Mật ong thật giả!

Mình chỉ biết mỗi vụ mật ong nuôi thật kiến k bò tới ăn. Hoa cafe là thấy đẹp nhất. Kém hơn có hoa điều, bán làm mỹ phẩm thì hoa tràm. Còn mật ong giả mình hiểu ở đây k phải là làm giả mật ong, mà là cho ong ăn đường + bột thay vì phấn hoa, do 1 số thời điểm trái mùa không có hoa or k kịp di chuyển ong tới nơi có hoa thì phải cho nó ăn đường để duy trì số lượng thôi.

Gửi từ cục gạch bằng vozFApp
 
Vậy mật ong từ đường và mật ong từ mật hoa giống nhau? :LOL:
Nhà tôi nuôi ong, ở miền bắc.
Mùa xuân có các loại hoa như nhãn vải, mùa hè thì mật hoa rừng, mùa thu thì hoa keo, hoa táo, trong tự nhiên thì ong làm ra mật để ăn vào mùa đông vì mùa đông hầu như không có hoa gì cho mật đáng kể, với lại rét, ong cả ngày rúc trong tổ vỗ cánh cho ấm. Mình chăn ong lấy mật nó rồi thì đến mùa đông phải cho nó ăn nước đường mía pha đặc + phấn hoa. Đến mùa xuân khi hoa nhãn nở thì sẽ dừng lại, lần đầu tiên quay mật, mật sẽ lẫn đường mía mình cho nó ăn, mật này gọi là mật xả, không bán mà để đó sau này cho ong ăn vào mùa đông hoặc lúc mưa bão dài ngày. Từ lần tiếp theo thì mới được mật chuẩn 100% mật hoa.
Những trò ma giáo như cho ong ăn đường xong quay lấy mật, hoặc "nấu" mật thật với nước đường là có. Làm dễ mà lợi nhuận cao lại khó phân biệt, bọn đó khác đéo gì bọn ngâm hoa quả vào hóa chất hại đồng bào đâu.
Nhà tôi nuôi bao năm nay toàn làm ra chả đủ bán cho họ hàng với người quanh vùng nên khỏi bảo pr này nọ nhé.:doubt:

Sent from Xiaomi Redmi 5 Plus via nextVOZ
 
Mật ong thật có mùi như mứt hoa quả. Mật ong giả thì như đường mía
7PlKiO4.png


Gửi từ Vùng đất của KING tộc bằng vozFApp
 
- Mật thật nhỏ 1 giọt vô chén nước thì nổi lên, không tan vào nước.

- Mật thật để 10 năm cũng sẽ như thế hoài, mật giả để 1 tuần nó đóng cứng do đường kết tủa.

P/s: 2 cách này gian thương đều có cách để mật giả làm được y chang.:p

Gửi từ gấu bận váy maxi bằng vozFApp
Mật ong thật nhạt màu và loãng, mùi gắt, nếm có vị ngọt thanh. Giá thường đắt. Và mật thật sẽ có bọt.

Môt người từng nuôi 1 tổ ong lấy mật ăn dần cho hay.
Mấy cha này tào lao.
  • Mật nào cũng đóng đường cả.
  • Màu mật ong đậm hay nhạt là do loại mật hoa ong lấy, chứ chả phản ánh chất lượng của mật ông.

Mật ong nuôi chuẩn thì chất lượng cũng chả thua kém mấy với mật ong rừng.
 
Mật ong thật nhạt màu và loãng, mùi gắt, nếm có vị ngọt thanh. Giá thường đắt. Và mật thật sẽ có bọt.

Môt người từng nuôi 1 tổ ong lấy mật ăn dần cho hay.
Mật đầu mùa và cuối mùa màu sẽ khác nhau, không phải cứ thật là vàng nhạt đâu


via nextVOZ for Android
 
Ông cậu nuôi ong lấy mật làm quà cho cán bộ nên lâu lâu được ăn ké.
Mỗi tội mật nuôi tự nhiên năng suất thấp nên nhiều vụ không có mà ăn ké :too_sad:
 
cái này thật sự khó phân biệt
vì nếu là mật ong thật thì trong đó cũng còn nhiều loại, mật ong nuôi, ong hút mật cây ăn trái (điều, cà phê, nhãn, tràm) và ong rừng...
cá nhân nghĩ chắc mật ong rừng là tốt nhất.
nhà tôi có đất ở Sóc Bombo - Bình Phước, vùng này thì rừng rú nhiều, tía tui quen với mấy ông hay đi vào rừng bắt, dặn nếu có thì ghé ngang nhà, để nguyên sáp, vắt tại chỗ luôn, năm trước mua giá 700k/ lít vắt ra.
thật sự chắc chỉ có mua kiểu đó thì tin được thôi, chứ còn mua của mấy ông bán số lượng thì hên xui lắm
 
Không nhé. Mật thật ko đóng gì cả. Nó chỉ đen dần theo thời gian. Xưa ở quê nhà mình nuôi 1 tổ. Mật ong để chục năm ko hỏng ko đóng đường hay gì, nó chỉ đen dần
nếu không nhầm thì mật nuôi từ cây cao su bị đóng đường nếu để lâu ngày, còn mật cafe thì để lâu biến màu dần sang đen, mất hương dần dần. dùng trong khoảng 1 đến 2 năm. còn hoa nhãn đặc điểm là rất thơm mùi nhãn nhưng loại này hiếm do đặc điểm cây nhãn xịt thuốc khá ác chiến(nhãn trông hay bị sâu cực) nên ít nuôi ong lấy mật được.
 
Nhà em nuôi ong nên để em nói theo kinh nghiệm thôi nhé.
Mật ong lấy từ nhiều nguồn hoa khác nhau, hoa cà phê, chôm chôm, cao su, hoa nhãn... Tùy theo mỗi loại hoa mà có màu khác nhau một chút, hoa nhãn màu nhạt còn hoa chôm chôm màu sẽ đậm hơn.
Mật để lâu màu sẽ bị đậm hơn một chút (thường là cả năm) và như mật nhà em thì không bị đóng đường.
Còn về pha mật ong với đường em khẳng định là không có, để đem đi xuất khẩu còn phải kiểm tra, có đường là bị loại ngay, còn bán lẻ không nhà nông nào đủ sức bán hết mật cả.
Mật thật vẫn bị kiến bu nếu để ở ngoài.
Như nhà em chỉ lấy mật khoảng 6 tháng (từ tháng 12- tháng 5-6) do có mùa hoa, mùa còn lại thì không lấy, chỉ duy trì bằng cách cho ong ăn bột đậu nành với phấn hoa.
 
muốn phân biẹt chỉ có cho vào máy phân tích thành phần mới biet that giả thôi chứ ko có mẹo nào phân biệt dc hết. các cách phân biẹt trên mạng giờ gian thương nó làm dc hết rồi :LOL:
 
Nhà cậu tôi nuôi chục năm nay để bán. Ông ấy bảo có pha. Pha mới lời, không pha thì ko còn gì đâu nhé. Và cho ong ăn đường suốt. Tiền ship đã hết rồi. Để lâu đóng đường là mật cho ong ăn đường nhé :LOL:

Cách cho ong ăn đường :LOL:

Cho ăn đường chủ yếu mùa không có hoa, để ong đỡ chết đói thôi, mật này bán rẻ đi tầm 100k/ lit.
Còn mật mùa hè thì tầm 200 - 300k/ lit.
Nhà t nuôi 10 đõ ong, ông già về hưu nuôi chơi cho đỡ buồn.
 
thường mật ong (ong ăn mật đường) lúc này các chủ không nên bán. mà đợi để pha vào lúc ong ăn mật hoa với tỉ lệ thích hợp thì càng tốt hơn
 
Trước tiên, tôi cần phải phân loại mật cho các anh trước đã:

Mật giả: Là mật được nấu bằng các loại đường hoặc mạch nha, hoặc là hàn the, nói chung là mật giả mạo, thời điểm hiện tại mật này không còn tồn tại nữa, lý do là giá mật nuôi đã quá rẻ rồi.

Mật ong nuôi:
  • Mật cho ăn đường và lấy mật luôn: Cái này cũng ko khác mật giả là mấy, 1 thứ chất lỏng keo nhớt, ngọt kiểu lờ lờ, cái nổi bật là cảm giác nhớt nhớt, để lâu rất dễ biến chất - cái này dễ thấy, nếm là biết ngay.
  • Mật ong nuôi cho ăn hoa lấy mật, khai thác kiểu cầu quay: Thông thường là ong Ý (ong ngoại), 1 số nơi dùng ong mật (ong rừng) bắt về để nuôi, cần phải nói rằng ong rừng nuôi nếu nuôi bộ, khai thác bằng cách cắt sáp thì chất lượng không khác gì ong rừng, nhưng nếu ong rừng nuôi cho ăn, khai thác bằng cách quay mật thì chất lượng mật cũng không khác mấy so với ong Ý.

Mật ong rừng:

Là ong khai thác trong tự nhiên, hoặc là ong mật nuôi 1 cách dân dã, không cho ăn, không ứng dụng các "công nghệ hiện đại" như cầu quay chân tầng, máy tách nước, chỉ đơn giản là cắt sáp và vắt. Có 3 loại ong rừng:
  • Ong ruồi: Cái này không có mật thương phẩm đâu nên ko cần phân biệt, nếu người ta bán tổ ong ruồi thì thường là nguyên tổ, tổ có 1 sáp tròn tầm vài lạng đến 2kg là kịch, ong này nhỏ con, làm ở các cây bụi nhỏ, mật ăn chơi thôi ko có tác dụng gì mấy, ăn khá ngon. Con ong ruồi bé như con ruồi, đốt đau nhẹ, hơi ngứa.
  • Ong khoái: Loại mật rừng chủ yếu nhất được bán trên thị trường, khá phổ biến, ong làm tổ trên các cây to hoặc vách đá, tổ làm lộ thiên, tổ chỉ bao gồm 1 sáp duy nhất, sáp khá mỏng nên khi khai thác là nát sáp ngay, khó giữ hình dạng tổ. Con ong khoái bằng đầu ngón tay út, thân dài, đốt cực đau.
  • Ong mật (ong vàng): Là loại mật rừng chỉ có số lượng ở 1 số nơi thôi, ko nhiều như ong khoái, ong mật to cỡ đầu đũa, thích làm tổ trong các hốc đá, lỗ đất, bọng cây rỗng, nói chung là làm trong hốc kín, không làm tổ lộ thiên, tổ gồm nhiều sáp mỏng (giống như ong nuôi, nhưng con ong mật nhỏ hơn ong nuôi khá nhiều). Đây là loại mật mình bán, ăn không ngon bằng ong ruồi hay ong khoái (tất nhiên là hơn ong nuôi kha khá rồi), nhưng tác dụng chữa bệnh thì cực tốt.
Trong các loại ong rừng thì ong khoái được thương gia mua bán nhiều nhất, do số lượng lớn - 1 tổ ong khoái có thể cho tới 10 lít mật, thậm chí có tổ lâu năm cho 20-30 lít, sáp ong khoái mỏng nên vắt ít bị hao, cho nên tuy giá mật cả sáp cao hơn so với ong mật nhưng giá mật tính theo lít thì lại rẻ hơn.


Phân biệt:
Thời điểm này không có mật giả đâu, mật giả thì quá dễ phân biệt, tất cả các cách trên mạng đều có thể dùng được, do chứa nhiều nước nên dễ thấm qua giấy ăn, dễ tan trong nước, nhanh chóng bị chua, dù làm từ đường hay mạch nha thì thành phần chính cũng là sacaro, ngọt gắt.

Phân biệt khó khăn nhất, và cũng lập lờ nhất, đó là mật nuôi và mật rừng

Các gian thương thường hay có những từ kiểu như: Mật nguyên chất, mật tự nhiên, mật thật... nhưng đều không đề cập tới: Mật nuôi hay Mật rừng, hoặc như một số ông thì cho rằng ong nuôi nhưng đặt tổ trong rừng thì nó là mật rừng.

Trước tiên tôi nói tới các tính chất của mật ong, miễn không phải loại mật cho ăn đường và lấy mật luôn, thì mật ong đều có các tính chất:
  • Đóng đường: Ở nhiệt độ mát mẻ dưới 25 độ thì ong nuôi hay ong rừng đều đóng đường, nhiệt độ càng thấp việc đóng đường diễn ra càng nhanh, thông thường thì dù là loại mật đặc nhất cũng sẽ đóng đường sau 02 tháng để trong ngăn mát tủ lạnh, việc đóng đường này do nước bị tách ra khỏi mật ong, dẫn tới tạo thành các phân tử đường ngậm nước dạng kết tinh, chỉ cần phơi ra nắng hoặc ngâm vào nước nóng thì mật sẽ chảy lại như cũ - mật nuôi hay mật rừng đều thế.
  • Kiến và các côn trùng khác: Đều thích mật hết, dù là nuôi hay rừng, bản chất của bọn côn trùng đặc biệt là kiến đều hảo ngọt, trừ các loại mang chất độc có thể giết chết chúng như mật giả, còn thì mật nuôi hay mật rừng đều hút kiến, vì thế nuôi ong người ta cũng cần có biện pháp chống kiến, như đặt chân tổ lên bát nước, hoặc buộc giẻ tẩm nhớt ở chân tổ, dĩ nhiên khu vực nào ko có kiến thì ko cần. Mật rừng hút kiến mạnh hơn do mùi thơm hơn.

Giờ tôi đi ăn phát đã, tối về tôi sẽ hướng dẫn cách phân biệt.
 
Trước tiên, tôi cần phải phân loại mật cho các anh trước đã:

Mật giả: Là mật được nấu bằng các loại đường hoặc mạch nha, hoặc là hàn the, nói chung là mật giả mạo, thời điểm hiện tại mật này không còn tồn tại nữa, lý do là giá mật nuôi đã quá rẻ rồi.

Mật ong nuôi:
  • Mật cho ăn đường và lấy mật luôn: Cái này cũng ko khác mật giả là mấy, 1 thứ chất lỏng keo nhớt, ngọt kiểu lờ lờ, cái nổi bật là cảm giác nhớt nhớt, để lâu rất dễ biến chất - cái này dễ thấy, nếm là biết ngay.
  • Mật ong nuôi cho ăn hoa lấy mật, khai thác kiểu cầu quay: Thông thường là ong Ý (ong ngoại), 1 số nơi dùng ong mật (ong rừng) bắt về để nuôi, cần phải nói rằng ong rừng nuôi nếu nuôi bộ, khai thác bằng cách cắt sáp thì chất lượng không khác gì ong rừng, nhưng nếu ong rừng nuôi cho ăn, khai thác bằng cách quay mật thì chất lượng mật cũng không khác mấy so với ong Ý.

Mật ong rừng:

Là ong khai thác trong tự nhiên, hoặc là ong mật nuôi 1 cách dân dã, không cho ăn, không ứng dụng các "công nghệ hiện đại" như cầu quay chân tầng, máy tách nước, chỉ đơn giản là cắt sáp và vắt. Có 3 loại ong rừng:
  • Ong ruồi: Cái này không có mật thương phẩm đâu nên ko cần phân biệt, nếu người ta bán tổ ong ruồi thì thường là nguyên tổ, tổ có 1 sáp tròn tầm vài lạng đến 2kg là kịch, ong này nhỏ con, làm ở các cây bụi nhỏ, mật ăn chơi thôi ko có tác dụng gì mấy, ăn khá ngon. Con ong ruồi bé như con ruồi, đốt đau nhẹ, hơi ngứa.
  • Ong khoái: Loại mật rừng chủ yếu nhất được bán trên thị trường, khá phổ biến, ong làm tổ trên các cây to hoặc vách đá, tổ làm lộ thiên, tổ chỉ bao gồm 1 sáp duy nhất, sáp khá mỏng nên khi khai thác là nát sáp ngay, khó giữ hình dạng tổ. Con ong khoái bằng đầu ngón tay út, thân dài, đốt cực đau.
  • Ong mật (ong vàng): Là loại mật rừng chỉ có số lượng ở 1 số nơi thôi, ko nhiều như ong khoái, ong mật to cỡ đầu đũa, thích làm tổ trong các hốc đá, lỗ đất, bọng cây rỗng, nói chung là làm trong hốc kín, không làm tổ lộ thiên, tổ gồm nhiều sáp mỏng (giống như ong nuôi, nhưng con ong mật nhỏ hơn ong nuôi khá nhiều). Đây là loại mật mình bán, ăn không ngon bằng ong ruồi hay ong khoái (tất nhiên là hơn ong nuôi kha khá rồi), nhưng tác dụng chữa bệnh thì cực tốt.
Trong các loại ong rừng thì ong khoái được thương gia mua bán nhiều nhất, do số lượng lớn - 1 tổ ong khoái có thể cho tới 10 lít mật, thậm chí có tổ lâu năm cho 20-30 lít, sáp ong khoái mỏng nên vắt ít bị hao, cho nên tuy giá mật cả sáp cao hơn so với ong mật nhưng giá mật tính theo lít thì lại rẻ hơn.


Phân biệt:
Thời điểm này không có mật giả đâu, mật giả thì quá dễ phân biệt, tất cả các cách trên mạng đều có thể dùng được, do chứa nhiều nước nên dễ thấm qua giấy ăn, dễ tan trong nước, nhanh chóng bị chua, dù làm từ đường hay mạch nha thì thành phần chính cũng là sacaro, ngọt gắt.

Phân biệt khó khăn nhất, và cũng lập lờ nhất, đó là mật nuôi và mật rừng

Các gian thương thường hay có những từ kiểu như: Mật nguyên chất, mật tự nhiên, mật thật... nhưng đều không đề cập tới: Mật nuôi hay Mật rừng, hoặc như một số ông thì cho rằng ong nuôi nhưng đặt tổ trong rừng thì nó là mật rừng.

Trước tiên tôi nói tới các tính chất của mật ong, miễn không phải loại mật cho ăn đường và lấy mật luôn, thì mật ong đều có các tính chất:
  • Đóng đường: Ở nhiệt độ mát mẻ dưới 25 độ thì ong nuôi hay ong rừng đều đóng đường, nhiệt độ càng thấp việc đóng đường diễn ra càng nhanh, thông thường thì dù là loại mật đặc nhất cũng sẽ đóng đường sau 02 tháng để trong ngăn mát tủ lạnh, việc đóng đường này do nước bị tách ra khỏi mật ong, dẫn tới tạo thành các phân tử đường ngậm nước dạng kết tinh, chỉ cần phơi ra nắng hoặc ngâm vào nước nóng thì mật sẽ chảy lại như cũ - mật nuôi hay mật rừng đều thế.
  • Kiến và các côn trùng khác: Đều thích mật hết, dù là nuôi hay rừng, bản chất của bọn côn trùng đặc biệt là kiến đều hảo ngọt, trừ các loại mang chất độc có thể giết chết chúng như mật giả, còn thì mật nuôi hay mật rừng đều hút kiến, vì thế nuôi ong người ta cũng cần có biện pháp chống kiến, như đặt chân tổ lên bát nước, hoặc buộc giẻ tẩm nhớt ở chân tổ, dĩ nhiên khu vực nào ko có kiến thì ko cần. Mật rừng hút kiến mạnh hơn do mùi thơm hơn.

Giờ tôi đi ăn phát đã, tối về tôi sẽ hướng dẫn cách phân biệt.
anh em book mark lại bình luận này nhá :sweet_kiss:
 
Back
Top