Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Ngoi vào chỉ để muốn giới thiệu với các bác một trang viết nhiều cái cũng thú vị từ một bác cũng trên voz mình (bác í ẩn danh)
thongtamsu.wordpress.com
A e ai rảnh có thể vào đọc chơi và đàm luận với bác í hen :)
Đọc thì có vẻ hay nhưng coi kĩ nó không đúng Chánh pháp, tâm là do duyên khởi và nó có hiểu biết rõ ràng là thọ tưởng hành thức không mơ hồ , trìu tượng xa xăm bị ẩn gì cả .
 
Ko ai cao thượng hơn ai cả, mọi ng đều ngang nhau thôi. Người xuất gia thì có điều kiện để tu tập và tìm hiểu chân lý hơn người bình thường. Nhưng họ cũng phải sống và nương tựa vào người tại gia để có thể có cơ sở sinh sống (vì họ ko đi kiếm sống như ng tại gia). Và vì thế họ có trách nhiệm phải hỗ trợ và hướng dẫn những vấn đề về tinh thần cho người tại gia, đây là mối quan hệ hỗ tương, trên lý thuyết thì là vậy :)

Về cảm thọ thì có ba là khổ, sướng, và trung tính. Nhưng thực chất cả ba đều đưa đến khổ về tâm lý.
Khổ cảm thọ thì do đau đớn nên sinh tâm lý chán ghét là khổ.

Sướng nhưng kéo dài thì cũng gây khổ. (vd bác nào nghĩ ăn ngon hay make love là sướng, nhưng thử làm liên tục kéo dài xem có sướng mãi ko :) ) .

Sau cùng thì cảm thọ trung tính cũng gây nhàm chán, bởi cái tâm chúng ta luôn năng động sẽ khó chịu cảnh bó buộc một kiểu hoài. (Nên việc ngồi thiền "định" lâu cũng ko nên là vậy, vì như thế là ức chế tâm vào một hoàn cảnh, còn thiền định thực sự thì vốn là sự năng động)

Nói chung các bác tranh luận đừng nóng quá, có gì từ từ nói :D
Mình bổ sung tí, ba cảm thọ đó cho sáu nơi mắt tại mũi lưỡi thân, pháp trần. Con người chỉ tham sân si với các cảm thọ, tâm biết tâm hay tâm biết các cảm thọ chứ không phải tâm biết CẢNH buộc tâm vào cang hay tâm thích ghét cảnh trói tâm vào một cảnh của thiền định bầy giờ :smile:
 
Mình bổ sung tí, ba cảm thọ đó cho sáu nơi mắt tại mũi lưỡi thân, pháp trần. Con người chỉ tham sân si với các cảm thọ, tâm biết tâm hay tâm biết các cảm thọ chứ không phải tâm biết CẢNH buộc tâm vào cang hay tâm thích ghét cảnh trói tâm vào một cảnh của thiền định bầy giờ :smile:
Ko hiểu bác đang nói gì cả ^_^
 
Ko hiểu bác đang nói gì cả ^_^
mình nói thực tại đang sống các căn tiếp xúc với xuc Trần phát sinh ra các cảm giác hay cảm thọ, như mắt với sắc cho ra cảm giác hình ảnh chứ không nhìn thấy vật chất thấy cảnh sắc. Hay gọi là tâm biết tâm chứ tâm không biết cảnh vật, do đó có 18 loại cảm thọ lạc, khổ thọ, không khổ không lạc. Tương ứng với tham sân si với các cảm thọ đó. Do tâm sinh diệt theo lộ trình nơi cảm thôi nên không thể buộc tâm vào cảnh .
 
Không hiểu lắm nhưng có vẻ như ý bạn vẫn là sự khác nhau giữa xuất gia và tại gia đúng không? Đây là dẫn chứng:

+ Trong bài Kinh phân biệt cúng dường (Dakkhinavibhanga Sutta) thuộc Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã chỉ ra thứ tự cao thấp của 14 loại chúng sanh:

1. Bậc Alahan Chánh Đẳng giác.
2. Bậc Độc giác.
3. Bậc Alahan.
4. Đang trên đường trở thành Alahan
5. Bậc Bất Lai Anaham.
6. Đang trên con đường Bất Lai Anaham.
7. Bậc Nhất Lai Tudaham.
8. Đang trên con đường Tudaham.
9. Bậc Nhập Lưu.
10. Đang trên con đường Nhập Lưu.
11. Tu sĩ ngoại đạo (mang tà kiến).
12. Người tại gia có giới.
13. Người tại gia theo ác giới
.
14. Các loại bàng sanh.

Như ta thấy, vị trí của người tại gia chỉ hơn các loài bàng sanh, thậm chí còn thua cả tu sĩ ngoại đạo mang tà kiến,

Đừng bao giờ nghĩ rằng Phật giáo coi chúng sinh bình đẳng, súc sanh cũng như loài người, ai cũng như ai, đó là tà thuyết. Phật giáo chỉ công nhận sự giác ngộ của loài người là như nhau (bình đẳng về sự kiện giác ngộ) chứ không nói vị trí xã hội là bình đẳng.

Vị trí của Tăng đoàn và Đức Phật cũng được chỉ ra trong bài kinh này.

Đức Phật đã khuyên bà Maha Pajapati Gotama cúng dường cho Tăng chúng thay vì cúng cho Đức Phật, việc ấy có lợi ích lớn hơn theo 5 cách:

+ Sau khi Đức Phật tịch diệt, Tăng đoàn sẽ được quan tâm.
+ Do tính chất đông đảo của Tăng đoàn.
+ Những người giữ gìn Pháp theo số đông bằng cách đọc tụng mỗi ngày.
+ Duy trì Pháp và Luật theo cách cho người khác gia nhập Tăng đoàn và xuất gia lên bậc trên.
+ Tôn vinh Tăng chúng cũng chính là tôn vinh Đức Phật.

Kết hợp thêm 2 đặc tướng và 38 đặc tính thuộc nội tâm của một Bhikkhu đã viết ra ở những post trước đã chỉ ra Tăng đoàn là cao thượng.

Điều này được giảng giải trong bộ Milindapanna.
Câu hỏi của mình ko phải để hỏi mà để gợi mở vấn đề, không hiểu không cần quote đâu bạn. Bạn mê kinh quá, chỉ tìm cơ hội để tụng kinh. Mình đã không muốn trao đổi từ khi bạn quả quyết đọc được đơn cũng có thể bốc thuốc rồi. Lúc nào bạn thực sự có trí huệ rồi trao đổi sau, máy đọc kinh thì mình đã có google.
 
Trước cũng có topic về phật giáo mà cuối cùng mấy thằng phật tử tự cắn nhau chí chóe nên bị xóa. Âu cũng là cái liễn
 
Trước cũng có topic về phật giáo mà cuối cùng mấy thằng phật tử tự cắn nhau chí chóe nên bị xóa. Âu cũng là cái liễn
Có nhiều thành phần phá hoại quá bác, trước quy tụ nhiều a tài tạp nham giờ It.mục đích giáo pháp là hết khổ, mà khổ do tham sân si bởi cảm thọ và chấp thủ 5 thủ uẩn phát sinh khổ.
 
Có nhiều thành phần phá hoại quá bác, trước quy tụ nhiều a tài tạp nham giờ It.mục đích giáo pháp là hết khổ, mà khổ do tham sân si bởi cảm thọ và chấp thủ 5 thủ uẩn phát sinh khổ.
khuyên thật lòng bạn nên học lại cách trình bày trước đã, câu cú của bạn đọc như cái cc.
 
Nói cho đúng thì trúng Vietlot không có giá trị bằng việc chứng đạt sơ thiền ngay kiếp hiện tại. Vì sao lại nói như vậy, vì dù bạn trúng Vietlot bao nhiêu đi nữa, khi chết bạn phải vứt bỏ những thành tựu bạn đạt được do trúng Vietlot, nhưng còn đạt được sơ thiền, tâm quả của sơ thiền sẽ đi theo bạn trong nhìu kiếp kế tiếp như trong bài tính chất Nghiệp (Kamma) mình có nhắc đến (có những nghiệp cho quả trong kiếp thứ 2 3 4...).

Tại sao chỉ mới sơ thiền mà tâm lại có năng lực như thế?

Dù các tâm thuộc Sắc giới rất ít, chúng lại có năng lực mạnh mẽ hơn rất nhìêu do có sự tập trung, còn các tâm thuộc Dục giới lại vô cùng yếu ớt do chúng bị tán loạn, bị ô nhiễm (Có tất cả 121 tâm, nhưng chỉ có 15 tâm thiền Sắc giới, 12 tâm thiền Vô sắc giới, 40 tâm siêu thế giới, chúng quá ít ỏi so với 54 tâm Dục giới).

Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân làm chúng trở nên mạnh mẽ (Thanh Tịnh đạo-Visuddhimagga).

+ Ly dục: "dục" phải là cái không đội trời chung với "sơ thiền", nếu có dục thì sẽ không có sơ thiền, cũng như có tối thì không có sáng, phải bỏ bờ gần mới đến được bờ xa. Đó là tánh cách tuyệt đối của "hoàn toàn ly dục". Biện pháp để ly dục là giữ giới.

+ Tầm (Vitakka): nghĩa là đánh mạnh vào, nó có đặc tính là sự hướng tâm đến, nó có thể hiện là sự dẫn tâm đến, nó có nhiệm vụ là đánh mạnh vào đối tượng của thiền định.

+ Tứ (Vicara): là tư duy được đưa lên cao độ, , nó có đặc tính là liên tục nhấn mạnh vào, nhiệm vụ của nó là khiến những tâm xuất hiện đều tập trung trên đối tượng, nó có thể hiện là tâm lý được dán chặt vào đối tượng.

Ví như cái cây còn nhỏ nên cần phải có giàn chống, Tầm và tứ không rời nhau để giữ tâm liên tục trên đối tượng của thiền định. Vì tầm làm phát sanh định bằng cách hợp nhất tâm trên đối tượng, tứ mang đặc tính duy trì áp lực một cách liên tục. Cần phải nắm vững 2 đặc tính này, chúng ta sẽ gặp lại chúng ở nhị thiền và loại bỏ chúng (nếu không thể loại bỏ được tầm và tứ, ta không thể tiến vào nhị thiền). Nên sự hiểu biết về chúng bây giờ là rất quan trọng.

Do loại trừ được sự đeo bám của 5 loại ô nhiễm, có được sự hỗ trợ của "tầm" và "tứ", tâm lúc này đã quen thuộc với phương pháp duy trì sự tập trung trên 1 đối tượng, nó đã bắt đầu mạnh mẽ và năng lực của sức mạnh này kéo dài qua những kiếp sống kế tiếp (có những điều chưa phù hợp nên không dẫn ra đây), nhưng cần lưu ý là năng lực của sơ thiền này vẫn sẽ tiêu hoại nếu không có sự luyện tập liên tục.

5 dấu hiệu nhận biết sự chứng đạt sơ thiền: hỷ lạc(khác với việc chơi thuốc từ bên ngoài đưa vào, hỷ lạc này xuất phát từ nội tâm, từ trong ra ngoài).

+ Tiểu hỉ: dựng lông tóc.
+ Hỉ như chớp nhoáng: thỉnh thoảng lóe lên.
+ Hỉ như mưa rào: nổi trên cơ thể liên tục.
+ Hỉ nâng người lên: làm thân thể mất đi tính nặng nề, cảm giác bay bổng.
+ Hỉ sung mãn: chảy khắp toàn thân.

Đây là cách xác định thành tựu của tự thân.
Khi bác đầu thai chuyển kiếp,tránh sao đc mạnh bà thang hoặc thai chung chi mê?mong bác chỉ giáo

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bác thớt cho hỏi nhé. Mình tin là thiền sẽ giúp bản thân người đó "tốt hơn". Nhưng những người thân, người xung quanh mình (cha mẹ, vợ con, anh em, thâm giao, bạn bè...) cảm nhận ntn nếu họ không "đồng đạo" với mình. Kiểu cha mẹ, vợ thấy mình không tham vọng, chí thú làm ăn, kiếm tiền đâm ra không hài lòng, khó chịu ..., kiểu những người thâm tình thấy mình vô cảm, thờ ơ, không "trân trọng" tình cảm như trước ....

Mình hiểu người hành thiền sẽ không mắc vào suy nghĩ, định kiến của người khác dành cho mình. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, thật không thể dễ dàng để "buôn bỏ" các mối quan hệ máu mủ hay tình thâm. Mong muốn họ cảm nhận được "hạnh phúc" của mình và "vừa lòng" với mình là điều khó khăn vì không "đồng đạo". Mong muốn họ "giống" / "đồng đạo" với mình để hiểu mình và cùng hạnh phúc còn khó hơn. Nhưng bất kể là gì thì "mong muốn" đã là "chấp" rồi. Còn nếu không "chấp" họ thì có phải là ích kỷ, vi ngã không?
Mấy page trước có người có câu hỏi cho thím đó.
Chỗ nào thế bác =.,= h lục lại hơi nhằn bác ah =.,=
chắc bạn Ziozio đề cập đến post của mình, "nhưng" của mấy trang tranh luận về tại gia - xuất gia. Cái rất cần được chia sẽ ở đây là những vấn đề / trở ngại mà người tập thiền "tại gia" gặp phải một cách rất thực tế. Xin cảm ơn.
 
Bác thớt cho hỏi nhé. Mình tin là thiền sẽ giúp bản thân người đó "tốt hơn". Nhưng những người thân, người xung quanh mình (cha mẹ, vợ con, anh em, thâm giao, bạn bè...) cảm nhận ntn nếu họ không "đồng đạo" với mình. Kiểu cha mẹ, vợ thấy mình không tham vọng, chí thú làm ăn, kiếm tiền đâm ra không hài lòng, khó chịu ..., kiểu những người thâm tình thấy mình vô cảm, thờ ơ, không "trân trọng" tình cảm như trước ....

Mình hiểu người hành thiền sẽ không mắc vào suy nghĩ, định kiến của người khác dành cho mình. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, thật không thể dễ dàng để "buôn bỏ" các mối quan hệ máu mủ hay tình thâm. Mong muốn họ cảm nhận được "hạnh phúc" của mình và "vừa lòng" với mình là điều khó khăn vì không "đồng đạo". Mong muốn họ "giống" / "đồng đạo" với mình để hiểu mình và cùng hạnh phúc còn khó hơn. Nhưng bất kể là gì thì "mong muốn" đã là "chấp" rồi. Còn nếu không "chấp" họ thì có phải là ích kỷ, vi ngã không?

Ở đây có vấn đề là bác nghĩ rằng khi tu tập thì ng ta không có chí thú làm ăn, hay không thương yêu vợ con như trước hoặc trở nên thờ ơ, lãnh cảm với mọi thứ, nhưng thực chất không phải như vậy.

Trừ khi chúng ta quyết tâm xuất gia và khi đó vai trò của chúng ta là hướng tới chân lý và truyền tải nó, thì chúng ta cần phải chuyên tâm vào vai trò của mình và khước từ những thứ không liên quan khác.

Như ở vai trò cư sĩ tại gia, thì thương yêu chăm sóc gia đình, cũng như làm ăn kiếm sống chính đáng chính là vai trò của mình, và chúng ta phải có trách nhiệm làm tốt nó.

Mặt khác, việc tu tập không hề ảnh hưởng tới những vấn đề của cuộc sống như chúng ta nghĩ, nếu có chăng chỉ là sự đầu tư thời gian và công sức cho việc tu tập thôi. Cũng như kết quả của sự tu tập tốt sẽ lại càng hỗ trợ cho cuộc sống của chúng ta bớt đi sự phiền não hơn, chúng ta có thêm trí tuệ để sống hài hòa hơn. Vì vậy nếu ai tu tập mà ảnh hưởng cuộc sống gia đình thì ắt hẳn người đó đang có những sự sai lầm nào đó trong cách tu tập của mình.

Về mặt tâm lý, sự tu tập cho chúng ta sức đề kháng với khổ não, tham, sân, si, nhưng thật quan trọng là phải hiểu rằng sự đề kháng này không phải là khước từ hay không còn những cảm xúc thường lệ. Sự tu tập ở đây là chúng ta không bị những cảm xúc bấn loạn này tác động nữa, chứ không phải là không còn những cảm xúc đó nữa, bởi khi chúng ta không còn lệ thuộc vào những cảm xúc đó, thì việc có hay không những cảm xúc này không còn ý nghĩa.

Vd cụ thể hơn, là không phải khi chúng ta nhìn thấy một cô gái đẹp và chúng ta không còn nổi lên bất cứ cảm xúc nào. Mà là dù cảm xúc nào có nổi lên chăng nữa, thì đó cũng không còn là vấn đề, bởi chúng ta không còn chạy theo chúng nữa.

Nhưng nếu vợ của chúng ta cần sự yêu thương, thì chúng ta hoàn toàn có cảm xúc, và đáp ứng cảm xúc đó trong tình cảm vợ chồng là điều hợp lý và nên làm. Vì vậy buông bỏ là buông bỏ sự dính mắc vào đối tượng, chứ không phải là buông bỏ đối tượng.

Mong muốn hợp lý thì không phải là chấp, bởi nếu thế thì ăn cũng là chấp, mà thở cũng là chấp, nhưng Phật sau khi thành đạo ko có tự vẫn. Cái gì hợp lý, phù hợp, gây lợi ích cho mình và người, thì nên tùy duyên. Đừng cố chấp tu tập vô tội vạ mà gây ra nhiều vấn đề khổ não cho người khác thì mới là chấp.
 
Aizz, trong thớt này có bác Son thì tin 100% vào kinh sách (không phải do Phật viết) và bác Niết Bàn thì câu cú khó hiểu :beated:
 
Câu hỏi của mình ko phải để hỏi mà để gợi mở vấn đề, không hiểu không cần quote đâu bạn. Bạn mê kinh quá, chỉ tìm cơ hội để tụng kinh. Mình đã không muốn trao đổi từ khi bạn quả quyết đọc được đơn cũng có thể bốc thuốc rồi. Lúc nào bạn thực sự có trí huệ rồi trao đổi sau, máy đọc kinh thì mình đã có google.
Thử gg các vấn đề mình diễn đạt đi xem có hay không và có gì sai nếu nói mình có thể bốc thuốc cho những triệu chứng khó khăn của bạn?
 
Last edited:
Mình đã nói rồi ko muốn tranh luận với bạn nữa vì nói thực ra là bạn xàm L lắm. Mình ko nhắc đến thân thì bạn auto là khổ bây giờ lại tự bịa ra là không sướng là khổ kiểu như bạn tự nghĩ ra để tự cãi ấy chứ đâu liên quan gì đến mình nói? Xong lại có tiền mua hạt giống là giàu =) bạn bị bệnh lâu chưa? Toàn tự xàm lờ xong bảo nguyên văn thế thì tranh luận cc gì. :v đây không phải mình tranh luận nhé mình chửi bạn đấy
1 - Nếu chỉ là như vậy thì ý hiểu của mình không mâu thuẫn gì với bạn do diễn đạt và câu chữ không đồng nhất thôi
2 - Nếu bắt bẻ câu chữ thì mình sẽ giải thích chứ còn kiểu nhét chữ vào mồm =) mình chịu bạn ạ. Không nhắc đến cơ thể thì auto là thân thể khổ ư? Bát chánh đạo với mình có tác dụng giải phóng tâm thì mình nói là giúp giải phóng tâm. Thân thể của mình tập thể dục là được rồi có cần báo cáo với bạn là mình tập những gì không?
3 - Thực sự như bạn nói thì còn tu tập làm gì nữa bạn? Người giàu đủ điều kiện làm từ thiện, học hành tử tế, nuôi dưỡng con cái đúng cách.... còn người nghèo thì không đủ điều kiện như thế!!! Thế thì Tất Đạt Đa nên làm hoàng tử giàu sang đi phát tiền cho dân nghèo chứ đi tu thành Như Lai làm gì nhỉ? Thế gian nhiều người như bạn bảo sao các sư bây giờ nhiều sư giàu sang trụy lạc là vậy. Chỉ cần như bạn học thuộc kinh sách hoặc lên google copy về mồm muôn đạo lý nhưng tâm 1 tí cũng không thông.
Muốn giàu có thì cứ gieo hạt kiếm tiền gặp cơ duyên là giàu chứ liên quan gì thiện ác bạn? Đối với bạn thế gian này cứ giàu sang là sung sướng rồi thì bạn tu tập làm gì? Hay vì bạn không cạnh tranh nổi với người nên yếm thế quay sang đi tu?
Còn muốn biết nhân quả ra sao bạn cứ nêu rõ ra người ấy là ai? Làm những việc gì bạn cho là ác những việc gì bạn cho là tốt, giờ người đấy thân thế nào? Tâm ra sao?..... ti tỉ cái nhân quả đan xen e rằng khó biết không bằng bạn tự xem bản thân mình nhân quả ra sao có lẽ khả thi hơn.

Phần bôi đen là bạn tự nói ra chứ mình hề không gán ép nhé.

Bạn thích chửi thì bạn cứ chửi. Mình không có quyền cấm bạn chửi. Nhưng chửi xong bạn cho mình hỏi, thực hành Bát Chánh đạo chỉ có mỗi lợi ích tâm thôi sao? Còn thân bạn như thế nào?
 
Back
Top