khoe Xe đạp & những bức ảnh đẹp

Xe đạp gấp tầm 7 8 củ thì con nào ngon hả mấy bác ? Nhiều khi đi du lịch mún xách chiếc để đạp vi vu :beauty:
 
2817E128-DDF7-4835-B838-219107D684DF.jpeg
 
Chém gió về đùm xe và các chuẩn đùm

===============

Bữa giờ có khá nhiều bạn hỏi về ráp bánh, tuy nhiên các chuẩn đùm xe đạp hiện nay khá rối rắm, mình ko bàn về road vì mình ko chơi road nên ko rõ, nhưng MTB và Touring nói chung thì dùng chung chuẩn đùm nên nay mình sẽ viết 1 bài tổng hợp về thông tin các loại niềng, đùm của 2 dòng này. Bài viết sử dụng nguồn tổng hợp từ Bikeradar.com , Evo.com , 1 số hình ảnh trên Google và kinh nghiệm cá nhân . Bản thân mình đang có 2 chiếc dùng 2 chuẩn là QR135 trên con Motobecane titan và Boost 148 trên con Scott nhôm

Hiện nay, nói về size đùm, thì có 4 loại ( thật ra là 5 nhưng chuẩn Super Boost của dòng Axle Thru chưa thông dụng lắm ) , cối đùm thì cũng có 3 loại phổ thông, nên tổng cộng có tất cả 12 loại đùm, do đó khi ráp bánh bạn cần lựa chọn đúng loại đùm bạn cần kẻo mua về ráp không được . Sau đây mình sẽ viết tắt là QR cho chữ Quick Release hay còn gọi là ti nhỏ và Axle cho Axle Thru là loại ti lớn

Note : QR thật ra là cách gọi loại ti có thể tháo lắp nhanh mà không cần dùng đến tool, Axle cũng có loại QR nhưng trong bài này QR mình sẽ gọi chung cho các loại ti nhỏ, còn Axle gọi chung cho các loại ti lớn . Cá nhân mình thì mình không thích dùng QR, mặc dùng nó tiện. Mình thích dùng loại ti có thể xiết bằng lục giác hơn. cả 2 con xe mình đang đi đều dùng ti xiết bằng lục giác chứ ko dùng QR. Lí do là vì
1. nhìn gọn gàng hơn QR
2. Nhẹ hơn dc tí
3. Thằng nào muốn tháo bánh của Mị thì phải có tool, còn xài QR nó gạt cái tháo bánh đem đi luôn T.T
4. Xiết bằng lục giác cảm giác nó cứng hơn xài QR

7_4a0ac6f7aad8416a9a2c5d5266bea4ee_grande.jpg


Axle xài QR phía trên và Axle xài xiết ốc

LoạiTi trướcTi sau
Quick Release9x100mm10 x 135mm
Quick Release Boost9x100mm10 x 141mm
Axle Thru non-Boost 15/20 x 100mm12 x 142mm
Axle Thru Boost 15/20 x 110mm12 x 148mm
Axle Thru Super Boost15/20 x 110mm12 x 157mm
Vậy bước đầu tiên khi ráp 1 cặp bánh xe, là bạn phải xác định dc cái sườn của bạn đang đi chuẩn size nào .

Đầu tiên là hãy xem nó đang là sườn xài chuẩn QR hay chuẩn Axle. Các đơn giản nhất là ngó vào cây ti

2_fc6d6d67bd54458fbd84086eeb59023e_grande.jpg


Phía trên là cây ti của QR, Phía dưới là cây ti của Axle

Nếu như ti của QR gần như đã có chuẩn ( QR nào cũng gắn dc cho nhau ) , thì Axle vẫn còn khá lung tung vì mỗi hãng lại có 1 kiểu ti khác nhau, về độ dài, về bước ren ( Axle xe Scott mình đang đi bước ren nó khác Axle các xe khác , bữa tháo xe quăng lên Thành Bưởi chở lên Đà Lạt sao bỏ quên cmnl cây ti ở dưới đường, kiếm mãi mới mượn dc ti của 1 anh khác chạy Scott gửi lên , xong đi tìm khắp nơi mới tìm dc đúng loại ti mà ship về, nói chung là trần ai khoai củ :( )

Note : Đùm QR sẽ có ti đùm kèm theo, còn đùm Axle sẽ ko có ti vì cây ti nó sẽ đi theo sườn. Do đó bạn nào đi sườn Axle thì giữ cây ti cho kỹ, mất phát đi tìm mệt lắm đó @.@

3_cf61e2c8138a4768b41bf5eaefd135ce_grande.jpg


Đây là dropout của sườn xài QR

4_a812abee7ac940e987b5079f21f34bf1_grande.jpg


Còn đây là dropout của sườn dùng Axle

Vậy 2 loại này khác nhau chỗ nào ?
1. Về cách gắn : chuẩn QR bạn sẽ đặt bánh xe từ trên xuống ( đang nói xe lật ngửa cho dễ gắn ) . Còn Axle sẽ xỏ xuyên qua dropout
2. Về kích thước : Axle to, dài hơn QR

Xét về ưu điểm :
  • QR có thể xảy ra hiện tượng trượt ti. tức là chạy đường dằn xóc thì cây ti có thể bị trượt ra khỏi dropout ( Cái này con titan mình đã bị, và mình cũng thấy nhiều xe khác trong nhóm của anh em khi đang chạy bị ) . Còn Axle thì ko bị trường hợp này do ti nó xỏ xuyên qua dropout, ko thể nào trược dc
  • Axle to hơn, dài hơn nên về lí thuyết là cứng hơn QR, đồng thời đi được niềng to hơn nên đi được vỏ to hơn. Đó là lí do các chuẩn MTB đời mới và 1 số xe touring , gravel sau này cũng đã chuyển sang dùng Axle
  • Nhược điểm hiện nay mình thấy thì chỉ là đùm Axle cùng loại giá sẽ cao hơn đùm QR

9_84df322aa432404998dd101b49320918_grande.jpg


Với ti Axle xỏ xuyên qua dropout thì không thể có trường hợp ti bị trượt ra khỏi dropout như QR ( trừ khi quên gắn ti @.@ )

6_2aad55c3030c46e7a8192ad95f938c65_grande.jpg


Sau khi xác định được sườn bạn đi QR hay Axle thì hãy đo xem bề ngang giữa 2 dropout là bao nhiêu thì bạn sẽ biết dc nó đi đùm loại nào ( hoặc xem thông số của nhà sản xuất )

5_93da734ce77e4135a723e7840c952d13_grande.jpg


Trên hình là đùm DT350 với 2 chuẩn, phía trên là Axle, phía dưới là QR

  • Đa số các sườn touring và MTB đời cũ hiện vẫn dùng chuẩn QR135
  • Các sườn MTB đời mới hiện thường dùng chuẩn Axle 142 và Axle Boost 148
  • Các sườn Gravel mới thường dùng Axle 142

Sau khi xác định được loại đùm và kích thước ( 2 cái này là quan trọng nhất, vì nếu mua sai thì sẽ không gắn vào xe được ), chúng ta sẽ đi đến loại cối đùm ( cái này sai vẫn sửa được bằng cách thay cối, nhưng tốt nhất thì vẫn ko nên sai để khỏi mất tiền ngu )

Hiện nay có 3 dòng cối :

8_04b2e8e3714d4f2caf5f41698d0fc7dd_grande.jpg


1. HG ( HyperGlide ) : dành cho líp Shimano và Sram 8-9-10-11 speed
Chuẩn HyperGlide ( HG ), được Shimano công bố vào năm 1990 và nó trở thành 1 chuẩn thống nhất cho các dòng líp 8-11 speed, SRam cũng sử dụng chuẩn này, nên nếu bạn đi líp 11 trở xuống thì mọi chuyện thật đơn giản.

2. MS ( Micro Spline ) : Shimano 12 speed
Các dòng groupset 12speed sau này của Shimano dùng loại chuẩn cối mới là Micro Spline

3. XD : SRam 11-12 Speed
Đây là chuẩn cối của các dòng Sram sử dụng líp 11 và 12 speed

Sau khi chọn được loại đùm / cối đùm, thì nó lại chia ra 2 loại để gắn thắng dĩa, đó là Centerlock và 6 ốc .



10_bb61115ebdd34f19bf2990bd3d298185_grande.jpg


Có 2 chuẩn bắt dỉa thắng vào đùm là CenterLock và 6 ốc. Hiện nay ở VN thì chuẩn 6 ốc vẫn thông dụng hơn vì dễ tìm, dễ gắn

11_bd499d5b02d44bcf8c37d22df1313ee4_grande.jpg


Thắng dĩa Shimano xài chuẩn Centerlock

Note : Có thể chuyển từ Centerlock sang 6 ốc với bộ mount chuyển

12_b8c9ac5d0543407380697411c53061de_grande.jpg


Giờ chúng ta sẽ bắt đầu đi đến những phần liên quan tới bánh, bao gồm niềng - vỏ

Đùm sẽ có nhiều loại lỗ bắt căm, như là 24 căm-28 căm - 32 căm - 36 căm
Càng nhiều căm thì càng cứng, bù lại càng nặng ( đang nói cùng 1 loại căm ) và ngược lại
Thông dụng nhất là 32 căm, đây là con số trung hòa cho trọng lượng và độ chịu tải
Touring tải nặng thì có thể lên 36 căm
MTB thích nhẹ có thể xuống 28 căm
Bạn phải lưu ý mua niềng có lỗ chân căm đúng với số lỗ của đùm .

1 lưu ý khác là chọn mua loại niềng phù hợp với loại vỏ bạn đang đi .
Nếu niềng nhỏ quá mà đi vỏ lớn quá thì nguy hiểm
Nếu niềng lớn quá mà đi vỏ nhỏ thì lại nặng
Sau đây là thông số niềng và các loại vỏ phù hợp

Bề ngang niềng ( lọt lòng )Bề ngang vỏ phù hợp
17-23mm25-28cc
21-26mm28-50cc
20-25mm2-2.25 inch
23-27mm2.25-2.5 inch
27-35mm2.4-2.8 inch
Về các loại vỏ xe, các bạn có thể tham khảo ở bài viết này : https://batshop.vn/blogs/news-review/cung-tim-hieu-ve-cac-loai-thong-so-vo-xe-dap
 
Chém gió về đùm xe và các chuẩn đùm

===============

Bữa giờ có khá nhiều bạn hỏi về ráp bánh, tuy nhiên các chuẩn đùm xe đạp hiện nay khá rối rắm, mình ko bàn về road vì mình ko chơi road nên ko rõ, nhưng MTB và Touring nói chung thì dùng chung chuẩn đùm nên nay mình sẽ viết 1 bài tổng hợp về thông tin các loại niềng, đùm của 2 dòng này. Bài viết sử dụng nguồn tổng hợp từ Bikeradar.com , Evo.com , 1 số hình ảnh trên Google và kinh nghiệm cá nhân . Bản thân mình đang có 2 chiếc dùng 2 chuẩn là QR135 trên con Motobecane titan và Boost 148 trên con Scott nhôm

Hiện nay, nói về size đùm, thì có 4 loại ( thật ra là 5 nhưng chuẩn Super Boost của dòng Axle Thru chưa thông dụng lắm ) , cối đùm thì cũng có 3 loại phổ thông, nên tổng cộng có tất cả 12 loại đùm, do đó khi ráp bánh bạn cần lựa chọn đúng loại đùm bạn cần kẻo mua về ráp không được . Sau đây mình sẽ viết tắt là QR cho chữ Quick Release hay còn gọi là ti nhỏ và Axle cho Axle Thru là loại ti lớn

Note : QR thật ra là cách gọi loại ti có thể tháo lắp nhanh mà không cần dùng đến tool, Axle cũng có loại QR nhưng trong bài này QR mình sẽ gọi chung cho các loại ti nhỏ, còn Axle gọi chung cho các loại ti lớn . Cá nhân mình thì mình không thích dùng QR, mặc dùng nó tiện. Mình thích dùng loại ti có thể xiết bằng lục giác hơn. cả 2 con xe mình đang đi đều dùng ti xiết bằng lục giác chứ ko dùng QR. Lí do là vì
1. nhìn gọn gàng hơn QR
2. Nhẹ hơn dc tí
3. Thằng nào muốn tháo bánh của Mị thì phải có tool, còn xài QR nó gạt cái tháo bánh đem đi luôn T.T
4. Xiết bằng lục giác cảm giác nó cứng hơn xài QR

7_4a0ac6f7aad8416a9a2c5d5266bea4ee_grande.jpg


Axle xài QR phía trên và Axle xài xiết ốc

LoạiTi trướcTi sau
Quick Release9x100mm10 x 135mm
Quick Release Boost9x100mm10 x 141mm
Axle Thru non-Boost15/20 x 100mm12 x 142mm
Axle Thru Boost15/20 x 110mm12 x 148mm
Axle Thru Super Boost15/20 x 110mm12 x 157mm
Vậy bước đầu tiên khi ráp 1 cặp bánh xe, là bạn phải xác định dc cái sườn của bạn đang đi chuẩn size nào .

Đầu tiên là hãy xem nó đang là sườn xài chuẩn QR hay chuẩn Axle. Các đơn giản nhất là ngó vào cây ti

2_fc6d6d67bd54458fbd84086eeb59023e_grande.jpg


Phía trên là cây ti của QR, Phía dưới là cây ti của Axle

Nếu như ti của QR gần như đã có chuẩn ( QR nào cũng gắn dc cho nhau ) , thì Axle vẫn còn khá lung tung vì mỗi hãng lại có 1 kiểu ti khác nhau, về độ dài, về bước ren ( Axle xe Scott mình đang đi bước ren nó khác Axle các xe khác , bữa tháo xe quăng lên Thành Bưởi chở lên Đà Lạt sao bỏ quên cmnl cây ti ở dưới đường, kiếm mãi mới mượn dc ti của 1 anh khác chạy Scott gửi lên , xong đi tìm khắp nơi mới tìm dc đúng loại ti mà ship về, nói chung là trần ai khoai củ :( )

Note : Đùm QR sẽ có ti đùm kèm theo, còn đùm Axle sẽ ko có ti vì cây ti nó sẽ đi theo sườn. Do đó bạn nào đi sườn Axle thì giữ cây ti cho kỹ, mất phát đi tìm mệt lắm đó @.@

3_cf61e2c8138a4768b41bf5eaefd135ce_grande.jpg


Đây là dropout của sườn xài QR

4_a812abee7ac940e987b5079f21f34bf1_grande.jpg


Còn đây là dropout của sườn dùng Axle

Vậy 2 loại này khác nhau chỗ nào ?
1. Về cách gắn : chuẩn QR bạn sẽ đặt bánh xe từ trên xuống ( đang nói xe lật ngửa cho dễ gắn ) . Còn Axle sẽ xỏ xuyên qua dropout
2. Về kích thước : Axle to, dài hơn QR

Xét về ưu điểm :
  • QR có thể xảy ra hiện tượng trượt ti. tức là chạy đường dằn xóc thì cây ti có thể bị trượt ra khỏi dropout ( Cái này con titan mình đã bị, và mình cũng thấy nhiều xe khác trong nhóm của anh em khi đang chạy bị ) . Còn Axle thì ko bị trường hợp này do ti nó xỏ xuyên qua dropout, ko thể nào trược dc
  • Axle to hơn, dài hơn nên về lí thuyết là cứng hơn QR, đồng thời đi được niềng to hơn nên đi được vỏ to hơn. Đó là lí do các chuẩn MTB đời mới và 1 số xe touring , gravel sau này cũng đã chuyển sang dùng Axle
  • Nhược điểm hiện nay mình thấy thì chỉ là đùm Axle cùng loại giá sẽ cao hơn đùm QR

9_84df322aa432404998dd101b49320918_grande.jpg


Với ti Axle xỏ xuyên qua dropout thì không thể có trường hợp ti bị trượt ra khỏi dropout như QR ( trừ khi quên gắn ti @.@ )

6_2aad55c3030c46e7a8192ad95f938c65_grande.jpg


Sau khi xác định được sườn bạn đi QR hay Axle thì hãy đo xem bề ngang giữa 2 dropout là bao nhiêu thì bạn sẽ biết dc nó đi đùm loại nào ( hoặc xem thông số của nhà sản xuất )

5_93da734ce77e4135a723e7840c952d13_grande.jpg


Trên hình là đùm DT350 với 2 chuẩn, phía trên là Axle, phía dưới là QR

  • Đa số các sườn touring và MTB đời cũ hiện vẫn dùng chuẩn QR135
  • Các sườn MTB đời mới hiện thường dùng chuẩn Axle 142 và Axle Boost 148
  • Các sườn Gravel mới thường dùng Axle 142

Sau khi xác định được loại đùm và kích thước ( 2 cái này là quan trọng nhất, vì nếu mua sai thì sẽ không gắn vào xe được ), chúng ta sẽ đi đến loại cối đùm ( cái này sai vẫn sửa được bằng cách thay cối, nhưng tốt nhất thì vẫn ko nên sai để khỏi mất tiền ngu )

Hiện nay có 3 dòng cối :

8_04b2e8e3714d4f2caf5f41698d0fc7dd_grande.jpg


1. HG ( HyperGlide ) : dành cho líp Shimano và Sram 8-9-10-11 speed
Chuẩn HyperGlide ( HG ), được Shimano công bố vào năm 1990 và nó trở thành 1 chuẩn thống nhất cho các dòng líp 8-11 speed, SRam cũng sử dụng chuẩn này, nên nếu bạn đi líp 11 trở xuống thì mọi chuyện thật đơn giản.

2. MS ( Micro Spline ) : Shimano 12 speed
Các dòng groupset 12speed sau này của Shimano dùng loại chuẩn cối mới là Micro Spline

3. XD : SRam 11-12 Speed
Đây là chuẩn cối của các dòng Sram sử dụng líp 11 và 12 speed

Sau khi chọn được loại đùm / cối đùm, thì nó lại chia ra 2 loại để gắn thắng dĩa, đó là Centerlock và 6 ốc .



10_bb61115ebdd34f19bf2990bd3d298185_grande.jpg


Có 2 chuẩn bắt dỉa thắng vào đùm là CenterLock và 6 ốc. Hiện nay ở VN thì chuẩn 6 ốc vẫn thông dụng hơn vì dễ tìm, dễ gắn

11_bd499d5b02d44bcf8c37d22df1313ee4_grande.jpg


Thắng dĩa Shimano xài chuẩn Centerlock

Note : Có thể chuyển từ Centerlock sang 6 ốc với bộ mount chuyển

12_b8c9ac5d0543407380697411c53061de_grande.jpg


Giờ chúng ta sẽ bắt đầu đi đến những phần liên quan tới bánh, bao gồm niềng - vỏ

Đùm sẽ có nhiều loại lỗ bắt căm, như là 24 căm-28 căm - 32 căm - 36 căm
Càng nhiều căm thì càng cứng, bù lại càng nặng ( đang nói cùng 1 loại căm ) và ngược lại
Thông dụng nhất là 32 căm, đây là con số trung hòa cho trọng lượng và độ chịu tải
Touring tải nặng thì có thể lên 36 căm
MTB thích nhẹ có thể xuống 28 căm
Bạn phải lưu ý mua niềng có lỗ chân căm đúng với số lỗ của đùm .

1 lưu ý khác là chọn mua loại niềng phù hợp với loại vỏ bạn đang đi .
Nếu niềng nhỏ quá mà đi vỏ lớn quá thì nguy hiểm
Nếu niềng lớn quá mà đi vỏ nhỏ thì lại nặng
Sau đây là thông số niềng và các loại vỏ phù hợp

Bề ngang niềng ( lọt lòng )Bề ngang vỏ phù hợp
17-23mm25-28cc
21-26mm28-50cc
20-25mm2-2.25 inch
23-27mm2.25-2.5 inch
27-35mm2.4-2.8 inch
Về các loại vỏ xe, các bạn có thể tham khảo ở bài viết này : https://batshop.vn/blogs/news-review/cung-tim-hieu-ve-cac-loai-thong-so-vo-xe-dap
xin phép pin #1
 

[DỊCH] NÊN DÙNG BỘ TRUYỀN ĐỘNG 1X12, 2X11 HAY 3X10 CHO TOURING VÀ BIKEPACKING ?​

Nguồn : https://www.cyclingabout.com/1x-2x-3x-drivetrain-for-touring-bikepacking/

1 câu hỏi mình hay gặp của các bạn hỏi về chọn bộ group là nên đi 3x10 hay 2x11 hay 1x12 . Mình cũng đã trải nghiệm qua cả 3 loại này : Đầu tiên là Deore M610 3x10 , sau đó là XT M8000 2x11 và SRAM GX 1x12 . Hiện mình đang chạy 2x11 cho con titan 27.5 và 1x12 cho con Scott 29 thì theo đánh giá cá nhân của mình là 2x11 hợp cho touring và 1x12 hợp cho bikepacking . Nhưng để kiến thức dc chính xác hơn thì mình sẽ dịch lại bài từ CyclingAbout và bổ sung thêm các kinh nghiệm của mình khi dùng 2 bộ group này

So sánh giữa 3 bộ truyền động 3x10 , 2x11 và 1x12 :

1. Lực cản khi đạp : ( có thể hiểu là hiệu suất bị suy giảm )

1x-vs-2x-Drivetrain-Efficiency-Chart-1000x578.jpg


VeloNew đã thử nghiệm test trong phòng Lab và kết luận rằng : Bộ truyền động 2x đạt hiệu suất tốt nhất trên tất cả các bước răng ( hiệu suất truyền động 96,2% so với 95,1% của 1x )

Lí do chính của việc này là do sợi sên của bộ group 1x12 sẽ bị chéo góc nhiều hơn sợi sên của bộ 2x11 , do đó dẫn đến sên bị ma sát nhiều hơn. Ngoài ra bộ 1x12 còn sử dụng dĩa nhỏ hơn, do đó số lần mắt sên tiếp xúc với dĩa cũng lớn hơn ( ( số lần sên tương tác với dĩa trong 1 phút ), cũng làm tăng ma sát và giảm hiệu suất . Ngoài ra khi sử dụng ở những líp lớn nhất thì sợi sên của bộ 1x12 cũng bị căng hơn bộ 2x11 nên cũng làm tăng ma sát .

Kết quả là hiệu suất giảm trung bình khoảng 1% nhưng lên đến 1.5 - 2.5% ở 3 líp to nhất .

Ngoài ra cũng có dữ liệu cho rằng : Hiệu suất truyền động của sên SRAM kém hơn sên Shimano khoảng 0.7%





CeramicSpeed-chain-efficiency-testing-2020-UFO-V2-Revised.jpg


Kết luận : Bộ 3x và 2x win
Đánh giá cá nhân : 2% hiệu suất có lẽ không đáng cho dân touring quan tâm lắm . Nhưng thật sự thì mình thấy bộ M8000 chạy mượt hơn Sram GX, mà cũng có thể là do bộ GX của mình nó như bòi do ko phải là full GX mà ghép tè le )

2. Gear Steps ( có thể hiểu là tốc độ thay đổi giữa các lần chuyển số )


Cadence là số tua chân của bạn trong 1 phút. Cũng giống như động cơ xe hơi, bạn sẽ có 1 phạm vi RPM ( Round per Min ) lý tưởng để đạp, của tôi là khoảng 80-90 RPM .

Trong điều kiện lý tưởng, cadence của chúng ta sẽ ko thay đổi khi chúng ta tăng tốc, nhưng điều này không thể xảy ra trên 1 chiếc xe đạp với các bánh răng. Do đó, điều tốt nhất khi chuyển số là sự thay đổi độ nặng / nhẹ là tối thiểu, để chúng ta vẫn có thể duy trì dc cadence tối ưu của mình lâu hơn. Chúng ta có thể làm dc điều này nếu tỉ lệ phần trăm thay đổi mỗi khi chuyển số thấp hơn ( ở đây là chuyển líp trên cùng 1 dĩa )

Các bước tỷ lệ phần trăm trung bình khi chuyển líp :
10-52t SRAM 12 tốc độ - 15%
10-51t Shimano 12 tốc độ - 14,7%
11-42t Shimano 10 tốc độ - 14,5%
10-45t Shimano 12 tốc độ - 13,6%
11-42t Shimano 11 tốc độ - 13%
11-36t Shimano 10 tốc độ - 12,7%

Hầu hết các bước răng của Touring và Bikepacking groupset nằm trong khoảng 13-15% . Bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa líp 11-36 và 11-42

Nói ra thì hơi trừu tượng nên tôi sẽ thể hiện qua 1 biểu đồ :



2 biểu đồ này thể hiện phạm vi tốc độ cho từng líp với RPM được chọn ( 79-190 RPM )
Trong RPM tối ưu của tôi, chuyển số trên bộ 1x12 sẽ làm chậm 13RPM . TRong khi đó bộ 2x11 và 3x10 sẽ chậm 11RPM, do đó tôi có thể duy trì RPM tối ưu của mình lâu hơn .

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, với bộ 2x thì tỉ số truyền dc chia đều hơn, do đó khi chuyển số lực chân sẽ không thay đổi nhiều như khi dùng 1x .

3. Gear Range ( có thể hiểu là độ chênh lệch tốc độ giữa tỉ số truyền nhỏ nhất và tỉ số truyền lớn nhất )


Gear-Range-1X-2X-3X-Drivetrains-1000x525.jpg


Phạm vi tốc độ của xe bạn, được đo bằng %, thể hiện tốc độ nhỏ nhất và tốc độ lớn nhất xe bạn có thể đạt được

Trước đây phạm vi tốc độ của bộ group 1x12 bị giới hạn ở 420%, tuy nhiên hiện nay thì công nghệ đã được nâng cấp và không còn có sự khác biệt quá nhiều giữa các bộ group.

Phạm vi tốc độ của các bộ group :

623% - Shimano XT 2X12
604% - Shimano XT 3X10
529% - Shimano Deore 2X11
520% - SRAM GX 1X12
510% - Shimano XT 1X12

Cách để test là đo tốc độ lớn nhất mà từng bộ truyền động có thể đạt được. Trong ví dụ trên thì bộ 1x12 lên được 47-48kmh ở dĩa lớn nhất ( líp nhỏ nhất ) trong khi bộ 2x và 3x có thể lên được cao hơn 15-20% . Ở mức 56-57kmh

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, Dĩ nhiên bộ 2x và 3x với dải tỉ số truyền rộng hơn sẽ cho được tốc độ cao hơn. Nhưng mình nghĩ touring thì ko phải đua bơi. Bộ SRAM 1x mình đang đi dĩa 32 và líp 9-50 thì tốc độ tối đa chạy dc tầm 35kmh, còn tàn tàn chỉ 25-30kmh. Đi tour xa thì mình thấy 20-25kmh là tốc độ hợp lý và vừa sức. Còn lên dc 3x thì chỉ khi nào thuận gió hoặc núp gió mới chạy dc .

4. Trọng lượng


The 2021 Kona Sutra uses a Shimano Deore 3X10 drivetrain.

SRAM Force 1X – 1947gCrankset (761g), shifter (153g), derailleur (261g), cassette (366g), chain (256g), cables (150g)
SRAM GX 1X – 1973gCrankset (703g), shifter (122g), derailleur (290g), cassette (450g), chain (258g), cables (150g)
SRAM NX 1X – 2281g – Crankset (787g), shifter (112g), derailleur (339g), cassette (615g), chain (278g), cables (150g)
Shimano Ultegra 2X – 2338gCrankset (756g), shifters (438g), derailleurs (302g), cassette (335g), chain (257g), cables (250g)
Shimano SLX 2X – 2400gCrankset (822g), shifters (246g), derailleurs (456g), cassette (369g), chain (257g), cables (250g)
Shimano Deore 3X – 2423gCrankset (930g), shifters (178g), derailleurs (448g), cassette (360g), chain (257g), cables (250g)

Dĩ nhiên là bộ group 1x sẽ nhẹ hơn bộ 2x và 3x. So sánh ở cùng mức giá tương đương thì bộ 1x sẽ nhẹ hơn 2x khoảng 15-20% . Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2x và 3x thì không đáng kể .

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Với việc bỏ được : tay bấm dĩa, sang dĩa, 2 dĩa thì rõ ràng là 1x sẽ tiết kiệm dc khá nhiều trọng lượng. Chưa kể nhìn xe sẽ gọn gàng và đẹp hơn vì bỏ hẳn dc 1 bên tay bấm và dây .

5. Tính khả dụng và khả năng tương thích




Vì tôi hay đạp xa bằng xe đạp nên tính khả dụng và khả năng tương thích của bộ group là 1 điều rất quan trọng đối với tôi.

Bạn có thể dễ dàng tìm được phụ tùng thay thế cho các bộ group 11 và 10 tốc ở bất kì cửa hàng xe đạp nào. Trong khi đó bộ 12s thì khó tìm hơn, nhất là ở những quốc gia có thu nhập thấp.

Trong khi người dùng các bộ group 8-9-10-11 có thể dễ dàng mix các phụ tùng rời của nhiều hãng với nhau, thì bộ 12s của SRam sử dụng bánh xe đề loại lớn không tương thích với các chuẩn phổ thông, và bộ group Shimano 12s chỉ hoạt động tốt với phụ tùng của nó, điều này sẽ khiến bạn khó khăn khi tìm phụ tùng thay thế .

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm . Các dòng 10s trở xuống ở VN khá dễ tìm phụ tùng thay thế. Hiện nay dòng 11 cũng bắt đầu phổ thông ( ở SG hoặc HN thôi ), còn 12s như con Scott mình đang đi thì phụ tùng thay thế tìm khá mệt. Đi tỉnh mà bị sự cố thì chỉ có nhờ ship từ SG lên thôi chứ tìm đỏ mắt cũng ko có phụ tùng thay thế .

6. Độ bền của sên


Chain-Longevity-Graph-1000x392.jpg


Có 1 quan niệm sai lầm răng : Các loại sên trên bộ group 1x12 thường không bền bằng các dòng sên 11 và 10, do sợi sên hẹp và mỏng hơn. Zero Friction Cycling đã thực hiện nhiều bài test và kết luận rằng sên 12s là dòng sên bền nhất từng được sản xuất nhờ vào những tiến bộ trong xử lý vật liệu, làm cứng kim loại cũng như kỹ thuật mạ và xử lý lớp phủ .

Hơn 30 dòng sên đã dc Zero Friction Cycling test trên máy smart rulo với chế độ công suất 250watt và 90 RPM. Tất cả các sợi sên đều được bôi nhớt đầy đủ và thử trong môi trường giả lập thực tế ô nhiễm . Thử nghiệm được ngừng khi sợi sên giãn quá 0.5% độ dài mắt sên. Đây là thời điểm sên bắt đầu gây ảnh hưởng đến líp và dĩa ( tăng độ mài mòi răng líp, dĩa )

Ở bài test này, sên 12s chất lượng cao bắt đầu giãn ở 4000-6800km. Còn sên 11s là khoảng 3000km

Với các sên 8,9 và 10. Độ giãn sên dc tính từ 0.75% , và do mức độ ảnh hưởng của sên lên líp và dĩa là tương đối, nên chúng tôi + thêm 20% quãng đường cho biểu đồ trên, có nghĩa là sên 10 Ultegra sẽ bắt đầu giãn ở khoảng 3000km và Ultegra 9 là 2500km

Các con số nhìn có vẻ thấp vì môi trường test được giả lập là ô nhiễm và bụi bẩn. Các bạn có thể kéo dài tuổi thọ sên bằng cách luôn vệ sinh sên sạch và sử dụng các loại nhớt châm sên có dạng wax

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Cái này thì mình không đồng ý, vì nếu so sánh thì phải so sánh ở cùng mức giá. Confirm là xưa mình chạy sên Shimano 11s thì tầm khoảng 3000-3500 km là sên đã bắt đầu giãn. Còn con Scott đang chạy SRAM Eagle 12s thì đúng là bền thật, hơn 4000km rồi nhưng giá con SRAM giá gấp 2 con Shimano thì tính ra xài Shimao vẫn lợi hơn về kinh tế

7. Giá




Theo Zero Friction Cycling, sau khi thay 3 lần sên thì bạn nên thay líp, tối đa là 6 lần thay sên thì phải thay líp. Bằng cách đánh giá độ giãn của sên là 0.5 ( đối với 11 và 12 ) và 0/75 ( đối với 9 và 10 ), chúng ta sẽ tính ra chi phí cho việc sử dụng bộ group như sau :

Chi phí cho 30.000 đạp :

1X12 SRAM X01 – 5 sợi sên $300, 2 bộ líp $770, 1 dĩa $69 = $1139
1X12 SRAM NX – 13 sợi sên $338, 4 bộ líp $400, 2 dĩa $36 = $774
2X11 Shimano SLX – 12 sợi sên $360, 4 bộ líp $248, 2 dĩa sets $108 = $716
3X10 Shimano Deore – 9 sợi sên $288, 3 bộ líp $153, 2 bộ dĩa $110 – $551
3X9 Shimano Alivio – 12 sợi sên $300, 4 bộ líp $108, 2 bộ dĩa $110 – $518

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, dĩ nhiên là phụ tùng thay thế cũng như bộ group của các dòng 3x và 2x rẻ hơn bọn 1x

8. Dễ sử dụng


Gramm-Bikepacking-Bags-e1576444484470-1000x632.jpg


Đối với người mới bắt đầu, bộ group 1x là dễ sử dụng nhất : Muốn đạp nhanh : về líp nhỏ, muốn đạp nhẹ : lên líp lớn .
Trong khi đó đối với bộ 2x và 3x, nó sẽ mất thời gian hơn. Ngoài ra bạn cũng phải nhớ đi cho đúng líp và dĩa để tránh bị chéo sên .

Và thêm vào đó là càng ít chi tiết thì càng dễ bảo trì, với ít thành phần cấu thành bộ group hơn, rõ ràng 1x là người chiến thắng .

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, đi 1X rất khỏe, ko cần phải suy nghĩ. Hồi đi 2x 3x nhất là mất lúc trời tối ko thấy đường thì mình cứ phải mò mẫm xem đang đi dĩa nào để trả líp để tránh bị chéo sên. Chưa kể lên trả líp ở 1x thì cứ bặc bặc, còn 2x 3x thì còn phải trả thêm dĩa nữa .

9. Độ hở của vỏ xe / sườn và độ dài của gióng sau ( chainstay )


2X-Chainline-Tyre-Rub-e1595895008984-1000x337.jpg


Sơ đồ cho thấy sự ảnh hưởng của giò 2/3 dĩa đến bánh xe

Đây là lí do đa số các dòng sườn MTB đời mới đều thiết kế để đi 1 dĩa .
Như bạn thấy, nếu giò đi 2 hoặc 3 dĩa thì sẽ cạ vào bánh sau, do đó không thể đi dc các dòng vỏ lớn. Để không cạ bánh thì bắt buộc phải làm gióng sau dài, tuy nhiên đặc thù của dòng MTB là cần gióng sau ngắn, giúp dễ vượt qua chướng ngại vật, cũng như cảm giác đạp bốc hơn .

Ngoài ra vị trí trục giữa cũng như hình dạng ống sườn sẽ bị giới hạn bởi sang dĩa, do đó việc bộ group 1x bỏ hoàn toàn sang dĩa sẽ khắc phục được nhược điểm này, đó là lí do tại sao tất cả các khung sườn MTB đời mới đều thiết kế để đi 1 dĩa

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Confirm. cái này ko có gì phải bàn cãi nữa .

Vậy ai là kẻ chiến thắng ?

Trong bảng sao sánh này, bộ group 2x và 3x dc 5 điểm, trong khi 1x được 4 điểm
Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, bạn phải lựa chọn bộ group phù hợp với cung đường và chiếc xe của bạn.
Ngôi sao mới nổi : bộ group 1x, chắc chắn là thân thiện với người dùng và độ bền của sợi sên 12x là đáng kinh ngạc. Đối với những người chạy cung đường đồi núi, 1x đem lại nhiều ưu diểm tuyệt đối .

Còn với những người chạy đường trường, bộ group 2x và 3x vẫn là 1 lựa chọn hợp lý, với dải tỉ số truyền rộng, và sự chênh lệch cadence giữa các lần chuyển số thấp .

Đánh giá cá nhân :

- Dĩ nhiên không có gì là tuyệt đối, bộ group 1X sẽ phù hợp với những cung đường offroad dành cho MTB và bộ group 2X sẽ phù hợp cho onroad dành cho touring. Mình đang có cả 2 chiếc chạy 2 dòng groupset này và tùy cung đường mình sẽ lấy chiếc xe phù hợp để chạy.

Còn nếu trong trường hợp chỉ có 1 chiếc xe duy nhất thì nên chọn bộ group nào ? Nếu là mình, mình sẽ chọn 1X, vì những ưu điểm nó đem lại nhiều hơn khuyết điểm :
  • Sở thích của mình là đi đường offroad, do đó 1X là sự lựa chọn duy nhất. 2X mà đi offroad thì sẽ không trả líp nhanh được như 2X, chưa kể rất dễ dẫn đến tuột sên, đứt sên do trả dĩa không kịp .
  • Với tốc độ max mình chạy tầm 30kmh thì 1X hoàn toàn đủ cho mình chạy
  • Xe nhẹ hơn, gọn gàng hơn, ngầu hơn
  • Cái duy nhất mình oải ở 1X là giá phụ tùng mắc như thú :(

 

[TUT] CÁC HƯỚNG DẪN CƠ BẢN CHO CÁC BẠN MỚI MUA XE​

Xin chào các bạn, lại là sốp đây. Hôm nay sốp lại ế nên sốp rảnh ngồi viết 1 bài hướng dẫn cho các bạn mới tập chơi xe, bài này chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của mình sau gần 7 năm chơi xe đạp

Mùa dịch, mọi người mua xe mới rất nhiều và mình thấy có nhiều bạn mắc phải những sai lầm như mình hồi mới mua xe ( cái này gần như ai cũng bị ). Bài viết này mình hướng tới các bạn mới tập chơi xe hoặc đang chuẩn bị mua xe, chủ yếu chạy nhẹ nhàng trong thành phố

1014970_10202359184976077_3149650353855769453_o_ed2baea4722045469a95a245ec110d6b_2048x2048.jpg


Đây là con xe đầu tiên của mình, nhìn sơ sơ thì nó có đủ hết các kiểu mình ghét hiện nay bao gồm :

  • Lót bọc yên
  • Gắn baga cốt yên
  • Gắn chống
  • Gắn dè
  • Mua xe sai size

Đầu tiên chúng ta hãy đi từ cái là tiền đâu , à lộn, đi từ cái xác định bạn cần mua xe loại nào
Hiện có 3 dòng xe chính :
1. Road : Dành cho đua bơi
2. MTB : dành cho địa hình
3. City / Touring : dành cho đi tour, chạy thành phố, đi làm vvvv....

Mua loại xe nào thì nó phải phù hợp với sở thích và nhu cầu của các bạn, đừng mua 1 con road hay MTB rồi bắt nó chuyển giới thành touring bằng cách gắn dè, gắn baga cho nó , vì nó ko sinh ra cho các mục đích đó.

1. Road bike

1_7a8a750a7bbb4804ac2103417b82d897_2048x2048.jpg


Đây là xe road, sinh ra để đua tốc độ. Cái duy nhất nó cần là tốc độ nhanh + trọng lượng nhẹ. Nó chỉ phù hợp cho đua bơi, tập luyện chuyên nghiệp. Do đó nó sẽ ko hợp để :
- Tập thể dục kiểu nhẹ nhàng . Road sinh ra để đua, do đó nó thiết kế với tư thế chạy tối ưu là chồm về phía trước để tránh cản gió, và tư thế này ko thoải mái. Mình đã gặp nhiều bạn mua xe road tập thể dục xong than đau lưng và muốn đổi từ dropbar sang flatbar ( tay lái ngang ), nhưng road ko thể thay dc tay flatbar vì nó liên quan tới tay đề, tay thắng nữa

2_ce1a8d187a67486b82530f637ca91c96_2048x2048.jpg


Đây là tư thế chạy của road .
- Nó cũng ko thiết kế để gắn dc dè , baga, đi bánh lớn hơn ( road thường tối đa chỉ chạy dc bánh 700x28 , thông thường thì đi bánh 23-25 ). Do đó khi mua road bạn phải chấp nhận với chuyện nước văng đầy lưng, ko chở dc đồ và ko đi dc bánh lớn hơn

2. MTB

3_0918b7a38e88485bb3eeee260a1a422c_2048x2048.jpg


Đây là MTB ( Mountain Bike ) hay còn gọi là xe leo núi. Nó sinh ra để đi địa hình ( nói đi cho oai chứ dắt là chủ yếu ). Do đó nó sẽ :
  • Ko gắn dc baga, dè, chống ( 1 số dòng MTB hybird hiện nay như Trek Marlin, Talon vẫn thiết kế lỗ để gắn baga, chống, nhưng 1 cái sườn MTB đúng nghĩa sẽ ko có )
  • Tư thế chạy cũng là chồm về phía trước với ghidong thường cao bằng yên hoặc thấp hơn yên. ( Một trong những món mà các bạn hay qua bên sốp mua nhất là cái nâng cổ ghidong cho cao lên, vì MTB thường ghidong thấp nên chạy bị mỏi lưng
)

3. Touring / City


5_af29f9da417c44fb9fa73240a4b6c743_2048x2048.jpg


Đây là touring / city bike. Đúng với tên gọi, nó sẽ phù hợp với các bạn có nhu cầu đi xa / chạy thể dục nhẹ nhàng / đi làm trong thành phố vì :
  • Gắn dc baga, dè, chống
  • Tư thế chạy thoải mái

Sau khi xác định được bạn cần mua loại xe nào, thì giờ chúng ta đi đến là mua xe đúng size .
Đầu tiên bạn phải xác định dc inseam của bạn ( hiểu nôm na là khoảng cách từ mặt đất cho tới khoảng giữa 2 chân của các bạn ( nói cho dễ hiểu là tới bi của bạn ấy @.@ )



7_f449c9dd4be6498fa484e584a104d47f_2048x2048.jpg


Thường công thức tính size xe so với inseam được tính như sau :
City / Touring bike : inseam ( cm ) x 0,685
MTB : Inseam ( cm ) x 0,66
Road : Inseam ( cm ) x 0,7

Note : bạn sẽ thấy có 1 số dòng xe nó để kích thước là 15, 16, 17, 18 . 1 số dòng thì lại để là 440, 480, 520. Đó là kích thước của gióng đứng của xe

9_b72664747d8f41ccacfb4d76307b4127_2048x2048.jpg



Gióng đứng ( seat tube ) , được đo từ tâm trục giữa cho đến cốt yên. các số 14, 15,16 là theo hệ inch tức là 14,15,16 inch. Còn nếu là 440, 480, 520 là theo hệ mm

Sau khi đo được Inseam của mình thì chúng ta có bảng size chart như sau :



10_9c23c3500e184b508449b41fe0d26bff_2048x2048.jpg


11_c6144c01975047d5aad595cc39cd51b0_2048x2048.jpg


12_1c35e5bee71444cc9b6a1ecc95ab8e01_2048x2048.jpg


Mua 1 chiếc xe đúng size là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới cảm giác đạp của bạn. 1 chiếc xe quá to hoặc quá nhỏ so với bạn sẽ dẫn tới việc đau tay, đau vai, đau lưng, đau chân, thậm chí vỡ tan trứng cút ( mình đã trải nghiệm rồi, tin mình đi >.< )
Tuy nhiên bảng size chart cũng chỉ là tương đối, cách tốt nhất vẫn là ngồi lên xe chạy thử, nếu bạn thật sự cảm thấy thoải mái khi đạp chiếc xe đó, thì nó mới là chiếc xe đúng size dành cho bạn .

Note : 1 sai lầm phổ biến của các bạn mới mua xe, đó là hay để cốt yên thấp để chống chân tới khi vẫn đang ngồi trên yên. Đó là tư thế đạp sai. Khi đạp thì chân bạn phải thẳng khi pedal ở vị trí thấp nhất , và cách đo cốt yên nhanh nhất là bạn kéo cốt yên sao cho bề ngang yên bằng với cục xương cụt bên hông )
Note : tư thế đạp đúng là mũi bàn chân tiếp xúc với pedal chứ ko phải lòng bàn chân ( ko phải mấy ngón chân mà là cái phần ở giữa ngón chân và lòng bàn chân ấy )

Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt có hình, thôi xem hình cho dể hiểu nha các phen @.@
13_0f025bd708234897bacfee27c549199f_2048x2048.jpg


Sau khi đã chọn dc loại xe bạn cần, chọn được đúng size xe, xin dc tiền vợ / má đường, thì bạn đi mua xe. Mua xe xong rồi thì bạn nhảy lên xe đạp và cảm thấy đau đít vl, nên bạn đạp quau gặp gian thương Batshop và kêu bán cho 1 cái bọc yên ngồi cho êm đít, thì gian thương bảo rằng : sốp méo có bán bọc yên và đề nghị bạn mua 1 cái yên mấy trăm đến cả củ bạc >.<

Sau đây mình sẽ nói tiếp đến các sai lầm ( theo quan điểm của mình - và mình cũng từng mắc phải khi mới chơi xe )

Đầu tiên, hãy nói về cảm giác đạp . Những thứ cơ thể tiếp xúc với cái xe sẽ ảnh hưởng đến cảm giác đạp nhiều nhất, đó là : Yên, tay nắm, pedal

Mình quan niệm rằng : 1 cái xe tốt, ko phải là 1 cái xe xịn, mắc tiền, mà là 1 cái xe bạn cảm thấy thoải mái khi đạp, enjoy dc cung đường, chứ k phải đít thì thốn như bị thằng nào đó thông mà ko dùng dầu ăn, vai thì mỏi, tay thì tê, lưng thì đau .

Cái mà nhiều người ko vượt qua được khi đạp xe, đó là đau đít @.@

Để vượt qua được nỗi đau này, 1 là bạn phải luyện thành thiết đít công đại pháp, mình được 1 bậc đại sư phụ truyền cho bí kíp này, nhưng vừa mở ra đọc câu đầu tiên là mình bỏ luôn ko luyện nữa ( ko phải là Dẫn đao tự cung đâu, mà là : Mua 1 trái mít về, lột vỏ, trải lên ghế ngồi, 1 ngày ngồi 8 tiếng )

Còn không luyện được thì ta nên mua 1 cái yên tốt, hoặc mặc quần bỉm khi đạp .
Mình thấy rất nhiều bạn mới mua xe đều qua hỏi mua bọc yên, và mình cũng thấy rất nhiều xe gắn bọc yên, nhưng ai hỏi mua bọc yên thì mình đều bảo là không có, dù hồi mới mua xe mình cũng đi mua 1 cái bọc yên trùm vào, nhưng chỉ chạy dc vài lần là mình tháo quăng luôn vì :

1 cái bọc yên ko thể thay thế dc 1 cái yên tốt, hoặc 1 cái quần bỉm tốt

cái thứ 2 là nó rất xục xịch khi đạp

cái thứ 3 là ... nó khá là dơ, dễ bị ghẻ đít nếu ko chịu khó vệ sinh ( trời mưa thì thôi luôn, vừa ẩm vừa hôi )

Cái thứ 4 là nó rất nóng, ngồi bị hầm đít, chảy mồ hôi đít

do đó, hãy đầu tư 1 cái yên tốt và êm, hoặc mặc quần bỉm .

Vậy, khi nào nên mua yên tốt, và khi nào nên mặc quần bỉm ?
Về độ êm ái và thoải mái, mình đánh giá quần bỉm tốt, êm hơn yên
Nhưng về độ tiện lợi, thì yên lại hơn quần bỉm. Nó cứ nằm sẵn trên xe, bạn mặc quần gì, hay ko mặc quần cũng dc, thì vẫn nhảy lên là đạp luôn, không phải đi thay quần .
Và khi đi tour xa thì quần bỉm nó có bất lợi là cồng kềnh và lâu khô hơn quần bình thường, chưa kể đi tè cũng phiền, do đó xe mình thì mình chọn là đầu tư yên .

Cái thứ 2 ảnh hưởng tới cảm giác đạp, đó là ghidong và tay nắm.
Đau cổ tay, đau vai, đau lưng khi đạp, cái đó có thể khắc phục bằng cách thay ghidong và tay nắm .

Đầu tiên hãy nói về ghidong .
Đa số các xe mới mau thì đều gắn ghidong flatbar ( ghidong ngang ) . Vậy ghidong ngang nó có ưu và nhược điểm gì ?



14_3a3ee3d41cd94d6eb8bdd5ff24ac8064_2048x2048.jpg


Đây là con Scott mình đang đi flatbar, nói là ngang nhưng nó vẫn hơi có độ xéo về phía sau nên vẫn đỡ, còn ghidong mà ngang thẳng tưng luôn thì đau tay lắm.
Ghidong ngang đem lại cảm giác lái chắc chắn và dễ điều khiển xe, do đó nếu chạy MTB thì phải chạy flatbar . Tuy nhiên ghidong ngang nó khiến cổ tay của bạn bị gập, dẫn đến dễ đau cổ tay và không thoải mái .

15_e7508c404eec4e36837581161c6798e5_2048x2048.jpg


Còn đây là con Motobecane mình đang đi ghidong dạng H Bar, gắn thêm 2 cái sừng trâu để thêm tư thế đạp núp gió, đây mình tạm gọi là ghidong xéo .
Các dạng ghidong xéo thường gặp có thể kể đến như là : H Bar, Cut Bar, Crazy Bar, Moloko Bar , cánh én .



h-bar-jones-spec-v5_1200x_b2e6baa73eda4933abc28041a80e5c87_2048x2048.gif


Trong đó, ghidong cánh én là 1 sự thay thế ngon bổ rẻ nhất để đem lại cảm giác đạp thoải mái, còn nêu có điều kiện hơn thì các bạn có thể thử nghiệm H Bar, Moloko vvvv....



17_ee8d073e628948a39aa4c35a7da181db_2048x2048.jpg


1 loại ghidong khác cũng được rất nhiều bạn thích gắn ( mình cũng gắn hồi mới chơi, nhưng đi dc 1 tour ra Huế là tháo bỏ luôn ). Đó là ghidong cánh bướm, mặc dù cánh bướm được rất nhiều bạn ưa thích nhưng đối với mình, nó là 1 cái ghidong ko ngon .
Các nhược điểm của cánh bướm mà mình thấy là :
  • Ghidong rất yếu và rung ( cánh bướm xịn thì mình k biết chứ cánh bướm 200 300k thì chạy đường dằn nó rung như sextoy, còn đi offroad thì thôi, nghỉ luôn đi )
  • Bề ngang hẹp, nắm ko vững, cánh bướm chỉ ngang dc max khoảng 600mm
  • Tư thế nắm như flatbar, dễ đau cổ tay
  • Đổ dốc, bo cua cảm giác rất chông chênh
  • Kén tay nắm, cánh bướm chỉ thích hợp quấn dây quấn ghidong chứ k phù hợp để gắn tay nắm

1 số xe có cổ ghidong thấp, dẫn đến tư thế đạp bị chồm về phía trước và không thẳng lưng
 
18_574293b84861459a8d8902ce7d83df90_grande.jpg



Bằng cách nâng cổ potang cao lên thì tư thế đạp sẽ thoải mái hơn, cũng như tránh chồm về phía trước quá nhiều khiến mỏi lưng và lực đè lên 2 cổ tay làm đau tay



19_75971d157e2643f38adb13ed09e44776_2048x2048.jpg


Sau phần ghidong thì ta đi đến tay nắm. Các tay nắm theo xe đa số có dạng tròn và cứng. Bằng cách thay các loại tay nắm có đệm tựa lòng bàn tay thì sẽ đỡ được tình trạng đau và mỏi cổ tay .

25_dfb30437b8a24fc6a61cf508eab3d7bf_2048x2048.jpg



Về tay nắm thì cứ Ergon mà tới, tất cả các xe mình đang đi đều xài Ergon. Ngoài ra các bạn cũng có thể gắn thêm sừng trâu để thay đổi vị trí cầm nắm cho đỡ mỏi . Tuy nhiên sừng trâu sẽ không phù hợp cho xe MTB vì nó dễ vướng và móc khi chạy offroad, chưa kể lỡ té nó đập vào ngực thì đau lắm ( đã bị )

Và cuối cùng là Pedal . Thay 1 cái pedal trớn, bản to sẽ giúp cổ chân bạn đỡ mỏi hơn cũng như đỡ đau bàn chân hơn. 1 lưu ý là các giày đế mềm sẽ không thích hợp để đạp xe, vì nó sẽ rất mau bị hư đế giày do gai của pedal.

Sau đây sẽ là phần linh tinh, mình nhớ gì thì nói đó và sẽ bổ sung thêm

20_28145cc6782b40708b200d7086e23915_2048x2048.jpg


1 lưu ý khác cho các bạn mới đạp xe, đó là nên đi đúng dĩa và líp ( bạn hôm qua chạy con UCC ghé shop có đọc thì cho shop 1 like nhé )
Với các dòng xe 1 dĩa thì các bạn ko cần quan tâm, vì lúc nào sên nó cũng chéo rồi. Nhưng nếu đi 2 dĩa và 3 dĩa thì các bạn nên lưu ý về dĩa và líp, đó là sợi sên ko nên chéo nhau
Tức là bạn ko nên đi dĩa to nhất, với líp to nhất, và ngược lại . Nó sẽ xảy ra hiện tượng chéo sên, làm sợi sên bị căng dẫn đến sên mau giãn, sên mau giãn thì lại phải đi thay sên và làm giàu cho các gian thương như shop .

1 lưu ý khác khi trả líp và dĩa, đó là bạn ko nên vừa đạp vừa trả líp dĩa, mà khi trả thì hãy ngừng 1 nhịp, sau đó đạp tiếp, nó sẽ đỡ hại sên cũng như tránh tình trạng tuột sên .

H mình sẽ nói về phần vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng xe, do hôm qua có chat với 1 bạn nữ rất dễ thương. Bạn ấy hỏi bao lâu thì phải châm nhớt sên 1 lần vì từ hồi mới mua xe đến h chưa châm, mình hỏi mua xe hồi nào thì bạn ấy thỏ thẻ bảo rằng mới 2 năm thôi @.@

Tất cả các bộ phận có chuyển động của xe, như sên, líp, dĩa, trục giữa, đùm, pedal, dây đề, dây thắng vvv ... đều cần được vệ sinh và bảo dưỡng, bôi mỡ bò, nhớt sau 1 thời gian sử dụng. Tùy vào số km bạn đạp hoặc thời gian mà nên bảo dưỡng xe toàn bộ sau khoảng 3-4000km hoặc 5-6 tháng tùy theo cái nào đến trước .

Đầu tiên hãy nói về nhớt châm sên là cái chúng ta hay làm nhất, và cũng hay quên nhất.
Sên sẽ cần phải châm nhớt sau khoảng 150-200km đạp, tùy thuộc vào thời tiết. Nhưng đó là lý thuyết, mình có thói quen trước khi đạp thì cứ ngó sợi sên cái coi có khô ko thì châm.

Nhớt châm sên có 2 loại chính , là Dry và Wet, trong đó Dry dành cho mùa khô, còn Wet dành cho mùa mưa, vậy 2 loại này khác nhau chỗ nào ?
Dry thì nhớt sẽ lỏng hơn, ít bám hơn. Do đó sẽ ít bám bụi, giữ sợi sên sạch hơn, nhưng bù lại nó ko bám tốt nên sẽ dễ bị rửa trôi khi trời mưa
Wet thì ngược lại, nó đặc hơn, dính hơn, nên dễ bám bụi. Bù lại đi mưa thì nó ko bị nhanh trôi sên như Dry

Bôi nhớt đủ và vệ sinh sên sạch sẽ giúp sợi sên bền hơn, lâu dãn hơn cũng như đạp nhẹ nhàng hơn. Lưu ý là nên dùng đúng nhớt châm sên dành cho xe đạp, ko dùng nhớt cho xe máy nhé .

Về vệ sinh sên, các bạn có thể vệ sinh bằng các dung dịch tẩy sên chuyên dụng, còn tiết kiệm thì dùng dầu hôi cũng dc. Cách vệ sinh là dùng bàn chải đánh răng cũ, hoặc tool vệ sinh, dùng dung dịch tẩy sên xịt lên sau đó chà sạch sên, dùng vòi nước xịt từ trên xuống các mắt sên cho trôi hết cát bụi rồi lấy khăn lau khô sợi sên. Sau đó châm nhớt sên ( mình thường kéo 1 đường trên, 1 đường dưới, sau đó quay đều rồi lập lại 1 lần nữa là xong )

1 lưu ý khác cho các bạn khi rửa xe đó là đối với xe đạp tuyệt đối ko xịt nước theo hướng ngang, mà phải xịt theo hướng từ trên xuống, vì tất cả các trục chuyển động của xe đạp đều nằm theo phương ngang ( đùm, trục giữa, pedal ) . Khi xịt ngang thì nước có thể lọt vào trong các bạc đạn và làm trôi mỡ bò, dẫn đến rỉ sét và hư bạc đạn ) Ngoài ra nếu đạp xe ngập nước qua trục giữa thì nên đi vệ sinh bảo trì lại

Bạn nữ dễ thương có xe 2 năm chưa châm nhớt cũng bảo rằng thắng xe bạn ấy kêu éc éc. Đây cũng là tình trạng thường gặp và có thể khắc phục dễ dàng.

Đối với thắng V thì các bạn vệ sinh sạch phần niềng xe tiếp xúc với gôm thắng ( có thể do chạy lâu gôm nó ra nhựa bám vào niềng, hoặc chạy qua các vũng nước dơ có dầu mỡ bám vào ) sau đó lau sạch bề mặt gôm và gắn lại

Đối với thắng dĩa : các bạn cũng vệ sinh sạch bề mặt dĩa thắng. Sau đó tháo bố thắng dĩa ra ( tháo 2 ốc con heo dầu rút con heo ra, sau đó rút miếng fe chặn bố thắng ra rồi rút bố thắng ra , 1 số thắng thiết kế có thể rút bố mà ko cần tháo heo )

21_a553fc2b0149400daf972f32ed344da5_2048x2048.jpg


Sau đó bạn lấy giấy nhám mịn đánh sạch 2 bề mặt bố, rửa lại bằng nước sạch rồi gắn vào lại. Nhớ gắn cái fe vào lại và bẻ góc lên chứ ko đang chạy nó rớt bố là đập mặt xây lại luôn đó
Lưu ý là tuyệt đối ko để mặt bố thắng tiếp xúc với nhớt vì nó sẽ làm chai bố, thắng ko ăn nữa.

Đó là cách khắc phục bóp thắng kêu éc éc. Còn chạy mà kêu xè xè thì có thể là do cạ bố thắng / hết bố thắng .
Nếu chạy mà nghe tiếng kêu xè xè thì bạn dựng xe lên và quay bánh xem có mượt ko, nếu ko thì là do cạ bố thắng.
Cạ bố có 2 trường hợp, 1 là do heo bị lệch, cái này chỉnh dễ, còn 2 là do cong dĩa, ca này khó. Lời khuyên là nên thay dĩa, chứ ngồi nắn nắn là lợn què thành lợn toi luôn .

Để kiểm tra xe có bị cong dĩa không thì bạn quay bánh xe và nhìn xem dĩa có đảo ko. Hoặc nghe tiếng xè, nếu cứ đúng 1 vòng nó lập lại thì có thể là do dĩa cong. Nếu cong dĩa thì thôi bỏ qua, thật ra có cái tool nắn dĩa, nhưng mà khó lắm, bỏ đi .

Còn nếu do heo lệch, thì cách khắc phục dễ hơn. Đầu tiên bạn xả nhẹ 2 con ốc bắt heo vào cầu thắng sao cho con heo có thể di chuyển dc, sau đó bóp cứng thắng rồi xiết ốc chặt lại. Cách xiết là xiết đều cả 2 ốc ( mỗi ốc nửa vòng ) cho đến khi chặt rồi thả tay thắng ra quay thử bánh, nếu hết cạ thì ok, còn ko hết thì thôi mình cũng k biết

Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra bố thắng xem có còn bố ko, nhất là trước lúc đi đâu xa, kiểm tra xem bố 2 bên ăn có đều ko ( mình từng tháo bố thắng xe nhân viên hắc ám ra kiểm tra do thắng nó cứ cạ liên tục thì phát hiện ra là bố thắng nó chỉ ăn dc có 1 nửa do xe nó đi cầu thắng 180mm mà thánh nào đó ráp dĩa thắng 160mm nên khi bóp thắng nó chỉ ăn dc 1/2 cái dĩa, dẫn đến dĩa bị cong )

22_260a65aef4e64deabae0f2be421a5377_2048x2048.jpg


Mình bảo nó xỏ dây chuyền đeo tòng teng trước bụng đi để nhớ về 1 kỉ niệm đẹp mà nó chửi mình khùng @.@

1 lưu ý khác, và cũng là kinh nghiệm đau thương cá nhân của mình, đó là ko bơm xe quá căng và không nên để xe ngoài trời nắng :

23_2b5e438a735a4f5f95666e2b312404c9_2048x2048.jpg


Banh ta lông ...

Chắc mọi người đã từng nghe qua câu là : mọi chuyện banh chành, banh ta lông cmnr .... Hôm nay sốp xin dc chia sẻ trải nghiệm banh ta lông của sốp

Chuyện là đang ngồi ở quán gỏi gà măng cụt và háo hức chờ đồ ăn ra thì bỗng nghe 1 cái bùm, sau đó có tiếng kêu la : nổ lốp xe rồi. Nhưng sốp vẫn ko quan tâm và tập trung vào chuyên môn vì nghĩ lốp ai nổ chứ lốp xe sốp sao mà nổ dc, vì xe sốp đi dòng trâu bò nhất của Schawble là Marathon Plus MTB Smart Guard Level 7, chưa từng dính đinh bao giờ, nên sốp vẫn chăm chú vào miếng thịt nướng trước mặt thì nghe kêu Nam ơi xe anh nổ cmnr
😱
😱
😱


Chạy ra xem thì đúng là xe mình thật các mẹ ạ
🤨
🤨
🤨


Dù bàng hoàng nhưng sốp vẫn dùng trí suy luận logic học của thằng em Cô Văn Nan và nhận ra có quá nhiều lý do để nó nổ :

1. Con xe này đã bỏ xó hơn 2 năm ko chạy, trong thời gian đó cao su nó ko dc chuyển động đều nên dẫn đến hiện tượng chai ở 1 số vị trí

2. Tối trước khi đi thấy bánh mềm nên bơm max 60 psi
😊


3. Vô quán quăng xe ngoài sân nắng chang chang ==> không khí bị đốt nóng và giãn nỡ ==> BÙM

Hậu quả là ruột tét làm đôi, và banh ta lông cái vỏ
🤐


Mai mà đi xin dc mượn dc cái ruột nhét vô bơm lên và vẫn lết dc về tới nhà

Tối hôm qua còn bảo với nhân viên hắc ám là vỏ này nặng quá. Hay là sốp lấy con Innova Ultralight thay vào cho nhẹ thì bị nó chửi cho 1 trận, nhưng h thì có lí do chính đáng để thay rồi
🤨
🤨
🤨


Tạm thời nhớ dc nhiêu đó, hôm nào nhớ ra dc gì thêm thì mình viết tiếp ....

À quên, nhìn hình xe nhớ ra thêm dc cái baga cốt yên . Mình đã từng xài qua đủ loại baga bắt cốt yên ( do xe mình ko gắn dc baga ), và kết luận của mình là ko nên xài cái nào hết.
Baga bắt cốt yên rất yếu, và nó dễ bị xoay khi chạy. Xiết cỡ nào thì nó cũng xoay

24_d833a9c8bd874013933e3eebf9741815_2048x2048.jpg


Vậy còn loại baga bắt cốt yên có kẹp vào gióng sau thì sao ? Câu trả lời là nó cũng xoay, thậm chí ngay cả khi mình mua luôn 2 cái baga để dc 4 thanh bắt vào gióng sau thì nó cũng vẫn xoay và lắc khi tải nặng, chưa kể ốc vít thì cứ chạy 1 2 ngày là nó rơ và lỏng, nên baga cốt yên theo mình thì là ko nên mua
 
Tầm 10 củ có cái thể thao nào để chạy thể dục không các bác. Mua mới 10 củ mấy ông khắc cứ gàn bảo mua cũ 5 củ thôi chứ mua mới làm gì.
 
Back
Top