thảo luận Review cuộc sống thường ngày (1.5 năm) ở Singapore

Sword of the Morning

Senior Member
Mình tạo thread này chia sẻ về cuộc sống 1.5 năm ở Singapore, cuộc sống thường ngày, ăn, ở, chơi (mức sống cơ bản), di chuyển, văn hoá, ...

Sơ qua về mức sống cơ bản (không phải tối thiểu) ở Sing thì một gia đình 2 lớn 2 nhỏ chi tiêu hàng tháng ~SG$ 6k5 (link) đã bao gồm tiền nhà cửa, giáo dục, bảo hiểm.

Links:

1. Nhà ở​

Về chỗ ở, hồi mới sang mình cách ly ở khách sạn 4* (search giá trên booking cỡ $150/ngày), thấy phòng cũng bình thường, khoảng ~20-30m2. Sau một thời gian sống thì biết được hệ thống Hotel81 khá rẻ và nhiều, phù hợp cho người sang đi du lịch.

Sau thời gian cách ly thì mình thuê nhà ở. Ở Sing thì môi giới cần có chứng chỉ hành nghề và thường làm ở các công ty về bđs. Tuy nhiên, các gian thương Việt lách luật khá nhiều, thuê nhà nguyên căn và cho thuê nhỏ lẻ lại kiếm lời, thường theo phòng hoặc ở ghép. Nhà ở được chia làm 3 loại chính:
  • HDB (Housing and Development Board): nhà ở do chính phủ xây, dạng chung cư, public (không có rào, bảo vệ, ai cũng có thể vào thang máy và di chuyển trong toà nhà)
  • Condo (Condominium): tư nhân mua đất xây, thường phân biệt bằng hàng rào bao quanh khu, hoặc cửa từ ở khu vực thang máy
  • Landed (nhà đất)
Sing có chính phủ điện tử, thông tin đồng bộ hoá, cư trú phải đăng ký địa chỉ nhà ở (thường chủ nhà đăng ký). HDB giới hạn tối đa 6 người mỗi căn hộ. Nói thêm về vụ gian thương Việt lách luật thuê nguyên căn rồi cho thuê lại, thì có 2 trường phái, một là cho thuê lại theo phòng hoặc người ở ghép (thường 2 người/phòng), có đăng ký địa chỉ, người thuê thường là người đi làm, sinh viên dư dả; hai là cho thuê ở ghép, nhiều hơn 6 người/căn (>3 người/phòng, giường tầng kiểu homestay), thường là người muốn tiết kiệm tiền như nhóm xuất khẩu lao động.
Giá nhà năm 2021 lạm phát, tăng phi mã do nhiều nguyên nhân (chi phí công nhân tăng, nhà mới xây chậm, ít, citizens ít ra nước ngoài hơn, etc.), xem trend giá cùng nhà trên các trang thuê nhà như propertyguru, 99co, nestia thì giá nhà năm 2021 tăng cỡ ~30% hoặc có khi 50%. Phổ giá thuê nhà thường từ $350-1500/người/tháng, với mức $350 thường là ở ghép đông người; một phòng common trong HDB có thể dao động $600-1k tuỳ xa/gần trung tâm, phòng master thường $800-1k2; condo thì giá cao hơn. Xem nhiều vlog trên youtube thấy bọn western professionals hay thuê studio trong condo ở khu trung tâm khoảng $3k5-5k. Nên mức $600-1k5 là mức phổ biến, còn giá nhà thì không có cận trên.
Note: gian thương Việt cho thuê lại nhà thường cao hơn mức agent cho thuê. Lí do là vì gian thương thuê qua agency và chịu phí agency đại diện và deal với chủ nhà. Tiền đó và tiền lời được tính cho người đi thuê. Gian thương Việt thì vặt tiền của người Việt vẫn là dễ nhất.
Bonus: Video

2. Ăn uống​

Văn hoá bên Sing thường là đi ăn ngoài, nhiều nhà mới xây còn theo chủ nghĩa Kitchenless. Phần lớn bên đây đi ăn ở Hawker Centre hoặc Foodcourt (khác ở chỗ có điều hoà). Một bữa ăn trung bình dao động $3-8 ở food centre tuỳ món; restaurant thường $15-50, có nhiều restaurant rẻ có khi <$10, ở sing thường không có tips cho nhân viên; restaurant thì có 3 kiểu tính tiền, net thì là giá cuối; "+" thì thêm 7% GST; "++" thì thêm 7% GST và 10% service charge . Vì là nước đa văn hoá, chủng tộc nên đồ ăn đa dạng, từ món Trung, Ấn, western, Malay, Indo, Nhật, Hàn, VN cho tới nhiều nước khác như Mexico, Nepal, etc. Mặt bằng chung cùng portion thì đồ VN hay đắt hơn các loại khác :) .
Một vài hình ảnh về đồ ăn Trung hồi cách ly (do lúc cách ly có 3 lựa chọn đồ ăn: Trung, Halal, Ấn thì mình chọn Trung)

1640446629016.png

1640446646318.png

1640446659550.png
1640446678616.png



Một đặc điểm khi mới sang mà mình và bạn bè đều có là hay quy đổi giá sang VNĐ :LOL: Hồi đó ăn mỗi bữa đều tính kiểu $5~80k nên ăn uống khá tiết kiệm. Một thời gian quen thì sống yolo hơn. Trung bình tiền ăn uống mỗi tháng của mình (thi thoảng nấu ở nhà, nhưng giá cũng không khác ăn ngoài là mấy) dao động cỡ $350-600 (bao gồm tiền mua specialty coffee về pha).

Ngoài ra thì bên này không nhiều đồ ăn vặt như ở VN, có quán Ah Chew dessert nổi tiếng bán chè bánh, gần như khi nào ăn cũng xếp hàng dài, mình ăn vài lần nhiều món khác nhau thấy cũng bình thường.

1640447029862.png


Một số ví dụ về món ăn khác:
Mexican:
quesadilla: $9.9
1640447257761.png

kebab gì đó to bự, free miếng gì như khoai tây lát; ~$15-20 quán giờ đóng cửa do dịch
1640447326317.png


Đồ Ấn thập cẩm cari, trong hình $40/3 người
1640447282943.png


Bagel cá hồi, ~$12
1640447586585.png


Sườn nướng ở Chinatown không nhớ quán, ~$3/xiên
1640447660000.png
 
Last edited:
(tiếp)
Giống đồ Ấn nhưng là Nepal, ~$35/người (có cả bia)
1640447781978.png

1640447800748.png

free flow:
1640447819580.png


Ashes Burnnit, $5.9
1640447862988.png


Phở bò hầm (TQ) $5.5 + nước ép cóc (balonglong) $3
1640447902644.png


Đồ chay, $7
1640447931363.png


Ramen (Keisuke), $15-20
1640448014356.png


Mì chua, trong hình là $5 + $6 đĩa thịt bò. Đồ tàu cay ngoài ớt còn có loại hạt tiêu gì ăn làm mình tê lưỡi, vừa cay vừa tê :D
1640448131882.png
 
Last edited:
(tiếp) Đồ VN
So Pho, ~$15, rating 6/10
1640448262985.png


Cô Chung, ~$10-12, rating 4/10
1640448345679.png

1640448373201.png


Mrs. Pho, ~$14, rating 8/10
1640448422796.png

1640448445846.png

1640448483448.png


Bún dồi trường, ~$6, rating 6/10
1640448595978.png


Bún đậu mắm tôm @Bugis, ~$30/2 phần trong hình
1640448675866.png


Nói chung hồi mới sang thì hay tìm đi ăn quán VN, sau đa dạng dần đồ ăn, một phần cũng vì đồ VN đắt hơn mặt bằng chung ở bên này.

Nay tạm dừng ở phần ăn uống, không biết có ai follow không, mai mình viết tiếp phần đi chơi, đi khám phá.
 
Ở sing bao lâu thì có thể nhập tịch được vậy thím?
sau khi có PR thì có thể apply thì phải. Nhưng sing không đưa ra list tiêu chí cụ thể, vì họ không muốn việc nhập tịch trở thành competition

ăn đa dạng có hay bị food poisioning ko bạn?
không thím, hồi mới sang là mình chưa uống thuốc giun được gần 1 năm rồi. Sau đó vài tháng có bị đau bụng mà trào nước miếng, mình đi clinic kêu muốn uống thuốc giun mà bác sĩ bảo không biết thuốc giun là gì. Mình có nói ở VN thường 6 tháng uống thuốc giun 1 lần mà họ không tin, còn hỏi chả lẽ phải uống hết đời hay gì. Sau đó thì biết lý do là bên này kiểm định thực phẩm chặt, phần lớn đồ nhập từ malay, một phần nhỏ tự sản xuất ở một khu riêng biệt so với thành phố.
 
thým review thêm gái gú nó có đẹp k nhé :D

Gửi từ v0z bằng vozFApp
mặt bằng chung chắc không hơn VN đâu, nhưng có điều kiện hơn thì cũng diện hơn, ra đường mặc rất mát mẻ, shorts nửa đùi, áo 2 dây, croptop nhiều

hay đó bạn, chấm ở đây để hóng, nhớ review khu geylang nha :shame:
dịch geylang đóng cửa gần hết rồi thím :cautious: một phần cũng do lực lượng lao động về quê rồi. Bữa có vụ dịch bùng từ quán karaoke (KTV) dân local còn kêu KTV=Kiss the Vietnamese, tại bên này nhiều người vẫn nghĩ KTV thì cũng chỉ hát hò và nhắm mồi thôi :mad:
 
Thím kia muốn biết cái khoản dịch vụ riêng tư hơn ấy...
Nhắc lại, thím kia chứ k phải tôi nhé...
à, tưởng thím đó hỏi con gái bên này, hoá ra hỏi "gái" bên này :cautious:
ASEAN thì nổi nhất vẫn là gái vịt mà, các rân chơi checker review là gái vịt vừa ngon, ngoan, lại rẻ. Chứ nghĩ khu SEA này thì còn nước nào cạnh tranh được với con rân vịt đâu. Vịt còn hoạt động mạnh bên malay mà, xưa báo đưa tin mấy vụ bắt đường dây bên đó, có vụ còn chạy cảnh leo lên mái nhà rồi bị sụp mái tôn gãy chân
 
Đi xem bóng đá về viết về các phương tiện di chuyển.

3. Đi lại​

3.1 Phương tiện cá nhân​

Vì sing là nước có diện tích nhỏ, mà dân lại đông và giàu, nên có nhiều chính sách và loại phí để giảm thiểu phương tiện cá nhân. Giá ô tô ở Sing lăn bánh thường x6 lần giá trị của chiếc xe, trong đó phí cao nhất là COE, loại phí để kiểm soát số lượng tối đa từng loại xe được lưu hành. COE cho mỗi xe có giá trị trong 10 năm, hàng năm sẽ đấu giá dựa trên số COE available (số COE cấp mới không lớn hơn số COE hết hạn trong năm đó). Ví dụ con Honda Jazz giá market $17k, thuộc category A thì năm 2021 COE là ~$50k.
1640534626199.png


Độ dài đường cao tốc của Sing khá lớn (bé hơn HN mà tổng chiều dài ~160km). Mình có ngồi đi ké nhiều lần thì thấy tắc đường khá ít, hệ thống biển báo chỉ đường rất chi tiết. Thi bằng lái bên Sing rất dễ, phạt thì nặng, nên ai thấy đủ tự tin lái xe thì lái, phạt thì phạt nguội sau. Nói thêm về hệ thống biển báo chỉ dẫn thì rất thân thiện với người lái, không có tính đánh đố như VN; đặc biệt ở các ngã tư thì đèn thường có đèn xanh cho đi thẳng và rẽ phải riêng (do sing đi bên trái), xe nào rẽ hướng cắt ngang, nhập làn thì phải nhường cho xe hướng đi thẳng, xe đi từ trong ngõ/đường nhỏ ra thì phải đứng chờ quan sát không gây cản trở cho xe đi trục chính. Xe máy cũng có nhưng không nhiều, phần lớn là xe PKL hoặc PCX (bên này tên khác) do mua xe xịn hơn chỉ chênh lệch giá open market, mà COE chiếm phần lớn giá trị xe lăn bánh.

3.2 Phương tiện công cộng​

Phương tiện công cộng thì có 4 loại chính: MRT (Mass Rapid Transportation), LRT (Local/Light Railway), Bus, Taxi.
  • MRT: tàu điện ngầm (do độ cao khác nhau có chỗ tàu chui lên trên mặt đất), là phương tiện di chuyển chính, đi khá nhanh, phủ khá kín, mỗi trạm cách nhau 1-2km. Tuy nhiên không phải loại điện từ nên khá ồn
  • LRT: như tên, ở một số khu MRT không phủ mà dân đông thì có tàu đi 1 vòng ở khu đó, nhỏ, đi chậm hơn nhiều, thường lộ thiên
  • Bus: chậm hơn MRT do dừng nhiều trạm, chờ đèn đỏ. Ở các trục đường đông đúc thường có 1 làn ưu tiên cho bus.
  • Taxi: trước khi sang đọc thấy đâu cũng nói taxi đắt, sang đi grab thì thấy giá đâu khoảng ~$1/km, đi nửa thành phố cũng cỡ ~$15-20
Hình LRT:
1640535621628.png


3 hệ thống MRT, LRT, Bus có liên kết, dùng thẻ tap (NFC, mua thẻ $3), được thiết kế để đi tới 1 nơi bất kì tốn <2h và <$2 ($2 thì lâu rồi, qua mấy lần tăng giá không biết có còn không). Mỗi lần chuyển từ MRT sang LRT/Bus hoặc chuyển từ bus này sang bus khác tính transit, tiền tính gộp sau khi kết thúc hành trình (khác VN chuyển 1 xe mua 1 vé). Tuy nhiên vé tháng hình như MRT và bus riêng, không chung, trước mình có xem vé tháng MRT cỡ ~$128, trừ khi đi nhiều, còn đi từ nhà tới chỗ làm và đi về thì tap thẻ thường rẻ hơn (ngày hết khoảng $2-4).

Một vài điểm thú vị:
  • Shipper (giao đồ ăn: grab/food panda) đa số đi xe đạp
  • Đi bộ được ưu tiên (trên phần vạch sang đường), tức đèn xanh sang đường thì xe di chuyển trên đường phải nhường người đi bộ; tại các ngã rẽ mà rẽ trái được tách riêng ra (do đi bên trái) cũng phải nhường người đi bộ
  • Do phần lớn dân di chuyển bằng public transport nên đi bộ nhiều
  • Có bụi, nhưng ít, bụi hạt nhìn thấy (đất/cát) hiếm, bụi mịn ít khi đỏ (thỉnh thoảng bên Indo núi lửa phun khói thì đỏ); mùi xăng xe không nặng như VN, do tiêu chuẩn khí thải đăng ký xe mới ngày càng tăng, xe cũ thì có giới hạn số năm (do COE)
  • Gần như luôn luôn có cây ở trên đường (không ở giữa 2 chiều xe thì ở lề đường), mình chưa gặp đoạn đường nào mà không có cây (có đường Geylang)
  • Các toà nhà gần trạm tàu thường connect basement với trạm tàu luôn, nên có khi đi từ nhà tới chỗ làm không nhìn thấy ánh mặt trời, do ngoài trời cũng khá nóng, thường ~30 độ.
 
Last edited:
Back
Top