[no-drop] - Tản mạn cuộc sống ở Anh

Cảm ơn bác thớt, thread hữu ích quá. Cho em xin review về những tiện ích 4.0 với, như kiểu wifi, 4G, QR code,...

Các nhà mạng nó có gói cước chỉ data và free call, mình thì mua 10₫/tháng được 4-5GB gì đó, gọi điện thoải mái chỉ có hết data thì phải nạp thêm. Ngoài ra thì ai ko dùng data thì lại chọn gói cước có phí khi gọi.

Wifi cũng ko free nhiều như bên mình đâu. Tốc độ cũng bt, password thì bên này họ sẽ sinh password ngẫu nhiên khá dài và in ra hoặc gửi cho users.

Thanh toán thì họ dùng tiền mặt hoặc quẹt thẻ, chứ ít chuyển khoản hay dùng QRCode, cũng chưa thấy chỗ nào dùng QRCode để thanh toán cả.
 
Chủ thớt cho hỏi ở Anh có bị pbct ko?

Mình cũng chưa sống đủ lâu để cảm nhận. Cũng chỉ loanh quanh ở London và khu vực xung quanh. Cảm nhận là ít thấy bọn nó pbct ra mặt, kiểu như hỏi ko trả lời hay trả lời theo kiểu trịnh thượng hoặc có lời nói khiếm nhã nhiều.

London nó tạp chủng lắm fen, đủ các loại màu da, sắc tộc, tôn giáo và tín ngưỡng. Có thể có 1 kiểu gọi là đánh đồng da vàng là tàu khựa hay cứ da đen là Zelda, còn lại mọi thứ rất bt. Thậm chí fen sẽ thấy da trắng nó còn cực kỳ lịch sự khi đối xử với người khác. Bản thân mình chưa cảm nhận thấy, hi vọng sẽ ko phải bị cảm nhận cái cảm giác này
 
Sử dụng tiền bên UK cũng khá thú vị. Mỗi nước trong UK đều có đồng tiền riêng, ví dụ tiền Anh, tiền Scotland nhưng tiêu ở đâu cũng được và giá trị là tương đương.

Hệ thống tiền xu cũng khá thú vị. Thường thì mọi người dựa vào chất liệu, hình dạng để biết được đồng xu có mệnh giá bao nhiêu. Vì hình ảnh trên cùng 1 đồng xu có thể khác nhau, có nhiều bộ sưu tập khá thú vị. Ví dụ như bộ Olympic, hoặc bộ phổ biến nhất là xếp lại thành hình cái khiên. Lần đầu tiên đi Anh, tiếng Anh mình còn bập bõm nghe không rõ, nên mua gì cũng trả tiền mệnh giá to để họ trả lại, kết quả là nhận về 1 đống tiền xu :D
Mà lưu ý 1 chút, bên này đồng to nhất là 50 bảng, nhưng hầu như không ai tiêu đồng này cả. Đợt đầu tiên mình sang Anh, ra Hà Trung đổi 1 tập 50 đồng, đi đâu mua gì cũng bị soi, xong còn dùng bút thử tiền giả… Sau rút kinh nghiệm đổi tiền bé nhất có thể :D

via theNEXTvoz for iPhone

Có siêu thị nó còn ghi là ko nhận tờ 50₫. Ai cầm tờ 50₫ đi thanh toán nó coi như người trên giời xuống vậy. Anh em nào có đổi tiền qua UK tiêu thì đừng mang theo tờ 50₫ làm gì.
 
#21 - Móc túi, trốn vé, ăn trộm, nghề đi chợ, hay cờ bạc bịp ở London

Bài này tôi viết về 1 số cái mặt trái mà xã hội nào cũng có, chẳng qua người ta nghe nhiều về những cái văn minh, hiện đại của UK mà họ quên đi rằng ở xã hội nào cũng nhiều những tệ nạn, chẳng qua nó ít hay nhiều và con người ta đối xử với nó ntn thôi.

Móc túi
Có post tôi đã nói qua về trải nghiệm "bị móc túi" của vợ tôi, người luôn cho rằng ở London nó văn minh, lấy đâu ra móc túi, cũng chưa bị mất bao giờ nên ko cảnh giác gì cả. Ai cũng vậy thôi, nếu chưa được trải nghiệm, chưa được người khác dặn dò hay nghe kể thì cũng đều nghĩ làm gì có chuyện đó xảy ra với mình. Vợ chồng tôi rủ nhau đi phố Tàu chơi buổi tối, trên phố Tàu thì công nhận là đẹp, có nhiều thứ để ăn uống hay vui chơi, bọn Tây nó lên đấy nhiều lắm, đồ ăn của Tàu thì chắc chắn hơn hẳn đồ ăn Tây rồi. Vợ tôi đeo ba lô sau lưng, tôi cõng con gái lên vai, tôi chắc cốp nên cho hết điện thoại và ví vào túi trong áo (trước tôi bị móc mấy lần rồi nên có kinh nghiệm), thế là tự dưng vợ á lên 1 tiếng rồi bảo tôi là em bị móc túi rồi, bảo tôi là có 1 ngừoi nào đó va vào mình, rồi theo thói quen cũng sorry rối rít, thế là đi mất cái ví. Lúc ấy tá hoả rồi, định chạy đi tìm, nhưng tôi bảo, mất rồi thì có tìm bằng chym, đi về đi ngủ. Kiểm kê lại thì may mắn là chỉ có ~30đ gì đó chứ ko có giấy tờ gì. Fen nào ở bên này thì đừng cầm cái BRP với Passpord ra ngoài làm gì, mất rồi thì lại mất công làm lại, tốn thời gian lắm. Thế là đi toi 1 buổi tối vui vẻ!

Trốn vé
Trốn vé tàu hoặc vé bus là chuyện thường ở bên này. Ở xe bus có 2 cửa, thi thoảng sẽ có vài người họ lên bằng cửa xuống, nhưng cũng chả ai ý kiến gì đâu, "none of your business". Nếu có nhân viên đi soát vé thì họ bị phạt khoảng 80đ. Xe bus rẻ nên họ ít trốn. Trốn nhiều thì là đi tàu điện hoặc đi tàu hoả. Ở các ga tàu nó có cổng soát vé, ở cổng soát vé có thể có người gác hoặc không, một số ga tàu hoả sẽ KHÔNG có cổng soát vé, như vậy thì ai biết thì họ hoàn toàn có thể trốn vé. Hai là ở cổng soát vé sẽ có nhiều lối vào, trong đó có 1 lối vào rất to dành cho gia đình, người khuyết tật, người mang nhiều hành lý, xe đạp. Người nào mà trốn thì họ sẽ đi theo sau người quẹt vé trước vì lối này thời gian đóng của nó lâu hơn.
1710196284677.png


Ăn trộm
Chỗ vợ tôi trước làm có 1 cặp vợ chồng Zelda chuyên đi trộm đồ siêu thị hoặc cửa hàng rồi vào shop để bán. Chủ shop rất ghét nên đuổi thẳng, vì thế họ chờ bao giờ chủ shop ra ngoài sẽ tranh thủ vào trao đổi hàng hoá với các Việt kiều, rẻ hơn nên họ cũng mua, chắc rẻ hơn 50% gì đấy. Vật giá leo thang nên hợp lý thì họ mua thôi, vợ tôi nhát chết nên ko dám mua.

Nghề đi chợ
Tôi nghe mấy anh chị lớn tuổi ở lâu bên này, họ bảo thực chất nó là đi vào siêu thị lấy đồ, lấy đồ chứ ko phải trộm đồ nhé các fen. Họ bảo là trước đây, chắc lâu rồi, bên này siêu thị họ giống bên Nhật là tự lấy hàng rồi tự thanh toán, dân họ lúc đấy chủ yếu là da trắng, nhưng sau này, dân nhập cư đổ về, họ lợi dụng việc siêu thị ko giám sát nên sinh ra nghề đi chợ. Một thời gian sau thì họ tăng cường bảo vệ, tăng cường giám sát. Bây giờ thì camera nhan nhản nhưng như trên, vẫn bị trộm như thường.

Cờ bạc bịp
Tôi thề lúc đầu tôi cũng méo tin cái này đâu, phải lúc chứng kiến tận mắt tôi mới tin các fen ạ. Nó cũng giống cờ bạc bịp ở chỗ khác thôi, hình thức y chang, chỉ khác là nó diễn ra ở cây cầu Westminter gần tháp BigBen (nay đổi tên là tháp Elizabeth). Nó có mấy trò chọn 1 cái cốc có đồng xu trong 3 cái cốc, mấy cái mà lúc nào cũng có 1 đội với nhau, có mấy thằng cò bên ngoài giả vờ trúng rồi gài người chơi, đằng sau thì có vài thanh niên móc túi. Tôi méo hiểu là sao mà bọn cảnh sát nó lại để cho cái bọn này nó hoạt động được.

Bonus - Bán rong
Chỗ vợ tôi trước đây làm thi thoảng có 2 ông bà cả Tàu cả Việt cầm mấy bó rau, củ quả nhà trồng rồi đi bán cho mấy chủ shop. Cũng nhiều đồ mà bên ngoài ko thấy: mướp, bí xanh, rau muống...Được cái đồ họ khá là ngon nên ai cũng tranh nhau mua.
Ở mấy chỗ du lịch, họ hay bán hoặc là kem hoặc là kẹo lạc bọc mật hay đường gì đấy. 2 cái này là phổ biến nhất, riêng bán kem thì có 1 cái xe trông xịn hơn vì họ phải giữ kem lạnh, còn bán lạc bọc đường hay mật thì ko xịn bằng. Đồ thì ăn cũng ổn cơ mà cũng hơi đắt tẹo. Sang bên này tôi thấy nhớ tiếng rao của xôi lạc bánh khúc, kem mút của Việt Nam. Đúng là khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hoá tâm hồn.
1710197306574.png
1710197345693.png
 
#10 Tôi đi học

Tôi ngày xưa rất thích học, có thể tự giác học ngày học đêm mà ko cần bố mẹ phải la mắng nhiều, cũng đạt được 1 số thành tích nhất định, tuy là ko quá lớn nhưng cũng là cái để tôi tự hào và khoe và khè với con cái, chí ít bố nó cũng đã được các bạn săn đón thích ngồi cùng mỗi khi kiểm tra. Thế nhưng từ khi tôi qua bên này, tôi sợ học hẳn, vợ tôi bảo em nuôi anh lên tiến sĩ, tôi chịu, có kè dao cắt tờ rim thì tôi cũng chịu, học mệt lắm, nhiều lúc tôi bảo chẳng nhẽ mình lại chọn nhầm, đi làm còn sướng hơn đi học nhiều. Tôi học ở VN thì cũng trường làng, đi đại học thì cũng trường thường, nên mọi thứ cũng nhẹ nhàng, qua bên này thì có lẽ lâu quá rồi ko học và mọi thứ nó quá khớp nên tôi cảm thấy sợ.

Tôi là người thường như bao người thế nên tôi sang bên này chỉ chọn trường vừa sức, ko chọn trường có rank cao quá, tôi nghĩ anh em nào có sang bên này mà xác định như tôi là học để ở lại thì nên cân nhắc, học trường vừa phải nhưng đừng bết bát quá, chứ rank cao là họ cũng yêu cầu sv cao hơn. Tôi cũng đã có kinh nghiệm học ths ở VN rồi, cũng ởn lắm chứ chả vừa, thế nên cả thời gian học ths ở VN là 3 năm (học ở VN tôi học BKHN học part time), qua bên này thì 1 năm full time. Nói chung là bên mình học nhàn hơn, thầy cô cũng nhẹ nhàng hơn trừ khi bạn đừng bỏ học quá nhiều hoặc ko làm bài. Tôi vẫn nhớ cô Oanh ở BK, eo khiếp thật, cô vặn vẹo sv, cô chửi từng đứa từng đứa 1, đứa nào cũng xanh mắt mèo, may sao tôi vẫn qua, lúc tôi học thì cô vẫn FA, ko biết giờ cô thế nào rồi. Kinh nghiệm học ở VN có giúp ích cho tôi bên này chút nhưng ko nhiều, bên mình ko yêu cầu phải đọc research paper nhiều, các dẫn chứng, số liệu thì ko thực sự chính xác, cơ mà có thể nhà trường ko yêu cầu làm thế.

Lạ là trường tôi có quy định tín chỉ cho môn học nhưng ko cho lựa chọn như BK, họ đào tạo giống niên chế hơn, mà tôi thấy BK cũng chỉ hơn chút là cho đăng ký phần nào TC học, còn lại cũng fix. Như vậy 2 môi trường thì cũng khá giống nhau về việc cố định chương trình học tập. Về chương trình thì tôi thấy bên này họ thiết kế chương trình có liên quan tới nhau, đi từ thấp lên cao, có các môn học bổ trợ trước khi làm luận văn.

Kỳ 1 tôi học về UX, UI + Mobile + Web (khá lởm - PHP thôi) và 1 môn về cách viết luận, mỗi môn sẽ có 1 bài assignment cuối khoá nhưng tất cả chung 1 project (chẳng hạn xây dựng 1 website về 1 hệ thống Parking chẳng hạn). Lúc này sv yêu cầu phải lên ý tưởng về UX,UI cho website, sau đó xây dựng 1 app mobile và 1 website về project này, cho bọn nó liên kết với nhau thông qua API hay DB thì tuỳ. Tuy nhiên mỗi môn học có 1 bài assignment riêng, như vậy là có 3 bài assignments với độ dài mỗi bài là khoảng 3000 từ (ko tính phần râu ria như Table of contents hay References). Thế là có 10K từ để phịa ra thôi, tuy nhiên ko phải là thích viết gì thì viết, nó luôn có 2 phần, 1 phần là lý thuyết yêu cầu SV phải tìm các thông tin liên quan (websites có rank cao, research papers, academic articles only), phải paraphase và tổng hợp lại chứ ko lại dính vào lỗi ĐẠO VĂN thì ăn mứt. Hệ thống Turnity luôn sẵn sàng để đưa các SV vào con đường chết, ngoài ra nó cũng check về việc dùng AI hay ko. Kinh nghiệm của tôi là vẫn dùng AI (ChatGPT mất phí để lấy ý tưởng, Grammarly để check lỗi ngữ pháp, Consensus, Elicit...) và đừng copy, cố gắng viết lại theo gợi ý của nó bằng cách viết của mình + thêm dẫn chứng từ các trang (BẮT BUỘC) và sửa lỗi ngữ pháp bằng Grammarly. Đừng để đến cổ mới nhảy, luôn hỏi giáo viên để trao đổi về ý tưởng và đưa họ các bản draft, bắt tay thật sớm. Thường thì sẽ có 2 người chấm bài, điểm số sẽ ko lệch nhiều giữa 2 người. Tuy nhiên, trường tôi kỳ 1 đánh trượt 3,4 thanh niên, các fen đi học đừng chủ quan nhé.

Sang kỳ 2 sẽ học về Cyber security + Cloud + IOT + 1 môn Preparation for Dissertation. 3 môn kia sẽ liên quan tới các môn kỳ 1 (trừ IOT). Test bảo mật trên chính mobile app và website của mình, đưa web của mình lên cloud. Tôi tư vấn cho các bạn học là bọn mày nếu thấy website mình ổn rồi thì tạo bug cho nó để có cái mà viết vào assignment của môn học. Cloud thì khoai hơn khi có 2 bài assignments (40-60) và yêu cầu làm nhóm (nhiều nhóm ức chế lắm), anh em cẩn thận nếu dính phải. IOT thì kiếm lấy 1 cái đề tài nào rồi chạy lên. Anh em cẩn thận là nhiều khi GV bảo là good good rồi nhưng điểm vẫn kém nhé, họ hay nói kiểu vậy nhưng khi cho điểm là khác. Kinh nghiệm là phải bám sát vào yêu cầu của assignment, nếu assignment yêu cầu A, B, C, D thì bạn không được viết E, F, G, H (lạc đề), đừng chỉ tập trung vào viết A mà bỏ qua B, C, D; viết gì thì viết, phải tối thiểu yêu cầu qua môn, mỗi phần lấy 1 ít điểm cộng lại nếu chỉ cần qua môn. Nếu điểm cao thì phải đầu tư thời gian, bên này GV họ chấm kỹ lắm, ko qua loa đâu. Mình có quen 1 anh TS người Việt dạy bên này, anh ấy bảo ko phải cứ là SV quốc tế là mặc định qua môn đâu, họ phải đọc từng câu từng trích dẫn trong bài của mình, sau đó đọc lại bản gốc xem SV có hiểu bản gốc, có trích dẫn đúng hay đạo văn không. Nếu sử dụng ChatGPT thì sẽ có trường hợp nó phịa ra bài viết, copy vào thì toi. Ngoài ra còn có trường hợp là SV trích dẫn nhưng GV đếch tìm thấy ý trong bài gốc mặc dù bài gốc có. Trường hợp này hoặc là không hiểu, hoặc là nhầm trích dẫn. Môn Preparation for Dissertation cực kỳ quan trọng vì nó giúp mình hiểu là dissertation (bài luận) cần gì, yêu cầu gì và giúp mình định hướng được mình sẽ làm gì trong bài luận.

Bài luận cuối kỳ sẽ chiếm 30% tổng điểm, viết khoảng 15-16K chữ, và viết trong 3 tháng, nộp bài và có báo cáo miệng. Nhiều SV ko hiểu mục đích của bài luận ở trình độ thạc sĩ. Thạc sĩ là phải nghiên cứu chứ ko đơn thuần là làm 1 sản phẩm (Web hay Mobile App) - đây là mức độ của kỹ sư. Ở lớp tôi có mấy thanh niên cũng chỉ làm sp web/mobile, lúc báo cáo bị GV họ vặn vẹo đủ thứ và bảo là chưa hiểu về bài luận ở trình độ thạc sĩ, các sản phẩm này chỉ dừng lại ở mức độ đại học. Để qua môn thì ok nhưng muốn điểm cao thì cần phải cân nhắc. Bài luận thạc sĩ là phải có 1 sự đóng góp nào đó cho nghiên cứu, học thuật. Nó thế này, bạn phải đọc rất nhiều tài liệu về 1 vấn đề cụ thể nào đó, sau đó tổng kết lại là những nghiên cứu trên đang bị thiếu sót ở phần A, B, C hoặc phần A, B, C này tôi thấy họ làm không đúng --> Nghiên cứu của tôi sẽ đóng góp vào việc giải quyết vấn đề A, B, C --> done. Đã tìm ra vấn đề, việc còn lại của bạn là phải đọc thật nhiều các bài báo khoa học, tài liệu ở các trang chính thống, trình bày những thông tin này, đưa ra phương pháp thực hiện đề tài, lấy data, xử lý data, kết luận. Khoe với các fen là bài luận của tôi được 80/100. Nếu <50 thì tạch, 50-59: Pass, 60-69: Commendation, >=70: Distinction. Bài luận thường sẽ có phần Introduction, Literature review, Methodology, Data analysis and critical discussions, Conclusions and future work. Đây là form chung của bài luận, tuy nhiên CNTT kiểu bài luận của nó có thể khác vì là làm sản phẩm, làm sản phẩm vẫn được chấp nhận với đồ án của CNTT, nhưng ngành khác thì có thể phải theo form chuẩn. Viết bài luận cực kỳ hại não, đau đầu, mất thời gian, bế tắc, buồn bã, thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào bản thân! Nhưng đừng để tới cuối khoá mới viết, stress lắm.

Giảng viên trường tôi khá là ổn. Họ khá tâm huyết với việc giảng dạy, họ sẽ cùng thảo luận vấn đề với sinh viên. Tiếng Anh có lẽ rào cản lớn nhất đối với SV quốc tế, nhưng GV nói TA Ấn nữa thì ác mộng, có hiểu được mấy đâu. Có lẽ tôi thấy GV người TQ và người Anh là tôi nghe được nhiều nhất, còn lại thì chịu. SV nói chuyện với nhau cũng body language và cười trừ là nhiều, lúc nào tôi sẽ review về TA ở London cho các bạn. Việc đi học nước ngoài không hẳn là giúp dhs giỏi TA hơn nhé, bạn nào phải năng động thì TA mới giỏi được, còn lại làng nhàng thôi, đừng sợ đội đấy, đừng tưởng các bạn đi học ở Tây mà TA giỏi.

Tôi nhớ kỳ 1 có 1 GV người Ấn, đúng là giảng bài như hạch, mở máy tính đọc slide. Vài tuần sau thấy bị đuổi rồi, SV họ ý kiến nhiều quá. Có 1 cô là trưởng bộ môn tới lớp hỏi về thầy giáo kia, lúc đầu mọi người còn ngại ngùng, sau đó cô bảo hay là cô quay lưng lại với lớp để mọi người tâm sự cho nó thật. Cô bảo là các lớp khác phản ánh nhiều quá nên cô hỏi lớp tôi, lúc đầu còn ngại, sau rồi cũng tâm sự đủ các kiểu --> ông thầy bị đá đít.

Đi học thì cũng không có nhiều sự kiện lắm. Lịch học chỉ 2 buổi full-time/tuần, bọn kia thì cũng vừa học vừa làm, thành ra cũng ko được giao lưu nhiều với bọn nó lắm. Có 1 lần có mấy thằng nó gọi nhau đi ăn trưa rồi rủ tôi đi cùng, bọn nó đưa tôi đi bọ 30' gì đó đến 1 quán burger kẹp thịt bò, thịt lợn hun khói, tưởng rủ đi đâu sang chảnh mà dắt đi xa thế. Sau đó tôi rủ bọn nó vào pub uống bia nhưng mấy thằng lắc đầu, thằng bảo đạo hồi nó ko cho uống bia rượu, thằng méo thích uống. Thành ra cũng chả có nhiều kỷ niệm với bọn nó. Có mấy đứa cũng giống tôi là đưa cả gđ qua, cũng gặp rất nhiều khó khăn khi sống ở London, cũng phải làm thêm đủ kiểu, bản thân tôi cứ tưng tửng, học thôi ko làm nên cũng chả biết chuyện gì nhiều với bọn nó. Lớp cũng chả có thằng người Anh nào, toàn là SV quốc tế. Bên này bọn nó có cấp 1 từ lớp 1 tới lớp 6, cấp 2 từ lớp 7 tới lớp 11, ko có cấp 3 như mình. Sau lớp 11 thì đứa nào ko học được thì đi học nghề, kiếm lấy cái việc rồi thế mà làm ăn thôi. Đứa nào học được thì học A-Level 2 năm rồi sau đó thi đại học, rồi học tiếp sau đại học nếu có nhu cầu.
 
Có siêu thị nó còn ghi là ko nhận tờ 50₫. Ai cầm tờ 50₫ đi thanh toán nó coi như người trên giời xuống vậy. Anh em nào có đổi tiền qua UK tiêu thì đừng mang theo tờ 50₫ làm gì.
UK hạn chế tiền mặt và ít lưu hành tờ 50 để chống "rửa tiền". Cảnh sát khám nhà bạn mà thấy có nhiều tiền mặt là auto nghĩ bạn là "drug dealer", hoặc tội phạm gì đó.
 
Các nhà mạng nó có gói cước chỉ data và free call, mình thì mua 10₫/tháng được 4-5GB gì đó, gọi điện thoải mái chỉ có hết data thì phải nạp thêm. Ngoài ra thì ai ko dùng data thì lại chọn gói cước có phí khi gọi.

Wifi cũng ko free nhiều như bên mình đâu. Tốc độ cũng bt, password thì bên này họ sẽ sinh password ngẫu nhiên khá dài và in ra hoặc gửi cho users.

Thanh toán thì họ dùng tiền mặt hoặc quẹt thẻ, chứ ít chuyển khoản hay dùng QRCode, cũng chưa thấy chỗ nào dùng QRCode để thanh toán cả.
EE có gói 15 Bảng/tháng, 25gb, unlimited call/text đấy.
 
ui, đọc bài viết của bác nhớ UK quá. Em cũng qua học thạc sỹ năm 2019, mà 2021 em về VN rồi :))

Bác cho hỏi dạo này phí thuê nhà với bills có đắt không nhỉ? Em thấy báo chí kêu ghê lắm, mà em nhớ hồi xưa ở thuê ở London thì tầm 450đ/phòng/tháng bao phí thì phải
 
UK hạn chế tiền mặt và ít lưu hành tờ 50 để chống "rửa tiền". Cảnh sát khám nhà bạn mà thấy có nhiều tiền mặt là auto nghĩ bạn là "drug dealer", hoặc tội phạm gì đó.
Đâu có nhiều tiền thế đâu mà lo bạn :D

EE có gói 15 Bảng/tháng, 25gb, unlimited call/text đấy.

Đang dùng của bọn three, cũng chưa có thời gian chuyển, dùng cũng ổn. Cơ bản mình dễ tính, miễn vào được mà ổn thì cũng ko cần đổi.

ui, đọc bài viết của bác nhớ UK quá. Em cũng qua học thạc sỹ năm 2019, mà 2021 em về VN rồi :))

Bác cho hỏi dạo này phí thuê nhà với bills có đắt không nhỉ? Em thấy báo chí kêu ghê lắm, mà em nhớ hồi xưa ở thuê ở London thì tầm 450đ/phòng/tháng bao phí thì phải

Lên rồi fen, phòng giờ 600-700đ/phòng đơn/tháng có thể bao hoặc ko bao phí. Mình thấy cũng lên, nhưng vẫn chịu được, cơ bản cả 2 vc đều đi làm cả nên ko sao.
Có chuyện gì kể thêm đi fen!
 
Qua cả nhà tôi lên trung tâm chơi. Lúc đi về, đang đi dạo ngắm phố xá London đêm (ban đêm thì có vẻ các đô thị đều khá giống nhau, ngắm London đêm tôi thấy cũng khá giống Hà Nội đêm, ko biết fen nào có cảm nhận thế ko, chỉ có ban ngày thì khác biệt hoàn toàn). Đang đi về thì thấy 1 bác tầm 50-60 tuổi đang đứng ở sát đường, chỗ đấy nó có 1 lối rẽ nữa, đang cầm điện thoại thì "vèo", 1 chiếc xe đạp điện (loại xe bánh to mà đội giao hàng bên này hay đi) nó chạy lên vỉa hè và cướp luôn cái điện thoại. Chắc chỉ 1,2 giây gì đó, bác ấy cũng chỉ kịp Á lên 1 tiếng rồi mặt buồn thiu. Nhà tôi ở cách đấy khoảng 15m đang tiến tới, vợ tôi còn bận ngắm đường, có mỗi tôi thấy. Tôi cũng chỉ thốt lên câu thôi xong. Đến gần thì hỏi thăm chia sẻ chút, bác ấy đang gọi taxi thì mất mẹ cái điện thoại, buồn như mất số gạo. London đi đêm có vẻ ko được an toàn cho lắm, mà lúc đấy mới có 8h thôi. Tôi thấy đi đêm ở HN còn an toàn hơn nhiều.
 
Qua cả nhà tôi lên trung tâm chơi. Lúc đi về, đang đi dạo ngắm phố xá London đêm (ban đêm thì có vẻ các đô thị đều khá giống nhau, ngắm London đêm tôi thấy cũng khá giống Hà Nội đêm, ko biết fen nào có cảm nhận thế ko, chỉ có ban ngày thì khác biệt hoàn toàn). Đang đi về thì thấy 1 bác tầm 50-60 tuổi đang đứng ở sát đường, chỗ đấy nó có 1 lối rẽ nữa, đang cầm điện thoại thì "vèo", 1 chiếc xe đạp điện (loại xe bánh to mà đội giao hàng bên này hay đi) nó chạy lên vỉa hè và cướp luôn cái điện thoại. Chắc chỉ 1,2 giây gì đó, bác ấy cũng chỉ kịp Á lên 1 tiếng rồi mặt buồn thiu. Nhà tôi ở cách đấy khoảng 15m đang tiến tới, vợ tôi còn bận ngắm đường, có mỗi tôi thấy. Tôi cũng chỉ thốt lên câu thôi xong. Đến gần thì hỏi thăm chia sẻ chút, bác ấy đang gọi taxi thì mất mẹ cái điện thoại, buồn như mất số gạo. London đi đêm có vẻ ko được an toàn cho lắm, mà lúc đấy mới có 8h thôi. Tôi thấy đi đêm ở HN còn an toàn hơn nhiều.
Vừa có ông gần chỗ mình làm bị đâm dao chết để cướp đồng hồ. Xong đồng hồ đó lại là hàng fake. UK giờ không an toàn như nhiều người tưởng đâu.
 
Nước Anh làm lương thua Mẽo nhiều, nhưng mà t lại thích nước Anh hơn. Có lẽ nước Mẽo cái gì cũng rộng lớn cả nên ko phù hợp với t cho lắm. Rộng lớn đồng nghĩa với xa cách.

Anh thì có cái gì đó truyền thống, cũ kĩ hơn Mẽo, t thích hoài cổ nên cũng ok. Cũng không phải phụ thuộc vào cái xe để di chuyển, t không thích phải lái xe cho lắm.

Người Mẽo thì có vẻ cởi mở vui vẻ hơn người Anh. Nếu đc thì thớt làm 1 post nói về tính cách người Anh cho mọi người biết.

Mong 1 lần đến Anh cho biết. Nhà t đi du lịch Anh rồi mà có 1 mình t chưa đi.
 
Qua mình đọc 1 bài viết ở 1 hội " SJSH - nhóm tìm việc làm và học bổng ở UK" hỏi về việc đi học và tìm việc ở UK, mình thấy khá hay cho ae nào có ý định qua UK, có 1 comment trả lời cực kỳ có tâm. Mình sẽ quote toàn bộ lại

Câu hỏi
Hi mn,
Sắp tới em có ý định du học châu Âu nên có 1 vài thắc mắc liên quan đến học bổng và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp để sẵn sàng chuẩn bị ạ.
1. Background:
  • Nữ, 26 tuổi
  • Tốt nghiệp bằng xuất sắc ĐH KTQD / First class Oxford Brookes (chương trình liên kết giữa OBU và ACCA)
  • GMAT: chưa thi, aim 700+
  • Kinh nghiệm: 3 năm kiểm toán big4 + 1 năm tư vấn thuế tại tập đoàn lớn tại VN
  • Chứng chỉ: ACCA
2. Câu hỏi:
  • Cơ hội việc làm tại nước sở tại, vị trí vó thể apply sau khi học MBA? —> Hiện em đang pv giữa MBA và Msc, dù muốn chọn MBA do thích các line consilting nhưng ko chắc về cơ hội việc làm do tiếng Anh ko phải thế mạnh của em (IELTS tầm 7.0)
  • ROI sau khi học xong theo kinh nghiệm mọi người? —> Do em xác định đi học là 1 khoản investment và định tự lo mọi chi phí ko có sự giúp đỡ của gia đình nên rất quan tâm vấn đề này. Hiện em có saving tầm 300tr và thu nhập khá ổn, tầm hơn 400tr/năm —> nếu đi học thì rất có khả năng e sẽ phải đi vay mà học xong thì có thể thu nhập ko như mong muốn
  • Làm thêm khi đi học full-time? —> Có thể tìm đc công việc chuyên môn ko hay chỉ đi làm thêm như sinh viên? Kiểu làm tại quán ăn, store…
  • Chọn nước nào phù hợp? —> Em thích UK và Bắc Âu nhưng nghe nói sinh hoạt phí cao và ít học bổng. Những nước khác như Ý, Pháp thì nghe nói chi phí rẻ hơn nhưng lại ưu tiên người biết ngôn ngữ địa phương.
  • Học bổng? —> Mn có thể recommend em một vài hb có thể apply MBA và ở lại sau khi tốt nghiệp ko ạ? Em có cơ hội nhận hb 70-100% hay full-ride không? Em nên bổ sung thêm gì vào hồ sơ? Em welcomw tìm mentor 1-1 có trả phí, mn có thể giới thiệu giudp e vài địa chỉ uy tín ko ạ?
Em cảm ơn.

Comments có tâm
Khanh nguyen

Nếu em đi học như 1 investment để kiếm cơ hội làm việc sau học ở nước ngoài thì chị xin phép nói UK là 1 lựa chọn tồi. Chính phủ và các trường ĐH UK lợi dụng tiền học phí của svqt để gồng kinh tế và bù lỗ cho thất thoát do học phí sv trong nước gây ra, cũng như lấy phí BHYT bắt buộc của dân nhập cư (local và EU không cần đóng) nói chung để giúp họ có tiền raise cho lương staff ở public sector. Tuy nhiên, cách mà họ đối xử với em sẽ khiến cho e thất vọng với sự đầu tư của mình khá nhiều. Tất nhiên ai cũng phải cố gắng nhưng sẽ khó hơn cho dhs vì cty và doanh nghiệp UK ưu tiên tuyển ng có settled status hoặc là ng local vì sau này họ k lo về bảo lãnh (chi phí tốn kém cho cả cty lẫn nhân viên nha), và mức lương được bảo lãnh đã nâng lên £38.7k/năm, 1 con số khó đạt được với nhiều bạn mới ra trường, hay đi làm đc 1-2 năm dưới dạng grad visa (kể cả big 4 ở London). Vẫn có cách để em được bảo lãnh vài năm dưới dạng new entrant nhưng vẫn phải đạt 1 mức lương và những tiêu chí nhất định trước. Mặc dù Anh nói lương tb cả nước là £38k/năm nhưng đó là account for cả nhóm top giàu nó gánh em ạ, chứ đa số vẫn k đạt được tới £38k đâu, nhất là khi mới chân ướt chân ráo ra trường. Anyway có nghĩa là tìm việc bình thường đã khó rồi vì tỉ lệ chọi cao, và các biases, nên k guarantee sponsorship. Grad visa 2 năm hiện tại có thể bị bỏ/revised. Tuy nhiên kể cả không bị bỏ, grad visa vốn là con dao 2 lưỡi vì nhiều doanh nghiệp vẫn không tuyển em vì các lý do trên, nên nhiều bạn có thể kiếm được 1st full time job khi grad visa chỉ còn nửa năm, 1 năm rưỡi hay 1 năm, hoặc potential hiring managers thấy em còn có bấy nhiêu time, k đủ cover contract của họ (1.5/2 năm chẳng hạn), thì họ cũng k tuyển em.
Sinh hoạt phí thì khỏi nói, nhưng vấn đề là UK đang vào recession nên nhiều doanh nghiệp đóng cửa, nên chị e em sẽ struggle tìm part time job trong thời gian học, hay job làm tạm trong lúc chờ tìm đc office jobs sau khi tốt nghiệp. À ở UK rất rất hiếm job vp hay đúng chuyên ngành khi còn đi học, đúng chuyên ngành thì gần như k, trừ phi em làm placement hay có ng quen mở cty thì xin vào làm, nên em cân nhắc nhé.
Nhân tiện, nhập tịch UK là 10 năm liên tục legal visa, hoặc 5 năm liên tục được cty bảo lãnh skilled worker/care worker, hoặc 5 năm liên tục vợ chồng với ng bản xứ, hoặc 3 năm global talent visa hoặc innovation visa gì đấy em ạ. Chị chỉ rõ 2 loại đầu thôi.
Add thêm: UK thuế cao và sinh hoạt phí cao, nên e cứ tưởng tượng em nhận lương xong, nếu vào mức đóng thuế (>£12,750/năm), thì em bị mất 1/3 trừ thẳng vào lương gross. Sau đó tiền nhà + bills (chị tính khi học xong nhé chứ còn đi học thì fees nhẹ hơn do sv thường thuê phòng bao bills, sv k phải trả council tax nhưng ra trường thì phải trả nhé em) là tầm £1000-£1500 nữa. Phần còn lại cho em chi trả sinh hoạt ăn uống chơi bời. Considering trung bình nhóm lower middle và middle class nhận tầm £2000-2500 vào tài khoản sau thuế (nghĩa là lương gross tầm £30k-40k/năm), em có thể tính ra được em còn bao nhiêu để tiết kiệm và “bù lỗ” đầu tư.
 
Nước Anh làm lương thua Mẽo nhiều, nhưng mà t lại thích nước Anh hơn. Có lẽ nước Mẽo cái gì cũng rộng lớn cả nên ko phù hợp với t cho lắm. Rộng lớn đồng nghĩa với xa cách.

Anh thì có cái gì đó truyền thống, cũ kĩ hơn Mẽo, t thích hoài cổ nên cũng ok. Cũng không phải phụ thuộc vào cái xe để di chuyển, t không thích phải lái xe cho lắm.

Người Mẽo thì có vẻ cởi mở vui vẻ hơn người Anh. Nếu đc thì thớt làm 1 post nói về tính cách người Anh cho mọi người biết.

Mong 1 lần đến Anh cho biết. Nhà t đi du lịch Anh rồi mà có 1 mình t chưa đi.
Người Anh nói nhiều, chit chat nhảm vkl, ở VN mình gọi là tám chuyện, lắm mồm.
 
Người Anh nói nhiều, chit chat nhảm vkl, ở VN mình gọi là tám chuyện, lắm mồm.
Confirmed, UK qua VN làm cũng vậy, tụm lại nói cả ngày cũng đc nhất là các buổi party, toàn nói tàm xàm nhưng hay cái là dù nói về 1 topic lạ nào đó thì họ vẫn nói với bạn cả ngày.
 
Người Anh nói nhiều, chit chat nhảm vkl, ở VN mình gọi là tám chuyện, lắm mồm.
Confirmed, UK qua VN làm cũng vậy, tụm lại nói cả ngày cũng đc nhất là các buổi party, toàn nói tàm xàm nhưng hay cái là dù nói về 1 topic lạ nào đó thì họ vẫn nói với bạn cả ngày.

Thảo mai nữa, nc thì dùng body language và biểu cảm khuôn mặt nhiều. Nói chung là body language + biểu cảm khuôn mặt nó sẽ nâng tầm câu chuyện lên 1 level khác. Cơ mà như thế thì câu chuyện mình kể mặc dù là như cứt thì họ cho mình thấy câu chuyện của mình có ý nghĩa, chứ ko chỉ khoanh tay gật gật, cười nhẹ như mình.

Ngoài ra còn 1 điều nữa mình rất thích ở họ là tính kiên nhẫn. Ví dụ, khi bạn muốn hỏi lái xe bus, họ sẽ sẵn sàng dành cho bạn 5' để trả lời, tất cả các hành khách cũng sẽ ko phàn nàn gì cả, bạn hỏi đa phần các nhân viên lễ tân cũng vậy, họ có thể dành cho bạn rất nhiều thời gian, và những người sau họ cũng rất kiên nhẫn. Lái xe trên đường cũng vậy, họ ko vội vàng.

Ngoài ra thì họ cũng rất thích trình bày, hay ý kiến!
 
Last edited:
Tôi thấy là mặc dù tôi không quá tin vào những cái gọi là duyên số hay định mệnh, nhưng những người mình đã gặp, chắc chắn là những người mình phải gặp trong cuộc đời. Vì ở 1 lúc nào đó, họ sẽ đóng 1 vai trò nào đó, và mình cũng sẽ đóng 1 vai trò nào đó với cuộc đời của họ. Ở 1 chapter khác, tôi sẽ kể thêm về những con người này. Thế nên, nhất quan hệ nhì tiền tệ, nó rất đúng. Biết đâu lúc nào đó, họ sẽ giúp đỡ mình, tôi cũng nhờ những mối quan hệ này để sau này có cơ hội làm việc ở bên này.
Em thấy rất đúng, kiểu họ bước vào cuộc đời mình để dạy cho mình một điều gì đó rồi rời đi. Cũng coi như là có duyên :)
 
#53 - Mùa xuân Anh quốc

Phải nói 1 câu là nó đẹp, rất đẹp. Fen nào đi du lịch qua bên này thì nên đi vào mùa xuân chứ đừng đi vào mùa đông. Mùa đông bên này không có nhiều tuyết, thi thoảng mới có tuyết, nên fen nào thích chơi đùa với tuyết thì UK ko phải địa điểm thích hợp. Tôi ở London thì hiếm lắm mới thấy tuyết rơi, có lần nó rơi được 1, 2 ngày gì đó nhưng rồi cũng tan nhanh, có lúc tuyết rơi chạy ra như trẻ con đón mẹ về, ào ào cái rồi thôi; thi thoảng lại có mưa đá nhưng nó ko phải cục đá to như mình, nó dạng hạt hạt như hạt xốp, cũng trắng toát 1 vùng. Ngoài ra thì mùa đông UK nó là 1 cái gì đó rất rất ảm đạm, trời sáng lúc 8-9 giờ và tối lúc 4h (ngày cực ngắn), cây cối thì rụng hết lá, đường phố vắng người đi, gặp ngày mưa với gió thì chán chả muốn nói. Bên này lạnh hơn ở Canada (trước có mấy cô chú ở Canada qua đây rồi ốm mấy hôm vì lạnh), nó là lạnh ẩm giống mưa phùn gió bấc của miền bắc. Bonus thêm quả gió thì thấu tận xương các fen ạ, gió bên này nó bá đạo lắm, bình thường thì nó vẫn lạnh, nhưng bonus thêm gió thì nó khác biệt lắm, lạnh hơn hẳn, mà gió lại to chứ đâu phải gió nhẹ.

Mùa đông bắt đầu khi lá rụng hết, 1 người bản xứ nói với tôi thế, còn mùa xuân bắt đầu khi tất cả cây cối ra hoa. Phải nhấn mạnh là "tất cả cây cỏ" đều ra hoa. Tôi thực sự bất ngờ khi nhìn những cành cây khô lột xác thành 1 cây hoa, nhưng không chỉ 1 cây mà là tất cả, tất cả đều đua nhau nở hoa, cả 1 con đường toàn cây nở hoa không. Ở VN thì ít cây và cây cũng ko có nhiều hoa như bên này. Bên này cây cối và công viên, không gian xanh rất nhiều, nên đi đâu cũng thấy hoa cả. Vào công viên thì sẽ thấy hoa vàng trên cỏ xanh đúng nghĩa, những bông hoa trắng, vàng nhỏ nở rộ khắp công viên, đi chỉ sợ dẫm đạp vào chúng, rồi những loại hoa ẩn mình suốt mùa đông lạnh giá lại mọc lên và nở hoa khi xuân về.

1711171942878.png

Đây là loại hoa chỉ thấy mặt khi xuân về, còn mùa đông chúng lặn mất tăm. Mùa xuân đến giống như ai gieo hạt rồi nảy mầm lên vậy, còn cây cối nó rụng hết lá, chuẩn bị nở hoa và ra lá.

1711172139665.jpeg
1711172206611.jpeg
1711172274957.jpeg
1711172329203.jpeg

Đi đâu cũng thấy hoa nở, cảnh đẹp, nhà cửa ngay ngắn, quy hoạch đâu ra đấy nên nhìn tổng thể nó đẹp lắm. Fen nào muốn đi du lịch thì nên đi vào mùa xuân. Ngoài ra ở 1 số công viên lớn như Batteasea Park hay Greenwich sẽ có những con đường hoa anh đào lên ảnh lung linh lắm, tha hồ checkin và chụp ảnh.

1711172753749.png
 
#53 - Mùa xuân Anh quốc

Phải nói 1 câu là nó đẹp, rất đẹp. Fen nào đi du lịch qua bên này thì nên đi vào mùa xuân chứ đừng đi vào mùa đông. Mùa đông bên này không có nhiều tuyết, thi thoảng mới có tuyết, nên fen nào thích chơi đùa với tuyết thì UK ko phải địa điểm thích hợp. Tôi ở London thì hiếm lắm mới thấy tuyết rơi, có lần nó rơi được 1, 2 ngày gì đó nhưng rồi cũng tan nhanh, có lúc tuyết rơi chạy ra như trẻ con đón mẹ về, ào ào cái rồi thôi; thi thoảng lại có mưa đá nhưng nó ko phải cục đá to như mình, nó dạng hạt hạt như hạt xốp, cũng trắng toát 1 vùng. Ngoài ra thì mùa đông UK nó là 1 cái gì đó rất rất ảm đạm, trời sáng lúc 8-9 giờ và tối lúc 4h (ngày cực ngắn), cây cối thì rụng hết lá, đường phố vắng người đi, gặp ngày mưa với gió thì chán chả muốn nói. Bên này lạnh hơn ở Canada (trước có mấy cô chú ở Canada qua đây rồi ốm mấy hôm vì lạnh), nó là lạnh ẩm giống mưa phùn gió bấc của miền bắc. Bonus thêm quả gió thì thấu tận xương các fen ạ, gió bên này nó bá đạo lắm, bình thường thì nó vẫn lạnh, nhưng bonus thêm gió thì nó khác biệt lắm, lạnh hơn hẳn, mà gió lại to chứ đâu phải gió nhẹ.

Mùa đông bắt đầu khi lá rụng hết, 1 người bản xứ nói với tôi thế, còn mùa xuân bắt đầu khi tất cả cây cối ra hoa. Phải nhấn mạnh là "tất cả cây cỏ" đều ra hoa. Tôi thực sự bất ngờ khi nhìn những cành cây khô lột xác thành 1 cây hoa, nhưng không chỉ 1 cây mà là tất cả, tất cả đều đua nhau nở hoa, cả 1 con đường toàn cây nở hoa không. Ở VN thì ít cây và cây cũng ko có nhiều hoa như bên này. Bên này cây cối và công viên, không gian xanh rất nhiều, nên đi đâu cũng thấy hoa cả. Vào công viên thì sẽ thấy hoa vàng trên cỏ xanh đúng nghĩa, những bông hoa trắng, vàng nhỏ nở rộ khắp công viên, đi chỉ sợ dẫm đạp vào chúng, rồi những loại hoa ẩn mình suốt mùa đông lạnh giá lại mọc lên và nở hoa khi xuân về.

View attachment 2399410
Đây là loại hoa chỉ thấy mặt khi xuân về, còn mùa đông chúng lặn mất tăm. Mùa xuân đến giống như ai gieo hạt rồi nảy mầm lên vậy, còn cây cối nó rụng hết lá, chuẩn bị nở hoa và ra lá.

View attachment 2399418View attachment 2399422View attachment 2399429View attachment 2399431
Đi đâu cũng thấy hoa nở, cảnh đẹp, nhà cửa ngay ngắn, quy hoạch đâu ra đấy nên nhìn tổng thể nó đẹp lắm. Fen nào muốn đi du lịch thì nên đi vào mùa xuân. Ngoài ra ở 1 số công viên lớn như Batteasea Park hay Greenwich sẽ có những con đường hoa anh đào lên ảnh lung linh lắm, tha hồ checkin và chụp ảnh.

View attachment 2399442
Đi ra nước ngoài t mới biết nhiệt độ âm nó không đáng sợ bằng việc gió mạnh. Mùa đông chỗ t âm 10 độ không gió nhưng vẫn cảm thấy còn đỡ hơn 10 độ mà gió mạnh, lạnh run cả người.

Nước Anh diện tích dân số bằng 2/3 VN nhưng quy hoạch đẹp nên không gian rộng rãi thật. Mọi thứ nó đều sát sát nhau nhìn cũng đỡ hiu quạnh. Chứ ở Mỹ nhà nào cũng xa nhau cả, đô thị bị chia cắt bởi cao tốc nhiều nên thành ra muốn đi đến địa điểm nào đó cũng phải tự đi xe cả, phương tiện công cộng thì ít quá ko bằng như Châu Âu.
 
Qua mình đọc 1 bài viết ở 1 hội " SJSH - nhóm tìm việc làm và học bổng ở UK" hỏi về việc đi học và tìm việc ở UK, mình thấy khá hay cho ae nào có ý định qua UK, có 1 comment trả lời cực kỳ có tâm. Mình sẽ quote toàn bộ lại

Câu hỏi
Hi mn,
Sắp tới em có ý định du học châu Âu nên có 1 vài thắc mắc liên quan đến học bổng và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp để sẵn sàng chuẩn bị ạ.
1. Background:
  • Nữ, 26 tuổi
  • Tốt nghiệp bằng xuất sắc ĐH KTQD / First class Oxford Brookes (chương trình liên kết giữa OBU và ACCA)
  • GMAT: chưa thi, aim 700+
  • Kinh nghiệm: 3 năm kiểm toán big4 + 1 năm tư vấn thuế tại tập đoàn lớn tại VN
  • Chứng chỉ: ACCA
2. Câu hỏi:
  • Cơ hội việc làm tại nước sở tại, vị trí vó thể apply sau khi học MBA? —> Hiện em đang pv giữa MBA và Msc, dù muốn chọn MBA do thích các line consilting nhưng ko chắc về cơ hội việc làm do tiếng Anh ko phải thế mạnh của em (IELTS tầm 7.0)
  • ROI sau khi học xong theo kinh nghiệm mọi người? —> Do em xác định đi học là 1 khoản investment và định tự lo mọi chi phí ko có sự giúp đỡ của gia đình nên rất quan tâm vấn đề này. Hiện em có saving tầm 300tr và thu nhập khá ổn, tầm hơn 400tr/năm —> nếu đi học thì rất có khả năng e sẽ phải đi vay mà học xong thì có thể thu nhập ko như mong muốn
  • Làm thêm khi đi học full-time? —> Có thể tìm đc công việc chuyên môn ko hay chỉ đi làm thêm như sinh viên? Kiểu làm tại quán ăn, store…
  • Chọn nước nào phù hợp? —> Em thích UK và Bắc Âu nhưng nghe nói sinh hoạt phí cao và ít học bổng. Những nước khác như Ý, Pháp thì nghe nói chi phí rẻ hơn nhưng lại ưu tiên người biết ngôn ngữ địa phương.
  • Học bổng? —> Mn có thể recommend em một vài hb có thể apply MBA và ở lại sau khi tốt nghiệp ko ạ? Em có cơ hội nhận hb 70-100% hay full-ride không? Em nên bổ sung thêm gì vào hồ sơ? Em welcomw tìm mentor 1-1 có trả phí, mn có thể giới thiệu giudp e vài địa chỉ uy tín ko ạ?
Em cảm ơn.

Comments có tâm
Khanh nguyen

Nếu em đi học như 1 investment để kiếm cơ hội làm việc sau học ở nước ngoài thì chị xin phép nói UK là 1 lựa chọn tồi. Chính phủ và các trường ĐH UK lợi dụng tiền học phí của svqt để gồng kinh tế và bù lỗ cho thất thoát do học phí sv trong nước gây ra, cũng như lấy phí BHYT bắt buộc của dân nhập cư (local và EU không cần đóng) nói chung để giúp họ có tiền raise cho lương staff ở public sector. Tuy nhiên, cách mà họ đối xử với em sẽ khiến cho e thất vọng với sự đầu tư của mình khá nhiều. Tất nhiên ai cũng phải cố gắng nhưng sẽ khó hơn cho dhs vì cty và doanh nghiệp UK ưu tiên tuyển ng có settled status hoặc là ng local vì sau này họ k lo về bảo lãnh (chi phí tốn kém cho cả cty lẫn nhân viên nha), và mức lương được bảo lãnh đã nâng lên £38.7k/năm, 1 con số khó đạt được với nhiều bạn mới ra trường, hay đi làm đc 1-2 năm dưới dạng grad visa (kể cả big 4 ở London). Vẫn có cách để em được bảo lãnh vài năm dưới dạng new entrant nhưng vẫn phải đạt 1 mức lương và những tiêu chí nhất định trước. Mặc dù Anh nói lương tb cả nước là £38k/năm nhưng đó là account for cả nhóm top giàu nó gánh em ạ, chứ đa số vẫn k đạt được tới £38k đâu, nhất là khi mới chân ướt chân ráo ra trường. Anyway có nghĩa là tìm việc bình thường đã khó rồi vì tỉ lệ chọi cao, và các biases, nên k guarantee sponsorship. Grad visa 2 năm hiện tại có thể bị bỏ/revised. Tuy nhiên kể cả không bị bỏ, grad visa vốn là con dao 2 lưỡi vì nhiều doanh nghiệp vẫn không tuyển em vì các lý do trên, nên nhiều bạn có thể kiếm được 1st full time job khi grad visa chỉ còn nửa năm, 1 năm rưỡi hay 1 năm, hoặc potential hiring managers thấy em còn có bấy nhiêu time, k đủ cover contract của họ (1.5/2 năm chẳng hạn), thì họ cũng k tuyển em.
Sinh hoạt phí thì khỏi nói, nhưng vấn đề là UK đang vào recession nên nhiều doanh nghiệp đóng cửa, nên chị e em sẽ struggle tìm part time job trong thời gian học, hay job làm tạm trong lúc chờ tìm đc office jobs sau khi tốt nghiệp. À ở UK rất rất hiếm job vp hay đúng chuyên ngành khi còn đi học, đúng chuyên ngành thì gần như k, trừ phi em làm placement hay có ng quen mở cty thì xin vào làm, nên em cân nhắc nhé.
Nhân tiện, nhập tịch UK là 10 năm liên tục legal visa, hoặc 5 năm liên tục được cty bảo lãnh skilled worker/care worker, hoặc 5 năm liên tục vợ chồng với ng bản xứ, hoặc 3 năm global talent visa hoặc innovation visa gì đấy em ạ. Chị chỉ rõ 2 loại đầu thôi.
Add thêm: UK thuế cao và sinh hoạt phí cao, nên e cứ tưởng tượng em nhận lương xong, nếu vào mức đóng thuế (>£12,750/năm), thì em bị mất 1/3 trừ thẳng vào lương gross. Sau đó tiền nhà + bills (chị tính khi học xong nhé chứ còn đi học thì fees nhẹ hơn do sv thường thuê phòng bao bills, sv k phải trả council tax nhưng ra trường thì phải trả nhé em) là tầm £1000-£1500 nữa. Phần còn lại cho em chi trả sinh hoạt ăn uống chơi bời. Considering trung bình nhóm lower middle và middle class nhận tầm £2000-2500 vào tài khoản sau thuế (nghĩa là lương gross tầm £30k-40k/năm), em có thể tính ra được em còn bao nhiêu để tiết kiệm và “bù lỗ” đầu tư.
Thực ra Khanh Nguyen chưa trả lời đúng trọng tâm con bé OP muốn cho lắm, mới chỉ overall thực tại chung của du học bên UK thôi. Nếu nước sở tại ý con bé là UK thì đây là câu hỏi quá muộn, nếu là mình khuyên thì mình nói thẳng là không nên, nếu học MBA xong về nước thì cân nhắc. Không áp dụng với MBA mấy trường top nổi tiếng vì con bé này có vẻ không có tiền. Case bé này nếu muốn phát triển bền vững ở UK thì phải hạ tham vọng xuống, đừng cố làm consulting làm gì (đây là cái mình rất khó hiểu với đa số các bạn trước khi đi du học, thằng nào cũng đòi làm Investment Banking ở BB, Consulting ở MBB Big 4,etc, không chịu consider tỉ lệ chọi mấy ngành đấy như nào vì cả thế giới nó đổ về London làm việc). Tốt nhất học cái MsC vừa tiền thôi rồi apply vào chính cái Big4 hồi trước nó làm nhưng khả năng cao là bị chúng nó dí xuống Associate từ đầu lắm, hoặc nó loại luôn từ pv nếu app Experience Hire. Vì bé này bị tính là qualified ở Việt Nam, không phải Chartered Accountant, lại còn già nữa. Bên UK mấy bọn ACCA qualifiers có mà cả ổ
 
Last edited:
Back
Top