Ra nước ngoài (các nước trừ Mỹ như Canada, Anh, Úc, Châu Âu) có thực sự hơn cho dân IT không?

xjIzSG9.png
Nói chung sống được hay không cũng do văn hóa nữa. Cái khó nhất là ra nước ngoài cứ nghĩ mình là công dân hạng 2, rồi môi trường sống chỗ ăn chơi làm 1 cụm, chỗ sống thì 1 cụm riêng, mấy anh trẻ trẻ thì chỉ thích ăn nhậu gặp bạn bè nổ nổ này nọ mà ít gặp thì cảm thấy chán. Thêm nữa sống xứ Tây thì phải có xe hơi, cuối tuần xả hơi đi chơi thăm thú chỗ này chỗ kia mới vui. Hơn nữa chưa tính mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi khác.
Như ông chủ thớt tôi nói chứ lương 100K mà ông đi xe điện ngầm, ừ thì cũng cho là Toronto nó không cần thiết có xe hơi, nhưng ít ra cũng có cái để cuối tuần đi chơi xa, hoặc để tính xa là mướn nhà xa xong lái lên công ty. Còn làm IT thì đa phần là quen sống 1 mình, thằng năng động thì thích du lịch khám phá, thằng đụt thì ở nhà tự kỷ, đây ông cho ví dụ kiểu tôi chỉ cần 10 triệu sống khỏe, về Việt Nam đi bù khú bạn bè mỗi đêm vui hơn thì nói thật kiểu anh là sáng đi làm chiều đi về thư giãn, không thích lo gánh nặng gia đình, không nghĩ đến tương lai, mà anh cũng không hợp làm IT nữa. Cuộc sống kiểu đó thì chỗ nào ít áp lực hơn, nghề nào làm khỏe hơn là anh làm thôi, còn sau này ra sao thì tính sao.
Về IT mà nói thì nói thực làm Việt Nam lãnh lương cao thì nó bóp cho làm ra đúng số tiền ít nhất gấp đôi số lương anh lãnh, vì giá trị nhân công nó thấp, chứ sung sướng gì. Thậm chí làm bên Mỹ thì 1 số nơi nó cũng bóp cho mửa mật. Bên Canada thì khỏe hơn, work-life balance, anh muốn tiền nhiều thì anh làm nhiều, muốn lên chức thì anh làm nhiều, còn không làm đúng trách nhiệm, chuyên nghiệp thì chỉ cần làm 8 tiếng, sau 8 tiếng anh nghỉ, cuối tuần đi chơi thư giãn, thích nghỉ mẹ nó 1 tuần đi chơi cũng được. Tôi nghe anh nói làm Việt Nam nhàn nhã thì cũng hơn ngạc nhiên tí, vì đặc thù của IT là làm cực nhọc, công nghệ thay đổi liên tục, ngành hot hôm nay chưa chắc là thơm ngày mai. Với lại ở Việt Nam thì tuổi nghề khá ngắn, đa số làm mấy năm tót mẹ lên quản lý chỉ tay 5 ngón outsource hoặc chém gió product, muốn nhàn nhã thì đúng kiểu cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, làm deadline nó dí, sếp dí khách hàng dí. Môi trường thì nhân viên đi ra đi vô liên tục, làm chừng 5 năm thì thấy người quen chung quanh đi đâu mợ nó mất hút. Nên cuối cùng niềm vui của anh tóm gọn lại chỉ là công việc và gia đình mà thôi. Mà đã thế thì ở đâu cho anh 2 cái đó tốt hơn thì anh ở.
Trước tôi cũng nghĩ như anh cho đến khi tôi bị đời nó thúc đít để mà phải sống. Nói chung mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, anh có của ăn của để sẵn, con một nữa thì niềm vui của anh hiện giờ chỉ là nghĩ cách xài sao cho hết tiền, chứ còn vừa muốn làm thoải mái, vừa muốn có đời sống cân bằng vừa khỏi lo tương lai thì với tôi, nước ngoài nó vẫn tốt hơn. Tóm lại quyết định sao vẫn là ở mình, làm IT mà có thêm Anh Văn thì có cái hay là tầm 60% là mình có quyền tự quyết cuộc đời mình, chứ nhìn vào cuộc đời người khác chỉ để tham khảo.
 
Mình đang ở Đức, qua đc 3 năm rồi, trước đó ở VN mình làm cho 1 cty nước ngoài và sắp lên cỡ giám đốc phụ trách cty, lương còn cao hơn bây giờ ở nước ngoài, công việc chủ động, không áp lực nhiều do ban giám đốc ở cty mẹ chỉ đầu tư là chính chứ chưa đòi doanh số...

Ở VN mình cũng mới mua nhà đc 3 tháng, vợ cũng đi làm quản lý ở 1 công ty VN khác, thu nhập khá.

Nhà có con cho đi học mẫu giáo, trường QT và mình cũng có ý định cho nó học QT cho đến khi đi du học luôn.

Về nhà thì có 1 cô giúp việc, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và đón con cho, 2 vc đi làm về chỉ việc ăn cơm rồi đi chơi phố, hoặc đi ăn ngoài, coi phim...

Tất cả chi phí trên đều do lương vợ cover hết, lương mình chỉ để tiết kiệm trả tiền nhà, gom tiền mua đất và để dành đi du lịch hàng năm.

Nhưng minh vẫn bỏ hết và dẫn cả nhà đi. Vì:

1. Giáo dục quá nát, việc cho con học QT chỉ là giải pháp tình thế và mình không biết có đủ sức theo đến khi con học ĐH không, nếu dở dang nửa chừng thì con ra trường công học càng dở dang.

2. Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng.

3. Văn hoá càng ngày càng lùn đi, nghệ thuật, văn chương... Lụn bại và hài nhảm, giải trí rác lên ngôi.

4. Y tế càng ngày càng tệ, bệnh lặt vặt thì mua BH tư, vào BV tư thì dịch vụ tốt, nhưng nặng 1 chút là phải BV công và chịu cảnh quá tải, hoặc phải đi nước ngoài.

5. Môi trường ô nhiễm. Lên núi sống thì đỡ, nhưng lên núi thì sao mà đi làm, sao con đi học, sao dùng đc dịch vụ ở TP?

6. Thực phẩm, nước bẩn. Ăn bất cứ cái gì vào mồm đều lo ngai ngái, xung quanh mình có rất nhiều người ung thư, trong gia đình nhà vợ đã có 3-4 người chết vì ung thư trong vòng 5 năm trở lại đây.

7. Chính quyền tham hối lộ, nhũng nhiễu dân. Điều này chẳng biết khi nào ăn sâu vào trong máu dân VN, dân thường "sợ" cảnh sát ??? Đụng tới hành chính thì lên bờ xuống ruộng??? Mình làm cái KT3 ở SG thôi mà cũng tốn ko biết bao nhiêu là thời gian và tiền bạc cho bọn cskv....

8...(còn nhiều)

Khi qua đây, mình đi làm nhân viên văn phòng, ngày làm tầm 6 tiếng, còn lại là về nhà chơi với con, dẫn cả nhà đi dạo, đc chăm sóc gia đình... Công việc và gia đình hoàn toàn tách bạch. Những điều tốt đẹp khác thì mọi người đã nói rồi, mình nói thêm những điều khó khăn ở đây:

1. Nhớ quê hương. Cuộc sống ly hương là do mình chọn, nhưng sao mà không nhớ đc, bạn bè, người thân, ly cafe góc phố quán quen, ổ bánh mỳ, tô bún bò buổi sáng...

2. Bị phân biệt đối xử. Ở EU việc này rất ít, nhưng cũng có, vì mình là người nước ngoài thì dân bản xứ đề phòng, giữ khoảng cách là điều tất nhiên. Điều này giảm rõ rệt và biến mất khi mình chủ động chào hỏi và nói bằng ngôn ngữ của họ.

3. Khó khăn trong việc giáo dục con cái về tiếng Việt, lịch sử, văn hoá Việt. Con mình chỉ sau 1 năm đã nói tiếng Đức ầm ầm và mình phải đặt luật chỉ đc dùng tiếng Việt khi ở nhà và nói chuyện với mình, chưa biết về mặt văn hoá VN sẽ dạy thế nào.

4. Khó khăn để hoà nhập về ngôn ngữ, văn hoá, bạn bè...

Tạm thế đã.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Ai có điều kiện, mong muốn thì ra nước ngoài. Ai không có điều kiện thì ở lại. Ai có điều kiện nhưng muốn cống hiến cho đất nước thì cũng ở lại. Ra nước ngoài cũng tốt, tốt cho các anh, nếu có đóng góp được gì cho đất nước nữa thì càng tốt, người dân trong nước sẽ biết ơn các anh. Cũng không cần phải vậy, các anh ra nước ngoài sống tốt cho mình là trọn vẹn một đời rồi. Điều kiện sống ở châu âu, mỹ, úc thì đúng là tốt. Còn ở lại trong nước sẽ cho các anh một số điều mà sống ở nước ngoài không có được đặc biệt về mặt tình cảm. Tùy lựa chọn.

Nhưng các anh so sánh cũng ngộ lắm. Có nhất thiết phải lấy những nước phát triển lâu đời, có thời gian xây dựng kinh tế, hệ thống phúc lợi, cơ sở hạ tầng, phát triển con người, rồi so sánh với một nước đang phát triển còn nghèo+lạc hậu không. Nghèo thì đi đôi với dân trí chưa cao, tệ nạn. Điều thấy rõ. Nhưng chí ít dân tộc này vẫn có ý chí vươn lên, và vươn lên bằng nội lực chứ không phải bằng cách chà đạp lên dân tộc khác. Cũng mong các anh, chưa cần đóng góp gì, chỉ cần nhìn nhận sự cố gắng của rất nhiều người để vươn lên trong cuộc sống, để đất nước thoát khỏi cảnh đổ nát hoang tàn vì chiến tranh, để người dân bớt đói khổ, vậy là tốt rồi. Con không chê cha mẹ khó...

P/s: Nếu tôi có điều kiện tôi cũng sẽ ra nước ngoài và vẫn về Việt Nam.
 
Các thím cho hỏi qua nước ngoài vì lo cho con cái nhưng qua đó không có cơ hội để bác phát triển sự nghiệp như ở việt nam nên phải chịu cuộc sống bình thường ko được đi ăn nhà hàng nhiều ko được đi du lịch nhiều, con cái bác sau này gần như phải tự bương trải ko có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nếu vậy thì có nên đi ko?
 
Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Ai có điều kiện, mong muốn thì ra nước ngoài. Ai không có điều kiện thì ở lại. Ai có điều kiện nhưng muốn cống hiến cho đất nước thì cũng ở lại. Ra nước ngoài cũng tốt, tốt cho các anh, nếu có đóng góp được gì cho đất nước nữa thì càng tốt, người dân trong nước sẽ biết ơn các anh. Cũng không cần phải vậy, các anh ra nước ngoài sống tốt cho mình là trọn vẹn một đời rồi. Điều kiện sống ở châu âu, mỹ, úc thì đúng là tốt. Còn ở lại trong nước sẽ cho các anh một số điều mà sống ở nước ngoài không có được đặc biệt về mặt tình cảm. Tùy lựa chọn.

Nhưng các anh so sánh cũng ngộ lắm. Có nhất thiết phải lấy những nước phát triển lâu đời, có thời gian xây dựng kinh tế, hệ thống phúc lợi, cơ sở hạ tầng, phát triển con người, rồi so sánh với một nước đang phát triển còn nghèo+lạc hậu không. Nghèo thì đi đôi với dân trí chưa cao, tệ nạn. Điều thấy rõ. Nhưng chí ít dân tộc này vẫn có ý chí vươn lên, và vươn lên bằng nội lực chứ không phải bằng cách chà đạp lên dân tộc khác. Cũng mong các anh, chưa cần đóng góp gì, chỉ cần nhìn nhận sự cố gắng của rất nhiều người để vươn lên trong cuộc sống, để đất nước thoát khỏi cảnh đổ nát hoang tàn vì chiến tranh, để người dân bớt đói khổ, vậy là tốt rồi. Con không chê cha mẹ khó...

P/s: Nếu tôi có điều kiện tôi cũng sẽ ra nước ngoài và vẫn về Việt Nam.
Giỏi chà đạp lên nhau thôi, chứ có lực chả chà đạp hết mấy nước khác? :shame:
Cùng thời thì có thằng HQ với Sing ấy, xem giờ nó ở đâu còn mình ở đâu? So sánh nhìn lên thì khó chứ vơ bèo vạt tép kiếm mấy thằng tệ hơn để tự an ủi thì dễ ẹc. Nói thế thôi chứ cuộc sống ai chả muốn vươn lên cái tốt đẹp hơn, thì đương nhiên đích đến sẽ là các nước hàng top thế giới rồi, nhiều thằng ngây ngô đá đểu kiểu sao ko qua lào, cam, loại khuyết tật này thì ko cần chấp. Đồng ý là đất nước vẫn đang phát triển, nhưng đời người có hạn, ai cũng phải sống vì bản thân thôi, sống ở đâu đóng thuế ở đó thì cũng chả nợ nần quốc gia dân tộc nào cả, thì chả có lý do gì ko chọn cái tốt hơn cho mình.
 
Vấn đề là người là muốn sống ở những nước phát triển hơn, muốn con cái mình tương lai ở trong 1 "môi trường tốt hơn". Ông sếp cũ mình bỏ hết ở VN, kiếm đường sang Canada theo dạng du học, giờ qua đó đi code cày lại từ đầu, nhưng mà ông muốn tương lai cho con ổng sang.

Chứ còn nếu chỉ tính lương so với mặt bằng chung thì làm dev ở VN sướng quá còn gì
Nói thật là tôi ko hiểu vì sao ở Việt có sự nghiệp và mqh rồi lại đem vợ con qua đất nước khác làm lại từ dâud
Tiền bạc địa vị đổ vào việc định cư có thể cho con cái địa vị vững chắc khi bước vào xã hội.
Chứ nói thật qua nước ngoài làm lại từ đầu thì nên tảng cho con họ là số 0 cmnr
 
Các thím cho hỏi qua nước ngoài vì lo cho con cái nhưng qua đó không có cơ hội để bác phát triển sự nghiệp như ở việt nam nên phải chịu cuộc sống bình thường ko được đi ăn nhà hàng nhiều ko được đi du lịch nhiều, con cái bác sau này gần như phải tự bương trải ko có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nếu vậy thì có nên đi ko?
Cái chuyện không đi nhà hàng nhiều là chuyện thường. Ngay cả đám Tây cũng vậy thôi, tụi nó có skill nấu ăn ở nhà, có cái gì thì cũng mở tiệc tùng đi nướng thịt tại gia... hết. Còn chuyện không có tiền đi du lịch nhiều là sao? Chỉ có người Việt Nam ở trong nước không có tiền (đa phần) mới ít đi, chứ ở nước ngoài làm ra tiền đô rồi thì còn sợ cái gì nữa. Đi du lịch cũng có nhiều kiểu chứ đâu phải toàn đi khách sạn 5 sao ở resort đâu. Tại sao ở nước ngoài ai cũng phải đi làm, không có chuyện vợ ở nhà nội trợ, là vì tiền lương làm ra không đủ để nuôi 2 người, nhưng đủ sức để cho 1 người có thể sống xông xênh, chi cho những cái mà ở trong nước người ta gọi là "xa xỉ". Con cái đẻ ra nó có chính phủ lo cho tiền học, sau này lên đại học, cao đẳng thì cha mẹ giúp nó phần nào thôi, còn nó được chính phủ cho vay tới tận răng mà, sao lại nói như thể đẻ nó ra rồi đem con bỏ chợ?
 
Giỏi chà đạp lên nhau thôi, chứ có lực chả chà đạp hết mấy nước khác? :shame:
Cùng thời thì có thằng HQ với Sing ấy, xem giờ nó ở đâu còn mình ở đâu? So sánh nhìn lên thì khó chứ vơ bèo vạt tép kiếm mấy thằng tệ hơn để tự an ủi thì dễ ẹc. Nói thế thôi chứ cuộc sống ai chả muốn vươn lên cái tốt đẹp hơn, thì đương nhiên đích đến sẽ là các nước hàng top thế giới rồi, nhiều thằng ngây ngô đá đểu kiểu sao ko qua lào, cam, loại khuyết tật này thì ko cần chấp. Đồng ý là đất nước vẫn đang phát triển, nhưng đời người có hạn, ai cũng phải sống vì bản thân thôi, sống ở đâu đóng thuế ở đó thì cũng chả nợ nần quốc gia dân tộc nào cả, thì chả có lý do gì ko chọn cái tốt hơn cho mình.
Hàn, Sing thì cũng không phải cùng thời rồi bác. Với điều kiện để phát triển cần nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan và cái thời điểm lịch sử của VN cũng khác so với họ. t cũng không muốn nói về cái này ở đây vì không đúng thread. Ai chả biết môi trường sống ở các nước đó tốt, trong khi VN còn rất nhiều vấn đề, so sánh để biết mình còn nhiều khuyết điểm. Nhưng với mục đích bè dỉu, vơ đũa cả nắm, hạ thấp đất nước mình thì t thấy khó chịu thôi.
 
Các thím cho hỏi qua nước ngoài vì lo cho con cái nhưng qua đó không có cơ hội để bác phát triển sự nghiệp như ở việt nam nên phải chịu cuộc sống bình thường ko được đi ăn nhà hàng nhiều ko được đi du lịch nhiều, con cái bác sau này gần như phải tự bương trải ko có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nếu vậy thì có nên đi ko?
Theo ý mình là 100% ko, mình phải sống cho mình trc thì mới lo đc cho con. Tui đi nc ngoài vì tui thích chứ ko phải vì con :D con tui nếu nó muốn đi thì tự nó đi, tui sẽ hỗ trợ tới mức nào đó thôi

Công thức của tui là nên đi nếu như nhắm sống với mức sống bằng hoặc hơn ở VN còn qua mà sống thiếu trc hụt sau thì thôi ở VN cho lành
 
T ở Úc đang thất nghiệp nên chia sẻ tí, cho ô chủ thớt tự cân nhắc

T chọn về VN sống lâu dài vì 1 lý do lớn nhất đó là yếu tố gia đình. Ko biết bạn nghĩ kĩ đến đâu nhưng bố mẹ t già cả rồi, chỉ còn tính bằng năm, có khi 1 cơn bạo bệnh là đi. T cũng muốn con cái có gia đình đầy đủ, hưởng và hiểu được các giá trị gia đình VN. Cuộc sống ở VN có nhiều bất cập nhưng thực tế cuộc sống ở Nước ngoài (Úc nói riêng) là cực khổ, nó chính là địa ngục nô lệ về vật chất và tinh thần. Nếu nhà có ĐK thì những bực mình ở VN nhìn chung có thể giải quyết được.

Nói từng cái một. Về vật chất thì thực sự nó giàu có, nhưng chưa chắc là cho mình hưởng. Các nước tư bản giàu có dù nhìn hào nhoáng hay có chính sách an dân như miễn phí y tế giáo dục đều là công cụ của giới cầm quyền farm tiền, giới tài phiệt "làm chủ" người lao động thông qua các HD vay mượn mua nhà mua đồ... Bạn dùng từ "rat race" thì hẳn bạn cũng biết tư bản nó bóc lột vcl thế nào. Cuộc sống rất áp lực. Ch ta thấy lương cao thì trăm thằng vozlit dalit khác cũng thấy lương cao. Đấm nhau được với đám đó ko? Các DN sẽ nghĩ ra đủ các loại KPI, meeting để ép sức LD và dám dalit vozlit sẽ làm bằng được để giữ jobs. Làm thêm đến tối là chuyện bt. Vợ t làm việc cho NH lương $72.000 thì nó vắt nó chửi như c hó luôn. Toàn làm từ sáng 6h phải dậy, 8h tối mới thôi. Việc IT dù lương cao nhưng t dám cá là cũng nặng nhọc ko ít. Bạn ko làm thì thằng khác sẽ làm nên sếp alo cái là lao vào máy luôn. 3 Lần t đi thăm bạn, họ hàng thì thấy cảnh IT làm thêm rồi. Đang ngồi ăn cái nó báo server chậm lại vào phòng cầy. T đi làm bếp và biết nhiều ng làm việc chân tay thì hễ ráo mồ hôi là hết tiền.
Vấn đề vay trả nhà 30 năm thì ngang cái hợp đồng nô lệ luôn. Ai cũng tính là chỉ 10 năm là trả được, nhưng cuộc số nó không như bức tranh, nó sẽ dìm cho chúng ta hết tiền, cả đời đi làm không dám bỏ việc. Tính sơ sơ chi phí sống năm 2021 của 2 vợ chồng là gần $40.000 một năm, có con còn cao hơn nữa. Cuộc sống sẽ ép chúng ta làm phọt cứt và con cái, bố mẹ sẽ tự nhiên bị bỏ sang 1 bên.
Và đương nhiên tư bản nó phát triển quá rồi, mọi thứ gần như là efficient market nên rất khó khởi nghiệp. Gần như mọi ngành nghề đều có 2-4 business đứng đầu, ko có khe hở nào để tham gia. Small business thì như cái job in disguise vậy. Muốn lên tầng trung lưu manager thì hơi khó nhé. Tây trắng tiếng Anh lưu loát còn chả ăn ai nữa là da vàng. Cái vụ đi làm thì tùy ngành nghề, có thể IT dễ hơn, t ko dám comment.

Về tinh thần thì 100% người đi nước ngoài kêu. Sống như thây ma luôn vì không có kết nối cộng đồng. Bạn bè cũng chỉ giới hạn chứ đâu có nhiều người mà chơi. Ng Việt thì còn chênh văn hóa rất mạnh. Hội đi trước 75 vs hội trẻ chẳng hạn, hội quan chức vs người lao động chẳng hạn, chả thể chơi đc với nhau. Đặc sản ở Úc là những khu vui chơi trẻ em và những băng ghế trống, ai cũng bận rộn rảnh đâu mà chơi. Dù có người thì ai biết ng đó, ko có như VN; trẻ con ở đây ko chơi chung được với nhau. Hồi xưa t đi bơi, đi đá bóng, đi ăn kem, đi bar sàn... với anh em họ, bạn bè các kiểu. Còn bọn tây nó đâu có chơi với con mình đâu. Cái khu vui chơi trước nhà t thì người Lebanese chơi riêng, bọn thổ dân chơi riêng, mấy đứa Việt Nam chơi riêng. Thà t cho con cái học trường công ở VN để nó được bao quanh bởi bạn bè, anh chị em họ... Thà cho nó chơi LOL chửi ĐMM còn hơn cho nó cô đơn ở nước ngoài. Hãy nhớ lại hồi bé chúng ta chơi vui ntn. Bây giờ trẻ con vẫn chơi vui dù ít chỗ chơi hơn trước 1 chút, giờ đi chơi thì tốn tiền vé thôi, cũng ko tệ.
Những kết nối xung quanh đứa trẻ mới quan trọng chứ vật chất thì vừa đủ thôi. Cho nó nhiều chỉ tổ hư chứ hay ho gì. Mấy thằng Úc đần bỏ mẹ ra vì sống sướng quá rồi, ko còn ý chí chiến đấu gì cả. Ô Warrent buffet khi được hỏi vì sao ko đi chỗ khác sống dù có nhiều tiền, ô ý bảo vì ở Nebraska ô ý có nhiều connections. T cũng muốn gia đình t gồm VC và các con có được cái connections đó. Nhưng 7 năm ở Úc là đủ để nhìn ra tương lai mù mịt, sẽ chẳng có connection nào ở nới sống, ở chỗ làm, hay ở xã hội.

Yếu tố gia đình là quan trọng nhất. Những gia đình đi nước ngoài nhìn chung là nát như cứt, trừ khi có nguyên ban bệ đi từ trước bằng vượt biên hoặc đi định cư đầu tư cả nhà. T chưa thấy cặp nào hạnh phúc cả vì gành nặng vật chất quá nặng. Điển hình là tình trạng vợ chồng xa nhau vì Visa hoặc vì công việc. Kể cả người thành đạt thì họ cũng phải hy sinh vì công việc. Gia đình người quen bên vợ có nhà cửa xịn cũng là vì ô chồng chịu khó xa vợ làm ở TP khác. Đặc biệt là đứt kết nối trầm trọng với gia đình và văn hóa Việt. Ô boss trước t làm thì mẹ chết về 3 ngày xong quay lại luôn vì còn phải làm shop, ko bỏ được, con cái ổng lớn lên chắc chắn sẽ làm thế với ô thôi. Bà chủ nhà làm nails thì ko đẻ con cứ thể đi cầy mà cũng chưa trả được nợ. Gia đình VN khi mất đi kết nối, sống kiểu Tây thì vô cùng rời rạc, VC bỏ nhau rất nhiều. Con cái lớn nó đi theo bạn bè chứ ko có theo mình, rất khó gặp gỡ như kiểu VN. VD thằng con riêng ô chủ nhà đi mấy năm rồi, nó mà ko gẫy chân thì chắc t cũng ko có cơ hội nhìn mặt. T nghe kể Có nhà thì con cái đóng cửa trong phòng chả nc gì, nó dẫn bạn gái về ăn mà chào rồi chui vô phòng xong đến giờ ra ăn như khách.
Có thể nói là đi nc ngoài sẽ mất con, chúng ta sẽ hiến cho nước sở tại một đứa nô lệ cầy job và trả rent/mortgage. Con cái chúng ta sẽ lớn lên trong sự cô đơn là điều chắc chắn; mà thử nghĩ xem, bố mẹ sống không hạnh phúc thì sao con hạnh phúc? Ở VN thì sống khổ nhưng gia đình có nhau, có họ hàng xa gần, có hàng xóm, có chúng bạn. vợ t chăm bố chồng lúc ốm, t chăm bà ngoại vợ lúc ốm, họ hàng khắp nơi thăm hỏi gọi ddt. Có dịp sinh nhật gì cũng tổ chức. T muốn con mình nhìn và học từ những thứ đó, đấy mới là hạnh phúc tinh thần thực sự chứ không phải là vật chất hào nhoáng. Đương nhiên t vẫn chuẩn bị cho nó quốc tịch, khi cần thì té :)

Cách duy nhất mà đi nc ngoài sướng đó là có nhiều tiền, mang cả nhà đi và có các mối quan hệ từ trước. Có tiền sẽ giải quyết được rất nhiều áp lực ở nước ngoài. Tóm lại là người nghèo thì nên đi nc ngoài để cầy tiền, người giàu thì nên về VN để tiêu tiền cho sướng, người siêu giàu thì đi lại cả hai :)

Chủ thread còn trẻ mà làm IT thì có thể cân nhắc đi 4-5 năm lấy cái quốc tịch xong về VN làm remote. Con cái vừa có QT vừa được ở nhà cùng gia đình lớn của mình. Các vấn đề trên có thể ko liên quan đến Canada nhưng với kinh nghiệm xem Paris by night và Youtube thì t tin là c sống ở tư bản là giống nhau. "Rat race" run by the elites

Mấy ô nghĩ con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn là đang đếm cua trong lỗ đấy. Điều kiện lý tưởng thì là thế, nhưng chưa chắc đâu nhé. Lớn lên nghiện hút ăn hại là chuyện bt :)
 
T ở Úc đang thất nghiệp nên chia sẻ tí, cho ô chủ thớt tự cân nhắc

T chọn về VN sống lâu dài vì 1 lý do lớn nhất đó là yếu tố gia đình. Ko biết bạn nghĩ kĩ đến đâu nhưng bố mẹ t già cả rồi, chỉ còn tính bằng năm, có khi 1 cơn bạo bệnh là đi. T cũng muốn con cái có gia đình đầy đủ, hưởng và hiểu được các giá trị gia đình VN. Cuộc sống ở VN có nhiều bất cập nhưng thực tế cuộc sống ở Nước ngoài (Úc nói riêng) là cực khổ, nó chính là địa ngục nô lệ về vật chất và tinh thần. Nếu nhà có ĐK thì những bực mình ở VN nhìn chung có thể giải quyết được.

Nói từng cái một. Về vật chất thì thực sự nó giàu có, nhưng chưa chắc là cho mình hưởng. Các nước tư bản giàu có dù nhìn hào nhoáng hay có chính sách an dân như miễn phí y tế giáo dục đều là công cụ của giới cầm quyền farm tiền, giới tài phiệt "làm chủ" người lao động thông qua các HD vay mượn mua nhà mua đồ... Bạn dùng từ "rat race" thì hẳn bạn cũng biết tư bản nó bóc lột vcl thế nào. Cuộc sống rất áp lực. Ch ta thấy lương cao thì trăm thằng vozlit dalit khác cũng thấy lương cao. Đấm nhau được với đám đó ko? Các DN sẽ nghĩ ra đủ các loại KPI, meeting để ép sức LD và dám dalit vozlit sẽ làm bằng được để giữ jobs. Làm thêm đến tối là chuyện bt. Vợ t làm việc cho NH lương $72.000 thì nó vắt nó chửi như c hó luôn. Toàn làm từ sáng 6h phải dậy, 8h tối mới thôi. Việc IT dù lương cao nhưng t dám cá là cũng nặng nhọc ko ít. Bạn ko làm thì thằng khác sẽ làm nên sếp alo cái là lao vào máy luôn. 3 Lần t đi thăm bạn, họ hàng thì thấy cảnh IT làm thêm rồi. Đang ngồi ăn cái nó báo server chậm lại vào phòng cầy. T đi làm bếp và biết nhiều ng làm việc chân tay thì hễ ráo mồ hôi là hết tiền.
Vấn đề vay trả nhà 30 năm thì ngang cái hợp đồng nô lệ luôn. Ai cũng tính là chỉ 10 năm là trả được, nhưng cuộc số nó không như bức tranh, nó sẽ dìm cho chúng ta hết tiền, cả đời đi làm không dám bỏ việc. Tính sơ sơ chi phí sống năm 2021 của 2 vợ chồng là gần $40.000 một năm, có con còn cao hơn nữa. Cuộc sống sẽ ép chúng ta làm phọt cứt và con cái, bố mẹ sẽ tự nhiên bị bỏ sang 1 bên.
Và đương nhiên tư bản nó phát triển quá rồi, mọi thứ gần như là efficient market nên rất khó khởi nghiệp. Gần như mọi ngành nghề đều có 2-4 business đứng đầu, ko có khe hở nào để tham gia. Small business thì như cái job in disguise vậy. Muốn lên tầng trung lưu manager thì hơi khó nhé. Tây trắng tiếng Anh lưu loát còn chả ăn ai nữa là da vàng. Cái vụ đi làm thì tùy ngành nghề, có thể IT dễ hơn, t ko dám comment.

Về tinh thần thì 100% người đi nước ngoài kêu. Sống như thây ma luôn vì không có kết nối cộng đồng. Bạn bè cũng chỉ giới hạn chứ đâu có nhiều người mà chơi. Ng Việt thì còn chênh văn hóa rất mạnh. Hội đi trước 75 vs hội trẻ chẳng hạn, hội quan chức vs người lao động chẳng hạn, chả thể chơi đc với nhau. Đặc sản ở Úc là những khu vui chơi trẻ em và những băng ghế trống, ai cũng bận rộn rảnh đâu mà chơi. Dù có người thì ai biết ng đó, ko có như VN; trẻ con ở đây ko chơi chung được với nhau. Hồi xưa t đi bơi, đi đá bóng, đi ăn kem, đi bar sàn... với anh em họ, bạn bè các kiểu. Còn bọn tây nó đâu có chơi với con mình đâu. Cái khu vui chơi trước nhà t thì người Lebanese chơi riêng, bọn thổ dân chơi riêng, mấy đứa Việt Nam chơi riêng. Thà t cho con cái học trường công ở VN để nó được bao quanh bởi bạn bè, anh chị em họ... Thà cho nó chơi LOL chửi ĐMM còn hơn cho nó cô đơn ở nước ngoài. Hãy nhớ lại hồi bé chúng ta chơi vui ntn. Bây giờ trẻ con vẫn chơi vui dù ít chỗ chơi hơn trước 1 chút, giờ đi chơi thì tốn tiền vé thôi, cũng ko tệ.
Những kết nối xung quanh đứa trẻ mới quan trọng chứ vật chất thì vừa đủ thôi. Cho nó nhiều chỉ tổ hư chứ hay ho gì. Mấy thằng Úc đần bỏ mẹ ra vì sống sướng quá rồi, ko còn ý chí chiến đấu gì cả. Ô Warrent buffet khi được hỏi vì sao ko đi chỗ khác sống dù có nhiều tiền, ô ý bảo vì ở Nebraska ô ý có nhiều connections. T cũng muốn gia đình t gồm VC và các con có được cái connections đó. Nhưng 7 năm ở Úc là đủ để nhìn ra tương lai mù mịt, sẽ chẳng có connection nào ở nới sống, ở chỗ làm, hay ở xã hội.

Yếu tố gia đình là quan trọng nhất. Những gia đình đi nước ngoài nhìn chung là nát như cứt, trừ khi có nguyên ban bệ đi từ trước bằng vượt biên hoặc đi định cư đầu tư cả nhà. T chưa thấy cặp nào hạnh phúc cả vì gành nặng vật chất quá nặng. Điển hình là tình trạng vợ chồng xa nhau vì Visa hoặc vì công việc. Kể cả người thành đạt thì họ cũng phải hy sinh vì công việc. Gia đình người quen bên vợ có nhà cửa xịn cũng là vì ô chồng chịu khó xa vợ làm ở TP khác. Đặc biệt là đứt kết nối trầm trọng với gia đình và văn hóa Việt. Ô boss trước t làm thì mẹ chết về 3 ngày xong quay lại luôn vì còn phải làm shop, ko bỏ được, con cái ổng lớn lên chắc chắn sẽ làm thế với ô thôi. Bà chủ nhà làm nails thì ko đẻ con cứ thể đi cầy mà cũng chưa trả được nợ. Gia đình VN khi mất đi kết nối, sống kiểu Tây thì vô cùng rời rạc, VC bỏ nhau rất nhiều. Con cái lớn nó đi theo bạn bè chứ ko có theo mình, rất khó gặp gỡ như kiểu VN. VD thằng con riêng ô chủ nhà đi mấy năm rồi, nó mà ko gẫy chân thì chắc t cũng ko có cơ hội nhìn mặt. T nghe kể Có nhà thì con cái đóng cửa trong phòng chả nc gì, nó dẫn bạn gái về ăn mà chào rồi chui vô phòng xong đến giờ ra ăn như khách.
Có thể nói là đi nc ngoài sẽ mất con, chúng ta sẽ hiến cho nước sở tại một đứa nô lệ cầy job và trả rent/mortgage. Con cái chúng ta sẽ lớn lên trong sự cô đơn là điều chắc chắn; mà thử nghĩ xem, bố mẹ sống không hạnh phúc thì sao con hạnh phúc? Ở VN thì sống khổ nhưng gia đình có nhau, có họ hàng xa gần, có hàng xóm, có chúng bạn. vợ t chăm bố chồng lúc ốm, t chăm bà ngoại vợ lúc ốm, họ hàng khắp nơi thăm hỏi gọi ddt. Có dịp sinh nhật gì cũng tổ chức. T muốn con mình nhìn và học từ những thứ đó, đấy mới là hạnh phúc tinh thần thực sự chứ không phải là vật chất hào nhoáng. Đương nhiên t vẫn chuẩn bị cho nó quốc tịch, khi cần thì té :)

Cách duy nhất mà đi nc ngoài sướng đó là có nhiều tiền, mang cả nhà đi và có các mối quan hệ từ trước. Có tiền sẽ giải quyết được rất nhiều áp lực ở nước ngoài. Tóm lại là người nghèo thì nên đi nc ngoài để cầy tiền, người giàu thì nên về VN để tiêu tiền cho sướng, người siêu giàu thì đi lại cả hai :)

Chủ thread còn trẻ mà làm IT thì có thể cân nhắc đi 4-5 năm lấy cái quốc tịch xong về VN làm remote. Con cái vừa có QT vừa được ở nhà cùng gia đình lớn của mình. Các vấn đề trên có thể ko liên quan đến Canada nhưng với kinh nghiệm xem Paris by night và Youtube thì t tin là c sống ở tư bản là giống nhau. "Rat race" run by the elites

Mấy ô nghĩ con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn là đang đếm cua trong lỗ đấy. Điều kiện lý tưởng thì là thế, nhưng chưa chắc đâu nhé. Lớn lên nghiện hút ăn hại là chuyện bt :)
Tâm huyết quá. Các nước khác ngoài Mẽo ra có vẻ lương thấp và khổ phết. Nhưng mà lương dưới 100k/năm ở mấy nước các fen kể nghe nó ngang ngang 20-30tr ở vn nhỉ
 
T chưa kiếm dc nhiều thế nên biết để so, đi cũng lâu rồi. Hai vc kiếm đc net là cỡ $40.000 một năm bỏ hết các chi phí ra rồi. Cũng ko giàu nhưng ko quá nghèo nhưng mà vẫn thấy cực lắm. Tinh thần bị tra tấn kinh khủng vì bị ngắt kết nối đó. Muốn để ra tiền thì ko đc ăn ngoài, mà như thế thì sống làm gì nữa. T ra ngoài ăn nhiều thì cũng chả vui lên được.
 
T chưa kiếm dc nhiều thế nên biết để so, đi cũng lâu rồi. Hai vc kiếm đc net là cỡ $40.000 một năm bỏ hết các chi phí ra rồi. Cũng ko giàu nhưng ko quá nghèo nhưng mà vẫn thấy cực lắm. Tinh thần bị tra tấn kinh khủng vì bị ngắt kết nối đó. Muốn để ra tiền thì ko đc ăn ngoài, mà như thế thì sống làm gì nữa. T ra ngoài ăn nhiều thì cũng chả vui lên được.
ở VN cũng chả khác mấy, job ngon thì nó cũng ép ra bã như tư bản thôi, muốn làm nhàng nhàng thì auto ít tiền, mortgage 10 năm của a chắc mua nhà, còn dân VN chỉ đủ cái chung cư thôi, chưa kể lãi thả nổi hơn 10% so với úc thì sao?
Ba cái trò tình làng nghĩa xóm chỉ có ở vùng quê thôi, ở TP, đặc biệt ở chung cư có khi cả năm chẳng nhìn mặt nhau.
Con cái ở VN sở dĩ nhìn mặt nhau vì chúng nó ăn bám trong nhà, nếu sống tự lập có gia đình riêng thì cũng ra ở riêng rồi, cùng TP thì còn vài tuần về 1 lần, chứ bố mẹ ở quê thì chỉ gặp vài ngày tết thôi.
Ở Úc sao tôi ko biết chứ ở Đức cứ hết time là về, 1 năm vài tuần phép nghỉ thoải mái có lương chưa thấy số phận nô lệ ntn, chứ mấy thằng bạn tôi ở VN 1 năm có chục ngày phép, nghỉ ốm còn phải nhìn mặt thằng sếp.
Y tế với giáo dục thì chúng nó hơn đứt, a kêu khổ nhưng sướng, sướng chỗ nào? Sướng đến khi bệnh nặng thì lại thành Walter White à?
Tóm lại, tôi chỉ đồng ý với cái thời gian nghỉ tết ko tiện nên ko về được VN, với cái ko thuận lợi cho business nhỏ thôi, còn lại xã hội VN đang bị tư bản hoá chả khác mẹ gì Úc, nhưng quyền lợi NLĐ còn chẳng bằng nó.

Edit: ở đâu thì theo đấy, sống mà ko hoà hợp về văn hoá thì chả ai ưa đâu, về nước cho khoẻ.
 
Y tế với giáo dục thì chúng nó hơn đứt, a kêu khổ nhưng sướng, sướng chỗ nào? Sướng đến khi bệnh nặng thì lại thành Walter White à?
Không biết có cái myth này ở đâu. Giáo dục đại học ở VN không bằng nước ngoài chứ giáo dục phổ thông ở VN không hề tệ chút nào, đi ra nước ngoài sẽ thấy trình độ tư duy trung bình của lớp trẻ VN không hề thua kém, PISA cũng ngang với các nước phát triển. Nhìn kết quả giáo dục của tụi Mỹ mới thấy vấn đề.
 
Không biết có cái myth này ở đâu. Giáo dục đại học ở VN không bằng nước ngoài chứ giáo dục phổ thông ở VN không hề tệ chút nào, đi ra nước ngoài sẽ thấy trình độ tư duy trung bình của lớp trẻ VN không hề thua kém, PISA cũng ngang với các nước phát triển. Nhìn kết quả giáo dục của tụi Mỹ mới thấy vấn đề.
Về khía cạnh ko toàn diện ấy a, quá nhiều thứ thừa thãi, trong khi phân tầng lao động ko tốt. VD như học sinh Đức sau khi tốt nghiệp cấp 2 sẽ theo 2 hướng nghề hoặc học lên ĐH, cho nên xã hội nó kha cân bằng nghề nghiệp, ngoài ra học phí còn được trả full lên tận ĐH, đảm bảo sự công bằng xã hội. Tôi cũng thích chương trình chúng nó hơn, vì có nhiều mặt VN ko thể theo được, VN như dinh dưỡng trường học, hay vận động thể chất.
HS cấp 3 VN trình độ có vẻ hơn nước ngoài, nhưng khi lên ĐH lại thua đứt đuôi, lý do đơn giản vì cấp 3 học quá nhiều thứ ko cần thiết, khiến chẳng còn thời gian rảnh phát triển năng khiếu khác, đến khi lên ĐH cách học ko phù hợp, các giảng viên với giáo trình thì ko ngon bằng nước ngoài nên thọt.
Đấy là chưa nói đến ti tỉ thứ tiêu cực trong nhà trường, mà một trong số đó làm tôi khinh bỉ nhất là bệnh thành tích, có nhưng em hs không đủ khả năng lên lớp do mất căn bản hoặc thậm chí bị 1 số vấn đề liên quan đến phát triển trí tuệ thì lại được GV sửa điểm cho lên lớp, để rồi lỡ mất thời gian chẩn đoán, điều trị,
Nói toẹt ra thì VN chỉ giỏi đào tạo gà chọi thôi, chứ ko phải con người hoàn thiện.
 
Last edited:
Tôi ko ở can, cũng ko làm IT, nhưng chỉ cần nghĩ đến chuyện con tôi đi học dell mất tiền, tôi ốm có bảo hiểm chi trả 100%, bsi, y tá chiều tôi như bố là tôi đã đell muốn về vn sống rồi, tất nhiên tôi vẫn về thường xuyên vì vn còn đầu tư dc nếu biết cách. Khu tôi sống rất ít vn, mà thực ra tôi ở đây từ nhỏ, bạn bè toàn tây nên tôi cũng méo care cộng đồng. Có voz vào pặc co cũng vui rồi. Ông anh tôi cũng như thím, bỏ chức trưởng phòng ở vn sang can sống, kêu buồn như chó cắn rồi lạnh lẽo nữa, tôi thông cảm dc, ông ấy sống kiểu tình làng nghĩa xóm quen rồi, riêng tôi thì tôi méo:go:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đấy là bố mẹ ông khá giả, còn nếu xuất thân từ quê lên mà được đi thì nên đi.
 
Tâm huyết quá. Các nước khác ngoài Mẽo ra có vẻ lương thấp và khổ phết. Nhưng mà lương dưới 100k/năm ở mấy nước các fen kể nghe nó ngang ngang 20-30tr ở vn nhỉ
Anh sang mấy nước EU kiểu Pháp Đức chỉ cần lương 80k thôi là anh sống nhoè cmn nhoẹt rồi, đi bim mẹc đeo rolex đơn giản, ở Việt Nam có cái ccc lương 30 củ được thế =]]

Các anh chưa đi ra nc ngoài sống lúc nào chả nghĩ có tiền ở Việt Nam sướng nhất :LOL: tất cả những người tôi quen khi đã qua EU sống ổn định rồi khi quay lại Việt Nam đều thấy ko hợp cs Việt Nam nữa. Cái đấy chính là ở EU nghèo mà bình yên đấy =]]
 
Không biết có cái myth này ở đâu. Giáo dục đại học ở VN không bằng nước ngoài chứ giáo dục phổ thông ở VN không hề tệ chút nào, đi ra nước ngoài sẽ thấy trình độ tư duy trung bình của lớp trẻ VN không hề thua kém, PISA cũng ngang với các nước phát triển. Nhìn kết quả giáo dục của tụi Mỹ mới thấy vấn đề.
Anh so toán lý hoá thì lo giáo dục Việt Nam ko kém tư bản, con tôi học lớp 3 rồi mới học đến phép nhân =]] nhưng nó được học bầu cử dân chủ là thế nào từ lớp 1 :LOL:
Còn nói về tư duy, thì thi tốt nghiệp cấp 3 bên tôi nó có thi triết học, đề năm nay là như này
Subject 1

- Do artistic practices transform the world?

Subject 2

- Is it up to the state to decide what is fair
Những thứ như thế nó mới góp phần nâng cao dân trí chứ ko phải toàn lý hoá đâu anh =]]
 
Back
Top