Thiền - Thảo luận chém gió tất tần tật vào đây

Vậy thím đưa ra một ví dụ về việc áp dụng tứ thánh đế giúp tỉnh thức trọn vẹn, chứ tứ thánh đế rất chung chung mình không biết áp dụng sao cho đúng
Làm sao tôi đưa ra ví dụ trong khi chưa tỉnh thức, con đường này chỉ có tự đi thông qua giáo lý và thực hành thiền tứ niệm xứ
 
Đọc link mình để ở #1 đi là hiểu. :D
Ví dụ như việc đếm và theo dõi hơi thở, sự thực tập này là rèn luyện lâu dài để thành thói quen đúng không thím?

Nhưng giả sử thói quen này tuy được hun đúc ở mức độ cao, nhưng vẫn có sự đứt quãng (do xao nhãng, quên lãng, cần chú ý vào một việc khác...), thì liệu có thành tựu Chỉ? Và làm sao để khắc phục vấn đề này nhỉ?
 
Ví dụ như việc đếm và theo dõi hơi thở, sự thực tập này là rèn luyện lâu dài để thành thói quen đúng không thím?

Nhưng giả sử thói quen này tuy được hun đúc ở mức độ cao, nhưng vẫn có sự đứt quãng (do xao nhãng, quên lãng, cần chú ý vào một việc khác...), thì liệu có thành tựu Chỉ? Và làm sao để khắc phục vấn đề này nhỉ?
Hơi thở là 1 ví dụ thôi, cái quan trọng là sự nhận diện của thím đối với những gì đang diễn ra, tránh những suy nghĩ miên man, ko đúng về thực tại. Hơi thở là cái luôn luôn diễn ra (trừ khi thím chết) nên nó là 1 đối tượng quan trọng vừa để thực tập, vừa để duy trì sự tỉnh thức. Hay như khi đi, thím để ý đến hơi thở lẫn bước chân của thím, chỉ cần để ý thôi, ko cần nghĩ j khác...Tập nhiều thì sẽ quen, khi quên thì chỉ cần biết là mình đã quên và quay lại là dc. Ko cần đè nén, chỉ cần nhớ cái rất quan trọng là sự nhận diện những gì đang xảy ra. Link mình đưa chi tiết lắm rồi đó, thím đọc và thực hành là dc. Học đi đôi vs hành nha.
 
Hơi thở là 1 ví dụ thôi, cái quan trọng là sự nhận diện của thím đối với những gì đang diễn ra, tránh những suy nghĩ miên man, ko đúng về thực tại. Hơi thở là cái luôn luôn diễn ra (trừ khi thím chết) nên nó là 1 đối tượng quan trọng vừa để thực tập, vừa để duy trì sự tỉnh thức. Hay như khi đi, thím để ý đến hơi thở lẫn bước chân của thím, chỉ cần để ý thôi, ko cần nghĩ j khác...Tập nhiều thì sẽ quen, khi quên thì chỉ cần biết là mình đã quên và quay lại là dc. Ko cần đè nén, chỉ cần nhớ cái rất quan trọng là sự nhận diện những gì đang xảy ra. Link mình đưa chi tiết lắm rồi đó, thím đọc và thực hành là dc. Học đi đôi vs hành nha.
Mình cứ hỏi trực tiếp, vì bài giảng trong link kia nó có tính chết. Thím rảnh lúc nào thì trả lời lúc ấy.

Mình hỏi: như người đi đường, đồng thời cùng lúc nhìn cảnh vật trước mặt, nghe tiếng chim hót, ngửi mùi cơm trưa. Liệu lúc ấy có tính là “để ý” không nhỉ?
 
Thôi các thím đừng bàn, giới hạn của ngôn ngữ chỉ làm hiểu biết thêm méo mó thôi, nếu may mắn hiểu được thì không nói nhưng đa số sẽ hiểu sai vì đấy là đặc tính của ngôn từ. Rồi sẽ có một ngày các thím sẽ tiến hóa về mặt tâm thức rồi sẽ tự nhận biết được thôi, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hợp gu hợp sóng rồi tự nhiên sẽ hiểu biết.
Nếu thím nào đồng thanh đồng khí với comment trên thì đọc truyện này: https://tiki.vn/siddhartha-tai-ban-2019-p19662194.html
Thím bảo ng khác đừng bàn vì ngôn ngữ thì tại sao lại đưa cái link đến 1 cái cũng dùng ngôn ngữ thế kia? Ngôn ngữ mà bot đi thì cái tư duy lập trình, toán học của thím có dc như ngày nay ko? Mơ đi. Ngôn ngữ vẫn có giá trị của nó, đừng bám vào cái meme đó thế.
 
Thôi các thím đừng bàn, giới hạn của ngôn ngữ chỉ làm hiểu biết thêm méo mó thôi, nếu may mắn hiểu được thì không nói nhưng đa số sẽ hiểu sai vì đấy là đặc tính của ngôn từ. Rồi sẽ có một ngày các thím sẽ tiến hóa về mặt tâm thức rồi sẽ tự nhận biết được thôi, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hợp gu hợp sóng rồi tự nhiên sẽ hiểu biết.
Nếu thím nào đồng thanh đồng khí với comment trên thì đọc truyện này: https://tiki.vn/siddhartha-tai-ban-2019-p19662194.html
Mình sợ đọc truyện xong tâm hồn lại méo mó, nên thôi
 
Mình cứ hỏi trực tiếp, vì bài giảng trong link kia nó có tính chết. Thím rảnh lúc nào thì trả lời lúc ấy.

Mình hỏi: như người đi đường, đồng thời cùng lúc nhìn cảnh vật trước mặt, nghe tiếng chim hót, ngửi mùi cơm trưa. Liệu lúc ấy có tính là “để ý” không nhỉ?
Có nhé.
 
Vì mình muốn nói là có những cách chỉ dạy không dùng ngôn ngữ trực tiếp, trực tiếp kiểu như giải thích Niết bàn là gì, thay vào đó chỉ kể chuyện để người đọc có những câu hỏi và những nhận thức mơ hồ rồi tự mình tìm kiếm sự nhận thức.
Kể cả kinh điển tiếng Việt cũng tam sao thất bản nhiều, dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán rồi Hán sang Việt nên mình thấy nó không còn đồng điệu với mình nữa, chưa kể những từ ngữ đó mang theo một năng lượng rất nặng và gây khó chịu khi nó được đọc lên vì qua nhiều năm nó mang theo sự trầm uất của những người đọc lên nó: khổ, giải thoát, tu, nghiệp...
Còn cách thím phản đối ngôn ngữ như trên là đang cố gắng trắng đen với mình, kiểu nhị nguyên: hoặc là có, hoặc là không, tư tưởng đấy cũng sai, nếu thím đọc đến đây và nổi xung lên với mình thì thím nên thiền một tí đi.
Tóm lại, mình chỉ muốn bày tỏ một quan điểm mà cái bản ngã đang muốn thể hiện ra thôi, mình vẫn không rõ động lực để bản ngã thể hiện quan điểm ra là gì, mình vẫn đang quan sát nó và để nó thực hiện hành vi này. Đó là đừng cố gắng dùng ngôn ngữ để giải thích mọi thứ, hãy để nó có chừng mực thôi.
Thím đang nhìn mọi thứ qua những kiến thức thím thu nhập nên bị méo mó, k phải là thực tế, cái này dễ hiểu thôi.
 
Thím đang nhìn mọi thứ qua những kiến thức thím thu nhập nên bị méo mó, k phải là thực tế, cái này dễ hiểu thôi.
Cảm ơn thím, mình xin phép rút lui :D, xóa comment đây, tự nhiên comment xong rồi có cảm giác không cần phải comment nữa :D
 
Khóa luân xa & tạo lại hỏa khí cho những người vô tình bị mở luân xa & tẩu hỏa nhập ma, chỉ với một số lượng người nhất định, liên hệ <- Inbox. Hoàn toàn miễn phí.
Những kẻ không làm mà chỉ giỏi nói xê hết ra để tôi cứu những người có đủ duyên nhé !
Bác cho biết biểu hiện của việc mở luân xa tùy tiện với ạ

via nextVOZ for Android
 
Bác cho biết biểu hiện của việc mở luân xa tùy tiện với ạ

via nextVOZ for Android
Không có quan điểm, không có cái ngã, không có chính kiến, hết bị cuốn vào thứ này đến thứ kia là biểu hiện của việc luân xa đã bị khai mở !
 
Có nhé.
Mình đang nghĩ vấn đề này: pháp thiền trong đời sống hàng ngày, như đi đứng, ăn uống, nói chuyện...các căn giao tiếp với ngoại cảnh, thì sự đa nhiệm này có mâu thuẫn với nhất tâm không nhỉ?
 
Mình đang nghĩ vấn đề này: pháp thiền trong đời sống hàng ngày, như đi đứng, ăn uống, nói chuyện...các căn giao tiếp với ngoại cảnh, thì sự đa nhiệm này có mâu thuẫn với nhất tâm không nhỉ?
Nếu thím đa nhiệm quá sẽ khó tập trung hơn, tưởng tượng khi thím đang làm gì mà có tiếng ồn như trẻ con bên cạnh, thím có làm được ko? Tuy nhiên thím cần nhớ 1 chìa khóa quan trọng là sự nhận diện đơn thuần: khi đi biết là đang đi, khi nhìn biết là đang nhìn, khi lái xe thì chỉ để tâm quan sát xe cộ thôi... đừng nắn ép, đừng để suy nghĩ miên man. thân ở chỗ này tâm ở chỗ khác.
 
Nếu thím đa nhiệm quá sẽ khó tập trung hơn, tưởng tượng khi thím đang làm gì mà có tiếng ồn như trẻ con bên cạnh, thím có làm được ko? Tuy nhiên thím cần nhớ 1 chìa khóa quan trọng là sự nhận diện đơn thuần: khi đi biết là đang đi, khi nhìn biết là đang nhìn, khi lái xe thì chỉ để tâm quan sát xe cộ thôi... đừng nắn ép, đừng để suy nghĩ miên man. thân ở chỗ này tâm ở chỗ khác.

Sự nhận diện đơn thuần, như đi biết đang đi. Nhưng mà thói quen tập khí sâu thẳm trong tiềm thức cứ theo đó mà khởi không ngừng: như sợ hãi, tham lam, ích kỷ, tức giận, khinh mạn... Mà nó khởi rất nhanh,
- nếu không biết thì nó tăng trưởng,
- nếu biết thì nó tuy chưa tăng trưởng nhưng vẫn còn cái gốc, như chuột khi thấy bóng người thì bỏ chạy. Vậy dường như cái biết: “khi giận biết mình giận” không thể nhổ tận gốc tập khí, và ngày rộng tháng dài cũng không hề vơi đi.
- trường hợp khác khi biết, như “khi thấy đám cháy tôi biết nó đang cháy”, thì cái biết này thậm chí không ngăn được tập khí phát khởi và tăng trưởng.
- nếu dùng ý thức nhiếp phục, như người học rộng biết nhiều về một lĩnh vực thì khi đối diện với lĩnh vực đấy thường tự tin. Như người khi nhìn thấy toàn bộ công đoạn làm ra sợi bún đến khi được vận chuyển rồi cuối cùng vào bát khách hàng, người đấy sẽ không ăn bún nữa.
Nhưng như vậy dường như là lấy cái hữu hạn theo đuổi cái vô tận (thực ra chỗ này mình không chắc, có thể suy nghĩ chưa đến)

Vậy: Khi ly dục, ly pháp bất thiện sẽ đi vào được thiền. Nhưng liệu sự biết, sự nhận diện đơn thuần đã đủ để đạt đến mục đích, hay cần thêm các phương tiện, phương pháp khác?
 
Sự nhận diện đơn thuần, như đi biết đang đi. Nhưng mà thói quen tập khí sâu thẳm trong tiềm thức cứ theo đó mà khởi không ngừng: như sợ hãi, tham lam, ích kỷ, tức giận, khinh mạn... Mà nó khởi rất nhanh,
- nếu không biết thì nó tăng trưởng,
- nếu biết thì nó tuy chưa tăng trưởng nhưng vẫn còn cái gốc, như chuột khi thấy bóng người thì bỏ chạy. Vậy dường như cái biết: “khi giận biết mình giận” không thể nhổ tận gốc tập khí, và ngày rộng tháng dài cũng không hề vơi đi.
- trường hợp khác khi biết, như “khi thấy đám cháy tôi biết nó đang cháy”, thì cái biết này thậm chí không ngăn được tập khí phát khởi và tăng trưởng.
- nếu dùng ý thức nhiếp phục, như người học rộng biết nhiều về một lĩnh vực thì khi đối diện với lĩnh vực đấy thường tự tin. Như người khi nhìn thấy toàn bộ công đoạn làm ra sợi bún đến khi được vận chuyển rồi cuối cùng vào bát khách hàng, người đấy sẽ không ăn bún nữa.
Nhưng như vậy dường như là lấy cái hữu hạn theo đuổi cái vô tận (thực ra chỗ này mình không chắc, có thể suy nghĩ chưa đến)

Vậy: Khi ly dục, ly pháp bất thiện sẽ đi vào được thiền. Nhưng liệu sự biết, sự nhận diện đơn thuần đã đủ để đạt đến mục đích, hay cần thêm các phương tiện, phương pháp khác?
Thiền gồm chỉ và quán nhé. #1 trong link có nói rồi đó. Trước khi chữa bệnh thì cần nhận ra bệnh trc đã. Trong chỉ đã có quán. Ví như một cầu thủ đá bóng có quan sát, anh ta sẽ có những đường bóng chuẩn xác hơn là so với người khác vừa đá vừa nghĩ đến cái khác. Hãy thực tập chứ nghĩ nhiều quá k đi đến đâu đâu.
 
Last edited:
Back
Top