan điểm của cá nhân. Đề nghị các anh phản biện văn minh, có luận điểm và dẫn chứng.

Xin bắt đầu.

Thứ nhất, về việc báo chí đưa công khai hình ảnh và thông tin, địa chỉ của nghi phạm như thể đây chính là thủ phạm.

Có một vấn đề của gần như 100% các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đang mắc phải, đó là khi đưa tin về một vụ án hình sự nào đó, thì đều đưa tất thảy hình ảnh, thông tin cá nhân, địa chỉ của người bị nghi là thủ phạm cùng những lời lẽ đanh thép, chắc nịch gần như kết tội đóng đinh luôn rằng đó chính là thủ phạm. Và thế là, đám đông, như một nhúm lửa bức xúc lâu ngày bị dồn nén lại, bùng lên chỉ bới, sỉ vả, kết tội người đó, mặc dù lúc này họ mới chỉ là "nghi phạm".

Theo quy định của pháp luật, một người được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là gì?

Trình tự giải quyết một vụ án hình sự [về cơ bản] phải tuân theo các bước sau:
B1: Bắt giữ nghi phạm (mới chỉ là nghi phạm). Bước này do Công an làm.
B2. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bước này cũng do Công an làm.
B3. Điều tra. Cũng do Công an làm nốt. Sau khi điều tra xong, Công an ra Bản Kết luận điều tra, chuyển sang Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị truy tố.
B4. Truy tố. Bước này do VKS làm. Sau khi nghiên cứu Bản Kết luận điều tra do Công an chuyển sang, nếu đủ điều kiện, VKS ban hành Cáo trạng, truy tố bị can trước pháp luật. Nếu còn vướng mắc, VKS trả lại, đề nghị Công an điều tra bổ sung.
B5. Xét xử. Bước này do Tòa án làm. Nhẽ không cần trình bày nữa.
B6. Thi hành án. Bước này Tòa xử xong, phán tội gì, đi bao nhiêu năm, chuyển qua Công an thi hành án.

Quay trở lại nguyên tắc nêu ở trên, có thể thấy, đối với một vụ án hình sự, một người từ "nghi phạm" bị coi là "thủ phạm" hay "hung thủ" hay "tội phạm" chỉ sau khi bị Tòa án tuyên là có tội (tại Bước 5 kể trên). Cụ thể hơn là khi có ông Chủ tọa phiên tòa đứng dậy nói rằng "Nhân danh nước CHXHCNVN..., xét thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm, cần thiết phải cách ly khỏi xã hội để răn đe, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo .... xxx năm tù" thì lúc này người đó mới chính thức bị coi là "có tội". Còn trước đó, người này chưa có tội, vẫn còn nguyên đầy đủ quyền công dân.

Như vậy, việc cơ quan báo chí tung hình ảnh, thông tin cá nhân của nghi phạm lên - khi người đó chưa bị coi là có tội - đã vô hình chung làm thay công việc của Tòa án, khiến dư luận - vốn bầy đàn và đang bức xúc sẵn -ùa vào sỉ vả, kết tội, phán xét... Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền công dân của người đó.

Bây giờ thử đặt giả thiết, rằng người đó không phải là thủ phạm, thì sao? Việc Công an bắt nhầm người là hoàn toàn có thể xảy ra, trên lý thuyết là vậy và thực tế cũng không ít vụ việc oan sai. Lúc này, cơ quan báo chí có rút lại được những nghi ngờ, phán xét trong đầu người dân bởi những thông tin họ đã tung ra trước đó không? Câu trả lời là không.

Một hậu quả nữa cực kỳ tai hại mà ít người nghĩ đến. Đó là việc khi báo chí tung những lời lẽ "kết tội" nghi phạm ngay từ khâu bắt giữ (chưa khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) vô tình gây áp lực lên cơ quan điều tra của Công an. Lúc này, dư luận khắp nơi đã đóng đinh quan điểm rằng "nó chính là thủ phạm", cơ quan điều tra sẽ buộc lòng phải điều tra theo hướng "nó là thủ phạm". Có nhiều vụ án khó, Công an không đủ chứng cứ để kết tội nghi phạm hoặc không tìm được thủ phạm thực sự, nhưng vẫn phải kết luận (vì áp lực dư luận, áp lực chỉ tiêu...). Câu chuyển thỏ - gấu phát sinh từ đây.

Dân mình, phạm vi nhỏ hơn là vozers, vốn rất dị ứng với câu chuyện thỏ - gấu, không ai thích bị oan sai cả. Tưởng tượng một ngày đẹp trời, bị các anh bế về đồn, đấm cho lồi mồm rồi chục thằng nhà báo dí cái máy ảnh vào mặt chụp hình và tung lên mạng, khép tội này tội kia, cuộc sống của các anh sẽ ra sao? Sẽ có anh bảo "đéo làm gì thì sao phải lo, đéo làm gì thì ai bế mày đi được?". Xác suất dù rất nhỏ, nhưng đâu phải là không thể xảy ra. Và nếu nó xảy ra, hậu quả đối với cá nhân người bị oan là vô cùng bi thảm. Nhẽ không cần dẫn chứng nữa.

Thứ hai, vậy, thái độ và phản ứng căm ghét, giận dữ của người dân như vậy có chính đáng không?

Hoàn toàn chính đáng.
Trước những hành vi tội ác như vậy, việc nhân dân căm ghét và bày tỏ thái độ giận giữ, thậm chí đến mức cực đoan như đòi trói tay thả trôi sông, đòi tùng xẻo... là hoàn toàn có thể hiểu được (mặc dù trên thực tế, đó không phải là những biện pháp thi hành án được pháp luật áp dụng). Đó là thứ tâm lý bình thường của một người lương thiện trước cái ác. Bản thân tôi cũng có con gái nhỏ, khi đọc những bài báo về vụ việc này (lúc chưa bắt được hung thủ), cũng rất giận dữ, mong muốn kẻ thủ phạm phải bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện này chắc không cần trình bày nhiều.

Thứ ba, giải pháp là gì?

Đơn giản thôi, báo chí đưa tin về tội phạm sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án rằng người đó "có tội". Còn trước đó nếu muốn đưa tin, báo chí có thể viết tắt tên của nghi phạm, ẩn địa chỉ và đừng đăng hình ảnh người đó.

https://plo.vn/phap-luat/1711-xu-vu-nguyen-khac-thuy-dam-o-tre-em-o-vung-tau-738067.html

Còn tùy vào nghi phạm đó có lý lịch thế nào mà quyết định che với không che.
 
Báo chí giờ thay toà án kết tội mà anh không biết à
68747470733a2f2f692e696d6775722e636f6d2f6436677161514c2e706e67


via theNEXTvoz for iPhone
 

Thím nói cũng chính xác nhưng hiện giờ 90% nếu bên CA cung cấp thông tin cho báo chí như vầy thì cũng đã có chứng cớ vững chắc rồi, chẳng qua chưa tuyên án nên vẫn còn gọi là nghi phạm thôi
Kể cả chứng cứ vững chắc đến đâu, 99,9% chắc chắn rồi nhưng Tòa chưa tuyên là có tội thì vẫn chưa có tội thím à. Về mặt tình cảm, cảm xúc thì có thể hiểu được tâm lý của thím, nhưng về mặt pháp luật thì không. Pháp luật chỉ có một, và pháp luật thì không có cảm xúc.
Trong bài có nói là nó đã thừa nhận là thủ phạm rồi nên mới đăng kèm thông tin mà.
Đây cũng là một trong những sai lầm cơ bản trong nhận thức pháp luật. Nguyên nhân nó thừa nhận là thủ phạm thì có thể có rất nhiều, ví dụ: bị ép cung (vào đồn ăn nghiệp vụ đến mức thở còn không được thì buộc phải nhận, cái này nếu có dịp mình sẽ gõ sau), được trả tiền để nhận tội thay... Nên không thể lấy lời nhận tội của nó để kết tội được. Điều này cũng vi phạm 2 điều cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

Điều 15: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.



Khoản 2 Điều 98:
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
 
Đọc dòng đầu đã thấy ông sai rồi.
Để tôi nói cho thớt biết nhé: để viết báo thì phóng viên lấy tin ở đâu? Đương nhiên là cơ quan điều tra rồi. Phía cảnh sát sau khi xác định rõ hung thủ + có lời khai nhận mới đưa cho báo chí. Như vậy có thể chắc chắn 99,99% là đúng người đúng tội ( oan sai có nhưng rất ít)
Thứ hai báo chí không thay quan tòa kết tội. Họ chỉ dùng từ "nghi phạm" thì họ sai ở chỗ nào vậy?
 
Last edited:
Đọc dòng đầu đã thấy ông sai rồi. Báo thừa khôn để biết chắc chắn nghi phạm là hung thủ
Tôi sai như thế nào, báo khôn như thế nào, anh có thể đưa ra quan điểm, dẫn chứng?
Bao tuổi rồi mà nói ngu vậy\
Vẫn là anh?
Đây là một thớt về pháp luật tôi nghĩ sẽ rất bổ ích. Nếu anh không có chứng cứ, luận điểm mà chỉ công kích cá nhân thì theo tôi nên im lặng thì hơn.
 
@barnabus bác phân tính sự việc pháp luật thì tôi thấy đúng, nhưng với nhưng viêc nhạy cảm thế này dân ta chửi cũng khó trách :LOL: tôi đọc tôi còn chửi mà.
Còn để minh chứng cho việc đang nói, bác nào rảnh tìm hiểu lại vụ án "Tượng nàng tô thị" thì sẽ thấy rõ ràng.
 
Back
Top