[no-drop] - Tản mạn cuộc sống ở Anh

Cấu trúc giống cây Xăng bên Mẽo, ngoài là cây xăng để đổ, trong là siêu thị mini. Mỗi bang sẽ có mỗi thương hiệu cây xăng phổ biến, như bang t là Quiktrip. Có 1 số cây xăng của Costco giá rẻ hơn một chút nhưng phải có thẻ thành viên mua đồ ở Costco mới đổ được.

Ko biết cây xăng bên đó có vô gia cư ngồi trước siêu thị ko nhỉ ? Chứ bên đây tối ở cây xăng nhỏ có vài thằng ngồi phía trước xin ăn nhìn tệ nạn lắm.

Có chỗ có chỗ ko fen ạ, đội đấy di cư liên tọi ấy mà. Tôi thấy đội da trắng bên London này vô gia cư nhiều hơn đội đen, đến lạ, còn đội da vàng thì chịu khó rồi, ko thấy đi ăn xin.
 
Có chỗ có chỗ ko fen ạ, đội đấy di cư liên tọi ấy mà. Tôi thấy đội da trắng bên London này vô gia cư nhiều hơn đội đen, đến lạ, còn đội da vàng thì chịu khó rồi, ko thấy đi ăn xin.
Tính ra bọn đen bên châu Âu nó hiền hơn bên Mẽo đó. Vì đa số còn là thế hệ đầu di cư đến nên cũng đỡ hơn.

Còn bên Mẽo thì thôi rồi, nó và tụi da đỏ top đầu tệ nạn luôn. Chắc sống lâu năm bị nhiễm văn hóa woke nặng quá.
 
Có chỗ có chỗ ko fen ạ, đội đấy di cư liên tọi ấy mà. Tôi thấy đội da trắng bên London này vô gia cư nhiều hơn đội đen, đến lạ, còn đội da vàng thì chịu khó rồi, ko thấy đi ăn xin.
Vấn đề không phải da vàng chịu khó mà là anh da màu thì khó hành nghề vô gia cư hơn, cái đất nước mà nó đã ngứa mắt với bọn dân nhập cư làm ba cái nghề lương thấp sẵn rồi, ra đi ăn xin nữa chắc thành cái bao cát cho mấy thằng côn đồ trong thành phố quá
 
#15 Nails và người Việt

Nhắc tới người Việt ở nước ngoài thì mặc định là cả TG nghĩ tới/đoán/phỏng đoán/khẳng định là làm nail. Có phải riêng gì người Việt bản xứ biết đâu, cả bọn Tây, Tàu, Ấn, Thổ nó cũng khẳng định cả mà. Các fen (người Việt bản xứ) đừng vội kỳ thị người Việt xa xứ khi họ chủ yếu làm nghề này (thực ra ngoài làm nail thì trồng cỏ cũng là 1 công việc cực kỳ, cực kỳ nhiều tiền - ông anh tôi bảo trước đây ông ngày kiếm cả chục nghìn bảng với việc trồng cỏ). Làm nail chả có gì là xấu cả, người Việt mình được cái là khéo tay, tẩn mẩn, tay nhỏ cầm cọ vẽ nó đẹp, chứ bọn kia tay to, thô kệch, làm cũng ko khéo như mình đâu.

Làm nail thì nhiều tiền, rất nhiều tiền, tất nhiên là nhiều tiền cho chủ thôi, còn thợ thì bình thường. Theo giá thị trường hiện nay ở UK, thợ chính sẽ được trả khoảng £150/ngày ~ 4,5tr VNĐ, thợ phụ thì ~£120/ngày. Trước vợ tôi còn làm, lúc cao điểm mùa hè và dịp lễ, ngày có thể kiếm tới £300 (thợ còi), còn các thợ khác có thể tới £400/ngày, đấy là khu này giá còn rẻ chán. Các khu nhà giàu thì làm bộ nail tới £80-£100/khách. Shop nào đông thợ đông khách thì ngày họ kiếm £5K là chuyện nhỏ. Tuy nhiên ko phải ngày nào cũng kiếm được, mùa đông rất ít khách vì trời nó rét, tối nhanh, họ cũng ngại ra ngoài. Mùa cá kiếm là mùa hè, khi UK lột xác, lúc này nam thanh nữ tú ra đường, cây cối đâm chồi nở hoa, con người tràn trề sức sống, trẻ con nghỉ học, là dịp để mọi người đi du lịch làm đẹp và là mùa chính kiếm cơm của các tiệm nail. Ngoài ra còn các dịp Giáng sinh, năm mới hoặc các dịp half-term thì bọn nít ranh cũng đi làm.

Nail ở UK so với US thì nó giống con với bố. Ở Mỹ là thủ phủ của nail của người Việt ở nước ngoài rồi, xét về quy mô, kỹ thuật thì ở Mỹ ăn đứt. Ở UK, các tiệm nail khá nhỏ, thợ loanh quanh <20 người, thường chỉ là shop với 5-10 thợ chứ ko phải lớn lắm. Mùa hè thợ và chủ cùng nhau hát ca vì kiếm được tiền, thợ có giá nên cũng chạy sô (kiếm shop nào trả lương cao). Mùa đông là mùa đấu tố giữa thợ và chủ, chủ bóc phốt thợ mất dạy (đào tạo/ko đào tạo nhưng khi chỗ khác lương cao thì phé), thợ bóc chủ khốn nạn khi trả lương thấp cho thợ, ép thợ ko có giấy tờ lương thấp. Bên này, việc ko có giấy tờ và có giấy tờ nó khác nhau lắm, làm chui mà council nó biết, nó phạt cho toè mỏ. Chính vì vậy mà shop sẽ ngại nhận thợ ko giấy tờ, còn thợ ko giấy tờ sẽ thường bị ép giá.

Giờ nail ko chỉ mỗi người Việt làm, vì quá béo bở nên người Tàu, người Thái, đội U cà cũng làm, nhưng mạnh nhất thì là đội Tàu. Họ làm cũng đâu có thua kém gì người Việt đâu, giờ miếng bánh bị nhiều người cắn nên sẽ ko còn thơm như trước. Chỉ là ko còn thơm như trước thôi, chứ vẫn thơm hơn rất nhiều so với ở VN. Các chủ shop vẫn mua nhà, đi xe xịn, xài đồ hiệu, giờ thì dùng ít hơn thôi chứ vẫn chưa bỏ được.

Post trước tôi cũng có nói về 1 số hình thức làm ở shop nail (làm chủ, làm thuê, tự đặt bàn, ăn chia), mỗi hình thức có 1 cái sướng riêng. Tuy nhiên, độc lập tự do với chủ (đặt bàn) thì vẫn sướng vì ko bị quản lý (soi) từ chủ. Tôi cũng khá buồn khi thấy người Việt mình ở nước ngoài thích săm soi và dìm người mình khi có thể. Không tự nhiên mà họ hàng tôi bảo hãy cẩn thận với chính người của mình, họ sẽ là những hàng xóm khó chịu, người mách lẻo, hay đi tố cáo với police khi tiệm của mình. Người Việt mình cạnh tranh với nhau lắm, 1 dãy phố có thể có 2,3 shop, khách đâu ra lắm thế. Nghĩ lại thì họ cũng ko có nhiều sự lựa chọn, làm nail là dễ nhất và tốt nhất tới hiện tại, như vậy dân ta oánh dân mình là chuyện tất nhiên.

Một khi đã làm nail thì sẽ khó dứt ra vì đơn giản là làm nail là tiền tươi thóc thật và tiền nhiều. Tôi thi thoảng nói chuyện với vợ là chả có nghề nào gọi là tạm cả, một khi làm thì mình cũng phải gắn bó với nó ít cũng 1,2 năm, quay đi quay lại thì mất vài năm rồi. Thế nên khi bắt tay làm gì thì cứ làm cho tốt, có cơ hội thì dứt luôn chứ bảo làm nốt tháng này hoặc hết năm thì lại lười và sẽ bị ì vì khó kiếm việc khác. Cái thứ 2 là việc chăm sóc con cái của họ bị bỏ bê, họ thường làm từ sáng tới đêm, chỉ tranh thủ ăn sáng với con rồi đêm về con đã ngủ. Lúc nhỏ con còn bé thì phải đưa đón, chứ lớn lên rồi, bọn nó toàn đi bộ tới trường nên họ cũng mặc kệ. Trẻ con thường có nhiều vấn đề lắm, dễ thấy nhất là ko gần gũi, chia sẻ với bố mẹ (nó cũng đúng thôi vì lúc bọn nó cần thì bố mẹ đâu có bên cạnh nó đâu), trẻ con cũng khó bảo cứng đầu. Những trường hợp trẻ con học tốt để làm cái này cái kia thì ko nhiều. Tôi cũng thống kê dựa trên những trường hợp tôi gặp, cả Việt, cả Tàu nữa, bọn trẻ có vấn đề nhiều lắm. Bố mẹ hay kêu là con cái ko thích nói chuyện, chia sẻ gì cả, giống kiểu đổ lỗi cho bọn nó và xã hội mà quên đi vai trò của bố mẹ khi nuôi dạy con trẻ.
 
#38 - Chuyện cái xe đạp

Ở ta chuyện cái xe đạp cũng chẳng có nhiều thứ để nói, bên này thì cái xe đạp nó lắm thứ hay ho lắm, đôi khi tôi có cảm giác là đi xe đạp bên này trông có vẻ "thượng đẳng" (joking) hơn.

Anh lợn rất ưu tiên phương tiện công cộng và phương tiện xanh, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xanh để bảo vệ môi trường. Được cái là nó không chỉ khuyến khích bằng mồm, bằng khẩu hiệu, mà nó làm 1 cách có hệ thống và đồng bộ. Xe đạp luôn được ưu tiên ở các con đường từ vùng nông thôn tới thành thị, bọn nó kẻ hẳn làn đường dành riêng cho xe đạp, xe đạp được đi vào làn xe bus và vỉa hè (có kẻ làn xe đạp). Để tôi gửi ảnh hình dung về làn xe đạp ở đường và trên vỉa hè (chỗ này nó sơn xanh và có in hình xe đạp thì là làn riêng cho xe đạp, nhiều chỗ nhiều phương tiện nguy hiểm thì nó cho xe đạp đi lên vỉa hè - có kẻ làn riêng).
1713219841728.png

1713219767234.png


Khi dừng đèn đỏ, xe đạp được ưu tiên đứng trước các phương tiện khác (có 1 ô xanh dành luôn cho xe đạp). Ngoài ra thì sẽ có đèn riêng cho xe đạp, và thường xe đạp sẽ được đi trước các phương tiện khác khi đèn bật xanh. Ở một số chỗ qua đường, có luôn cả qua đường cho xe đạp + người đi bộ (bình thường thì qua đường chỉ dành cho người đi bộ).
1713219663918.png


Ảnh trên nó có cái cột chữ U để khoá xe đạp vào. Bên này thì có 1 cái tệ nạn đó là trộm xe hoặc bộ phận xe đạp. Rất dễ thấy những cái xe chỉ trơ chọi khung xe vì bánh trước, bánh sau, yên xe, hoặc tay lái đã bị vặt. Bánh xe nó tháo chỉ trong có 1,2s thôi, có cái lẫy nên bị mất trộm nhiều. Hồi mới sang tôi thực sự sốc khi ở cái đất nước phát triển này lại có cái kiểu trộm cắp vặt này. Khoá xe (khoá chữ U) và khoá dây (dùng để khoá 2 bánh với nhau) là những thứ ko thể thiếu khi đỗ xe ngoài đường!!!

Có vẻ như xe đạp không bị hạn chế tốc độ nhiều trong khi ô tô ở London chỉ bám đít xe đạp. Vận tốc tối đa cho phép ô tô đi ở London chỉ là 20 dặm/giờ (32km/giờ), với khẩu hiệu Keep London safe. Xe đạp nó phi vèo vèo, ô tô ko có cửa chạy với xe đạp đâu các fen. Có 1 điểm thuận lợi cho dân nó đi xe đạp đó là thời tiết nó cực kỳ mát mẻ, dễ chịu, không khí trong lành sạch sẽ, ít khói bụi và tắc đường, xe đạp lại được ưu tiên trên các khung đường. Thử tưởng tượng, nhà nước mình giải quyết hết tất cả các vấn đề như nó để ưu tiên phương tiện xanh, nhưng đạp xe vào trời mùa hè thì quả là 1 vấn đề khó giải quyết: mồ hôi bẩn thỉu, hôi hám, nóng bức, ko phải ai cũng tắm trên công ty trước khi vào làm được.

Xe đạp bên này nó đa dạng, cực kỳ đa dạng. Bọn trẻ thường được bố mẹ chúng cho vào cái xe kéo phía sau xe đạp, hoặc có cái giống dạng xích lô, 2 đứa ngồi trước còn bố mẹ đạp sau. Ngoài ra còn có xe đạp chuyên chở hàng, xe đạp dành cho người thích nằm đi ra đường, xe bé xíu, xe to đùng. Nhiều con xe nó nhìn ngầu vkl ra, xe đạp bọn nó giống như xe máy của mình vậy, cực kỳ đa dạng và đáp ứng đủ các loại nhu cầu của dân, thế nên kiểu dáng rất phong phú, và tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, giá cũng chẳng rẻ gì cả.
1713220694370.png
1713220743325.png
1713220798452.png


Xe đạp điện là phương tiện phổ biến hơn cả. Mấy con xe đạp điện chả khác mẹ gì xe máy của mình gì cả, chạy ầm ầm ngoài đường. Đôi khi ra ngoài đường nghe vèo 1 cái là thấy con xe đạp điện nó chạy qua. Xe đạp điện thì chủ yếu được dùng để đi ship đồ, dân ship đồ chuộng mấy con xe này vì nó nhanh và thuận tiện. Hôm nọ tôi cũng thấy 1 thanh niên đi xe đạp điện hành nghề ăn cướp điện thoại ở trung tâm London, cũng chỉ nghe vèo cái thôi là mất dạng rồi.
1713221088038.png
1713221124611.png


Nó có dịch vụ cho thuê xe đạp điện, giá bằng giá đi xe bus, trong 1 giờ bạn phải trả £1.75. Có 2 loại phổ biến, 1 là phải thuê và trả xe ở các trạm của nó, 2 là thích vứt đâu thì vứt. Điểm dở của cái xe trả ở trạm là phải tìm trạm còn đủ slot để mà trả, còn điểm hay là xe nó thường đẹp hơn vì ko bị vứt lăn lóc ngoài đường. Đăng ký khá dễ và mượn trả nhanh chóng. Có 1 điểm ko thích đó là xe nó chỉ thiết kế cho đi có 1 người, nên ko hành nghề xe đạp ôm được.

Thị trường buôn bán xe đạp/xe đạp điện cũng khá sôi động. Trước tôi cũng mua 1 con xe đạp điện địa hình ~£400, con xe đấy nó to đùng, hợp với tây hơn là với tôi, cơ mà leo lên rồi phóng tít lắm. Sau này đi được 2,3 tháng rồi bán lại cũng được giá thế, cũng bán qua FB, nhưng gặp bọn lừa đảo nhiều vkl ra. Giá nào cũng ok, méo thèm trả giá rồi kêu tao bận, mày gửi giúp tao qua dịch vụ vận chuyển, và mình phải mất tiền để vận chuyển. Mẹ nó, bọn này ở quê tao xích hết rồi. Hôm bán được cái xe cho anh bạn shipper Ấn thì phải, ông kể là tao vừa mới để cái xe ở ngoài cửa (xe ông bạn là xe đạp điện) để đi vào trong cửa hàng ship đồ nhưng chưa khoá xe, quay ra thì mất cmnn cái xe rồi, cay nhưng méo làm gì được. Giờ phải mua con khác để đi, giờ gặp được con xe tôi bán giá hợp lý, chốt kèo luôn.
 
#15 Nails và người Việt

Nhắc tới người Việt ở nước ngoài thì mặc định là cả TG nghĩ tới/đoán/phỏng đoán/khẳng định là làm nail. Có phải riêng gì người Việt bản xứ biết đâu, cả bọn Tây, Tàu, Ấn, Thổ nó cũng khẳng định cả mà. Các fen (người Việt bản xứ) đừng vội kỳ thị người Việt xa xứ khi họ chủ yếu làm nghề này (thực ra ngoài làm nail thì trồng cỏ cũng là 1 công việc cực kỳ, cực kỳ nhiều tiền - ông anh tôi bảo trước đây ông ngày kiếm cả chục nghìn bảng với việc trồng cỏ). Làm nail chả có gì là xấu cả, người Việt mình được cái là khéo tay, tẩn mẩn, tay nhỏ cầm cọ vẽ nó đẹp, chứ bọn kia tay to, thô kệch, làm cũng ko khéo như mình đâu.

Làm nail thì nhiều tiền, rất nhiều tiền, tất nhiên là nhiều tiền cho chủ thôi, còn thợ thì bình thường. Theo giá thị trường hiện nay ở UK, thợ chính sẽ được trả khoảng £150/ngày ~ 4,5tr VNĐ, thợ phụ thì ~£120/ngày. Trước vợ tôi còn làm, lúc cao điểm mùa hè và dịp lễ, ngày có thể kiếm tới £300 (thợ còi), còn các thợ khác có thể tới £400/ngày, đấy là khu này giá còn rẻ chán. Các khu nhà giàu thì làm bộ nail tới £80-£100/khách. Shop nào đông thợ đông khách thì ngày họ kiếm £5K là chuyện nhỏ. Tuy nhiên ko phải ngày nào cũng kiếm được, mùa đông rất ít khách vì trời nó rét, tối nhanh, họ cũng ngại ra ngoài. Mùa cá kiếm là mùa hè, khi UK lột xác, lúc này nam thanh nữ tú ra đường, cây cối đâm chồi nở hoa, con người tràn trề sức sống, trẻ con nghỉ học, là dịp để mọi người đi du lịch làm đẹp và là mùa chính kiếm cơm của các tiệm nail. Ngoài ra còn các dịp Giáng sinh, năm mới hoặc các dịp half-term thì bọn nít ranh cũng đi làm.

Nail ở UK so với US thì nó giống con với bố. Ở Mỹ là thủ phủ của nail của người Việt ở nước ngoài rồi, xét về quy mô, kỹ thuật thì ở Mỹ ăn đứt. Ở UK, các tiệm nail khá nhỏ, thợ loanh quanh <20 người, thường chỉ là shop với 5-10 thợ chứ ko phải lớn lắm. Mùa hè thợ và chủ cùng nhau hát ca vì kiếm được tiền, thợ có giá nên cũng chạy sô (kiếm shop nào trả lương cao). Mùa đông là mùa đấu tố giữa thợ và chủ, chủ bóc phốt thợ mất dạy (đào tạo/ko đào tạo nhưng khi chỗ khác lương cao thì phé), thợ bóc chủ khốn nạn khi trả lương thấp cho thợ, ép thợ ko có giấy tờ lương thấp. Bên này, việc ko có giấy tờ và có giấy tờ nó khác nhau lắm, làm chui mà council nó biết, nó phạt cho toè mỏ. Chính vì vậy mà shop sẽ ngại nhận thợ ko giấy tờ, còn thợ ko giấy tờ sẽ thường bị ép giá.

Giờ nail ko chỉ mỗi người Việt làm, vì quá béo bở nên người Tàu, người Thái, đội U cà cũng làm, nhưng mạnh nhất thì là đội Tàu. Họ làm cũng đâu có thua kém gì người Việt đâu, giờ miếng bánh bị nhiều người cắn nên sẽ ko còn thơm như trước. Chỉ là ko còn thơm như trước thôi, chứ vẫn thơm hơn rất nhiều so với ở VN. Các chủ shop vẫn mua nhà, đi xe xịn, xài đồ hiệu, giờ thì dùng ít hơn thôi chứ vẫn chưa bỏ được.

Post trước tôi cũng có nói về 1 số hình thức làm ở shop nail (làm chủ, làm thuê, tự đặt bàn, ăn chia), mỗi hình thức có 1 cái sướng riêng. Tuy nhiên, độc lập tự do với chủ (đặt bàn) thì vẫn sướng vì ko bị quản lý (soi) từ chủ. Tôi cũng khá buồn khi thấy người Việt mình ở nước ngoài thích săm soi và dìm người mình khi có thể. Không tự nhiên mà họ hàng tôi bảo hãy cẩn thận với chính người của mình, họ sẽ là những hàng xóm khó chịu, người mách lẻo, hay đi tố cáo với police khi tiệm của mình. Người Việt mình cạnh tranh với nhau lắm, 1 dãy phố có thể có 2,3 shop, khách đâu ra lắm thế. Nghĩ lại thì họ cũng ko có nhiều sự lựa chọn, làm nail là dễ nhất và tốt nhất tới hiện tại, như vậy dân ta oánh dân mình là chuyện tất nhiên.

Một khi đã làm nail thì sẽ khó dứt ra vì đơn giản là làm nail là tiền tươi thóc thật và tiền nhiều. Tôi thi thoảng nói chuyện với vợ là chả có nghề nào gọi là tạm cả, một khi làm thì mình cũng phải gắn bó với nó ít cũng 1,2 năm, quay đi quay lại thì mất vài năm rồi. Thế nên khi bắt tay làm gì thì cứ làm cho tốt, có cơ hội thì dứt luôn chứ bảo làm nốt tháng này hoặc hết năm thì lại lười và sẽ bị ì vì khó kiếm việc khác. Cái thứ 2 là việc chăm sóc con cái của họ bị bỏ bê, họ thường làm từ sáng tới đêm, chỉ tranh thủ ăn sáng với con rồi đêm về con đã ngủ. Lúc nhỏ con còn bé thì phải đưa đón, chứ lớn lên rồi, bọn nó toàn đi bộ tới trường nên họ cũng mặc kệ. Trẻ con thường có nhiều vấn đề lắm, dễ thấy nhất là ko gần gũi, chia sẻ với bố mẹ (nó cũng đúng thôi vì lúc bọn nó cần thì bố mẹ đâu có bên cạnh nó đâu), trẻ con cũng khó bảo cứng đầu. Những trường hợp trẻ con học tốt để làm cái này cái kia thì ko nhiều. Tôi cũng thống kê dựa trên những trường hợp tôi gặp, cả Việt, cả Tàu nữa, bọn trẻ có vấn đề nhiều lắm. Bố mẹ hay kêu là con cái ko thích nói chuyện, chia sẻ gì cả, giống kiểu đổ lỗi cho bọn nó và xã hội mà quên đi vai trò của bố mẹ khi nuôi dạy con trẻ.
Bên Anh ngoài nail ra thì người Việt làm trong nhà máy nhiều ko fen ?

T cũng muốn biết tình hình hãng xưởng bên đó ra sao, có nhiều ko và có xa trung tâm tp ko.
 
#45 Bảo tàng Anh quốc

View attachment 2347850


Bảo tàng Anh quốc - hay British Museum là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới cùng với số lượng hiện vật đồ sộ từ khắp nơi trên thế giới, một trong những bảo tàng gây tranh cãi trên thế giới, đồng thời nó cũng thể hiện uy thế của UK so với thế giới. Điều tôi thấy bất ngờ nhất là gần như tất cả các hiện vật trong bảo tàng là của các quốc gia khác, người Anh họ mang về đây (bảo tàng được thành lập năm 1753), và họ đặt tên bảo tàng này là "British Museum", một sự khẳng định rằng tao đi khắp thế giới để lấy về đấy, tao trưng trong nhà của tao, và tao đặt tên là bảo tàng nhà tao, chúng mày giỏi làm gì được thì làm đi.

Để đi thăm hết cái bảo tàng này, nếu đi lướt qua các gian phòng, bạn sẽ cần đi khoảng 2-3 ngày, nếu đi mà ngắm kỹ hơn thì cả tuần. Đây cũng là 1 bảo tàng có số lượng khách viếng thăm nhiều nhất trên thế giới và là 1 điểm phải đi khi tới London. London có rất rất nhiều bảo tàng, quy mô cũng rất rất lớn và đặc biệt là FREE cổng vào. Cái gì bọn nó cũng cho vào bảo tàng cả, máy bay, ô tô, xe cộ, lịch sử, chiến tranh, chim chóc, muông thú, vv.... Các bảo tàng đa dạng về quy mô, cực kỳ lớn như British Museum(18.5 arces ~ 7.5 ha), Victoria and Albert Museum (12.5 arces ~ 5 ha), Natural History Museum (13 arces ~ 5.1 ha), hay các bảo tàng chỉ nhỏ nhỏ trong 1 tòa nhà. London có khoảng 250 bảo tàng lớn nhỏ các loại, riêng đi bảo tàng chơi đã hết ngày rồi. Có một khu vực tập trung nhiều bảo tàng lớn như là bảo tàng tự nhiên và lịch sử và Victoria and Albert, thế nên chính quyền họ xây riêng các đường hầm dành cho khách thăm quan từ các bến tàu ngầm. Ảnh dưới là danh sách các bảo tàng ở London.

A_flow_chart_of_London_museums_by_Matt_Brown.jpg


Ở bên này, trẻ con rất thích đi vào các bảo tàng vì có rất nhiều thứ làm bọn nó thích thú. Ví dụ, ở bảo tàng tự nhiên, trong sảnh chính sẽ có bộ xương của 1 con khủng long hoặc 1 con cá voi, nó to vkl fen ạ, con người so với nó chả là gì cả, bọn nó đi tiếp sẽ xem 1 thế giới khủng long với rất nhiều hóa thạch, mô hình, thậm chí họ làm cả 1 con khủng long to có thể gầm gừ cho bọn trẻ chụp ảnh, sờ soạng. Trong bảo tàng còn có những gian phòng chứa đủ các loại đá, đất, kim loại được đào từ dưới đất lên để ngắm nghía. Ngoài ra thủy cung có nhiều loại động vật tôm cá để bọn nó ngắm. Thêm nữa, các bảo tàng có cả xem phim thực tế ảo để bọn nó trải nghiệm thủy cung, bầu trời, rừng rậm. Để khám phá vũ trụ, bọn trẻ được xem hình ảnh của các hành tinh, khám phá lịch sử tàu vũ trụ, mô phỏng làm việc ở ngoài vũ trụ, nhiều trải nghiệm lắm các fen.

Ở bảo tàng Anh quốc, họ trưng bày đầy đủ các "chiến lợi phẩm" trong quá trình đi xâm lược của đế quốc Anh. Các fen cứ nghĩ xem, 300 năm đi cướp bóc, những cái mà họ cho chúng ta thấy chỉ là những thứ họ muốn chúng ta thấy. Tôi cũng ko có thấy họ trưng bày các đồ như vàng, đá quý hay đồ trang sức ở chỗ nào cả. Có một điểm tôi thấy rất thích, đó là trải nghiệm đi vòng quanh thế giới khi tới bảo tàng này. Họ trưng bày các cổ vật của Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Ai cập, Hy lạp, châu Mỹ, châu Phi, nhưng ko có Việt Nam của mình (chắc khi nào tôi làm chuyến qua Pháp xem, hoặc anh em Pháp confirm xem có cổ vật VN ở bên Pháp ko). Tôi đi vào xem chỉ há hốc mồm, wow, sao con người xưa họ giỏi vậy, họ khéo tay, những đồ gốm bát đĩa, đồ kim loại trang sức. Tôi nhận xét là người châu Á và người châu Âu là 2 nơi có những đồ tinh xảo nhất, còn khu vực châu Phi và châu Mỹ khá lép vế, đơn giản chỉ là những công cụ khá thô sơ.

View attachment 2347957View attachment 2347961View attachment 2347963View attachment 2347965View attachment 2347971View attachment 2347972View attachment 2347973View attachment 2347976

Đây là một cái meme khá thú vị về việc British musem lấy đồ của quốc gia khác. Tuy nhiên không thể phủ nhận 1 điều là cha ông họ giỏi trong việc đi chinh phục các quốc gia khác, và chúng ta vào đây có thể tham quan cả thế giới cũng có cái hay của nó. Fen nào đang ở bên này thì sắp xếp thời gian vào xem, fen nào chuẩn bị sang thì lưu ý địa điểm này.
View attachment 2347981

Bọn trẻ con nước ngoài được định hướng từ nhỏ là đam mê khám phá mọi thứ, bảo sao mà bọn đế quốc đã mộng thực địa hoá ngoài hành tinh cmnr chứ k chỉ loanh quanh mãi 1 chỗ
 
Bên Anh ngoài nail ra thì người Việt làm trong nhà máy nhiều ko fen ?

T cũng muốn biết tình hình hãng xưởng bên đó ra sao, có nhiều ko và có xa trung tâm tp ko.
Cái này mình ko rõ, làm nhà máy ý là làm công nhân như bên mình hay ntn. Người Việt thì chủ yếu làm nail, làm đẹp, xây dựng, văn phòng, nhưng làm nail là chính nhé. London thì ko có nhà máy nào ở nội đô cả, bọn nó chủ yếu làm liên quan tới tài chính, kinh tế là nhiều.

Bọn trẻ con nước ngoài được định hướng từ nhỏ là đam mê khám phá mọi thứ, bảo sao mà bọn đế quốc đã mộng thực địa hoá ngoài hành tinh cmnr chứ k chỉ loanh quanh mãi 1 chỗ

Con mình nó đi bảo tàng ở Anh quốc rồi nó thuyết trình đủ thứ cho mình nghe. Hoá ra là bọn nó học mấy cái này, nó dạy cho trẻ con là thế giới rộng lớn bao la, chịu khó đi xa mà khám phá.
 
Cái này mình ko rõ, làm nhà máy ý là làm công nhân như bên mình hay ntn. Người Việt thì chủ yếu làm nail, làm đẹp, xây dựng, văn phòng, nhưng làm nail là chính nhé. London thì ko có nhà máy nào ở nội đô cả, bọn nó chủ yếu làm liên quan tới tài chính, kinh tế là nhiều.
Kiểu làm công nhân dây chuyền sản xuất đó fen hoặc kiểu làm tiện CNC như bên Mẽo vậy.
 
Back
Top