Người Con Gái Thiên Thanh

Số báo 15
  • Thích á? Hmmm, để xem, thực ra tôi định nghĩa về người tôi thích nó đơn giản lắm. Nhìn thấy thích là thích thôi, chắc vậy. Hoặc đơn giản là không ghét.
  • Thế ông có ghét tôi không?
  • Không. Bà thì ai mà ghét cho nổi.
Nói xong, Ngọc lại đứng dậy chạy đi đâu mất. Tôi dốc nốt chai nước còn lại rồi tu sạch trong một hơi rồi cũng đứng dậy tập nốt để còn giải tán.
Tập tành nói chuyện đến tầm hơn 4 giờ chiều thì bọn tôi rủ nhau đi ăn chè như đã định. Vừa yên vị trên xe thì Ngọc chạy tới, hỏi:
  • Trung Anh ơi, ông chở tôi nhớ? Nay tôi không đi xe, nãy đi nhờ Trang mà lát nó về ngược đường nên thôi. Nha, chở tôi nha?
  • Ừ lên đi, đằng nào lát tôi cũng rảnh, tôi đưa bà về luôn cũng được. Con trai sức dài vai rộng mà, cứ gọi là thoải mái luôn.
  • Cảm ơn ông nhiềuuu.
Ngọc cười, mắt cười tít lên, rồi ngồi lên sau xe tôi. Rồi cả lũ kéo nhau ra quán chè quen thuộc, Chè 7. Ông Bảy mở cái quán này ra cũng từ rất lâu rồi, trước cả khi tôi sinh ra cơ. Nên thành ra quán chè nho nhỏ của ông cũng là một phần không thể thiếu trong thời sinh viên của bao thế hệ.
Vào sâu trong quán, chúng tôi hùa nhau ghép 4-5 cái bàn thẳng hàng lại với nhau, ngồi quây quần nói chuyện. Ngọc nay lại chọn ngồi ngay bên trái tôi. Sau khi tất cả đã ổn định được vị trí, thì thằng An lớp trưởng đứng lên, nói:
  • Rồi, hôm nay chúng ta đã có một buổi tập khá là vất vả nhưng hiệu quả. Nên giờ là lúc chúng ta sẽ tự thưởng cho bản thân. Anh em gọi gì thì viết vào giấy này rồi tao đem ra quầy gọi đồ nhé.
  • Ok - Cả lũ đồng thanh.
Tôi bình thường thì khá là thích món sữa chua dầm thạch, nay cũng vậy, vẫn là tích một cái vào hàng sữa chua dầm thạch. Quay qua hỏi Ngọc:
  • Ngọc ăn gì tôi tích luôn cho?
  • Cho Ngọc giống Trung Anh đi.
  • Ok, thế là bà cũng ăn sữa chua dầm thạch hử?
Ngọc khẽ gật đầu, nên tôi tiện tay tích nhẹ thêm một cái, rồi chuyển qua cho mấy đứa khác. Ngồi ăn chè, đánh sữa chua, ăn bánh mì cay, quây quần bên nhau cười đùa vẫn luôn là một thứ cảm giác gì đấy cực kì, cực kì đặc biệt mà cho dù sau này có muốn, cũng không thể nào tụ tập đủ lại hết được mà hàn huyên với nhau như những ngày xưa cũ nữa. Chúng ta, rồi ai cũng phải lớn và mang trong mình những trọng trách và gánh nặng riêng.
Xong xuôi, thanh toán, tôi chở Ngọc về. Ngồi trên xe, Ngọc cũng chỉ khẽ vòng tay qua eo tôi cho đỡ ngã, chứ cả hai cũng chẳng nói gì với nhau nhiều, có chăng cũng chỉ là đôi lời về chuyện trường, chuyện lớp.
Dừng xe trước cổng nhà Ngọc, khẽ chống chân,nghiêng nhẹ xe cho Ngọc nhảy xuống.
  • Thôi tôi về nha, cảm ơn ông nhiều. Thứ 2 gặp lại nha.
  • Oki, thứ 2 gặp lại.
Cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, tôi quay xe, đạp thật nhanh về nhà cho kịp bữa tối, mặc dù bụng tôi vẫn hơi ngang vì cốc sữa chua vừa nãy. Hoàng hôn xuống rồi, mặt trời giờ đỏ ửng, nhìn như lòng đào trứng gà vậy, nhìn đã chẳng còn đau mắt nữa. Thế là hơi muộn rồi, về nhanh thôi kẻo mẹ mắng. May thay, tôi vẫn về kịp bữa cơm. Ăn uống, dọn dẹp phụ mẹ xong xuôi đâu đấy, sẽ là chương trình giải trí như thường lệ, đó là chơi máy tính. Mấy bữa này bận lắm, đến Hạ Linh tôi còn chả nhắn được bao nhiêu, nói chi là game. Thôi thì cũng cố nốt, thứ 7 sang tuần là 20/11 rồi. Login vội vào game và mở nhẹ facebook ra, may ghê, Hạ Linh có online.
  • Hú, Linh ơi, có ở đó không đó, hay là treo máy mất rồi?
  • Đây đây, tao đây, tao còn tưởng mày quên tao rồi cơ.
  • Quên là quên thế nào, tại tao bận quá thôi í chứ. Văn nghệ văn nghẽo mấy hồi đã xong đâu.
  • Nghe thích nhỉ, cũng muốn xem mày mặc váy múa bụng ghê. Nhưng mà tao cũng phải đi 20/11 của trường tao nên chắc chẳng qua được, hic.
  • Thôi không sao, mai tao dẫn mày đi ăn kem bù mấy hôm tao bận, nhé.
  • Mày nhớ đấy nha, mai vẫn ra cổng công viên như cũ nhé.
  • Biết rồi mà, mai sáng 8h nhé?
  • Uki.
  • Ok, thế vào game đi, vừa chơi vừa nói chuyện tiếp.
  • Ừ, vào đi.
Thế là tối hôm ấy, bọn tôi vừa chơi vừa tâm sự. Cũng nhiều vấn đề xảy ra lắm. Nào là em mới được mẹ mua cho đôi giày, hôm trước em vừa đi đánh bóng lại cái lắc tay bằng bạc,... Còn tôi cứ ngồi lắng nghe thôi. Tôi chẳng cần biết em muốn nói với tôi về vấn đề trên trời dưới biển gì, chỉ cần em nói, là tôi sẽ nghe. Và đối với tôi, điều đó thực sự rất ngọt ngào.
Sáng hôm sau, cũng chỉ là một buổi đi chơi bình thường thôi. Khi đưa em về, đợi bóng hình em khuất sau tán cây, tôi quay xe. Bỗng đột nhiên tôi bị chặn đầu xe.
 
Last edited:
Số báo 16
- Mày là ai? Sao mày lại đèo Linh?
Ủa rồi đang yên đang lành, tự dưng con cái nhà ai nhảy ra chặn đầu xe, hỏi cộc lốc như là thân quen lắm vậy. Chả hiểu con cái nhà ai. Cơ mà tôi đưa Linh đi chơi thì liên quan quái gì tới họ hàng hang hốc nhà nó?
  • Thế tao hỏi ngược lại mày là ai mà có quyền hỏi ngược tao những câu đấy đấy thằng ranh con?
  • Ranh con? Đếch biết ai ranh con hơn ai đâu thằng chó. Bố mày tên Kiên, nhớ cho rõ. Và Hạ Linh, mày tránh xa ra trước khi bị ăn đập.
  • Mẹ cái thằng trẻ trâu này, bố mày thách cả lò mày xem thằng nào đủ sức để đánh tao đấy? Người thì khác chó gì cái que tăm không mà lên mặt dạy đời? Còn tao nói thẳng, là tao đếch phải bẩn tay để đánh cái loại ranh con như mày, nhé? Mày thích con bé Linh thì mày đứng trước mặt nó mà nói. Chứ đứng đây rình rình rồi thể hiện sự trẻ trâu trước mặt tao thì làm cái đếch gì, hả?
Có vẻ tôi nói trúng tim đen của nó rồi thì phải. Ngay sau đấy, nó lườm tôi bằng ánh mắt sắc lẹm, rồi quay đi. Nó còn vội quẳng lại một câu trước khi khuất bóng phía sâu trong ngõ:
  • Mày cứ nhớ mặt tao đấy.
  • Mặt mày dính phân hay sao mà tao phải nhớ. Haha, nếu đúng thế thật thì tao nhớ lắm, nhớ hết đời luôn cho nó phấn khởi, nhá.
Sau khi thằng lỏi đấy đã không còn trong tầm mắt của tôi, tôi cũng vội về vì trời cũng chẳng còn sớm sủa gì nữa. Căn bản đánh nhau ngoài và trong phạm vi trường đều không thể chấp nhận, nên tôi cũng phải chấp hành theo đúng khuôn khổ chứ không là đuổi học như chơi. Tôi mà là tôi tầm này năm ngoái, chắc thằng nhãi đấy cũng đi bụi luôn tại chỗ vì cái thói lấc cấc đấy rồi.
Tối.
Ăn xong, bài tập về nhà cũng không có gì nhiều, nhưng tôi vẫn dành ra tầm hơn một tiếng đồng hồ để học cho hẳn hoi. Chứ không học thì khó trụ lại trong môi trường toàn người tài lắm. Gần mực thì đen mà gần đèn thì sáng mà, sống trong môi trường mà bạn bè đứa nào cũng giỏi mà mình không có tí chữ thì buồn cười lắm. Học xong cũng quá 9 giờ một chút, vẫn còn thời gian rảnh nên tôi lại online. Hạ Linh vẫn sáng đèn. Chả hiểu con bé này rảnh 24/24 hay sao mà online nhiều vậy ta?
  • Linh ơi, tao hỏi?
  • Sao đấy? Nay lại có chuyện muốn hỏi tao à, hỏi đi hỏi đi?
  • Thằng Kiên là thằng nào?
  • Kiên? Kiên nào?
  • Cái thằng gầy gầy mà tóc nó hơi xoăn ấy, biết không?
  • À biết, nó cùng lớp tao mà. Cơ mà nó bỏ học miết, nên tao cũng chả giao du gì với mẫu người như nó. Sao thế, mày quen nó à?
  • Không, không có gì. Chiều nay đưa mày về thì thấy thằng cu lấp ló chỗ nhà mày thôi.
  • Kệ chứ quan tâm làm gì cho mệt người. Bạn cấp 2 suy cho cùng cũng đầy đứa chẳng ra gì mà.
Cái này đúng. Thực sự nó rất đúng, ít nhất là tôi thấy vậy. Cơ bản thì tôi cũng chẳng muốn quay lại cái quãng thời gian ấy đâu, không muốn xíu nào. Nói chung tôi cũng chả ngán nếu thằng nhóc đấy muốn làm gì tôi, nên là vẫn cứ là kệ nó đi, chơi game đã rồi tính.
Thứ 2
Đầu tuần, cơ mà tuần này tôi không phải trực nhật nữa. Tính ra theo lịch xoay vòng thì sang kì 2 tôi mới lại phải động đến cái chổi hoặc cái giẻ lau cơ. Vỗ nhẹ vai của mấy thằng khứa bàn cuối, chúng tôi hú nhau ra căn tin như thường lệ. Dạo này tập tành nhiều nên thời gian dành cho mấy môn bóng bánh hay game gủng các kiểu hầu như là không có. Nên là thành ra những vẫn đề chúng tôi đề cập cũng chỉ xoay quanh việc tập tành. Rồi thằng Đoàn quay qua hỏi tôi:
  • Cơ mà này, tao là tao để ý dạo này cái Ngọc nó hơi bị " quan tâm ” mày quá mức í nhể? Chúng mày dạo này thế nào, tiến triển gì không ?
  • Tiến triển cái gì? Tao với nhỏ đó cũng như tao với chúng mày, là bạn chung một lớp, chứ có xúc tiến phát triển mối quan hệ nào vượt qua cái ngưỡng đấy đâu mà chúng mày cứ vè tao thế nhể?
  • Thôi thôi ông tướng đừng có văn, anh em với nhau có gì nói thế. Sáng sớm ngày ra chưa tỉnh ngủ chưa có hứng trêu nhau. Bọn tao thấy Ngọc nó có ý với mày đấy. Xem thế nào mà triển chứ không lại mất mặt anh em lớp Toán lắm, nghe chưa cu?
  • Quan tâm gì nhiều, hốc cho nhanh còn ra chào cờ nữa.
Vừa dứt lời, trống trường đã vang. Tôi vội vội vàng vàng tu nốt lon bò húc. Sáng ra miệng chưa có vị nên thành ra cái vị bò húc nó đắng ngắt, cơ mà uống cho tỉnh, qua cày game hơi khuya. Nhét vội nắm xôi vào túi áo, tôi đứng dậy chạy theo đám bạn nhập hàng để chào cờ.
 
Last edited:
Số báo 17
Chiều thứ 5.
Hôm nay là ngày tổng duyệt văn nghệ của trường, thành ra cả trường được nghỉ. Tất nhiên là trừ đội văn nghệ của các lớp. Tôi phỉ đến tập trung lúc tầm 12 rưỡi, thành ra cũng xin phép mẹ ở lại trường một buổi trưa và lót dạ bằng một cái bánh mì kẹp trứng. Ngồi trong lớp bốc phét với mấy thằng khứa một hồi lâu thì đám con gái lớp tôi mới đến. Mấy đứa chúng nó khệ nệ xách mấy cái túi đen xì xì đến rồi quẳng trước mặt bọn tôi rồi nói:
- Này, bọn con trai mặc vào thử xem vừa bộ nào thì thuê bộ đấy, thừa thì đi trả. Nhanh nhanh thử đồ rồi duyệt qua một lần xem nào. Lát còn mặc lên duyệt để xếp thứ tự tiết mục đấy, nhanh.
Lũ con trai chúng tôi nhìn vào mấy cái túi đen xì rồi mở ra ngay do không kìm nổi sự tò mò đan xen một chút háo hức. Và đập vào mắt chúng tôi, vâng, có 3 túi thì một túi là váy đen, một túi toàn yếm đào và một túi đựng vòng đội đầu. Mặc dù xác định sẵn tư tưởng là chúng tôi sẽ phải mặc váy lên sàn rồi, nhưng mà đến phút cuối lại lòi ra thêm bộ yếm. Tôi thề là tôi nhìn vào bộ phục trang văn nghệ là tôi đã chết nửa phần hồn rồi. Bọn bạn tôi cũng vậy, cầm cái mảnh vải hình thoi lên rồi ngơ ngác nhìn nhau, còn không cả rõ cách mặc. Thành ra bọn con gái phải hướng dẫn cũng như thắt nút yếm lưng cho bọn tôi. Hầu hết lũ con trai bọn tôi đều không có mỡ bụng, có thằng còn hiện cả vân múi nên khi cởi áo ra để mặc yếm. Mấy đứa con gái đứa nào đứa nấy đỏ như gấc chín. Rồi sau cùng mỗi đứa con gái sẽ phụ trách buộc giúp một thằng con trai. Tôi, tất nhiên, được Ngọc giúp, nhìn thoáng qua cũng khẽ thấy má Ngọc hơi ửng hồng, chắc do cũng ngượng, tôi cũng vậy. Lần đầu tiên có một người con gái chạm nhẹ vào tấm lưng trần của tôi cũng làm tôi xấu hổ không kém. Sau khi mặc xong cái yếm đào thì lũ bạn tôi cũng "lên đồ” xong xuôi hết rồi. Cả lũ đứng lên, bần thần nhìn nhau một lúc rồi cười phá lên thật lớn.
- Há há, nhìn chúng mày kìa, trông dị vãi chưởng, thề. Há há, sống mười mấy năm cuộc đời, chắc đây là thứ đau mắt nhất mà tao từng thấy, há há.
Cơ mà tôi cũng chẳng vui vẻ gì cho cam. Chỉ nghĩ là mình mà trưng cái bộ dạng này lên sân khấu thì chắc sau đi học cứ cúi mặt xuống mà đi chứ ngước lên người ta lại nhớ, lại cười vào mặt. Đúng là cái máu sợ đám đông nó ngấm vào máu rồi.
  • Mẹ mày, nhìn lại bản thân đê. Mày cũng có khác gì đâu mà cười. Anh em học rồi chơi với nhu bao lâu nhìn nhau còn hề thế này, lát lên sân khấu chắc người ta cũng cười vào mặt mất.
  • Lo cái gì, cười thì cười, người ta cười nhưng cũng có đủ can đảm mà mặc váy đứng trên sân khấu mà diễn không? Có khi cánh gà còn chả dám đứng. Anh em sống chết có nhau, lo gì, xấu hổ thì cũng xấu hổ rồi. Bây giờ thì tự tin mà lên duyệt thôi. Các cụ cũng bảo rồi, cười người hôm trước hôm sau người cười. Mạnh mẽ lên, ít nhất anh em cũng sẽ tạo dấu ấn để sau này họp lớp còn có cái mà nhớ lại chứ, nhể.
Đấy, lớp tôi nó tự tin thế đấy. Ước gì tôi cũng tự tin bằng một góc của chúng nó thôi thì tôi cũng mừng rồi. Nhưng mà giờ muốn lui cũng chẳng lui được nữa. Nên là tôi cũng chọn cách sống hết mình với thanh xuân thôi. Thay trang phục đâu đấy xong xuôi, tập qua một lượt trong lớp, rồi chúng tôi kéo nhau lên phòng hội trường để tổng duyệt.
Phòng hội trường to lắm, ba khối, mỗi khối mười lớp là ba mươi lớp. Văn nghệ mỗi lớp cũng tầm hai chục người ngồi mà vẫn chưa hết cái hội trường. Bước vào phòng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía bọn tôi. Tất nhiên, đời đã mấy ai thấy quả văn nghệ phá cách như thế này tận mắt đâu. Lớp chúng tôi yên vị ngay cánh phải hội trường, rồi thằng An lên bốc thăm số thứ tự duyệt văn nghệ.
Số 4. Thằng An bốc được số 4. Cũng may, xong sớm thì về sớm. Bên dưới ban giám khảo là ba thầy cô phụ trách công tác đoàn trường. Ngồi ngâm một lúc, cuối cùng tên lớp tôi cũng vang lên trên cái loa phóng thanh:
- Số 4, lớp 10 Toán, tiết mục trình bày " Quê tôi”. Mời các em ra cánh gà để chuẩn bị.
Mười lăm thằng con trai, không ai bảo ai, tự động đứng lên, chia nửa ra hai bên cánh gà. Chúng tôi bước lên trong tiếng vỗ tay của cả hội trường. Xếp đội hình xong xuôi đâu đấy, tay cầm quạt, chúng tôi đợi nhạc lên.
" Quê tôi có cánh diều vi vu....”
Trong lòng tôi tràn ngập sự căng thẳng. Đầu tôi xoay như chong chóng ấy, nhưng bằng một cách nào đấy, tay tôi vẫn khua, chân tôi vẫn bước, đúng nhịp, đều đặn. Sợ thì sợ thật đấy, nhưng mà công sức của anh em bạn bè bỏ ra cùng mình quý giá hơn nhiều. Có vẻ như chúng nó cũng vậy, và bên dưới khán đài cũng vậy. Bằng một mị lực nào đấy, chúng tôi đã khiễn cho cả gian phòng lặng im, mắt họ cứ dán vào tiết mục, nhìn chằm chằm vào tôi và những người bạn học. Cơ mà đó không phải là ánh mắt soi mói, mà là ánh mắt của sự say mê và ngưỡng mộ.
Tiếng nhạc kết thúc.
Ngay sau đó một khoảnh khắc là tiếng vỗ tay cực kì lớn của những khán giả ngồi dưới. Và là lời nhận xét của giám khảo sau khi dứt tiếng:
- Thật sự rất lạ, rất hay, múa rất đều. Mặc dù các em là con trai, nhưng lại tự tin mặc trang phục của các bạn nữ, lại còn múa cực dẻo, cực kì tự tin. Cô dự đoán đây sẽ là tiết mục cực kì đặc sắc, mới lạ , nhưng cũng hợp với cả lứa tuổi của cô, của thầy cũng như của các em. Không có gì để chê cả, các em thực sự tuyệt vời. Chúc mừng các em. Hi vọng ngày thứ bảy, các em cũng sẽ " cháy ” hết mình như vậy nhé.
Trở về vị trí ngồi, tôi vội vàng chạy ngay đi thay trở lại bộ quần áo thường phục của tôi. Sau đó, tôi cũng không quay về phòng hội trường xem tiếp nữa, mà tôi nằm gục xuống trên bàn giáo viên. Ánh nhìn thẫn thờ hướng ra ngoài cửa sổ. Bỗng má tôi ướt lạnh. Ra là Ngọc, nàng lại dí vào má tôi chai nước, nói:
  • Sao ông ngồi đây đờ đẫn ra đó làm gì? Lên phòng hội trường xem văn nghệ với mọi người cho vui.
  • Tôi mỏi, với lại không có hứng lắm. Thay xong cái áo rồi ngồi trong lớp nghỉ luôn. Cơ mà sao bà không ngồi đó xem, bà để quên gì trên lớp à?
  • Làm gì có, tôi thấy ông lâu quá không quay lại nên chạy đi tìm thôi.
  • Có gì đâu mà phải tìm. Đừng bảo là bà nhớ tôi quá nên tìm tôi á nha.
  • Ai thèm nhớ cái loại như ông. Hứ, thương ông diễn văn nghệ mệt nên tôi đi mua cho ông chai nước mà ông cứ trêu tôi hoài à. Tức ghê.
Ngọc vừa nói, vừa đấm thùm thụp vào lưng tôi, má đỏ ửng. Tôi cũng chẳng hiểu sao, chỉ đùa nhẹ nhàng một xíu mà Ngọc lại giận tôi đến đỏ cả mặt rồi. Đúng là con gái, tính tình gì đâu mà kì cục.
  • Thôi thôi tôi xin, không giận nữa, tôi xin lỗi, nhé.
  • Xin lỗi thật không?
  • Thật.
  • Thế thì tạm tha cho ông lần này thôi á nhé.
  • Rồi rồi, tôi biết rồi, sau tôi chừa. Lên phòng hội trường xem văn nghệ đi.
  • Ơ thế ông không lên à?
  • Không.
  • Thế thì tôi cũng không, ông lên tôi mới lên, từ giờ đến lúc xong việc tôi theo ông. Xem ông có dám bướng không.
  • Thôi thôi, tôi xin lỗi rồi mà. Khổ quá, nào thì lên, tôi theo bà, được chưa?
  • Được rồiiiiii. Nhưng mà ông sẽ bị phạt.
  • Phạt? Phạt cái gì? Tôi làm sai gì đâu mà phạt?
  • Không biết, phạt là phạt. Phạt ông phải cõng tôi lên đó.
  • Khiếp, hành tôi vừa vừa phai phải thôi chứ. Bắt nạt tôi suốt vậy?
  • Ai bắt nạt ông? Thế giờ hỏi một câu có cõng không?
  • Nào thì cõng.
 
Last edited:
Số báo 18
Con gái đôi khi cực kì khó hiểu, khó hiểu trong rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là tôi vẫn ngu ngơ không hiểu lí do gì mà tôi lại bị phạt? Tôi làm sai gì à? Thứ hai là tôi cũng không hiểu là phạt gì không phạt, lại phạt cõng? Thiên địa sinh nhân có căng hải, vậy tại sao không xài? Ấy vậy mà tôi cũng phải tặc lưỡi cho qua, chứ tôi mà thắc mắc không khéo con bé nó đè tôi ra nó đánh, nó cấu, nó quật thì cũng chỉ khổ cái thân này thôi.
Vừa cõng Ngọc bước vào cửa hội trường, cái lũ đực rựa bất tài lại hú lên như mấy con vượn thời nguyên thuỷ:
  • Ế lều ơi, chúng mày ơi, nhìn, nhìn kìa. Á à, thảo nào hai thanh niên đang xem văn nghệ tự nhiên trốn ra ngoài. Ra là liền anh với liền chị ra ngoài líu lo chim chuột với nhau, chả trách bạn bè thân nhau từ hồi tắm mưa cởi truồng cũng bỏ nhau lại.
  • Úi dời, cởi truồng tắm mưa cả năm cũng không bằng 1 đêm rằm bên gái, nhá. Mày đừng lấy đó làm thước đo cho bạn Trung Anh của tao. Nhỉ, bạn Trung Anh nhỉ, thế bạn không có lời nào cần giải thích với bọn mình à, hả ông bạn của tôi ơi.
Tôi thì tôi cũng chẳng để ý gì lắm, con trai mà, trêu nhau rồi một lúc nữa lại quên tịt. Cơ mà cái chính là bé Ngọc trên lưng tôi thì đang đỏ hết cả mặt, nóng ran. Nhẹ nhàng từ từ tôi hạ lưng xuống , Ngọc buông tay khỏi cổ tôi, ôm mặt. Chu choa mạ ơi, trêu gì trêu ác, nhìn mặt nàng có khác gì quả gấc chín cây đâu. Mà là một thằng đàn ông, cũng phải biết đứng ra che chắn cho người phụ nữ. Xưa các cụ lấy thân che đạn che bom. Tôi thì sức đề kháng kém, nên chỉ biết giương thân làm tấm khiên đỡ thị phi cho Ngọc vậy.
  • Này này, chúng mày trêu đủ chưa, hả? Mấy thằng con trai chúng mày không được cái tích sự gì hết, nhá. Bọn tao chưa có gì với nhau cả. Thế nên là chúng mày phiên phiến đi. Trêu tao thì được chứ ai lại mặt dày đi trêu con gái?
  • Ơ thế nãy giờ bọn tao có trêu ai đâu? Bọn tao ấy mà, chỉ nói sự thật thôi, nhể? Đúng không anh em. Với lại chỉ là " chưa có gì với nhau” chứ không phải là "không có gì với nhau”? Đúng không? Thôi thôi, anh em đéo gì tầm này, bọn tao mười mấy thằng ngồi đây đã ai được cõng gái đi xem văn nghệ đâu mà biết? Đúng không? - Thằng An lớp trưởng nói.
  • Đúng, đúng. - cả lũ cùng đồng thanh.
May thay, do đang tổng duyệt văn nghệ, mà lớp tôi lại toáng lên như thế, nên thầy tổng phụ trách đã kịp thời giải vây cho tôi.
- Alo 1234, đề nghị các đồng chí lớp 10 Toán trật tự để buổi tổng duyệt được diễn ra suôn sẻ. Tái vi phạm sẽ bị trừ điểm thi đua và tiết mục văn nghệ sẽ bị gạch tên khỏi buổi lễ. Mong các đồng chí nghiêm chỉnh chấp hành.
Đúng là trong môi trường sư phạm, nhất là khi vẫn còn mang trên mình cái danh học sinh, thì đôi khi thầy cô còn đáng sợ hơn cả bố mẹ. Nhất là trường tôi là trường chuyên, chứ cũng không phải mấy trường ất ơ đầu xanh đầu đỏ, hút thuốc nên học sinh vẫn cực kì biết lễ tiết. Nghe tiếng loa của thầy tổng phụ trách là chúng nó im re. Cơ mà mắt chúng nó vẫn trừng trừng, cứ như là muốn nuốt chửng tôi không bằng ấy. Tôi cũng vội ngồi xuống bên cạnh Ngọc, dỗ dành. Không để ý, nãy giờ chúng nó trêu cũng hơi ác, mắt Ngọc cũng hơi rưng rưng, hình như ở khoé mi còn đọng lại đôi giọt nước nắt.
  • Ngọc đừng để ý lời chúng nó nói. Bọn con trai độc mồm độc miệng thế thôi nhưng mà chúng nó không có ý gì đâu. Ngoan, không để bụng nữa, nhé? Tí tôi dẫn bà đi ăn chè.
  • Thôi, ông đi thì đi một mình chứ rủ tôi, mấy đứa trong lớp thấy lại không hay.
  • Kệ chúng nó, nếu ngại chúng nó thấy thì cứ ra Chè 7 là xong. Ngồi trong ngõ ai rảnh mà theo đuôi vào tận nơi. Coi như xin lỗi vì mấy chuyện không hay trong hôm nay, rồi hai đứa mình xí xoá, nhé?
Nghe vậy, Ngọc lấy tay lau vội hai khoé mi, mỉm nhẹ cười, gật đầu với tôi cái rụp. May quá, chứ không dỗ nữa là còn chết mệt. Đúng là con gái, chỉ có những thứ tiến vào dạ dày mới khoả lấp được nỗi buồn ở trong tim.
Ngồi xem một lúc, tôi giơ đồng hồ lên nhìn, đã hơn 4 giờ rồi, cơ mà vẫn còn tới 4-5 tiết mục nữa. Quay sang thì thầm nhẹ với Ngọc:
- Này, tôi xuống trước lấy xe nhé, xong xíu bà xuống sau, chứ hai đứa đi cùng thì bọn kia lại trêu mất, nhé? Rồi hai đứa đi ăn chè. Hay Ngọc muốn xem nốt buổi tổng duyệt?
Nàng khẽ lắc đầu, nói:
  • Thôi, cũng gần xế chiều rồi, mình đi rồi còn về ăn cơm cho kịp bữa. Chứ văn nghệ xem nãy giờ cũng đủ rồi. Ông xuống trước đi, rồi tôi xuống.
  • Ok.
Khẽ lách người qua mấy hàng ghế, tôi vọt lẹ ra cửa, chạy xuống nhà xe. Cơ mà nãy tôi đến hơi sớm thì phải, thành ra xe tôi lại ở lớp trong cùng. Cơ mà mang trên mình cái danh quân tử, hà cớ sao lại để nữ nhi phụ lòng. Nên tôi gồng một hơi rồi nhấc hẳn con cào cào yêu dấu của tôi lên đỉnh đầu rồi chen ra giữa một rừng xe ngổn ngang lộn xộn. Xong xuôi, tôi nhẹ nhàng đặt mông xuống cái yên xe đen bóng rồi phóng vội ra phía cổng trường rồi vắt vẻo đợi Ngọc. Cũng không lâu sau đó, Ngọc cũng lon ton chạy ra phía chỗ tôi, không nói không rằng, nhẹ nhảy lên yên sau, véo nhẹ tôi một cái, ra hiệu khởi hành.
Ngồi nhâm nhi với nhau đôi cốc chè với vài chiếc bánh mì cay, xong xuôi đâu đấy tôi cũng trả nàng về với nơi sản xuất. Nhà tôi với Ngọc ngược đường nên thành ra tôi lết về đến ngôi nhà yêu dấu với đôi chân rã rời, mệt mỏi. Vội ngồi bệt xuống, lôi cái con lăn chân của bố ra, đảo đều vài đường cho hoàn lại hồn, rồi lại lên phòng nằm úp mặt vào gối.
 
Last edited:
Số báo 2
Dần dần tôi cũng quen trường, quen lớp. Ngày ấy lớp chia thành 3 tổ vui chơi chính: tổ xây dựng, tổ ẩm thực và tổ bác sĩ. Tôi chọn tổ xây dựng, và đam mê làm kĩ sư từ thuở đó đã hình thành nên một cậu sinh viên của trường Đại học Xây dựng. Nhưng đó là chuyện của sau này.
Và như bao trường mầm non khác, tiết mục được yêu thích nhất trong tuần của các bạn nhỏ chính là ngày thứ 6, ngày phát phiếu bé ngoan. Hồi đó tôi thích phiếu bé ngoan lắm, cái bộ sưu tập phiếu bé ngoan của tôi, dán kín cả cái lưng tủ quần áo bằng gỗ mít của ông bà. Tôi mê mẩn cực kì, cứ đi học về là tôi lại dành cả tiếng đồng hồ bên cạnh những tấm phiếu bé ngoan xinh xinh đó mà chẳng thấy chán.
Rồi cái thời chỉ ăn ngủ và chơi ấy cũng qua đi, rời xa cánh cổng năm nào mà tôi đứng khóc, một cánh cổng mới, khang trang hơn mở ra dành cho tôi, tôi vào lớp 1.
Tôi học lớp 1B, cô Thu chủ nhiệm.
Đặt tay lên cái khoá kéo bạc màu của chiếc cặp da cũ , tôi mở ra, cầm lên quyển vở ô ly mới cứng cùng một chiếc bút chì. Tôi để quyển vở ngay ngắn lên bàn và mở ra những trang đầu tiên để tập viết. Chữ đầu tiên tôi đặt bút vào tập viết, là chữ e. Tôi nắn nót đưa bút theo cái cách mà cô dạy, nhưng chữ đầu tiên mà tôi viết, chẳng giống như chữ cô viết chút nào. Tôi quay đầu bút lại và tẩy. Nhưng do tôi quá nắn nót nên thành ra vết chì cũ tẩy không sạch được do hằn quá sâu.
Và tôi khóc.
Dù vậy, tôi vẫn cố để cho âm thanh không phát ra, sợ các bạn cười, cười như cái cách mà tôi thấy hồi tôi còn học mẫu giáo. Hai hàng nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má làm trang giấy, và cả chữ e đầu tiên mà tôi viết, ướt nhoè.
Cô thấy tôi, liền bước tới, an ủi, và cầm tay tôi, cùng tôi viết hết cả trang giấy chữ e ấy. Mặc dù tay có chút ê ẩm, nhưng tôi cảm nhận được một cảm giác gì đó thật sự ấm áp đang nhen nhóm ở trong trái tim nhỏ bé của tôi. Có lẽ những kí ức ấy, tôi sẽ chẳng thể nào mà quên được.
Đến giữa năm học , mẹ tôi về Việt Nam. Tôi nhớ mẹ lắm, cái ngày đi đón mẹ ở sân bay, tôi mặc bộ quần áo mà tôi cho rằng là đẹp nhất trong tủ đồ của tôi, mặc dù cái nào cũng cũ, có cái còn sờn cả vai. Mẹ về Việt Nam lại tiếp tục đi làm kiếm tiền để trả hết nợ. Nên tôi vẫn ở với ông bà nội. Mẹ mua cho ông bà và tôi một chiếc ti vi màu, mua cho tôi một bộ quần áo mới cứng. Tôi mê lắm, nâng niu không dám mặc, sợ mặc sẽ sờn vai, âu yếm đến mức đi ngủ tôi cũng ôm theo.
Đến hồi tôi học lớp 3, ông tôi vác về một cái đầu truyền hình kĩ thuật số. Và từ đó, tuổi thơ của tôi cũng gắn liền với chiếc đầu cùng với kênh VTC11. Còn khi ở trường, tôi lại có rất nhiều niềm đam mê khác. Ở trường tôi, đến đồ chơi cũng phân theo mùa như thời tiết: Mùa bắn bi, mùa đánh quay, mùa đập ảnh, lia dép,... Đến giờ tôi vẫn chẳng hiểu khi nào là chuyển mùa, chỉ nhớ rằng khi mà bạn bè chuyển từ bắn bi qua chơi quay là tôi cũng chơi theo. Thế là cuộc sống của tôi cứ xoay vòng, đều đặn sáng đi học, rồi chơi quay, bắn bi,... tối về là lại dán mắt vào kênh truyền hình VTC 11. Tôi xem từ cái ngày đầu tiên mà nó ra mắt, khi mà góc trái màn hình vẫn còn hai chữ thử nghiệm và kênh luôn đóng vào lúc 9h mỗi ngày.
Hồi ấy mê nhất vẫn là Thất kiếm anh hùng, cứ tối hôm trước xem xong một tập, hôm sau ra lớp là cả đám lại tụ tập lại bàn về nội dung phim, đến ra chơi là lại chạy quanh sân trường dưới cái nắng oi ả của mùa hè. Vào những ngày trời lộng gió, lũ trẻ con trong làng lại rủ nhau ra đồng thả diều. Cuộc sống bình yên và đầy mơ mộng ấy, là cuộc sống mà đến sau này, tôi của hiện tại, chỉ có thể nhớ về. Vì khi lớn, những lo toan, những xô bồ và áp lực cuộc sống lại làm ta muốn sống lại những ngày xưa kia.
Sống với ông với bà đến hết năm lớp 4 thì tôi về thành phố với bố mẹ do gia đình đã bình ổn trở lại. Thực tế mà nói thì hồi ấy tôi lại thích về thành phố hơn, tuy nhà tôi ở ngoại ô nhưng vẫn hiện đại hơn nhiều so với làng quê đồng ruộng. Lúc ấy nhà tôi có cái máy tính. Khỏi nói, từ lúc về với bố mẹ tôi đâm đầu vào mấy trò điện tử trên web khá nhiều. Hồi ấy tôi bị nghiện mấy trò trên Zing, nhất là Gunny với Hàng rong. Thế mà chả hiểu sao tôi vẫn được cô chọn vào đội tuyển thi thành phố và được giải nhì môn toán lớp 5. Vậy là sang kì 2, tôi lại xuống hẳn trung tâm thành phố để ôn đội tuyển tỉnh. Lúc mới tập trung thì lớp có đến 40 người để thi loại để lấy ra 20 người đi thi tỉnh. Cái tầm mới về với bố với mẹ, chí tiến thủ của tôi cao ngất trời. Vì hồi đó ở thành phố có quá nhiều truyện tranh, đồ chơi,... thu hút ánh mắt của một cậu nhóc mới 9-10 tuổi. Và tất nhiên, tôi phải có thành tích tốt thì mới có quyền sở hữu chúng. Đến cuối cùng, tôi cũng lọt được vào top 20 để đi thi tỉnh và được giải ba. Khỏi phải nói, bố mẹ tôi tự hào rất nhiều. Thế là nghiễm nhiên trong mắt gia đình và những người xung quanh, tôi trở thành một thằng học giỏi.
Lên cấp 2, do tôi được giải tỉnh nên được tuyển thẳng vào lớp chọn của cả thành phố. Cả khối lớp chọn có 3 lớp: C1 chuyên toán, C2 chuyên văn và C3 chuyên anh.
Tôi? Tất nhiên là vào C1
Bước vào lớp mới, tôi nhận ra, lớp có 30 người thì hết 25 người từng đi học đội tuyển tỉnh với tôi. Thành ra cái lớp C1 này cũng chỉ là bình mới rượu cũ. Nên gần như chẳng ai phải giới thiệu gì về bản thân.
Giáo viên chủ nhiệm bước vào, đập thật mạnh cây thước gỗ lên mặt bàn, và nói:
- Chào các em, cô tên Thuỷ, sẽ là chủ nhiệm của các em trong 4 năm tiếp theo, hi vọng cả lớp mình sẽ cùng tạo ra thật nhiều kỉ niệm trong suốt quá trình này nhé!
Sau mấy màn chào hỏi sơ sơ, bọn tôi ổn định vị trí để bắt đầu cho bài học mới.
Hồi còn đi học đổi tuyển tỉnh năm ngoái, tôi đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng của lớp, nên tôi hơi kiêu một chút và bỏ bê việc học để cắm mặt vào Gunny. Và từ đó, chuỗi tháng năm tụt lùi dần về vấn đề học hành của tôi bắt đầu.
Từ top 3, tôi dần dần tụt xuống những vị trí cuối, dần đánh mất sự tôn trọng trong mắt thầy cô và bạn bè. Còn bố mẹ tôi? Đánh có, mắng có, chửi có, nhưng dù làm thế nào thì tôi vẫn chẳng tiến bộ. Thành ra tôi luôn là đứa đội sổ của lớp, đi thi thành phố thì luôn chỉ được giải khuyến khích. Nên đến năm lớp 9, lớp C4 được mở ra để phục vụ cho thi những môn Lý , Hoá , Sinh, thì tôi nằm trong danh sách bị chuyển lớp.
Bản thân tôi hồi đó cũng dần chấp nhận với việc trình độ học của mình dần đi xuống. Tôi dành nhiều thời gian cho game hơn. Hồi đó, như bao người khác, tôi bị cuốn theo trò Liên Minh Huyền Thoại. Nhờ đó, tôi có một năm lớp 9 đầy khủng hoảng.
Nói trắng ra thì đó là một năm ác mộng đối với tôi, nhiều mặt.
Nuce ngoài hà nội hay đâu vậy phen :)
 
Em chỉ hỏi thím 1 câu thôi! Thím có up hết bài được ko hay giữ chừng đứt gánh rồi im luôn, để tui biết tui còn đọc nữa
Ngoài F17 có Hoa Vàng gì đấy, đứt gánh im ru luôn làm đọc dở buồn cả tuần :too_sad:
 
Em chỉ hỏi thím 1 câu thôi! Thím có up hết bài được ko hay giữ chừng đứt gánh rồi im luôn, để tui biết tui còn đọc nữa
Ngoài F17 có Hoa Vàng gì đấy, đứt gánh im ru luôn làm đọc dở buồn cả tuần :too_sad:
Bao giờ có sự cố ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của em thì em may ra drop thôi chứ cũng xác định làm lâu làm dài.
 
Thớt đổi tên vs đổi lớp r à
uieU9t1.png


Sent from OPPO CPH2083 via nextVOZ
 
Số báo 19
Cuối cùng thì cái ngày thảm họa đầu tiên trong thời kì cấp 3 của tôi cũng đến.
Ngày gì ư? Ngày 20/11 chứ còn ngày gì nữa.
Đã thế, hôm nay còn phải dậy sớm để còn trang điểm, thay phục trang cũng như là kiểm duyệt, điểm danh đội hình. Thành ra tôi phải dậy từ tận 5 giờ sáng. Đã thế tối hôm qua tôi còn thức đêm tôi cày cố con game đến gần 12 giờ. Chưa gì khởi đầu ngày mới đã cảm thấy thất bại như thế này thì còn chẳng biết được ngày hôm nay sẽ xảy ra vấn đề gì với tôi không nữa.
Đánh răng, rửa mặt đến nát cả da rồi mà chả hiểu sao mắt tôi vẫn cứ díu hết vào lại. Vẫn cố gắng xỏ giày, mở cổng, dắt xe, gạt chân chống chiếc cào cào và phóng thật tít đến trường.
Sống mười mấy năm tuổi đời rồi, tôi chưa bao giờ đi muộn trong bất kì buổi hẹn nào cả. Cứ nghĩ là nhà tôi xa, lại còn đi xe đạp nên chắc lúc tôi đến thì anh em bạn bè cũng phải đến được khoảng 70-80% rồi.
Ấy nhưng không, đừng hi vọng để rồi thất vọng, 5 rưỡi sáng, một mình tôi, đứng chơ vơ giữa cái nhà để xe chung của cả lớp. Xin nhắc lại là một mình tôi, là một mình tôi. Chuyện quan trọng phải nhắc 3 lần. Đấy, bảo lớp như cái l thì sai ở chỗ nào? Ấy thế mà hôm qua đến thằng An lớp trưởng còn mạnh cái miệng:
- Mai chúng mày phải đến thật sớm để còn làm công tác chuẩn bị nghe chưa, muộn nhất là 5 rưỡi ngày mai phải đủ hết. Không đủ tao đập chết mẹ tụi bây hết.
"Đấy, 5 rưỡi của nó đấy, có mống cha mống mẹ nào đâu mà văn với chả nghệ. Tự nhiên bắt dậy sớm làm đếch gì để rồi mua bực vào người, sau bố mày đếch thèm đi sớm nữa.' - tôi nghĩ.
Thôi thì đến cũng đã đến rồi, nghĩ nhiều cũng chỉ là thêm bực. Dựa nhẹ cái xe vào tường, tôi lết chân ra quán bánh mì trước cổng. Quẳng cái cặp sách sang một bên, tôi ngồi thụp xuống và gọi vọng vào trong quán:
  • Chị Ngân cho em như cũ nhé.
  • Trung Anh hử? Như cũ chứ gì, có ngay. Sao nay tự nhiên đi sớm thế?
  • Nay 20/11 chị ạ, bọn lớp hẹn em tới nhưng mà giờ có được mống nào đâu.
  • Ai bảo ông là không có mống nào? Tin tôi gõ đầu ông cho to não ra không, hả?
Tôi giật mình, quay vội nhìn về phía sau lưng. Lạy chúa, Ngọc đã ở sau lưng tôi từ khi nào không biết.
  • Ủa Ngọc, sao nay đến sớm thế?
  • Sớm gì nữa, ông còn sớm hơn tôi ấy. Chả hiểu sao lớp hẹn nhau 5 rưỡi mà chẳng thấy ai. Tôi còn tưởng nay ngày 19 nên tôi đi nhầm cơ. May quá thấy ông ngồi ở quán chị Ngân nên tôi sang. Hì
  • Ừ đấy, hẹn với chả hò, thôi kệ thôi chứ biết làm thế nào giờ, chẳng lẽ lại đến nhà từng đứa mà gọi? Thôi ngồi gặm bánh mì với tôi cho đỡ bực.
Nhẹ kéo ghế đối diện ra để cho Ngọc ngồi, cùng lúc đấy chị Ngân mang bánh mì ra cho tôi. Chắc do hôm nào tôi cũng ăn ở đây thành quen, nên tôi chỉ cần đặt mông ngồi xuống là tự động combo bánh mì trứng chả và trà đá sẽ được bưng ra tận miệng.
Ngồi ngâm thêm nửa tiếng thì cuối cùng bọn lớp tôi mới lũ lượt kéo nhau đến. 6 giờ, 6 giờ chúng nó mới đến gọi là tạm đủ. Ấy thế mà bắt tôi dậy từ 5 giờ, giỏi, giỏi lắm rồi.
Bước vào lớp, tôi xách cổ ngay thằng lớp trưởng lên và dằn:
- Sao mày kêu tao 5 rưỡi là đủ?Thế tao hỏi mày bây giờ là mấy giờ, hả? Mày xem hơn 6 giờ rồi mày mới đến? Bạn bè như l thế hả mày? Giải thích tao nghe xem, hoặc là ăn đấm.
Trái ngược với sự giận dữ của tôi, thằng An lớp trưởng lại cười hềnh hệch ra, xuề xòa:
  • Thôi anh em với nhau, mày làm gì căng thế? Sau không thế nữa, nhé?
  • Xin lỗi mà xong?
  • Thì tao bao mày thêm 1 tuần ăn sáng, được chưa? Anh em với nhau mà căng thẳng thế? Buông tao ra để còn chuẩn bị chứ. 7 giờ là bắt đầu khai mạc rồi?
  • Nhớ mồm 1 tuần ăn sáng. Lần này bố mày tha, lần sau chừa đi.
  • Rồi rồi.
Cũng may là nó hiểu tôi, tầm này thì được free ăn sáng một tuần là lại đút túi tiết kiệm được thêm 5 chục tiêu vặt nữa. Giờ cũng gần 6 rưỡi, cũng không còn sớm, lớp cũng đã đông đủ rồi, cũng phải bắt tay vào chuẩn bị thôi. Thế là cả lớp vội vàng kéo nhau lên phòng truyền thống để thay đồ và trang điểm. Trong đây thì các lớp khác cũng đã chuẩn bị xong xuôi từ bao giờ rồi.Cởi vội chiêc áo đồng phục xanh thẫm của trường ra, tôi khoác trên mình bộ yếm, thứ mà tôi thề, sau 20/11, sẽ không bao giờ tôi mặc lại nữa.
7 giờ sáng, buổi lễ bắt đầu
Bọn tôi phải diễn văn nghệ, nên thành ra cũng chỉ ngồi chờ phía sau tấm phông thôi. Thật sự, trong lòng tôi bây giờ, cực kì lo lắng và sợ hãi.
 
Back
Top