Hành trình khởi nghiệp cho vay (không nặng lãi) của mình

haha bác nói cũng đúng, bên mình không tác động như kiểu bảo trường đại học gửi cảnh cáo đến sinh viên được.
Rủi ro cho vay với cách đánh giá, đòi nợ do giám đốc sản phẩm bên mình làm (từ 1 app cho vay nổi tiếng khác sang), nên đang thử nghiệm thôi , đương nhiên là nó có thể cao hơn hay thấp hơn thị trường, nhưng người mà mình mời làm từng quản lý nợ xấu trong top thấp nhất thị trường, vũng tin thế :byebye: :byebye:
Nói chung startup của bác thì dính đến tiền, chắc cố vấn hay giám đốc cũng toàn dân có nghề. Những cái cơ bản k dám bàn. Chúc fence thành công :big_smile:
 
Bên fen phải có 1 mảng về pháp lý nữa, chứ lúc có chuyện đụng đến sinh viên thì phiền lắm..phiền với phụ huynh á.
 
Nếu mình là nhà đầu tư thì mình sẽ thắc mắc là ngoài việc "trông cậy" vào nhà trường sẽ dí sinh viên thì còn có phương thức nào khác để đảm bảo thu hồi được khoản vay không? Căn bản mô hình kinh doanh của bác quan trọng nhất vẫn là phải làm sao để thu hồi khoản vay và tránh nợ xấu. Chưa kể sinh viên là chúa mấy trò vay qua app và bùng nợ thì liệu bác chủ thớt đã có nghiên cứu thị trường rằng là trường nào hoặc ngành nào có ít rủi ro về mặt bùng nợ chưa?
 
Part 2: Ý tưởng của mình (hay của bạn) có gọi là “startup” không ?

Thông thường nhắc đến startup 100% mọi người hay nghĩ là quán café, trà đá, trà chanh, etc các thứ, hay nhập hàng bán online, theo mình thấy thì đây gọi là “SME Business” hay goi jà doanh nghiệp kinh doanh nhỏ thì đúng hơn. Lý do tại sao thì mình sẽ trình bày ở dưới

Cá nhân mình thì mình sử dụng định nghĩa của các quỹ:
Qũy sẽ đầu tư vào những đứa “có khả năng sinh lời cao” - đặt 1 ăn 20 chả hạn, nghĩa là họ sẽ thấy được tiềm năng của công ty bạn trở thành “unicorn”. Làm sao để thấy được tiềm năng:

  • Bạn cung cấp cái gì đó mà ai (cá nhân/ doanh nghiệp) trên đất này cũng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn chả hạn. Trở lại ví dụ hồi nãy, nếu bạn mở 1 quán cơm, thì thông thường mục tiêu của bạn là bán cơm trong 1 phường chả hạn => Không đầu tư, đương nhiên bạn bán cơm vẫn sẽ có tiền nhưng “tiềm năng có rất nhiều tiền” của bạn sẽ thấp dưới con mắt của các quỹ, tuy nhiên nếu bạn thành công phát triển lên chuỗi quán cơm thì là câu chuyện khác
  • Ví dụ những thứ nghe hấp dẫn, trở thành startup: phần mềm erp doanh nghiệp (doanh nghiệp nào cũng cần), app quét kiểm tra bệnh cave (checker cần), dịch vụ tang lễ (ai rồi cũng chết), etc :after_boom: :after_boom:
  • Vì vậy, nếu bạn có ý tưởng về cái gì đấy, thông thường bạn sẽ cần xác định rõ khoảng bao nhiêu người sẽ trả tiền cho bạn, hiện nay người ta xài gì, bạn có gì cạnh tranh. Ví dụ quán cơm tấm: dân số phường bạn là 1000 người, bạn ra đứng thấy thông thường người già với trẻ em mới hay ăn cơm tấm buổi sang => tầm 20% dân phường là 200 người sẽ là khách tiềm năng của bạn. Thằng đối thủ (là quán bún/phở khác) lấy mất 150 đứa (theo như bạn đứng xem), thì tầm 50 đứa sẽ ăn ở bạn. 50 người*30k 1 dĩa cơm thì bạn kiếm được 1 triệu 5 hàng ngày, đó là base case, best case là 200 người chả hạn, worst case là 10 người => ra được dự tính doanh thu/ chi phí đi theo
  • Còn có 1 loại nữa là phát triển 1 cái gì đấy xong rồi bán lại cho big corp, khá phổ biến ở nước ngoài nhưng hiếm có ở việt nam
Vì sao startup luôn phải đi theo quỹ, do startup thường (1) Hay cạn tiền trước khi hoàn vốn (breakeven), cần bơm máu để sống, hoặc (2) Thêm tiền để mở rộng kinh doanh, thường loại 1 hay gọi vốn ở gia đoạn đầu (seed), loại 2 là sau 1 thời gian (series A,B,C ,vv)
 
Nếu mình là nhà đầu tư thì mình sẽ thắc mắc là ngoài việc "trông cậy" vào nhà trường sẽ dí sinh viên thì còn có phương thức nào khác để đảm bảo thu hồi được khoản vay không? Căn bản mô hình kinh doanh của bác quan trọng nhất vẫn là phải làm sao để thu hồi khoản vay và tránh nợ xấu. Chưa kể sinh viên là chúa mấy trò vay qua app và bùng nợ thì liệu bác chủ thớt đã có nghiên cứu thị trường rằng là trường nào hoặc ngành nào có ít rủi ro về mặt bùng nợ chưa?
theo data mình có thì nhóm ngành nghệ thuật/ xã hội/ ngôn ngữ có nguy cơ nợ xấu cao nhất nhé, kinh tế/ kỹ thuật khá tương đồng, kỹ thuật uy tín hơn tí. Ngoài ra còn các yếu tố như trường công/tư, điểm học bạ, vị trí địa lý cũng ảnh hưởng khá nhiều
 
:v VN ko giống Mỹ, văn hóa có thể nói là "ngại mang nợ". Không biết sau này thế nào chứ hiện tại bố mẹ em vẫn mang trong mình tư tưởng đấy và ảnh hưởng tới em hiện tại. Em cũng khá tò mò ko biết sao Mỹ lại có nhiều nợ sinh viên như thế. Thôi thì chúc bác may mắn, chắc HCM nó khác HN chăng?
mình làm tài chính cá nhân tại tp hcm thời rộ lên 2013 đến giờ thì nhận xét một điều
giới trẻ ngày càng chi tiêu mù quán
thà vay 1 triệu mang nợ đi ăn sinh nhật bạn còn hơn nằm nhà xem ng ta đón sinh nhật qua facebook
thà vay đại tiền ai đó sắm bộ đồ đôi giày hot nhân dịp sale còn hơn đi giày cùi
thà chi tiêu một ngày 500-1tr miễn là có người cho vay trả được hay ko mai tính
ông thớt đánh trúng đối tượng r đó sinh viên thì muôn đời nay thiếu thốn đủ thứ từ ăn uống mặc cho đến cà phê checking du lịch các kiểu
tôi đã từng thấy các bạn khai khống số tín chỉ để xin thêm tiền ba mẹ đi nhậu kk
và sinh viên 2024 rồi 50-100 triệu đối với ba mẹ chúng nó ko là gì và chúng có dư chiêu trò để xin ba mẹ để trả cho thớt
miễn là thớt có đủ chế tài mạnh tay kk
 
trên danh nghĩa 99% app trên đất việt nam này giống chúng nó ấy bạn, do nhà nước không cấp mới giấy phép cho vay rồi, nên toàn lách luật :byebye:

Tiếp tục chủ đề startup đi bác, viết dài dài xíu cho có cái bàn luận nè. Những vấn đề về mở rộng quy mô, scale up phần mềm, con người, tuyển dụng, tìm kiếm co-founder, tiếp cận quỹ. Các khó khăn khi bắt đầu triển khai, tìm kiếm khách hàng ra sao, deal với các trường thế nào, roadmap sản phẩm, roadmap về chiến lược của founder blah blah. Bác són một phát mấy tờ A4 luôn đọc cho sướng
 
Part 1: Lập startup công nghệ thì cần gì ?

Theo mình thấy thì cần 1 số cái sau:
  • Tiền, nên chuẩn bị tiền dự trù cho 8-12 tháng, các khoản chủ yếu là tiền sinh hoạt cá nhân, chi phí hạ tầng công nghệ hàng tháng, marketing, nhân sự (cái này là cao nhất hoặc thấp nhất – tùy theo team các anh em, mình thấy startup thường nên thuê kế toán tháng để tiết kiệm, tầm 300-500k)
  • Công cụ mình đã sử dụng, hầu hết đều free o_O o_O o_O:
    • Ai đó biết code – hoặc bạn tự làm web sử dụng các công cụ không cần code (người ta gọi là kéo thả thành web, như wordpress). Mình sử dụng một vài công nghệ no code 1 thời gian trước khi team công nghệ gia nhập, ví dụ bubble.io, zapier và hoàn toàn hoạt động tốt. => Cái này là quan trọng nhất, vì bạn có thể không cần có nhân sự tech ở giai đoạn đầu
    • Sendpulse để gửi email (free 15k email 1 tháng), hay sendinblue, mailchimp
    • Zoho để làm email tên miền doanh nghiệp (free), hay google thì 83k /1 người/ 1 tháng
    • Matbao mua tên miền & quản lý tên miền (500k)
    • Canva để tự thiết kế marketing (free)
    • Các công cụ mxh để quảng cáo (fb, ins, etc)
    • Quản lý, admin các thứ thì làm excel
  • Team nên có 1 thằng bán hàng và 1 thằng tech là đủ, còn lại kiêm nhiệm tự sống =((=((
topic chất lượng, ưng cho bác thớt
dLOIFYd.png
dLOIFYd.png
 
Part 3. Lần sai lầm đầu tiên
Cảm ơn các anh em đã ủng hộ, mình sẽ cố gắng viết hết hành trình của mình để các anh em theo dõi

Hầu hết những người xung quanh mình khi được hỏi thì cho rằng nghỉ việc trước rồi mới startup. Trái lại, mình nghĩ việc mở công ty nên được làm song song với việc đi làm, vì bạn có thể kiểm chứng ý tưởng của mình trước, nếu thấy không khả thi thì lại làm việc.

Trở lại với mình, mình có có 1 sai lầm trí mạng ở giai đoạn đầu (từ lúc lên ý tưởng đến lúc triển khai sản phẩm) là chọn sai đối tượng cần tập trung. Như các bạn biết, ngành cho vay sẽ có 2 đầu là bên có tiền với bên đi vay, bọn cho vay lớn sẽ liên kết với 1 ngân hàng (FE), hay từ nguồn tiền quỹ (như F88) để lấy tiền vay, và tiến hành cho khách hàng vay. Theo logic ban đầu của mình, khi thành lập cần nguồn tiền lớn (từ quỹ) rồi mới bắt đầu cho vay, thực tế vả vào mặt mình ngược lại hoàn toàn =((

Sau khi kết thúc lên ý tưởng sơ bộ, mình – với tâm thế bừng bừng, chỉ lập đúng 1 cái landing page và 1 cái powerpoint 12 trang rồi bắt đầu hành trình “xin tiền”:ah::ah::ah::

  • Làm sao để gặp các quỹ ? Thật ra câu hỏi này rất dễ, các quỹ đa phần thường tổ chức các buổi gặp mặt gọi là “networking event”. Nói thêm về cái loại event này, cá nhân mình thấy khá là “vui”, thông thường nó sẽ là: (1) ai đó từ quỹ sẽ phát biểu gì đó về chủ đề startup, (2) mọi người tản ra nói chuyện 1-1 với nhau, nói xong thì kiếm người khác nói tiếp, với mục tiêu là trao đổi business card với nhau, hay kết bạn linkedin, (3) uống bia được phát tại event, hầu hết event mình từng đi đều phục vụ bia. Các bạn sẽ cần chuẩn bị 1 bộ áo đẹp, 10-20 cái business card, 1 acc linkedin để quét QR, và tiếng anh tốt (do có khá nhiều quỹ nước ngoài ,tầm 50%-60% trong nước, hầu hết từ Sing, Indo, Đài Loan)
  • Ngoài ra bạn cũng có thể nhắn tin giới thiệu bản thân trên linkedin với các quỹ, cá nhân mình thấy cách này khá hữu hiệu với mình, các bạn anlyst/ associates tại các quỹ rất cởi mở và feedback cho mình
  • Tóm gọn thì sau khi tham gia các event này, mình được mời lên văn phòng một vài quỹ/ zoom call để giới thiệu 30-60 phút về startup với manager/giám đốc quỹ. Với kinh nghiệm làm lĩnh vực finance của mình, powerpoint mình làm là hoàn hảo “chứng minh công ty sẽ thành unicorn” dưới con mắt các quỹ, mình nhận được rất nhiều lời khen về thuyết trình, hiểu về lĩnh vực cho vay, triển vọng cao etc. Thậm chí có 1 quỹ Sing còn yêu cầu ký NDA (bảo mật thông tin) trước thềm đầu tư vào :ah::ah:
  • Tuy nhiên đời không như mơ, mọi chuyện bắt đầu đổ vỡ khi các quỹ thấy công ty mình chưa hoạt động (không có app, không có nhân sự, không marketing, không có bất cứ gì cả) => 100% đều lắc đầu ở giai đoạn này, cho là quá sớm/ quá rủi ro để đầu tư. Đây chính là sai lầm đầu tiên của mình, mình đã quá tốn thời gian để gặp phía quỹ ở giai đoạn đầu mà không gặp nhóm “sinh viên” trực tiếp sử dụng sản phẩm.
  • Việc gặp các quỹ không hẳn là thất bại hoàn toàn, mãi sau mình mới biết bị từ chối là rất bình thường trong ngành này, bị từ chối nhưng cái bạn vẫn nhận được sẽ là mối liên hệ với các quỹ, mình vẫn còn giữ liên hệ tốt với nhiều bên để cho việc gọi vốn sau này
  • Còn 1 loại khác, cầm powerpoint vẫn được tiền, là các cựu ceo, founder nổi tiếng. Ví dụ bạn là cựu founder Vinagame ? Ok startup của bạn có 500k$ khi chỉ mới trên giấy, bạn là cựu giám đốc đầu tư SSI muốn mở app đầu tư ? => Tiền có ngay vào tài khoản.8-)8-)
Thất bại này là hoàn toàn làm mình phải suy tính lại đường đi nước bước từ đầu, bắt đầu từ việc xây sản phẩm và kiếm them nhân sự (chông gai ở các part sau :byebye::byebye:)
 
Sinh viên thì không có thu nhập
Chủ thớt tính cho nó mượn tiền rồi sẽ đòi như thế nào?
Ví dụ 1 trường hợp, cứ cho là biết địa chỉ nhà, địa chỉ trường, thông tin liên lạc abc,... thì chế tài gì nhỉ? Hay lại gọi điện khủng bố như FE
Trường ĐH họ nhận tiền thôi tôi không nghĩ họ chịu đi đòi nợ giùm đâu.
 
Sinh viên thì không có thu nhập
Chủ thớt tính cho nó mượn tiền rồi sẽ đòi như thế nào?
Ví dụ 1 trường hợp, cứ cho là biết địa chỉ nhà, địa chỉ trường, thông tin liên lạc abc,... thì chế tài gì nhỉ? Hay lại gọi điện khủng bố như FE
Trường ĐH họ nhận tiền thôi tôi không nghĩ họ chịu đi đòi nợ giùm đâu.
Bên mình đang thử nghiệp dịch vụ giới thiệu việc làm part-time cho sinh viên nhé, đợi chính thức mình sẽ up lên web. Nói chung là nếu không trả thì vẫn là quy trình email, sms truyền thống thôi (nhưng ngôn ngữ "nhẹ nhàng" hơn khá nhiều),
Ngoài ra hạn chế tối đa rủi ro bằng quy trình đầu vào rồi (khó hơn các bên khác), đồng thời cũng trích lập dự phòng nợ xấu etc etc
 
Nếu các bạn SV khó khăn muốn vay tiền đóng học phí thì thường ở nơi cư trú đều có các tổ chức hỗ trợ của nhà nước cho vay. Mình thấy các bạn vay như này khá nhiều và cũng rất nhanh hiệu quả. Vậy mô hình của bạn cho các bạn sv vay đưa tiền thẳng vào trường và trường giải ngân xuống hay trừ thẳng tiền đó vào tiền đóng học luôn ? Lợi thế của bạn so với các tổ chức kia ở chỗ nào ?
 
Bên mình đang thử nghiệp dịch vụ giới thiệu việc làm part-time cho sinh viên nhé, đợi chính thức mình sẽ up lên web. Nói chung là nếu không trả thì vẫn là quy trình email, sms truyền thống thôi (nhưng ngôn ngữ "nhẹ nhàng" hơn khá nhiều),
Ngoài ra hạn chế tối đa rủi ro bằng quy trình đầu vào rồi (khó hơn các bên khác), đồng thời cũng trích lập dự phòng nợ xấu etc etc
Tôi cũng làm cho vay, nhưng ít rủi ro hơn (cầm đồ). Tôi nghĩ nếu fen sử dụng công nghệ để nhận diện chính xác tệp kh có nhiều khả năng trả nợ là 1 bước tiến dài. Tuy nhiên ở VN credit data tôi thấy vẫn rất tào lao, fraud thì nhiều khỏi nói.
Cá nhân tôi thấy thì ở VN để mà đòi nợ "đúng luật" thì gần như không tưởng. Đấy là chưa kể nhóm đối tượng 100% không có của cải hay thu nhập gì như hssv.
Những thằng lớn như FE hay F88 là đòi nợ kiểu bỉ ổi nhất rồi nhưng tụi nó có chống lưng nên mới hành nghề được.
Tôi ví dụ như biết được thông tin người thân của con nợ thì cũng không gây áp lực được vì nguyên tắc là "nợ ai người nấy trả", hoặc biết được chỗ ở của con nợ nhưng dán cái mặt nó lên tường nhà thì cũng phạm luật bôi nhọ danh dự,...
Nói chung nếu fen thành công thì tôi rất nể :adore:
 
Last edited:
Back
Top