Vị Tết trong tôi là mứt cau kiểng má làm, thơm dẻo lạ lùng ba chị em phải lén ăn vụng

Oopsie Doopsie

Senior Member
HHT - Trong cơn gió se lạnh sáng nay, hình như vạn vật đang trở mình. Tôi mơ màng nhớ quê, nhớ mùa Xuân với món mứt cau kiểng đặc biệt của má.

Lối vào nhà tôi được ba trồng hàng cau kiểng thẳng tắp. Vào độ giáp Tết, những chùm trái cau chín màu đỏ thắm rực rỡ nơi quài già, những quài non trái nhỏ xinh xinh thì xanh nhạt; còn loại để làm mứt thì không non không già, xanh mượt đẹp vô cùng. Ba nói trồng cau kiểng sẽ mang đến phong thủy tốt cho đất, mang đến may mắn cho ngôi nhà. Lúc nhỏ tôi không chú ý nhiều đến chuyện đó. Tôi thích hàng cau của ba vì nó đẹp, và nhất là vì món mứt cau tuyệt vời má làm từ những chùm trái xinh xắn ấy.

cau-1-4810.jpg


Má kỹ lưỡng ngước lên tìm chọn những quài cau xanh mượt vừa dẻo, má bảo nếu già quá sẽ bị cứng, non quá sẽ nhão. Má phải tính thời gian nên đã làm dấu từ khi mới đậu trái. Từ khi đậu trái đến khi hái thì tầm một trăm sáu mươi ngày sẽ cho loại cau dẻo ngon nhất, chỉ cần già thêm mười ngày thôi mứt cho ra sẽ bị cứng ngay.


Khi chấm quài cau nào là má bảo ba hái một trái bóc thử xem ruột: Cau già ruột cứng, cau non ruột còn lỏng, loại làm mứt thì ruột cau dẻo vừa. Ba tôi chặt những quài cau vừa ý mà má đã chọn, mấy chị em tôi hí hửng mang vào nhà. Món mứt cau này má học từ bà ngoại, còn bà ngoại học từ bà cố nên cũng được xem là món gia truyền.

cau-2-610.jpg


Làm mứt cau rất cực công nhưng thành phẩm thì ngon tuyệt. Tôi chưa thấy món mứt Tết nào in sâu trong tâm khảm mình như món mứt cau kiểng và tôi chỉ được thưởng thức món này từ má thôi, chẳng thấy người ta bán.


Má phân công ba đứa lớn vào vị trí của ê-kíp làm mứt, phải mặc áo đậm màu để tránh mủ cau dính dơ. Sau khi tách ra từng trái từ quài, nhỏ Ngọc Nhi dùng cán dao đập nhẹ trái cau. Đến tôi sẽ dùng dao tách lớp vỏ xanh sẽ lấy được ruột cau, ngâm vào thau nước muối loãng có pha nước cốt chanh cho bớt mủ. Má và nhỏ Ngọc Nhiên sẽ gọt vỏ lụa, xong lại ngâm trong thau nước muối loãng hoà nước cốt chanh.

cau-4-4155.jpg


Sau đó má rửa nhiều lần, vừa rửa vừa bóp, vắt mạnh để cau hết vị chát, mấy đợt đầu nhìn đục như nước vo gạo, rửa đến khi nước trong là sạch mủ. Má chần cau trong nước cơm mẻ hai lần, mỗi lần bảy phút rồi lại rửa sạch, bóp vắt, để ráo. Lúc này thịt cau dẻo thấy rõ, má tỉ mỉ cân lên, cứ một ký thịt cau sẽ trộn vào bốn trăm gram đường cát, một trái chanh to vắt lấy nước cốt và thêm màu trái gấc cho đỏ đẹp. Sên lửa riu riu suốt sáu giờ cho đường thật khô, cuối cùng để lên cái sàng đem phơi nắng khoảng bốn ngày đến khi thấy cau khô, dẻo lại là đem cất vô hũ thuỷ tinh.

(...)

 
Back
Top