Nhật ký thư ký toà

Là em nào vậy fen
Em Hương Giang nổi đình đám thế mà fency lại dễ quên vậy :go:

1684726872908.png
 
Ko phải là quên mà là giờ các tấm gương thành đạt như này thiếu gì đâu, tiện cho xin fb của e ấy luôn để vô coi phò thành công là như nào đi fen
anh vui lòng check inbox, tôi ko tiện share lung tung, mod lại cho ra đảo bỏ mẹ
 
Đúng là phàm làm cái nghề lương 3 cọc 3 đồng tự nhiên con người chi li tính toán, lo âu nghĩ ngợi, riết rồi nhìn cuộc đời, cuộc sống bất mãn, bế tắc. Không chỉ bây giờ mà thời xưa truyện sống mòn của Nam Cao đã khắc họa giáo khổ trường tư nai lưng đi làm giàu cho kẻ khác, mà bản tính hiền lành, cả tin cả nể nên quyền lợi của mình cũng bị kìm kẹp không dám nói ra. Đừng hỏi tại sao có những người luôn nhìn cuộc đời xám xịt, cay đắng cái xã hội này.
Đồng tiền không đơn giản là để mua hạnh phúc hay không , ma lực của nó làm thay đổi bản tính con người,
 
đoạn ông thầy Khải nói về đào tạo luật là chính xác, tốt nghiệp trường luật to nhất nhì cái cõi Đông Dương nhưng cầm bằng trên tay cx ko biết là trường luật dạy mình được cái gì. vất lại nhà trọ 1 mớ giáo trình chưa bh lần mở ra. về căn bản thì đống giáo trình chả có cái mẹ gì ngoài diễn xuôi lại quy định trong luật, ko phân tích cũng chả giải thích vì sao lại quy định như vậy mà cũng chả thầy cô nào dạy cái tư duy đằng sau cái quy định là như thế nào, rồi làm bài ktra, thi cử cứ ê a copy nguyên cái giáo trình vào. may sao đi làm hơn 1 năm tự lọ mọ nghiên cứu thì cx ổn, khá hơn cái đám ốp luật mà làm như cái máy
 
NHẬT KÝ THƯ KÝ TÒA (17) …

Nắng quá các cụ các mẹ ơi! Dù có ở bất kỳ cái vùng ngoại ô Hà Nội nào giờ này thì cũng ngột ngạt đến cháy lên vì nắng nóng, kiểu nóng như vừa xay vừa rang lớp da mỏng với mớ cát tinh lám nhám được đốt đậm lửa. Mấy tuần nay ra học, thi, diễn án loạn cào cào lên có cảm giác sắp sắp được một số chương trình. Ước học sớm để về Hằng Xái lủi vào với dòng nước Xuân Hằng xanh trong như đôi mắt người em gái hái củi bên sông.

Anh Trường bảo mấy ngày nay sếp lớn dự họp quốc hội, chuẩn bị tài liệu cho sếp đọa. Mấy anh em ngồi bàn với nhau về quốc hội rồi lập pháp. Anh Trường bảo đoàn nào trước khi ra Hà Nội họp cũng được các ban bệ pháp chế chuẩn bị các nội dung để lấy ý mà hỏi trên Quốc hội, chả hiểu sao ra họp toàn thấy đại biểu im như thóc. Được mấy ông phát biểu thì ông thì khóc có hôm đi chống dịch phải ăn mì tôm. Cái đếch cả năm các ông xơi sơn hào hải vị không thấy khóc với dân? Nắng thế này ông lại đề xuất mặc áo dài khăn đóng đi họp, mà chuyện áo quần linh tinh đưa ra quốc hội nói, hay là muốn mua dân chửi, hay là xem thường dân nghĩ dân cũng rảnh nên thích nghe. Ăn từng đồng thuế của dân xống xếnh áo quần mũ nón đi họp, bao nhiêu luật lệ quốc kế dân sinh không thấy bàn, lên diễn đàn than khóc kêu khổ, khóc kêu lò đốt khiếp quá giờ làm sợ sai, sợ bị bỏ tù. Thế các ông làm ăn đàng hoàng lò nào đốt được các ông, sợ vào lò sao các ông nghỉ đi cho dân lên thay? Chuyện họp hành quốc hội cũng vỡ ra nhiều vấn đề là chỗ đó, mà quốc hội là nơi lập pháp, chuyện lập pháp không ăn thua là bể kèo liền.

Anh Long bảo, em cho rằng nghị ngủ và nghị nói xàm chắc là nghị chạy chọt nghị mua ghế, chứ làm sao tinh hoa dân cử lại đến mức ấy. Mà các anh nữa, em hỏi thật các anh học thạc sĩ, tiến sĩ luật nước ngoài về có vận dụng gì vào luật Việt hiện nay không, chứ em thấy có nhiều luật chúng ta vẫn còn cóp nhặt từ thời liên xô trung tàu về. Thực tiễn đòi hỏi gì lại cãi nhau đâm chêm sửa đổi đến nát ra, cứ vài bốn năm lại thấy sửa, khoảng mười năm lại thay luật, vậy vai trò của những người học luật ở đâu trong lập pháp. Em thấy cứ có vụ đốt lò, vụ cháy quán ka ra, tham nhũng mua tàu hay rút ruột y tế, là luật lệ lại được xé nháp viết lại chạy theo sự vụ như một trò chơi con trẻ. Luật cả một quốc gia tất yếu cần hợp với thực tiễn nhưng không thể theo đuôi sự nổi hứng nhất thời của các cuộc thanh trừng phe nhóm.

Chú mày chê cũng đúng, thực ra thì ta đi học tây cũng có lúc giống bạn Lào sang ta du học hay ta sang tàu du học ấy thôi, cố cho thuộc ngôn ngữ, rồi học qua loa đại khái luật của họ, rồi nhờ xin ai làm giúp luận án luận văn xong rồi về, chứ muốn học của bọn họ mà ngấm chắc phải học mười, hai mươi năm, chứ tây học gì mà tây. Mấy chương trình học ba đến năm năm chủ yếu là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng nếu học xong rồi về còn tự học, tự nghiên cứu trong thời đại mở về phương thức học hành này thì ai muốn giỏi vẫn giỏi, dốt thì vẫn dốt. Nên chuyện giỏi hay dốt do mỗi người, không đánh đồng khua lưới vào tất được.

Bọn tây học như bọn anh về thường vào các vụ, phòng ban về hợp tác quốc tế, ở tòa có, chính phủ có, ủy ban tỉnh, văn phòng quốc hội, các bộ ngành đều có chỗ cho cái loại tây học về hết, thường mang tiền gạo nhà nước đi, về phải vào đó làm, không vào làm theo cam kết phải đền tiền, bồi thường. Mà anh vào làm thường là với vai công chức pháp lý cho các cơ quan này, lãnh đạo các cơ quan thì lại khác, nhưng anh phục vụ cho các lãnh đạo, anh ở thế khác. Anh tham gia vào các vấn đề dự thảo văn bản bếp núc phía sau, còn anh không tham gia vào chuyện bỏ phiếu trên nghị trường. Nhưng mà luật thì thường người ta làm trước rồi, mang lên nghị trường để cãi nhau cho vui, chủ trương với bấm nút thì chúng ta chẳng mấy khi mà không tám chín mươi phần trăm trở lên cả. Chuyện bếp núc phía sau hậu trường cũng có góp sức của các công chức pháp lý, nhiều ông học giỏi nước ngoài về.

Anh Long lại hỏi, sao luật các anh khoe tham mưu mà ẻo yếu thế, chưa lên đến sinh nhật thứ mười thường là bị lôi ra sửa, cứ đến ba bốn năm là bắt đầu làm dự án đối luật, mười năm là hoàn tất việc đổi luật, thế thì học ở nước ngoài về nó nằm ở đâu trong câu chuyện tuổi thọ yếu ớt của luật. Các anh lên mạng xã hội chém chính sách như đúng rồi, nào là phải này kia hợp lý hợp pháp, nào là khoe các anh dự phần soạn thảo xây dựng, đấy cái điều khoản đó, quy định đó các anh tham mưu cho ban hành. Thế nhưng khi luật lệ các anh khoe tham mưu chỉ tồn tại có vài năm, dân chê thì chính các anh dự phần làm chính sách khi đó lại lủi đi, lại đổ cho quốc hội, lại đổ cho chính sách chính trị chính kiến của ta nó vậy nên các anh bất lực. Vậy cái đạo can gián, đạo tham mưu, đạo vì nước vì dân các anh ở đâu, hay cũng chỉ vì mấy đồng lương cọc, vì yên ổn nhà xe, vì con học trường quốc tế, các anh cũng bị mua chuộc, các anh có học thức nhưng cũng làm cu li cửu vạn cho đám trục lợi chính sách, lâu lâu lại đi viết bài khen doanh nghiệp này doanh nhân nọ chúng nó cho cái nhà ở cho yên, rồi chính sách các anh cứ làm theo đặt hàng của chúng nó. Cái tây tàu học thức nếu có vì vậy có phục vụ gì cho quốc gia dân tộc chăng. Em nghĩ, nếu chỉ ngang phận cu li chính sách đánh máy chữ, thì mỗi lần chém về công trạng đóng góp chính sách cho nước nhà, các anh cũng nên chua thêm câu, đó là các anh chém thế chứ có đếch quyền.

Anh Trường hơi nóng mặt, bảo tao có đếch nhà xe nhé, tao cũng chưa viết bài khen xe điện hay chung cư của thằng nào để ăn, hòng bịp lòe dân chúng, tao hiểu có thằng lên mạng viết vỗ về để kiếm cơm, tao chưa đến mức đó. Vấn đề là ở đây câu chuyện công chức pháp lý. Này nhé, mấy ông tây học về, có thể cảm thụ các học thuyết, các triết lý luật học, rồi cả quy trình xây dựng luật của tây, nhưng về ta thì áp vào không được. Họ không có quyền, họ cũng không là đại biểu quốc hội hay là quan chức, họ thường không có mâm trong các việc dựng quyết sách, họ chỉ là các ong thợ bếp núc. Do đó, chuyện dựng đề cương, quan điểm nền tảng đưa vào luật, các đội ngũ quan chức can dự rồi, từ các tư tưởng lớn cho các đạo luật đã được dựng khung hết cả, các công chức pháp lý khi nhào nặn câu chữ cho cái khung đó cũng chỉ là các con ong xây cất nguyên liệu ngôn ngữ cho tư tưởng của người khác. Mà tư tưởng làm luật ở ta là câu chuyện chỉ có ở mấy cuốn sách chuyên khảo, chứ chuyện cái luật ở quốc hội, cái nghị định của chính phủ lại là chuyện khác. Có bao nhiêu ông đại biểu có thực học luật đang tranh cãi tóe khói trên diễn đàn quốc hội, có mấy ông đại biểu khỏe lắm, trước phiên họp, lướt vòng báo mạng, đọc sơ một vài ý kiến, rồi lên quốc hội cũng chém như rồi, nhưng nó không đầu cua tai nheo khớp gì với thực tiễn, được cái có một số ông giọng nói hay, truyền cảm, hay phát biểu, có chèn được mấy câu dân túy, dân vỗ tay rầm rầm. Nhưng làm luật không chỉ là chuyện nói để dân vỗ tay khen, vì trên cái nền tảng dân, một trăm dân may có nửa người dân có nền tảng luật lệ. Cái nghị trường không chuyên, tổ chức hội hè cãi nhau, rồi mỗi kỳ đâu như cài cắm mấy bác phát ngôn xả lũ nén kiếm ít tràng vỗ tay. Hôm rồi có anh bác làm bên Viện kiểm sát, được bầu làm đại biểu quốc hội, hỏi ảnh nói sao anh vào quốc hội mấy năm rồi mà không thấy anh phát biểu gì cho dân nghe cả, anh cười bảo chú mày cứ ngây thơ, đoàn có đoàn của tỉnh, phát biểu thì phải đăng ký, trao đổi về vấn đề gì thì lại phải không ảnh hưởng cho địa phương, rồi anh làm Viện, đăng ký lên nói đài báo nó chụp lại tương lên, được câu được câu mất, rồi dân mạng xuyên tạc rồi có khi lại mất cái việc chính đang làm, có dại dây vào.

Hầu hết đại biểu là kiêm nhiệm, trước khi đi họp phải báo cáo ra sẽ nói cái gì, trước ngày phát biểu phải trình nội dung với trưởng đoàn trưởng đảng, như vậy là quy về một đầu mối cả, bỏ phiếu hay phát biểu, chỉ còn lại là câu chuyện của tập trung thống nhất. Đôi khi chúng ta thấy có đại biểu này đại biểu kia còn có tiếng nói chủ yếu các ông này không có chức tước chính trường gì cả, nên lời nói ra không sợ lãnh đạo nghe và ghim. Chứ nói to quá, lần sau chắc gì được cơ cấu làm đại biểu nữa mà phát biểu. Cũng cần có mấy đại biểu cho có màu chộn rộn, nghĩa là có tít cho báo giật gân, chứ cả kỳ họp mà toàn hình ngủ gật với ngáp ruồi với nhau thì còn gì quốc gia đại sự. Cái quan trọng là chém đẹp chém vui chém hay vừa lòng người xem thời sự ti vi vậy, rồi những điều chém hay đó có đưa được vào luật không, chuyện lập pháp có được như người ta dân túy hay không.

Anh Trường bảo mấy cha trí thức tài ba hay chém phây búc nữa, mấy ông này có chút học, nhưng sở dĩ chém vì không làm quan trường, không hiểu nỗi khổ của mấy ông nghị, vừa làm nghị vừa làm tôi tớ cho đủ kiểu lãnh đạo khác, cái độc lập để phát ngôn không có, lấy đâu mà bàn chuyện quốc gia đại sự theo chính kiến cá nhân. Cái mâu thuẫn to đùng nhốt mấy ông học thức vào rọ công chức hoặc cho đi làm viên chức giáo dục cho an toàn, không cho làm chính trị, không cho làm ông nghị. Cứ thế chuyện công chức luật lệ một đường, chính sách ban hành một nẻo, người ta giữ ngéo nhau lại cho chắc ghế của nhau, hệ lụy là hệ thống xã hội lộn nhào, mỗi tuần lại đếm xem có ai vào lò, ở đâu. Nội chuyện bổ nhiệm, luân chuyển, kỷ luật, vào lò loanh quanh cứ mỗi nhiệm kỳ đến nhanh qua nhanh với vòng quay đó, quốc gia đại sự không còn thời gian để đầu tư tâm lực nữa. Nên bảo chất lượng mấy ông nghị, thì họ phải chọn, giữ được ghế cho qua nhiệm kỳ quan trọng hơn hay mấy cái luật lệ ban hành có cũng được không có chẳng sao?
Nên muốn nghị cho ra nghị hay nghị giả cầy, vừa đại diện cho quyền lợi người dân nhưng lại làm tay sai lính lác cho lực lượng cai quản, thì lại là một chuyện phải có độc lập hẳn ra, phải có nghị chuyên nghiệp. Phải chia ra bao nhiêu phần trăm nghị bán chuyên, bao nhiêu phần trăm nghị chuyên nghiệp. Chứ đừng cái gì cũng ôm, anh vừa làm ông quản dân, ông lại vừa đòi đại diện cho dân, thì rồi cái điều dân muốn ông nói không sẽ không dám nói, ông đi nói chuyện mì tôm áo dài khăn đóng cũng là vì cái rối lung tung lên vậy.

Có nghị chuyên nghiệp không, khi chúng ta đang được hưởng thụ không khí làm chủ của dân theo kiểu một nơi đã cử thì triệu dân theo bầu?
 
Hóng bác ra bài thường xuyên hơn.
Tôi cũng K35 HLU mà chán ngán cái ngành luật quay ra làm bank, nhưng cũng vẫn phải vận dụng kiến thức luật mới làm được.
 
Mình hoang mang thực ra bác Tuấn cũng chưa gặp bao giờ, bác ấy làm to nhưng anh em xa, lâu lâu giỗ ông nội hay Tết gì mới gặp sơ sài bác ấy, gặp bác cứ nhắc, mày cố gắng lên, không có bác giờ có mà đi dán tờ rơi cho mấy văn phòng luật sư rồi con ạ, nhớ lấy mà phấn đấu.

câu trên chưa gặp bao giờ câu dưới lại giỗ ông tết nhất mới gặp là dư nào
 
Lại nhớ anh Khiêu vũ giữa bầy gõ, mấy chuyện hay đang kể dở mà drop tới giờ luôn
 
Back
Top