(Loser than vãn) Bệnh tâm lí thiếu ý chí khó suy nghĩ không cải thiện được

Khổ cái em làm nghề bán hàng nên ôm zalo Facebook bán hàng và gọi điện suốt ngày.
Chắc chỉ lên núi mới hết được.
Thế này thì khó bỏ rồi, trước đây tôi cũng gần giống thím, hay ôm điện thoại với PC suốt. Nhưng cũng phải thay đổi từ từ, vì thói quen xấu đó rất mất thời gian và làm tinh thần, sức khỏe của mình đi xuống dần dần, đến khi phát hiện ra rồi thì đã trễ. Thím có thể thay đổi từ từ bằng cách sắp xếp thời gian lại, chừa ra 1 khoảng để ra ngoài đi dạo, tập thể dục. Mấy cuốn sách self help khó đọc quá thì chuyển qua đọc truyện hay tiểu thuyết, cố gắng tìm được một thể loại mà mình thích, sau đó tìm thêm một sở thích mới. Như mình trước không thích lego do nhìn nó vuông vứt quá rồi dần dần mua 1-2 cái về lắp rồi lại sửa theo ý thích, đến giờ cũng được một dàn lego, lâu lâu lấy ra chế cháo lại cũng hay. Và quan trọng là phải có tính kiên nhẫn, cái này thì mình vẫn chưa làm được, lâu lâu lại quay ra ôm điện thoại, PC.
 
t đang gặp tình trạng tương tự, nhưng có vẻ ko nặng như ông theard, chỉ là đang dành quá nhiều t.g cho mxh. Đôi khi lướt không mục đích gì.
 
Thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok khiến người xem không thể ngừng xem các nội dung, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não người dùng và gây mất tập trung.

Một nghiên cứu dựa trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), đã xem xét các video ngắn ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của sinh viên đại học ở Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét cách bộ não phản ứng với những video chung và những video được cá nhân hóa. Kết quả cho thấy những video phù hợp với sở thích của người xem có thể kích hoạt trung tâm hệ thống thưởng của não.

Hệ thống thưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong định hình cảm xúc và điều hướng hành động của con người, có chức năng tạo ra những cảm giác sung sướng và ham muốn.

Tiến sĩ Justin Shleifer là bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley cho biết: “Chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”.

Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi đóng ứng dụng.

Ông Shleifer nói: “Tôi lo rằng trẻ em sẽ gặp khó khăn hơn khi đọc sách nếu chúng đã quá quen với việc nhận được sự thỏa mãn tức thời như khi thực hiện thao tác cuộn TikTok”.

Vấn đề có thể vượt xa hơn việc đọc sách. Trong những trường hợp khác đòi hỏi sự kiên nhẫn, trẻ em có thể khó tập trung vào bất cứ thứ gì không mang lại hiệu quả tức thì.

Bỏ dùng Toptop, Facebook reel với Youtube short để chữa lành nhé. Còn video dài thì xem thoải mái vì nó có ích.
LAqd64z.png

Lắm con vợ nghiện toptop cứ vào lôi cái văn Toptop nhiều cái hay, thông tin bổ ích lắm, bổ lắm nhưng mà xem mỗi ngày 2-3 tiếng suốt mấy năm cũng chả nhớ là mình xem cái gì đâu mà.
5kU6Yz4.gif
 
Last edited:
Quan sát cho thấy những đạo diễn điện ảnh tầm đạt tới đỉnh cao độ tuổi 50-60, vậy cuộc đời trước đó họ làm gì?
Cuộc đời đạo diễn Lý An thay đổi vì câu nói của người vợ
Sau khi tốt nghiệp, Lý An vất vả làm những công việc tạm bợ trong suốt 6 năm. Đến năm 30 tuổi, ông phải đối mặt với thực tế: cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
“Đến tôi còn chẳng ủng hộ bản thân mình” - ông chia sẻ - “Mình sẽ làm gì đây? Chờ đợi tiếp hay từ bỏ giấc mơ làm phim? Nhưng vợ tôi đã dành cho tôi sự ủng hộ vô giá”.
Năm 1983, ở tuổi 29, Lý An kết hôn với Lâm Huệ Gia, một nhà vi sinh vật mà ông đã gặp gỡ khi còn học ở trường điện ảnh Illinois. Huệ Gia làm việc cho một phòng nghiên cứu dược. Cùng nhau, họ xây dựng gia đình, sinh con đầu lòng và sống chủ yếu dựa vào khoản tiền khiêm tốn mà người vợ kiếm được.
“Để tự xoa dịu cảm giác tội lỗi, tôi làm mọi việc nhà: nấu ăn, lau chùi, chăm sóc con trai, trong lúc vẫn đọc sách, xem phim và viết các kịch bản phim” - Lý An kể lại. - “Thực thế, nhắc tới bỏ cuộc, mỗi ngày tôi đều nghĩ về điều đó 3 lần.”
Để giúp các con vượt qua hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ vợ của Lý An đã hỗ trợ một khoản tiền, hy vọng người con rể có thể dùng để khởi nghiệp bằng một nhà hàng Trung Quốc. Nhưng dằn vặt vì không thể nuôi sống vợ con, Lý An dùng tiền này để theo học các khóa học về máy tính ở trường cao đẳng địa phương.
“Ngày ngày trôi qua, tôi càng ngập chìm trong phiền muộn. Vợ tôi, nhận thấy cách cư xử bất thường của tôi, đã tìm thấy lịch lên lớp trong túi tôi. Buổi sáng hôm sau, ngay trước khi bước lên xe đi làm, cô ấy quay đầu lại, đứng ngay trên bậc cửa, và nói: An à, đừng quên ước mơ của anh chứ”.
Ước mơ làm phim bị chôn vùi bấy lâu vì thực tế khắc nghiệt của Lý An như được tái sinh nhờ lời nhắc nhở âu yếm của vợ. Bà Lâm Huệ Gia đã nói: “Em luôn tin rằng anh chỉ cần một món quà, đó là được làm phim. Có rất nhiều người đứng trước máy tính rồi, họ không cần một Lý An để làm điều đó. Nếu anh muốn bức tượng vàng, hãy theo đuổi ước mơ của mình”.
Sự ủng hộ vô điều kiện đó giúp Lý An có được tự tin để một thời gian ngắn sau đó, ông gây được quỹ để thực hiện kịch bản đầu tay của mình. Trong toàn bộ sự nghiệp tính đến nay, Lý An chỉ làm 17 phim, không phim nào kém cỏi, giành được tổng cộng 12 giải Oscar.
 
Mình cũng nghiện khủng khiếp đến mức nát cả một đời người nè. Xong mình xác định không thể bỏ được thì biến cơn nghiện thành thứ có thể phục vụ mình.
  • Unfollow hết bạn bè, ko quan tâm cno làm gì ở đâu
  • Tháo game
  • Xoá tài khoản fb, lập cái mới chỉ join các nhóm học hành, tri thức
  • Xoá TikTok, xoá Insta
  • Lập YouTube mới, train sao cho trang chủ chỉ hiện các video học tập
Giờ mình vẫn lướt Facebook nhưng tất cả các bài đăng đều là phục vụ việc học ngoại ngữ của mình, Gặp chủ đề lạ mình block ngay lập tức, chặn quyết liệt. Fb nó hiểu ý, ko gợi ý thêm nữa
 
dùng iporn thì có thể giới hạn thời gian sử dụng app + set pass được.
dĩ nhiên, pass đó phải do người khác set.
1 ngày dùng 30', hết thì app bị khóa, muốn mở phải có pass.
 
dùng iporn thì có thể giới hạn thời gian sử dụng app + set pass được.
dĩ nhiên, pass đó phải do người khác set.
1 ngày dùng 30', hết thì app bị khóa, muốn mở phải có pass.
Hồi đó t cũng có xài skill lày mà tới cơn nghiện là xóa app để quẩy lun
 
T cũng bị nghiện đt như fence, chắc trừ lúc đi ngủ với học tiếng Nhật ra thì lúc nào cái đt cũng kè kè bên tay t, kể cả lúc đi làm. Mà t nghiện cày phim hàn xẻng với utube, xưa hồi chưa học tiếng nhật có khi t cày cả ngày chỉ xem phim với lên utube xem mấy cái clip của diễn viên mình thích đc luôn. H thì vẫn nghiện nhưng thời gian dùng ít hơn trc vì còn bận học hành, với tra tài liệu, từ điển các thứ, mục tiêu tháng 7 này pass N3. Còn quả não liệt của fence là ntn nhỉ, t k hiểu lắm
 
Vâng trước ở trọ thì em có thử rồi ạ
Giờ em ăn ở tại cửa hàng giờ không biết thay kiểu gì

Em đọc full kim dung. Nhưng bỏ quyển sách ra thì đâu lại đóng đấy.

Trước thần kinh tình dục em còn nhạy thì chỉ cần hơi nhắc đến là nó thấy thèm rồi cứng luôn. Giờ không thấy thèm. Thấy chán nên không cứng được.
Đọc vậy rồi biết ai mạnh nhất trong các bộ truyện của Kim Dung ko fen?
 
Đọc qua thì chủ thớt có trí nhớ dạng tầm gửi, nhớ bằng cách nhớ 1 liên kết khác gắn với cái cần nhớ, ví dụ như thích bộ phim nhưng ko nhớ tên phim (coi xong quên mất tên phim hoặc coi đi coi lại nôi dung phim nhưng tên phim là gì thì ko nhớ, rất thần kỳ), nhưng người khác hỏi phim đó coi ở đâu thì mất thời gian chút là tìm ra ngay, rất tài:rolleyes:. Ko nhớ tên phim, chỉ nhớ nơi nào để coi phim:whistle:
Mất tâp trung, dễ bị phân tâm, do muốn làm 1 lúc nhiều việc (nghi ngờ chủ thớt đang tu luyện bí kíp thượng thừa để đạt tới cảnh giới: phân tâm thực hiện được nhiều việc cùng lúc). 1 cách để chống mau chán, nếu làm có 1 việc thì nhanh chán lắm.
Còn học, đoán chủ thớt mà cầm sách lên học là buồn ngủ, ko học lâu được. Còn sách để đọc (ko học) thì vẫn đọc được, chỉ dính tới học là não từ chối tiếp thu.
Đi khám bệnh liên quan tới tâm lý, tâm thần đi thớt, bệnh bớt thì các tình trạng đang gặp cũng giảm theo.
 
Last edited:
Back
Top