Mật ong thật giả!

Em bán mật ong bạc hà đây

Vụ kiến bu thì tùy từng loại mật ong khác nhau, tùy từng loại kiến nó sẽ bu hay không bu. Em đổ mật ra nhà nó vẫn bu đầy đây.

Vụ màu sắc thì mỗi loại mật sẽ có màu khác nhau nhé. Như mật ong bạc hà là vàng óng pha chút xanh nhẹ.

Giờ không có mật giả đâu, giờ chỉ có loại nguyên chất hay pha tạp chất, nuôi hay rừng thôi

Nuôi thì từ 150k/lít đến 6 700k/lít, rừng thì toàn tiền triệu
 
Trước tiên, tôi cần phải phân loại mật cho các anh trước đã:

Mật giả: Là mật được nấu bằng các loại đường hoặc mạch nha, hoặc là hàn the, nói chung là mật giả mạo, thời điểm hiện tại mật này không còn tồn tại nữa, lý do là giá mật nuôi đã quá rẻ rồi.

Mật ong nuôi:
  • Mật cho ăn đường và lấy mật luôn: Cái này cũng ko khác mật giả là mấy, 1 thứ chất lỏng keo nhớt, ngọt kiểu lờ lờ, cái nổi bật là cảm giác nhớt nhớt, để lâu rất dễ biến chất - cái này dễ thấy, nếm là biết ngay.
  • Mật ong nuôi cho ăn hoa lấy mật, khai thác kiểu cầu quay: Thông thường là ong Ý (ong ngoại), 1 số nơi dùng ong mật (ong rừng) bắt về để nuôi, cần phải nói rằng ong rừng nuôi nếu nuôi bộ, khai thác bằng cách cắt sáp thì chất lượng không khác gì ong rừng, nhưng nếu ong rừng nuôi cho ăn, khai thác bằng cách quay mật thì chất lượng mật cũng không khác mấy so với ong Ý.

Mật ong rừng:

Là ong khai thác trong tự nhiên, hoặc là ong mật nuôi 1 cách dân dã, không cho ăn, không ứng dụng các "công nghệ hiện đại" như cầu quay chân tầng, máy tách nước, chỉ đơn giản là cắt sáp và vắt. Có 3 loại ong rừng:
  • Ong ruồi: Cái này không có mật thương phẩm đâu nên ko cần phân biệt, nếu người ta bán tổ ong ruồi thì thường là nguyên tổ, tổ có 1 sáp tròn tầm vài lạng đến 2kg là kịch, ong này nhỏ con, làm ở các cây bụi nhỏ, mật ăn chơi thôi ko có tác dụng gì mấy, ăn khá ngon. Con ong ruồi bé như con ruồi, đốt đau nhẹ, hơi ngứa.
  • Ong khoái: Loại mật rừng chủ yếu nhất được bán trên thị trường, khá phổ biến, ong làm tổ trên các cây to hoặc vách đá, tổ làm lộ thiên, tổ chỉ bao gồm 1 sáp duy nhất, sáp khá mỏng nên khi khai thác là nát sáp ngay, khó giữ hình dạng tổ. Con ong khoái bằng đầu ngón tay út, thân dài, đốt cực đau.
  • Ong mật (ong vàng): Là loại mật rừng chỉ có số lượng ở 1 số nơi thôi, ko nhiều như ong khoái, ong mật to cỡ đầu đũa, thích làm tổ trong các hốc đá, lỗ đất, bọng cây rỗng, nói chung là làm trong hốc kín, không làm tổ lộ thiên, tổ gồm nhiều sáp mỏng (giống như ong nuôi, nhưng con ong mật nhỏ hơn ong nuôi khá nhiều). Đây là loại mật mình bán, ăn không ngon bằng ong ruồi hay ong khoái (tất nhiên là hơn ong nuôi kha khá rồi), nhưng tác dụng chữa bệnh thì cực tốt.
Trong các loại ong rừng thì ong khoái được thương gia mua bán nhiều nhất, do số lượng lớn - 1 tổ ong khoái có thể cho tới 10 lít mật, thậm chí có tổ lâu năm cho 20-30 lít, sáp ong khoái mỏng nên vắt ít bị hao, cho nên tuy giá mật cả sáp cao hơn so với ong mật nhưng giá mật tính theo lít thì lại rẻ hơn.


Phân biệt:
Thời điểm này không có mật giả đâu, mật giả thì quá dễ phân biệt, tất cả các cách trên mạng đều có thể dùng được, do chứa nhiều nước nên dễ thấm qua giấy ăn, dễ tan trong nước, nhanh chóng bị chua, dù làm từ đường hay mạch nha thì thành phần chính cũng là sacaro, ngọt gắt.

Phân biệt khó khăn nhất, và cũng lập lờ nhất, đó là mật nuôi và mật rừng

Các gian thương thường hay có những từ kiểu như: Mật nguyên chất, mật tự nhiên, mật thật... nhưng đều không đề cập tới: Mật nuôi hay Mật rừng, hoặc như một số ông thì cho rằng ong nuôi nhưng đặt tổ trong rừng thì nó là mật rừng.

Trước tiên tôi nói tới các tính chất của mật ong, miễn không phải loại mật cho ăn đường và lấy mật luôn, thì mật ong đều có các tính chất:
  • Đóng đường: Ở nhiệt độ mát mẻ dưới 25 độ thì ong nuôi hay ong rừng đều đóng đường, nhiệt độ càng thấp việc đóng đường diễn ra càng nhanh, thông thường thì dù là loại mật đặc nhất cũng sẽ đóng đường sau 02 tháng để trong ngăn mát tủ lạnh, việc đóng đường này do nước bị tách ra khỏi mật ong, dẫn tới tạo thành các phân tử đường ngậm nước dạng kết tinh, chỉ cần phơi ra nắng hoặc ngâm vào nước nóng thì mật sẽ chảy lại như cũ - mật nuôi hay mật rừng đều thế.
  • Kiến và các côn trùng khác: Đều thích mật hết, dù là nuôi hay rừng, bản chất của bọn côn trùng đặc biệt là kiến đều hảo ngọt, trừ các loại mang chất độc có thể giết chết chúng như mật giả, còn thì mật nuôi hay mật rừng đều hút kiến, vì thế nuôi ong người ta cũng cần có biện pháp chống kiến, như đặt chân tổ lên bát nước, hoặc buộc giẻ tẩm nhớt ở chân tổ, dĩ nhiên khu vực nào ko có kiến thì ko cần. Mật rừng hút kiến mạnh hơn do mùi thơm hơn.

Giờ tôi đi ăn phát đã, tối về tôi sẽ hướng dẫn cách phân biệt.
ơ bạn ơi đi ăn lâu thế.
 
bác nào đã từng mua qua mật của lão tân Hoa ban thấy chất lượng thế nào các bác.
 
Mật ong thật ko bao giờ có giá dưới 400n/l, tuỳ vào loại ong, loại mật mà có loại có thể cả triệu/l
Đó giờ toàn dùng mật ong rừng tràm , mấy ông chú ở ngoài biển năm nào cũng cho can 20l. Mật ong thật mà chữa đau/viêm họng thì best luôn.
Trời chở lạnh là cứ tối ngậm 1 thìa, là chẳng lo viêm họng
 
Chào các thím, hôm nay rảnh rỗi bàn chuyện mật ong thật giả với vài thằng bạn, xong lên google kiếm tài liệu thì thấy có nhiều cách giải thích, có tài liệu thì viết ntn:

- Nhìn vào bảng thành phần của mật ong đạt chuẩn (TCVN 5267:1990) hàm lượng đường Glucose và Fructose chiếm hơn 60% thành phần mật ong. Đây loại đường đơn tốt cho sức khỏe và không gây béo phì. Do thành phần chính mật ong là đường thì không lý nào mà kiến không bu cả. Hơn nữa, các loại mật ong từ hoa như: mật ong hoa nhãn, hoa cà phê, hoa xuyến chi, … với hương thơm quyến rũ càng thêm khiêu khích loài kiến. Những con kiến xác định thức ăn bằng râu thông qua mùi thơm của thức ăn phát tán trong không khí.


Vậy cuối cùng chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng: Mật ong thật thì kiến vẫn bu. (bachhoaxanh & webtretho)

+ Có tài liệu lại viết ntn:

- Để có câu trả lời cho việc mật ong giả thì kiến mới không bu, cũng xét lại quá trình hình thành mật ong đồng thời phân tích theo chuẩn khoa học để độc giả nhìn nhận và tự tìm câu trả lời cho chính mình.

Đặc điểm của mật ong là đặc sệt và trong quá trình loài ong thu gom sơ chế có tiết axit amin tạo lớp bảo vệ và kháng khuẩn cho mật ong. Đúng tiêu chuẩn thì mật có môi trường axit cao, lượng nước trong mật ong rất thấp. Nhờ có đặc điểm trên mà người nuôi và sử dụng mật ong có thể bảo quản trong vòng hai năm không sợ hư hỏng. Với những mật ong có lượng nước cao dễ dẫn tới việc bị lên men và sự xâm nhập của vi khuẩn.

Chính môi trường axit trong mật ong đã khiến các vi sinh vật và cả loài kiến tránh xa. Nên việc kiến không bu vào mật ong có 3 trường hợp xảy ra. Mật ong tự nhiên có lượng nước thấp, môi trường axit cao, không an toàn nên kiến sẽ tránh xa.


Trường hợp thứ 2 kiến không bu mật ong có thể do mật ong đó được chế biến từ đường cộng với hóa chất, người tiêu dùng thường gọi là hàn the (tên khoa học là borax). Chất borax (hàn the) chứa những chất độc độc hại vì vậy mà kiến tránh xa.

Trường hợp thứ 3 mà kiến không bu vào mật ong là do mật ong đã bị lên men có sự xâm nhập của vi sinh vật, khi ấy mật ong đã không còn vị ngọt tự nhiên sẵn có nên kiến cũng tránh xa.

Vậy kính mong anh em nào hiểu biết và có kinh nghiệm về vấn đề này giải thích giúp em và cả anh em trong này với ạ.
Mật ong chỉ khi trong tổ của nó thì kiến mới không dám tới lại gần thôi. Với kinh nghiệm kinh doanh mật ong vài năm thì tôi khẳng định mật ong chẳng việc quái gì phải làm giả cả. người ta chỉ làm giả bằng cách lấy mật nuôi và bán với giá mật rừng mà thôi.
 
túm lại là hầu như không thể phân biệt được nhé
trừ khi theo dõi hết quá trình và đóng tem
Chuẩn, người thường rất khó phân biệt
trừ khi cái chỗ bán nó pha quá ẩu
chứ người thường mua lần đầu thì đặt niềm tin vào người bán thôi

bác nào đã từng mua qua mật của lão tân Hoa ban thấy chất lượng thế nào các bác.
ông đó thì mật ong chuẩn, không phải bàn, mỗi cái là giá cao vl thì thương hiệu :LOL:
 
Mật ong thật ko bao giờ có giá dưới 400n/l, tuỳ vào loại ong, loại mật mà có loại có thể cả triệu/l
Đó giờ toàn dùng mật ong rừng tràm , mấy ông chú ở ngoài biển năm nào cũng cho can 20l. Mật ong thật mà chữa đau/viêm họng thì best luôn.
Trời chở lạnh là cứ tối ngậm 1 thìa, là chẳng lo viêm họng
Mật hoa cà phê quay tại vườn bán cho nhà máy khoảng 50-100k/kg(tùy giai đoạn và chủng loại). Tính theo ký nhé không tính lít. Mật ong thành phẩm bán ra thị trường cũng phải rẻ nhất là 200k/lít trở lên. Mật rừng thì nhiều và đa dạng phong phú. giá thường giao động từ 500-1tr/ lít. thậm chí mấy con buôn vác mật bên cam về (bên đó nhiều và rẻ hơn cả VN) toàn hét 2tr/lít.
Về cơ bản thì mật rừng chàm xấu. nhanh bị xuống màu (màu xậm đen). nên thường ít được chuộng. nhưng đc cái khu rừng chàm ít mưa nên mật khá đặc do hàm lượng nước trong mật thấp. Ngoài ra tôi thích mấy rừng tự nhiên hơn. hương vị thơm hơn.
 
Tiếp nữa về vụ mật ong kết tinh đường (đóng đường). bản chất của mật ong là đường bão hòa. Nên mật nào cũng sẽ bị hiện tượng trên thôi (ít hay nhiều). Tôi đã thử kiểm với mật nuôi hoa nhãn, hoa cà phê, chàm, rừng tự nhiên (khu vực tây nguyên và quảng nam). thì mật tự nhiên dễ bị đóng đường nhất. Còn các mật nuôi thì khó đóng đường hơn. Tôi nhấn mạnh khó chứ không phải là không. Cứ để tủ lạnh từ vài ngày đến vài tuần. tự khắc mật ong sẽ đóng đường hết.
 
Trước tiên, tôi cần phải phân loại mật cho các anh trước đã:

Mật giả: Là mật được nấu bằng các loại đường hoặc mạch nha, hoặc là hàn the, nói chung là mật giả mạo, thời điểm hiện tại mật này không còn tồn tại nữa, lý do là giá mật nuôi đã quá rẻ rồi.

Mật ong nuôi:
  • Mật cho ăn đường và lấy mật luôn: Cái này cũng ko khác mật giả là mấy, 1 thứ chất lỏng keo nhớt, ngọt kiểu lờ lờ, cái nổi bật là cảm giác nhớt nhớt, để lâu rất dễ biến chất - cái này dễ thấy, nếm là biết ngay.
  • Mật ong nuôi cho ăn hoa lấy mật, khai thác kiểu cầu quay: Thông thường là ong Ý (ong ngoại), 1 số nơi dùng ong mật (ong rừng) bắt về để nuôi, cần phải nói rằng ong rừng nuôi nếu nuôi bộ, khai thác bằng cách cắt sáp thì chất lượng không khác gì ong rừng, nhưng nếu ong rừng nuôi cho ăn, khai thác bằng cách quay mật thì chất lượng mật cũng không khác mấy so với ong Ý.

Mật ong rừng:

Là ong khai thác trong tự nhiên, hoặc là ong mật nuôi 1 cách dân dã, không cho ăn, không ứng dụng các "công nghệ hiện đại" như cầu quay chân tầng, máy tách nước, chỉ đơn giản là cắt sáp và vắt. Có 3 loại ong rừng:
  • Ong ruồi: Cái này không có mật thương phẩm đâu nên ko cần phân biệt, nếu người ta bán tổ ong ruồi thì thường là nguyên tổ, tổ có 1 sáp tròn tầm vài lạng đến 2kg là kịch, ong này nhỏ con, làm ở các cây bụi nhỏ, mật ăn chơi thôi ko có tác dụng gì mấy, ăn khá ngon. Con ong ruồi bé như con ruồi, đốt đau nhẹ, hơi ngứa.
  • Ong khoái: Loại mật rừng chủ yếu nhất được bán trên thị trường, khá phổ biến, ong làm tổ trên các cây to hoặc vách đá, tổ làm lộ thiên, tổ chỉ bao gồm 1 sáp duy nhất, sáp khá mỏng nên khi khai thác là nát sáp ngay, khó giữ hình dạng tổ. Con ong khoái bằng đầu ngón tay út, thân dài, đốt cực đau.
  • Ong mật (ong vàng): Là loại mật rừng chỉ có số lượng ở 1 số nơi thôi, ko nhiều như ong khoái, ong mật to cỡ đầu đũa, thích làm tổ trong các hốc đá, lỗ đất, bọng cây rỗng, nói chung là làm trong hốc kín, không làm tổ lộ thiên, tổ gồm nhiều sáp mỏng (giống như ong nuôi, nhưng con ong mật nhỏ hơn ong nuôi khá nhiều). Đây là loại mật mình bán, ăn không ngon bằng ong ruồi hay ong khoái (tất nhiên là hơn ong nuôi kha khá rồi), nhưng tác dụng chữa bệnh thì cực tốt.
Trong các loại ong rừng thì ong khoái được thương gia mua bán nhiều nhất, do số lượng lớn - 1 tổ ong khoái có thể cho tới 10 lít mật, thậm chí có tổ lâu năm cho 20-30 lít, sáp ong khoái mỏng nên vắt ít bị hao, cho nên tuy giá mật cả sáp cao hơn so với ong mật nhưng giá mật tính theo lít thì lại rẻ hơn.


Phân biệt:
Thời điểm này không có mật giả đâu, mật giả thì quá dễ phân biệt, tất cả các cách trên mạng đều có thể dùng được, do chứa nhiều nước nên dễ thấm qua giấy ăn, dễ tan trong nước, nhanh chóng bị chua, dù làm từ đường hay mạch nha thì thành phần chính cũng là sacaro, ngọt gắt.

Phân biệt khó khăn nhất, và cũng lập lờ nhất, đó là mật nuôi và mật rừng

Các gian thương thường hay có những từ kiểu như: Mật nguyên chất, mật tự nhiên, mật thật... nhưng đều không đề cập tới: Mật nuôi hay Mật rừng, hoặc như một số ông thì cho rằng ong nuôi nhưng đặt tổ trong rừng thì nó là mật rừng.

Trước tiên tôi nói tới các tính chất của mật ong, miễn không phải loại mật cho ăn đường và lấy mật luôn, thì mật ong đều có các tính chất:
  • Đóng đường: Ở nhiệt độ mát mẻ dưới 25 độ thì ong nuôi hay ong rừng đều đóng đường, nhiệt độ càng thấp việc đóng đường diễn ra càng nhanh, thông thường thì dù là loại mật đặc nhất cũng sẽ đóng đường sau 02 tháng để trong ngăn mát tủ lạnh, việc đóng đường này do nước bị tách ra khỏi mật ong, dẫn tới tạo thành các phân tử đường ngậm nước dạng kết tinh, chỉ cần phơi ra nắng hoặc ngâm vào nước nóng thì mật sẽ chảy lại như cũ - mật nuôi hay mật rừng đều thế.
  • Kiến và các côn trùng khác: Đều thích mật hết, dù là nuôi hay rừng, bản chất của bọn côn trùng đặc biệt là kiến đều hảo ngọt, trừ các loại mang chất độc có thể giết chết chúng như mật giả, còn thì mật nuôi hay mật rừng đều hút kiến, vì thế nuôi ong người ta cũng cần có biện pháp chống kiến, như đặt chân tổ lên bát nước, hoặc buộc giẻ tẩm nhớt ở chân tổ, dĩ nhiên khu vực nào ko có kiến thì ko cần. Mật rừng hút kiến mạnh hơn do mùi thơm hơn.

Giờ tôi đi ăn phát đã, tối về tôi sẽ hướng dẫn cách phân biệt.
Ông này nói hoàn toàn đúng nè. Giờ không ai làm mật giả cả. Chỉ lấy mật nuôi làm giả mật rừng thì vẫn nhiều vô kể. Mật nuôi trong rừng cũng là mật nuôi. Chứ có phải mật rừng đâu. Lấy ong rừng nuôi trong rừng thì trường hợp này tôi chưa gặp. Nhưng ong nuôi trong rừng chàm rồi bán với danh xưng mật rừng chàm. nghe nó cứ phi lý thế nào ấy.
Tuy nhiên nếu có điều kiện để ngồi nếm mật ong các loại khác nhau thì sẽ tự cảm nhận đc mật nuôi và mật rừng.
Hồi xưa bán mật ong cho khách nếm hết các loại mật ong. xong ông nào cũng khen mật rừng ngon. Nhưng mỗi tội đắt. và bị chê là lỏng hơn mật nuôi :LOL:
Còn 1 điều nữa là mật rừng thường khá lỏng. không đặc và sánh như mật nuôi đâu. Nên mấy cái trò mà nhỏ vào giấy là mật rừng false đầu tiên.
 
Chuẩn, người thường rất khó phân biệt
trừ khi cái chỗ bán nó pha quá ẩu
chứ người thường mua lần đầu thì đặt niềm tin vào người bán thôi


ông đó thì mật ong chuẩn, không phải bàn, mỗi cái là giá cao vl thì thương hiệu :LOL:
mật của tân hoa ban có đắt đâu. khoảng 800k/ lít mật rừng thì cũng bình thường đó bạn. Còn mật nuôi thì chỉ từ 200-300 thôi. giá bằng giá thị trường.
 
Chuẩn, người thường rất khó phân biệt
trừ khi cái chỗ bán nó pha quá ẩu
chứ người thường mua lần đầu thì đặt niềm tin vào người bán thôi


ông đó thì mật ong chuẩn, không phải bàn, mỗi cái là giá cao vl thì thương hiệu :LOL:
không phải do thương hiệu đâu anh
đắt là do quy trình khai thác, độ hiếm, nhu cầu tạo nên.
chắc anh cũng xem qua clip khai thác rồi đúng không, đâu phải dễ như mấy loại ong nuôi.
2018 sản lượng ít, còn đẩy lên hơn triệu cơ mà
 
mật của tân hoa ban có đắt đâu. khoảng 800k/ lít mật rừng thì cũng bình thường đó bạn. Còn mật nuôi thì chỉ từ 200-300 thôi. giá bằng giá thị trường.

Chịu khó tìm tòi chỗ mua vẫn có giá mềm hơn bác à.

không phải do thương hiệu đâu anh
đắt là do quy trình khai thác, độ hiếm, nhu cầu tạo nên.
chắc anh cũng xem qua clip khai thác rồi đúng không, đâu phải dễ như mấy loại ong nuôi.
2018 sản lượng ít, còn đẩy lên hơn triệu cơ mà

Mình có xem, vào rừng thì bên nào chả đi bạn ơi, chẳng qua bên Hoabanfood đầu tư quay video thôi.

Mình mà có thương hiệu như bác Tân đó, mình cũng đẩy giá lên cao :v
 
Chịu khó tìm tòi chỗ mua vẫn có giá mềm hơn bác à.



Mình có xem, vào rừng thì bên nào chả đi bạn ơi, chẳng qua bên Hoabanfood đầu tư quay video thôi.

Mình mà có thương hiệu như bác Tân đó, mình cũng đẩy giá lên cao :v
Thật ra giá cả liên quan nhiều yếu tố. chứ không phải chỉ là ở việc có thương hiệu không đâu. ở phương diện 1 người kinh doanh tôi hiểu việc làm của ông tân này. Vì tôi cũng từng làm như ổng.

Còn về mật thật mật giả thì xưa mật khan hiếm đắt đỏ. chứ giờ VN không thiếu mật. toàn chế biến thành phẩm xuất bán ra nước ngoài. Dân mình có mua dùng mấy đâu. vào siêu thị thì thấy mật nuôi dán mác mật rừng. toàn lừa đảo nhau
 
Back
Top