Học sinh tranh cãi hình chữ Hán bị ngược trong sách giáo khoa lớp 8 có phải in sai?

Mà phân tích cũng phải dựa vào ý của giáo viên đưa ra chứ ko phải là phân tích dựa trên cảm nhận của bản thân. Ko hiểu thời xưa dạy dỗ kiểu gì sản sinh ra đc những người như cụ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan nhỉ.
Ko phải là ý của gv, mà là ý của bộ dục.
Văn nhưng đc hướng dẫn chấm theo ý, cứ có ý như vậy là có điểm. Cho nên cứ học thuộc giàn bài là 6-7đ, đứa nào múa thêm xung quanh cái đó đc thêm thì đc 8-9đ.
Cái này ko trách gv được, họ cũng bị ép phải dạy, chấm điểm kiểu đó thôi

via theNEXTvoz for iPhone
 
12/12 năm học phổ thông môn văn luôn là 1 trong các môn chính để xếp loại HS, văn luôn là môn bắt buộc trong mỗi kì thi, nếu nói người VN k xem trọng là sai rồi :haha: đơn giản là cách dạy quái thai của giáo dục VN biến cái môn văn thành môn học khiến hầu hết học sinh ngán ngẩm
5gcj2yy.gif


nếu bắt người tầm >20t nêu cảm nhận về câu thơ -bài văn, đưa ý kiến về vấn đề ABC XYZ, người ta viết nửa mặt giấy xong nộp bài, giáo viên chấm 4-5 điểm người ta chả hỏi vặn cho giáo viên cứng mẹ họng lại
5gcj2yy.gif
dựa vào cái đ gì mà cảm nhận và ý kiến của cá nhân người viết lại chỉ được 4 điểm ??? dựa vào cảm nhận và ý kiến của người chấm à
5gcj2yy.gif
5gcj2yy.gif
5gcj2yy.gif
Cũng không trách giáo viên được. Đến như bộ dục còn bắt chấm điểm văn đại học theo đáp án sẵn có thì giáo viên cũng phải dạy học sinh học thuộc dàn ý để làm bài không thì điểm kém cái thiệt đầu tiên là thiệt cho học sinh.

Mấy bài văn thơ cách mạng, giáo viên nào dám để học sinh tự do phân tích theo cảm nhận. Thơ của tu hú mà học sinh dám phân tích là thơ bưng bô, giáo viên mà cho điểm cao có khi bị kỉ luật.
 
Đi làm rồi mới thấy môn văn quan trọng , Trong lúc viết báo cáo, Cách ăn nói , diễn đạt nữa . :( hồi xưa học văn ngu vẫn tiếc một phần vì quan niệm môn này không quan trọng. Thầy cô thì chán , tâm hồn lúc nào cũng tưng tửng . Hi vọng sau này có ai đổi mới cách dạy . Ít ra môn này cũng quan trọng trong việc tán gái của mấy ông,, nhiều ông nhắn tin nhạt nhẽo quá :)))))

Chuẩn này, mình đi làm mới thấy văn cũng quan trọng không kém.
Nhiều khi biết rõ tường tận vấn đề đấy, nhưng khi viết ra thì không thể hay dc, vì quen với kiểu kỹ thuật 1+1=2, có gì nói nấy rồi.

Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
 
Các anh phải hiểu văn thơ dạy ở trường toàn văn thơ kach mệnh, mà đã là cái thể loại này thì cảng nói 1 cấm đứa nào dám nói 2, nên ta cứ theo barem mà học mà thi thôi :shame:

Muốn cải tổ môn văn thì chắc cứ dẹp mẹ phân tích văn học, cho thi nghị luận xã hội thôi
 
Đáng nhẽ phải sách giáo khoa phải giải thích "châu bản" và "mộc bản" là cái gì chứ, giờ này có ai dùng 2 từ này đâu. Bây giờ, in thì lấy từ máy tính ra luôn rồi.
 
Cũng không trách giáo viên được. Đến như bộ dục còn bắt chấm điểm văn đại học theo đáp án sẵn có thì giáo viên cũng phải dạy học sinh học thuộc dàn ý để làm bài không thì điểm kém cái thiệt đầu tiên là thiệt cho học sinh.

Mấy bài văn thơ cách mạng, giáo viên nào dám để học sinh tự do phân tích theo cảm nhận. Thơ của tu hú mà học sinh dám phân tích là thơ bưng bô, giáo viên mà cho điểm cao có khi bị kỉ luật.
thì đó, tôi bảo là do cách dạy quái thai của giáo dục VN mà :haha::haha::haha:
ai đời viết văn nghị luận đéo cho phản biện ngược dòng với đề bài đưa ra, thơ văn đưa ra bắt nêu cảm nhận thì chỉ khen cấm có chê
5gcj2yy.gif
5gcj2yy.gif
5gcj2yy.gif
giáo dục kiểu phát triển tư duy chấp nhận 1 chiều :haha:
 
Cũng không trách giáo viên được. Đến như bộ dục còn bắt chấm điểm văn đại học theo đáp án sẵn có thì giáo viên cũng phải dạy học sinh học thuộc dàn ý để làm bài không thì điểm kém (1) cái thiệt đầu tiên là thiệt cho học sinh.

Mấy bài văn thơ cách mạng, giáo viên nào dám để học sinh tự do phân tích theo cảm nhận. Thơ của tu hú mà học sinh dám phân tích là thơ bưng bô (2), giáo viên mà cho điểm cao có khi bị kỉ luật.
Fence có sai ở hai vấn đề:
(1)- Cái này có tính hai mặt. Không phải là "bắt chấm theo đáp án", mà lấy các ý mẫu là "điểm vớt", trong trường hợp bài thi không có được các ý diễn đạt tốt, thì người chấm dựa vào sườn ý mẫu để chấm thêm điểm cho bài thi. Nghĩa là một bài thi hoàn toàn có đủ điểm cao, dù hoàn toàn không có ý nào trúng với sườn ý. Quan trọng là sự sáng tạo ý của người làm bài có đủ đến mức đó không thôi. Thêm nữa là tình trạng học lệch, và tình trạng xem thường môn Văn , nên người học cũng chỉ mong học kiểu đối phó. Sẵn có sườn ý đề cương, sẵn có gợi ý của các loại sách "học tốt văn", nó hình thành một hình thức bài vở rập khuôn, giết chết sự sáng tạo.
(2)- Như tôi vẫn nói, văn là cái tốt, cái đẹp. Cùng một sự vật, sự việc đó, có người nhìn ra, nói lên được cái đẹp, có người không. Một buổi chiều bình dị có thể với đa phần nhiều người không có gì là đẹp, nhưng có đôi người lại thấy đẹp, chỉ là họ không diễn đạt hay tả được cái đẹp đó, và lại có một ít người họ lại có thể thả mộng mơ và viết lên bao nhiêu áng thơ, áng văn hay, như Thạch Lam chẳng hạn. Kể cả mang nặng tính tuyên truyền, thì thơ TH không lẽ thảm họa đến mức không còn chỗ nào để nuốt nổi sao? Còn nếu thực sự một người đọc chỉ cảm nhận thấy mỗi sự "bưng bô", thì đó là cảm nhận mang tính định kiến. Còn nếu thực sự cảm thụ trung lập mà vẫn chỉ thấy mỗi sự "bưng bô", có đủ sáng tạo để phân tích và bảo vệ chính kiến đó của mình. Văn chẳng phải là chửi bới làm sao mà vẫn lọt tai đó thôi.
 
Thực sự nhiều bài thơ, cô giáo yêu cầu phân tích tại sao tác giả dùng từ A, câu B trong bài thơ C, tôi thực bụng cũng chỉ nghĩ đơn giản là viết thế cho nó có vần điệu thế thôi. Nhưng méo dám nói thế. Chẳng lẽ lại bảo cô giáo là nếu dùng từ khác nó không vần, thơ sẽ méo ra cái củ cải gì cả. Cũng phải bôi vài đoạn lê thê mới có điểm. Chán.
Chứ rap nó cũng phân tích câu chữ trong lyrics thôi chứ đâu mặc dù ý nghĩ ko gì ngoài ** ***
 
皇越律例 "hoàng việt luật lệ" in ngược nhưng sách chắc không giải thích vì sao lại vậy, ví dụ một số học sinh chuyên ban ngôn ngữ Trung Quốc,Nhật Bản thì sẽ nhận ra
Mộc bản là những tấm gỗ quý được khắc ngược chữ Hán và chữ Nôm (giống như khắc con dấu), sau đó quét mực rồi ép mặt in ra giấy để nhân bản tài liệu
 
Last edited:
Fence có sai ở hai vấn đề:
(1)- Cái này có tính hai mặt. Không phải là "bắt chấm theo đáp án", mà lấy các ý mẫu là "điểm vớt", trong trường hợp bài thi không có được các ý diễn đạt tốt, thì người chấm dựa vào sườn ý mẫu để chấm thêm điểm cho bài thi. Nghĩa là một bài thi hoàn toàn có đủ điểm cao, dù hoàn toàn không có ý nào trúng với sườn ý. Quan trọng là sự sáng tạo ý của người làm bài có đủ đến mức đó không thôi. Thêm nữa là tình trạng học lệch, và tình trạng xem thường môn Văn , nên người học cũng chỉ mong học kiểu đối phó. Sẵn có sườn ý đề cương, sẵn có gợi ý của các loại sách "học tốt văn", nó hình thành một hình thức bài vở rập khuôn, giết chết sự sáng tạo.
(2)- Như tôi vẫn nói, văn là cái tốt, cái đẹp. Cùng một sự vật, sự việc đó, có người nhìn ra, nói lên được cái đẹp, có người không. Một buổi chiều bình dị có thể với đa phần nhiều người không có gì là đẹp, nhưng có đôi người lại thấy đẹp, chỉ là họ không diễn đạt hay tả được cái đẹp đó, và lại có một ít người họ lại có thể thả mộng mơ và viết lên bao nhiêu áng thơ, áng văn hay, như Thạch Lam chẳng hạn. Kể cả mang nặng tính tuyên truyền, thì thơ TH không lẽ thảm họa đến mức không còn chỗ nào để nuốt nổi sao? Còn nếu thực sự một người đọc chỉ cảm nhận thấy mỗi sự "bưng bô", thì đó là cảm nhận mang tính định kiến. Còn nếu thực sự cảm thụ trung lập mà vẫn chỉ thấy mỗi sự "bưng bô", có đủ sáng tạo để phân tích và bảo vệ chính kiến đó của mình. Văn chẳng phải là chửi bới làm sao mà vẫn lọt tai đó thôi.
Anh nói lý thuyết quá. Anh thử viết văn mà ko theo dàn ý. Rồi thử phản biện thơ cách mạng xem có được điểm cao không.

Chứ tôi không quy chụp thơ TH là dở. Có những bài hay, tôi công nhận còn có những bài mang nặng tính bưng bô, tuyên truyền như mấy bài ca ngợi lãnh tụ. Có dám khi thi đại học mà phê phán như thế ko.

Còn anh bảo tôi là định kiến rất buồn cười. Cảm thụ văn học là cá nhân mỗi người, thì mỗi người có cảm nhận khác nhau là bình thường. Cảm nhận của tôi về bài thơ đó khác của anh thì anh lại quy chụp tôi là định kiến.

Nói phong long trên mạng thì dễ, thử đặt mình là thí sinh thi đại học xem. Có thằng nào dám liều lĩnh ngược dòng không? Hay là vẫn phải học thuộc bài tủ để viết cho đủ ý.

Tôi chỉ có ý kiến về việc chấm điểm thôi. Một là kiểu đếm ý cho điểm theo dàn ý sẵn. Hai là kiểu cứ viết dài mới được điểm cao. Còn chương trình, bài vở tôi không ý kiến.

Ngay cả chuyện nhét chữ vào mồm tác giả thì tây lông cũng có thôi. Chúng nó cũng troll chuyện đại thi hào xyz nào trước khi chết nói: Mở cửa ra. Văn nhân đời sau ngồi tích phân ý nghĩa triết học, nhân sinh các kiểu nhưng có khi ông nhà thơ chỉ đơn giản thấy phòng tối quá muốn mở cửa.
 
Anh nói lý thuyết quá. Anh thử viết văn mà ko theo dàn ý. Rồi thử phản biện thơ cách mạng xem có được điểm cao không.

Chứ tôi không quy chụp thơ TH là dở. Có những bài hay, tôi công nhận còn có những bài mang nặng tính bưng bô, tuyên truyền như mấy bài ca ngợi lãnh tụ. Có dám khi thi đại học mà phê phán như thế ko.

Còn anh bảo tôi là định kiến rất buồn cười. Cảm thụ văn học là cá nhân mỗi người, thì mỗi người có cảm nhận khác nhau là bình thường. Cảm nhận của tôi về bài thơ đó khác của anh thì anh lại quy chụp tôi là định kiến.

Nói phong long trên mạng thì dễ, thử đặt mình là thí sinh thi đại học xem. Có thằng nào dám liều lĩnh ngược dòng không? Hay là vẫn phải học thuộc bài tủ để viết cho đủ ý.

Tôi chỉ có ý kiến về việc chấm điểm thôi. Một là kiểu đếm ý cho điểm theo dàn ý sẵn. Hai là kiểu cứ viết dài mới được điểm cao. Còn chương trình, bài vở tôi không ý kiến.

Ngay cả chuyện nhét chữ vào mồm tác giả thì tây lông cũng có thôi. Chúng nó cũng troll chuyện đại thi hào xyz nào trước khi chết nói: Mở cửa ra. Văn nhân đời sau ngồi tích phân ý nghĩa triết học, nhân sinh các kiểu nhưng có khi ông nhà thơ chỉ đơn giản thấy phòng tối quá muốn mở cửa.
Tôi không lý thuyết, tôi không chỉ thử, mà tôi đã thực hiện điều đó trong suốt thời gian đi học rồi.
Tôi cũng không nói anh là định kiến. Anh đọc ở câu chữ nào tôi bảo anh định kiến? Cái ý "định kiến" ở trên mà tôi nhắc đến là với người thực sự chỉ nhìn thấy mỗi tính "bưng bô" trong thơ TH.
Cảm nhận mỗi người một khác thì đương nhiên. Nhưng ngay cả trong cái mà mình cảm nhận là "dở", là "không hay", thì cái cách mà mình nói được ra cái "cảm thấy không hay" mà vẫn được chấp nhận, đó là văn.
Ví dụ như bài thơ TH nào đó không còn cái gì để khen hay nữa đi, thì ít ra tôi cũng thấy TH vẫn hay, vẫn tài được ở chỗ trữ tình hóa được chính trị. Nếu thực sự gặp phải đề thi phân tích bài nào như thế, tôi sẵn sàng đi sâu khai thác theo ý này. Thực tế trong quá khứ tôi cũng chưa phân tích hay soạn bất kỳ bài nào khen lấy một tác phẩm của TH.
 
Ngày xưa đi học tôi học văn cỡ tàng tàng, cũng khá ghét môn đó vì nó bắt mình viết đéo theo ý mình. Tôi thích cảm nhận theo cách riêng của tôi.

Nhưng mà phải công nhận văn hay chữ tốt nó cũng lợi vãi nhồn chứ không phải môn vô dụng. Giao tiếp việc gì nó cũng dễ xuôi. Chứ cứ đòi thẳng tính, chất phác thật thà có sao nói vậy hay như vàng vẩu cạy răng không được nửa lời thì vứt :(
 
Nói phong long trên mạng thì dễ, thử đặt mình là thí sinh thi đại học xem. Có thằng nào dám liều lĩnh ngược dòng không? Hay là vẫn phải học thuộc bài tủ để viết cho đủ ý.
Bên Tàu có mấy bài thi cao khảo có cái nhìn khác vẫn được điểm cao, chứ bên này là lạc đề 0₫
 
Xưa mình làm bên mảng luật.
Thật sự thì thấy mấy bạn từ khối C ra viết báo cáo, luận cứ bảo vệ, bào chữa,...thường không bằng dân khối A hay khối D. Còn cách nhắn tin tán gái thế nào thì môi trường, kinh nghiệm,...nó ảnh hưởng nhiều hơn là văn vẻ, quan trọng là tính cách con người ấy. Vì dù sao thì tin nhắn vẫn dễ hơn là nói chuyện gặp trực tiếp mà.
Có thể môn văn quan trọng thật, nhưng mình nghĩ fen cũng không nên tiếc gì hồi xưa học thế nào. Môi trường học tập nó ảnh hưởng tới con người fen hồi nhỏ, chứ ý thức học tập chỉ xác định fen sẽ theo khối nào để thi đại học thôi. Chưa chắc hồi xưa fen học giỏi văn thì giờ viết lách đã tốt đâu.
Hồi cấp 3 đọc bài văn của mấy đứa thi khối C toàn thấy viết trên trời dưới biển, không thấy đi vô trọng tâm vấn đề. Nhiều khi đọc có cảm tưởng là nghĩ gì ra là viết ra luôn ấy, còn 2 khối kia lập luận chặt chẽ hơn nhưng cũng chấm không cao bằng. Giờ không biết ntn, nhưng đọc đề mấy nước đồng văn thấy nó toàn cho câu phân tích, phản biện về xã hội điểm cao mà nhỉ, sao mình không học theo :(, đúng là nước kém nhất trong mấy nước đồng văn có khác:(
 
môn văn ứng dụng trong công việc thì rõ nhất là cách trình bày - bố cục văn bản - câu chữ gãy gọn đầy đủ chủ ngữ vị ngữ và dấu câu, các cách viết đơn từ theo quy chuẩn ... (những cái này được học hết từ hồi lớp 6-7 cmnr) :haha:

còn môn văn ở VN nó phát triển theo hướng dạy học sinh chém gió - tự bốc phét ra cái cảm nhận mà mình đéo có để bôi ra thành các bài văn luyên thuyên
5gcj2yy.gif
người ta chửi cái đó a ạ

đến cái món văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/chị về ABC XYZ mà còn chấm theo barem điểm, giờ đề bài nó bảo trình bày ý kiến của tôi ý kiến của tôi viết ra tầm 5 dòng thì được mấy điểm
5gcj2yy.gif
Tôi nghe anh chị đi trước kể là thời xưa môn văn và tiếng việt là 2 môn riêng, dĩ nhiên tiếng việt là môn dạy trình bày và sử dụng ngôn ngữ như anh nói ở trên, còn văn là môn chém gió. Nhưng đến đời cải cách của tôi thì gộp lại thành môn Ngữ Văn chuyên chém gió như bây giờ.
 
thì đó, tôi bảo là do cách dạy quái thai của giáo dục VN mà :haha::haha::haha:
ai đời viết văn nghị luận đéo cho phản biện ngược dòng với đề bài đưa ra, thơ văn đưa ra bắt nêu cảm nhận thì chỉ khen cấm có chê
5gcj2yy.gif
5gcj2yy.gif
5gcj2yy.gif
giáo dục kiểu phát triển tư duy chấp nhận 1 chiều :haha:
Môn văn là cái môn feeling thả hồn theo câu chữ
Vốn sống, kiến thức của người viết sẽ được hiện thực hóa trên mặt giấy.
Và câu truyện ấy được viết ở góc độ nào đi nữa, vẫn phải cho người đọc hòa mình vào câu từ lời văn của bản thân, khiến họ cảm nhận được cái đẹp của văn học.
Đấy là cốt yếu của việc làm văn.
Chứ mà bắt người học văn logic sườn bài 1+1=2 thì tôi thấy nên nghỉ mọe cái trò học văn cho nhẹ đầu.
Học văn để chấp cánh cho trí tưởng tượng, chứ không phải là gông cùm tư tưởng vào mấy cái sườn bài.
Bản thân tôi cũng may là lúc còn đi học giáo viên văn của tôi họ thực sự hiểu văn học cần cái gì, để tôi thoải mái ở mức độ nào đó chứ không ép buộc.
Về việc viết thì tôi không dám nói, nhưng nhờ những giáo viên như thế mà tôi yêu việc đọc hơn, không phải là cực hình như đa số người.
Mà chính trải nghiệm của bản thân như thế tôi mới thấy là giáo dục Việt Nam đang giết dần hứng thú học tập của thế hệ trẻ, không có yêu thích với cái sự đọc thì sự học nó đã mất vui 8 phần.:sad:
 
Back
Top