thắc mắc thiết kế hệ thống điện gia đình an toàn

CB chống giật thì nên gắn kiểu gì vậy anh? 1 cái ở gần đồng hồ điện thôi hay phải gắn vài chỗ khác nữa?
Nếu hệ thống điện mới, hoặc nhà ít bị ẩm, thì lắp cái ở tổng đc rồi, chứ nếu bị mấy cái kia lắp mỗi cái ở tổng thì đôi khi nó tự nhảy
 
Nếu hệ thống điện mới, hoặc nhà ít bị ẩm, thì lắp cái ở tổng đc rồi, chứ nếu bị mấy cái kia lắp mỗi cái ở tổng thì đôi khi nó tự nhảy
Thanks thím, nhưng nếu hệ thống điện hơi cũ thì thế nào, chắc cũng phải hơn 20 năm, mà cũng hơi bị ẩm, do có vài chỗ bị thấm nước mưa.
 
CB chống giật thì nên gắn kiểu gì vậy anh? 1 cái ở gần đồng hồ điện thôi hay phải gắn vài chỗ khác nữa?
Nếu điện làm chuẩn thì mỗi tầng 1 cái là tốt. Nếu ko thì 1 cái cb tổng ở tủ cũng được

Sent from via nextVOZ
 
chào các anh
nhà em đang sửa lại 1 chút chạy lại điện 4 tầng lại vừa đọc báo có vụ chập điện chết người em muốn hỏi cách thiết kế hệ thống điện an toàn
nhà em 3 tầng 3 nhà vệ sinh, 1 bếp từ, 1 tủ lạnh,1 máy rửa bát, 3 điều hòa, 1 máy bơm nước , bơm từ dưới đi lên các tầng
em hỏi 1 số đv thi công điện họ tư vấn có 2 phương án
1 thi công hệ thống tiếp địa ? tốn kém hơn ? vậy em hỏi là hệ thống tiếp địa là sao thi công có tốn nhiều tiền khg ạ ? thay ổ cắm 3 có tiếp địa có an toàn hơn ổ thường khg ạ ? kinh phí có cao hơn nhiều khg ạ
2 là thi công thường không có tiếp địa ? và sử dụng mcb +rccb, cho tổng và các tầng, ở các nhà tắm thì lắp thêm 1 rccb tép cho bình nóng lạnh và máy rửa bát và máy bơm, thiết kế riêng cho máy rửa bát 1 hệ tiếp địa đơn giản
vậy cho em hỏi phương án nào khả thi và kinh tế an toàn nhất ạ
Chập điện thì nhảy atomat lsao mà chết ng đc hả thjm :D
  • Sửa trên nhà cũ thì k khả thi, quá khó khăn.
  • Dùng Atomat đời mới chống giật là ok + Tay nghề thợ tốt + Công thợ tốt =>ok. Nhiều chủ nhà kibo với thợ => lĩnh hậu quả :D
 
Thanks thím, nhưng nếu hệ thống điện hơi cũ thì thế nào, chắc cũng phải hơn 20 năm, mà cũng hơi bị ẩm, do có vài chỗ bị thấm nước mưa.
Bác cứ mua về lắp ở tổng trước xem như nào, nếu lắp mà bật cb tự nhảy thì nhà bác bị rò điện nặng, còn nếu bật lên khoảng vài phút nhảy thì do bóng đèn rò điện
 
CB chống giật mua để gắn vô tủ điện điều khiển công ty nước ngoài nè, dư lại mấy cái sau dự án. Đi kèm với nó là cầu chì bảo vệ chuẩn công nghiệp, đứt nhanh không kém CB mà lại bảo vệ được cả trường hợp CB bó tay.
Các bạn lưu ý là đường dây điện lực cấp vào đồng hồ điện là 6.0 hoặc 8.0 thôi à, CB điện lực cấp cố định theo đồng hồ cũng chỉ 32A.
Các bạn cứ CB tổng chống giật + cầu chì đế line nóng là tối thiểu. Còn sau nó thế nào thì tùy thuộc nhu cầu mỗi người.
CB chống giật dòng rò càng thấp càng mắc tiền và ngắt sớm. Gắn nhiều cấp CB chống giật thì phải hoạch định rõ nếu không sẽ bị nhảy CB không đúng ý.
 

Attachments

  • 20210817_173827.jpg
    20210817_173827.jpg
    227.7 KB · Views: 134
  • 20210817_173815.jpg
    20210817_173815.jpg
    230 KB · Views: 132
Thanks thím, nhưng nếu hệ thống điện hơi cũ thì thế nào, chắc cũng phải hơn 20 năm, mà cũng hơi bị ẩm, do có vài chỗ bị thấm nước mưa.
Giờ cứ lắp trước 1 cái lắp ở CB tổng, tầm 30mA thử, nếu thấy ổn định thì để đó, loại 15mA thì tùy nhà, lý thuyết sẽ tốt và nhạy hơn, nhưng nhạy quá thì đôi khi do hệ thống điện nên nhảy sai
 
Bác cứ mua về lắp ở tổng trước xem như nào, nếu lắp mà bật cb tự nhảy thì nhà bác bị rò điện nặng, còn nếu bật lên khoảng vài phút nhảy thì do bóng đèn rò điện
Thanks thím, lắp ở tổng CB khoảng bao nhiêu thì ổn nhỉ, nhà chỉ có dùng tủ lạnh, TV, ấm siêu tốc, nồi cơm điện này nọ thôi chứ không có máy lạnh hay máy giặt.
 
Nếu điện làm chuẩn thì mỗi tầng 1 cái là tốt. Nếu ko thì 1 cái cb tổng ở tủ cũng được

Sent from via nextVOZ

Giờ cứ lắp trước 1 cái lắp ở CB tổng, tầm 30mA thử, nếu thấy ổn định thì để đó, loại 15mA thì tùy nhà, lý thuyết sẽ tốt và nhạy hơn, nhưng nhạy quá thì đôi khi do hệ thống điện nên nhảy sai
Vâng, thanks 2 thím!
 
Thanks thím, lắp ở tổng CB khoảng bao nhiêu thì ổn nhỉ, nhà chỉ có dùng tủ lạnh, TV, ấm siêu tốc, nồi cơm điện này nọ thôi chứ không có máy lạnh hay máy giặt.
Mua loại 40a/30ma loại tốt tầm 400k của Panasonic, schneider

Sent from via nextVOZ
 
cb chống giật thì chia ra
vd khu bếp
máy lạnh
nhà tắm
vì thời gian sử dụng lâu ngày, 1 số thiết bị bị mát sẽ làm cb chống giật nhảy liên tọi
dùng 1 cái chống giật ở tổng mà 1 thiết bị nó mát thì cả nhà ko dùng đc điện bất tiện nếu chưa thay đc
 
Chia sẻ cho bác đường điện chung cư em thấy đang lm. CB tổng ( thường), CB + CB chống giật cho ổ cắm,CB + CB chống giật cho bếp từ, CB máy nước nóng (thằng này nếu rò điện thì rất nguy hiểm tuy nhiên trong máy đã có CB chống giật + tiếp địa nữa nên rất an toàn), CB đèn, CB máy lạnh. Toàn bộ hệ thống có tiếp địa. Nếu nhà bác lm theo tầng có thể chia tủ điện riêng cho từng tầng.
 
mình khuyên là nên làm tiếp địa nhé, mua tầm 2-3 cây cọc d16 dài 2.4m hoặc 2m về đóng xuống đất rồi mua cáp đồng trần 16mm2 về nối các cọc kéo về tủ điện tổng, sau đó kéo đến các tủ tầng và ổ cắm, giảm chi phí thì chỉ cần kéo đến các thiết bị dễ bị rò điện như máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng...chi phí không thêm bao nhiêu đâu
bếp từ xài mcb riêng tùy theo công suất mà chọn, 4kW thì MCB 25A dây 4mm2 kéo riêng từ tủ đến bếp, tủ lạnh cũng nên xài mcb riêng để có trường hợp đi ra ngoài tắt nguồn các thiết bị khác nhưng vẫn giữ nguồn cho tủ lạnh
có điều kiện thì lắp rcbo tại các line ổ cắm, máy nước nóng (đã lắp rcbo này thì ko cần rccb tại tổng), tách rời các mcb ra, ví dụ: đèn mcb riêng, ổ cắm rcbo riêng, máy nước nóng rcbo riêng, máy lạnh mcb riêng...
Làm tiếp địa an toàn thì nên hàn hoá nhiệt nha, đấu bằng khuyên chỉ dùng cho chống sét thôi.
 
Chia sẻ cho bác đường điện chung cư em thấy đang lm. CB tổng ( thường), CB + CB chống giật cho ổ cắm,CB + CB chống giật cho bếp từ, CB máy nước nóng (thằng này nếu rò điện thì rất nguy hiểm tuy nhiên trong máy đã có CB chống giật + tiếp địa nữa nên rất an toàn), CB đèn, CB máy lạnh. Toàn bộ hệ thống có tiếp địa. Nếu nhà bác lm theo tầng có thể chia tủ điện riêng cho từng tầng.
Mô hình thiết kế bạn này post là tiêu chuẩn nè các bạn, áp dụng cho số đông các hộ dân. Vì có 2 nguyên do chính: nếu gắn CB tổng chống giật mà nó nhảy hoài trong khi thiết bị điện không hư thì 95% người ta sẽ cho là hệ thống điện đểu, mà không hề kiểm tra lại đồ điện xem các thiết bị nào gây dòng rò lớn là nguyên nhân. Kế tiếp là do chất lượng CB chống giật không đồng nhất (loại xịn thì lại mắc tiền) và thực tế xài đồ điện của mỗi hộ hoàn toàn khác nhau, khá nhiều trường hợp cái 30mA nhảy trước cái 15mA.
Vẫn nên gắn CB tổng chống giật là an toàn nhất, kèm theo cầu chì nữa, lỡ có bị nhảy hoài thì thay vị trí của CB thường và CB chống giật (phải cùng mức ampe). Mô hình thiết kế không hề thay đổi, chỉ thay CB hoặc vị trí của CB trong mô hình là giải quyết được rồi.
 
Tóm lại là cần rất nhiều CB (chống giật, không chống giật). Tủ điện chắc phải 2 tầng mất.

Gắn CB chống giật thì càng chia nhỏ càng tốt, trong tủ điện có thể gom vài thiết bị đáng nghi vào chung 1 CB chống giật. CB chống giật rất hay nhảy nhầm, thử nghĩ xem lúc nó nhảy nhầm thì ảnh hưởng thế nào, rồi từ đó chọn cụm thiết bị mà lắp.
 
Tóm lại là cần rất nhiều CB (chống giật, không chống giật). Tủ điện chắc phải 2 tầng mất.

Gắn CB chống giật thì càng chia nhỏ càng tốt, trong tủ điện có thể gom vài thiết bị đáng nghi vào chung 1 CB chống giật. CB chống giật rất hay nhảy nhầm, thử nghĩ xem lúc nó nhảy nhầm thì ảnh hưởng thế nào, rồi từ đó chọn cụm thiết bị mà lắp.
mỗi phòng 1 cái rcbo là best bác nhỉ
 
Nếu có kinh tế ok và đơn vị thi công đủ trình thì nên làm cả Tiếp địa và chống rò.
Cẩn thận nữa thêm cái biến áp, ổn áp cách li nữa là an tâm max level.
 
Back
Top