Thiền - Thảo luận chém gió tất tần tật vào đây

Ơ một bức ảnh thật thì mất mát gì nhỉ ? Thế thím không đăng ảnh lên facebook hay sao ? Hay anh hùng bàn phím sợ lộ danh tính nên không dám công khai ảnh thật :love:
Mình cần câu trả lời rất đơn giản, có hoặc không. chấm hết
 
Mình cần câu trả lời rất đơn giản, có hoặc không. chấm hết
Ơ luân xa thì phải tự thím cảm nhận, còn người khác có mở luân xa hay không thím là người phàm làm sao thím biết được, thím này lạ nhỉ ?
Bây giờ thím không dám đưa ảnh thì tôi làm cho thím biết luân xa có tồn tại như thế nào ?
Giống như một người đang buồn tiểu, nếu người đó đang nhịn và không thể hiện ra bên ngoài thì làm sao thím biết được. Không dám đưa ảnh để tôi cho thấy luân xa là như thế nào thì chịu. :giggle:
 
Ơ luân xa thì phải tự thím cảm nhận, còn người khác có mở luân xa hay không thím là người phàm làm sao thím biết được, thím này lạ nhỉ ?
Bây giờ thím không dám đưa ảnh thì tôi làm cho thím biết luân xa có tồn tại như thế nào ?
Giống như một người đang buồn tiểu, nếu người khác đang nhịn và không thể hiện ra bên ngoài thì làm sao thím biết được. Không dám đưa ảnh để tôi cho thấy luân xa là như thế nào thì chịu. :giggle:
thôi ông im mẹ đi, ngán ngẩm với mấy cái lý luận của người giời các ông rồi, đéo phải trả lời nữa nhé
 
Trích tiếp 1 đoạn hay hay ae cùng "thưởng thức" :shame:

“Khi tôi chưa học thiền thì tôi thấy sông là sông, núi là núi. Khi tôi học thiền thì tôi thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi. Bây giờ tôi học thiền rồi thì tôi lại thấy sống là sông, núi là núi”.

Người giác ngộ cũng sống trong thế giới hiện tượng như bất cứ ai, nhìn hoa hồng cũng biết là hoa hồng, nghe chim hót cũng biết là tiếng chim. Nhưng người giác ngộ không còn bị khống chế bởi thế giới khái niệm. Khái niệm trở thành phương tiện linh diệu như âm binh trong tay ông thầy phù thủy giỏi. Người giác ngộ nhìn, nghe và phân biệt mọi hiện tượng trong khi vẫn thấy được tự thân ab của các hiện tượng đó, nghĩa là nhìn thấy chúng trong liên hệ duyên khỏi một cách vô cùng sáng suốt. Thế nào là nhìn sự vật trong liên hệ duyên khởi của chúng? Đây là một vấn đề liên hệ mật thiết tới nguyên lý vô ngã trình bày ở một phần trước, nhìn thấy sự vật trong liên hệ duyên khỏi của chúng là thấy được tính cách vô ngã của những sự vật này, thấy được chúng không những khi chúng có mặt, mà còn thấy được chúng khi chúng không có mặt nữa. Ví dụ cái bàn kia, nó có mặt đó trong giờ phút này. Cái bàn vốn đã hiện hữu trong những duyên khởi của nó,nhưng chỉ khi nào những duyên khỏi ấy kết hợp, ta mới cho là nó hiện hữu. Trước kia nó đã hiện hữu ở gỗ, cưa, đinh, bào, thước, người thợ mộc… và không biết cơ man nào là những điều kiện hệ thuộc xa gần với những thứ ấy. Thấy được cái bàn trong liên hệ duyên sinh của nó tức là có thể thấy cái bàn trong không gian vô biên và thời gian vô tận. Thấy được sự vật như thế thì những hiện tượng sinh, diệt, còn, mất, xấu, đẹp v.v… không còn lung lạc đực con người nữa. Thái độ của người giác ngộ là thái độ của con người tự do, một thái độ bình thản, an lạc, tự chủ hoàn toàn. Từ trạng thái mê đi sang trạng thái tỉnh thật ra không có thêm bớt gì. Đồ biểu một chỉ cho trạng thái mê, đồ biểu ba chỉ cho trạng thái tỉnh. Hai đồ biểu giống hệt như nhau. Một thiền giả nói: “Khi tôi chưa học thiền thì tôi thấy sông là sông, núi là núi. Khi tôi học thiền thì tôi thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi. Bây giờ tôi học thiền rồi thì tôi lại thấy sống là sông, núi là núi”. Những đồ biểu bên trên phù hợp với nhận xét đó của vị thền giả. Khi mà người học đạo đã chứng đạt rồi, thì không còn có một khái niệm nào còn có thể kiểm thúc và đánh lừa được mình, và do đó có thể tung hoành tự do trong thế giới của sinh diệt hữu vi, để hành đạo giúp đời mà không cần phải trốn tránh sợ hãi.


Một vị thền sư Việt Nam phái Vô Ngôn Thông ở thế kỷ thứ 11, Cửu Chỉ thiền sư, đã tóm lược những liên hệ giữa vật và tâm, giữa hiện tượng và bản thể, giữa nhận thức và hành động như sau:


“Mọi phương pháp đạt đạo, hành đạo đều phải phát xuất từ tự tánh của người, và tự tánh của mọi hiện tượng cũng xuất phát từ tâm của ngươi – Tâm và vật là nhất như, vốn không phải hai. Tất cả những trói buộc, sai sử và phiền não vốn không thật có, tất cả những vấn đề tội phước, phải trái… đều chỉ như huyễn hóa. Cả đến nhân quả cũng vậy. Hành động không nên căn cứ trên khái niệm phân biệt. Nếu còn vướng vào phân biệt(*) tức là chưa được hoàn toàn tự do. Người tự do tuy nhìn thấy mọi hiện tượng, nhưng không kẹt vào khái niệm về các hiện tượng, tuy nhận thức mọi hiện tượng nhưng không chấp vào khái niệm về các hiện tượng. Như vậy là vì khi nhìn các hiện tượng, người ấy nhận thức được nguyên chân tính của chúng; khi nhận thức các hiện tượng người ấy nhận thức được nguyên lý duyên sinh của chúng.


Nhờ thế mà tuy sống ngay trong thế gian, người ấy hiểu thấu được nguyên tắc biến hóa của thế giới hiện tượng. Chỉ có một phương pháp ấy để khiến cho chúng sanh minh đạt giác ngộ chứ chẳng còn có phương pháp nào khác… Vì khi ta đã đoạn trừ được mọi vọng niệm phân biệt thì ta có thể an trú trong cảnh giới của nghiệp, dùng những phương tiện khôn khéo thực hiện những công trình hữu vi ngay trong thế giới hữu vi mà không cần phải phân biệt hữu vi vô vi gì nữa. (Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục).


(*) Chữ phân biệt ở đây nên hiểu theo nghĩa Phật giáo là vikàlpa, vọng niệm phân biệt.
(Nguồn: https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/neo-vao-thien-hoc/nui-la-nui-song-la-song/)

@nghiabros; @zzchaolegionzz
 
Không có quan điểm, không có cái ngã, không có chính kiến, hết bị cuốn vào thứ này đến thứ kia là biểu hiện của việc luân xa đã bị khai mở !
Người say ngủ, người sống thực vật, người hôn mê...cũng có những biểu hiện đó
 
Back
Top