Liệu có phải học sinh/sinh viên Việt Nam phản biện kém?

Để thể hiện cái tôi thì tây nó hơn mình nhiều. Ví dụ phóng viên ra bờ hồ bốc đại 1 thằng tây lông nó trả lời phỏng vấn lưu loát vl, còn dân bản địa thì ko ít thằng cười tủm gãi đầu gãi tai đâu
 
Không phải kém mà là nhà nước, xã hội, văn hóa không phép người trẻ có tinh thần phản biện giỏi, vd:
  • Nếu phản biện ở nhà thì ăn bạt tai
  • Phản đối ở trường thì bị thầy cô "đì" công khai trong tiết học, tôi nhớ bạn tôi có lần nói cô giáo tiếng Anh phát âm sai, rồi đến tai cô, thế là tiết sau cô dành hẳn 30p của 1 tiết kiểm tra miệng con nhỏ đó, không ai làm gì được
  • Lớn lên phản biện ở cơ quan hành chính nhà nước thì, thì bị đẩy trách nhiệm khiến mình cảm thấy tốn công sức và bỏ cuộc, phiền hà
  • Đi làm thì....à mấy bác hiểu rồi
  • Nhà nước cũng không khuyến khích sinh viên phản biện tốt vì nó sẽ làm loạn. Hồi đợt Covid-19 vừa rồi, đứa nào nói vụ miễn phí suất ăn cho ca F0-F1 là lãng phí, nên thực hiện phong tỏa sớm thì bị nói là các thế lực thù địch phản động

Bác hiểu rồi chứ ?
Truyền nhân của Phan Bội Châu đây rồi :ah:
 
Hồi còn ngồi thpt dám có ý kiến ý cò là ăn bạt tay liền ở đấy mà phản với biện.
 
Thầy thì hỏi mấy câu kiểu câu hỏi đóng, có một đáp án đúng, thì phản biện làm quần què gì. Đầy ông còn đ dám hỏi câu hỏi mở vì sợ cãi không lại sinh viên suốt ngày ra vẻ. Riêng tôi hỏi mấy câu viết rõ trong sách thì khỏi trả lời cho đỡ mất công :)

Sent from Google Pixel 4a (5G) using vozFApp
 
Trong lý thuyết tư duy mà tôi đc học thì có 4 mức độ tư duy
  • Tư duy logic (làm tốt 1 việc)
  • Tư duy sáng tạo (làm tốt hơn 1 việc)
  • Tư duy phản biện (làm tốt nhất 1 việc)
  • Tư duy chiến lược (cái này tôi quên mẹ r :)))

Cơ sở của tất cả các hình thức tư duy trên là logic, mà cơ sở của logic là kiến thức. Cho nên ko có kiến thức thì đừng nói đến tư duy.

Ở VN tôi nghĩ ae làm tốt tư duy logic và sáng tạo là ngon lành rồi. Riêng tư duy phản biện rất dễ rơi vào tranh luận quan điểm cá nhân (chỉ có những thằng ngu mới cãi nhau về quan điểm cá nhân), cho nên phản biện 1 hồi là sẽ có đấm nhau :ROFLMAO:

Tôi nói lý thuyết tí thôi, đừng a nào phản biện tôi nhé (xiên đấy :rolleyes:)

Sent from Soupie using vozFApp
 
Sinh viên VN làm đéo gì chả kém. Chỉ chơi là giỏi 🤭 Nói chung là giáo dục của chúng ta quá đồ sộ, quá rườm rà, những môn khó như toán lý hóa học quá nhiều, quá quan trọng. Trình độ của đa số học sinh không theo kịp. Mặt bằng chung dẫn đến chán nản, ko muốn đi học, ko tìm đc môn học yêu thích, ko định hướng đc sự nghiệp...
 
Sinh viên VN làm đéo gì chả kém. Chỉ chơi là giỏi 🤭 Nói chung là giáo dục của chúng ta quá đồ sộ, quá rườm rà, những môn khó như toán lý hóa học quá nhiều, quá quan trọng. Trình độ của đa số học sinh không theo kịp. Mặt bằng chung dẫn đến chán nản, ko muốn đi học, ko tìm đc môn học yêu thích, ko định hướng đc sự nghiệp...
VN chỉ có chương trình C1 C2 C3 là nặng thôi, nhưng nặng mấy cái tào lao, cái tuổi này cần dạy tư duy tự do, đặt câu hỏi đặt vấn đề thì nhồi 1 đống công thức đọc chép, học thuộc, xong lên ĐH như bòi. Chương trình ĐH bên Mỹ với EU nó nặng vcl đặc biệt khối STEM, nhưng đám sinh viên tụi nó vẫn học tốt, học chung nghe cách tụi nó đặt câu hỏi mà gato vc, kiểu mang tư duy từ VN sang mới thấy phế vật vl. Công nhận mấy thanh niên VN qua thi cử tốt, nhưng chui vô 1 cái research group thì phần lớn phế vật 1-2 năm đầu, cần train lại như tờ giấy trắng.
 
Cái này mình học đại học ở Đức và xác nhận là chuẩn luôn nhé.
Đa số bọn sinh viên Đức học cùng mình nó ko phải rất giỏi, nhưng tụi nó học rất cặn kẽ và hỏi nhiều vl. Tranh luận với thầy cô là một cái gì đó rất bình thường. Lúc mà tụi nó ko hiểu gì đó thì nó hỏi liền và cấu trúc câu hỏi và trả lời của bọn nó hay vl, kiểu bao gồm lý do, phỏng đoán của bản thân, lý do hoài nghi, đặt câu hỏi - học sinh VN toàn hỏi vế cuối ko à.
Với cả giảng viên cũng biết lắng nghe nữa, khi bị đặt một câu hỏi dài, mặc dù vế đầu nghe đã sai bét thì người ta cũng nghe cho xong câu hỏi, rồi mới trả phân tích. Giảng viên VN thì thường nghe câu đầu sai là nhảy vào bảo nó sai luôn và xem như giải quyết dc vấn đề.

Mình với mấy đứa du học sinh VN nhiều khi đùa với nhau kiểu làm giảng viên ở Đức khổ quá, giảng viên VN qua bên ai mà ko vững chắc bị sinh viên hỏi vặn hỏi vẹo chắc toát mẹ mồ hôi hột :LOL:
 
Last edited:
Công bằng mà nói, khi giáo viên anh phản biện rằng: "Số lượng lấy mẫu chưa đủ, hoặc chưa phù hợp để đưa ra kết luận", "Ý kiến kết luận này còn mang tính cảm quan" thì cũng chỉ là những nhận định chủ quan. Anh hoàn toàn có thể đáp lại "Tại sao lại mẫu chưa đủ, mẫu đủ là bao nhiêu, cơ sở nào để mẫu A là chuẩn?" :feel_good::feel_good: Và cuộc hội thoại sẽ kéo dài đến vô tận với cách xử lý vấn đề như vậy.
Tôi ko biết là anh hiểu câu trả lời của tôi chỗ nào bảo là phản biện lại diễn dịch thành ý kiến cảm quan ?

Thời đại này là data-driven decision, trình bày mà ko có cơ sở dẫn chứng, back-up cho ý kiến của mình. Ko có thì mới gọi là cãi cùn, cảm tính.

Vd khi bản thân làm 1 cái khảo sát dân cư, khách hàng để đưa ra ý kiến về 1 vđ nào đó thì cũng nên có dữ liệu trong đầu trước: Tổng cư dân toàn vùng bao nhiêu, tương ứng mỗi huyện/xã đã lấy đủ số mẫu đại diện hay chưa, sau đó tham chiếu với các best practice, nôm na là các luận án khác đã dc công nhận. Để mà sau này có ai hỏi còn trả lời. Trong quá trình hướng dẫn (trước khi bảo vệ), thầy cô cũng đặt ra những câu hỏi đó cho hs, đó cũng là phản biện vậy.

Mục đích cuối cùng của cái gọi là phản biện là tìm ra gốc rễ hoặc cách giải quyết vđ, ko phải thắng hay thua mà over hay underrated. Còn bản thân anh phản biện ko đúng cách thì đó là do sự yếu kém của anh, chứ ko phải nằm ở 2 chữ phản biện
 
Tôi học chuyên lý năm lớp 9 ông thầy đã bắt làm ktra xong bắt học sinh tự chấm điểm cho nhau rồi tự phản biện để tranh từng điểm 1 btw thì bọn tôi ktra mỗi tuần 2 bài trong 2 tháng để loại nhau
 
Thôi mình là dân châu Á, nên theo văn hoá của người châu Á thôi lời nói của người có quyền luôn luôn đúng như cha mẹ, thầy cô, sếp. Chứ theo văn hoá phương tây nữa nạc nữa mở này thì lại thành mất dạy, lệch sóng xã hội, bị đì. :rolleyes:
 
Last edited:
Muốn phản biện phải có kiến thức, ko kiến thức thì đấy ko phải phản biện mà là cãi bướng. SV rảnh rồi toàn ngồi nét, bú bia, phượt thủ, gái thì bay lắc, ở phòng trọ chịch, cuối hk thì lo trả nợ môn sml... Đc mấy % SV tự nghiên cứu mà có kiến thức phản biện, nói chi đến tư duy phản biện. Giảng viên ko ngại SV phản biện, chỉ sợ SV ngu mà lì cãi bướng=]
 
Nhớ hồi lớp 3 đứng lên phản biện bà giáo giải sai. Sau họp phụ huynh còn dc khen hehe. Sau lớn thì thấy sai cũng kệ, sợ bị đì 😶
 
Quan điểm của tôi là đa số học sinh, sinh viên không đủ kiến thức dự trữ, khả năng nhận thức để làm nền tảng cho tư duy phản biện. Quan điểm này dùng cho cả sinh viên Việt Nam lẫn nước ngoài đều vậy.
Khi lượng kiến thức đến 1 mức độ nhất định, thì sẽ bắt đầu nghi ngờ những gì mình biết, lúc đó mới bắt đầu xem là có tư duy phản biện.
Và dù là Việt Nam hay nước ngoài thì không nhiều người có được tư duy phản biện, đại đa số chỉ là niềm tin là quan điểm của mình là đúng, quan điểm của người khác là sai. Trong khi tư duy phản biện theo tôi là khả năng để ngỏ mọi khả năng.
 
Phản biện không có giá trị khoa học mấy. Người ta dùng nó với nhiều mục đích khác nhau, đối tượng nhắm tới chủ yếu là người mới. :feel_good::feel_good:
Muốn đúng ở trên lý thuyết thì phải cần chứng minh từ tiên đề, định lý, định luật, ....
Muốn đúng ở trên thực hành thì phải cần đo đạc, thực nghiệm tỉ mỉ, bao quát nhiều điều kiện tình huống khác nhau, ...
Chẳng có cái lý lẽ nào để khiến cho việc "tranh luận" thắng hay "phản biện" thắng là điều kiện để đưa một nhận định abcxyz thành đúng cả.
Còn tư duy phản biện cũng thế, chỉ là văn vở lên thôi. Về cơ bản là nhắc nhở người ta quan sát suy nghĩ thấu đáo.
Nói vòng vo tam quốc thế này ngta gọi là kĩ năng phản biện kém đấy. 1 vấn đề chưa chắc đã đúng sai phân minh thì phải phản biện xem luận điểm đó có phải là đúng nhất hay không, đó gọi là phản biện. Còn đây có con gà suy luận kém còn gáy là lái sang chuyện lý thuết đo đạc rồi bảo phản biện là dành cho người mới, đúng là nông cạn mới phát biểu như vậy phản biện là cho vấn đề không rõ trắng đen chứ không phải phản biện cái đúng sai như 1 1 bằng 2 đâu. Bỏ cái kiểu suy nghĩ nông cạn ngạo mạn đấy đi nhé loser.
 
Trong lý thuyết tư duy mà tôi đc học thì có 4 mức độ tư duy
  • Tư duy logic (làm tốt 1 việc)
  • Tư duy sáng tạo (làm tốt hơn 1 việc)
  • Tư duy phản biện (làm tốt nhất 1 việc)
  • Tư duy chiến lược (cái này tôi quên mẹ r :)))

Cơ sở của tất cả các hình thức tư duy trên là logic, mà cơ sở của logic là kiến thức. Cho nên ko có kiến thức thì đừng nói đến tư duy.

Ở VN tôi nghĩ ae làm tốt tư duy logic và sáng tạo là ngon lành rồi. Riêng tư duy phản biện rất dễ rơi vào tranh luận quan điểm cá nhân (chỉ có những thằng ngu mới cãi nhau về quan điểm cá nhân), cho nên phản biện 1 hồi là sẽ có đấm nhau :ROFLMAO:

Tôi nói lý thuyết tí thôi, đừng a nào phản biện tôi nhé (xiên đấy :rolleyes:)

Sent from Soupie using vozFApp
Phản biện là để xem quan điểm của ông là đúng hơn hay là tôi đúng hơn
Cái này tôi thấy đúng còn cái kia ông thấy sai thì tôi sẽ nói nhận xét của tôi về luận điểm của ông rồi ông nêu nhận xét của ông về luận điểm của tôi. Cái ông nói ko phải là phản biện mà là nêu ra luận điểm cá nhân đơn thuần mà không có nhận xét của người khác về quan điểm như của phản biện.
 
Thôi mình là dân châu Á, nên theo văn hoá của người châu Á thôi lời nói của người có quyền luôn luôn đúng như cha mẹ, thầy cô, sếp. Chứ theo văn hoá phương tây nữa nạc nữa mở này thì lại thành mất dạy, lệch sóng xã hội, bị đì. :rolleyes:
Bạn nên thấy vui mới đúng, nếu bạn ngược dòng mà tạo ra con sóg lớn thì khối con cá chuyên bơi theo dòng sẽ bơi theo bạn
 
Tôi tốt nghiệp đại học hồi tháng 4 năm nay, mặc dù đi làm trái ngành nhưng cũng xem như là làm trong lĩnh vực giáo dục.
Số là hồi tôi học năm 2 có một giảng viên nói một câu làm tôi canh cánh mãi trong lòng. :( Người giảng viên này hỏi một câu hỏi để thảo luận, nhưng không đứa sinh viên nào chúng tôi dám trả lời (Dù câu hỏi này có liên quan tới bài học). Ông ta phán một câu "các em sinh viên hiện nay kĩ năng phản biện quá tồi tệ." :confused:
Lúc đó thú thật tôi rất muốn đứng lên và trả lời rằng, "Thưa thầy, chúng em dành cả 12 năm chỉ để học theo kiểu đọc,chép. Rằng giáo viên luôn đúng nhất, rằng phản biện = cãi tay đôi trong mắt một số thầy cô. Thì lên đại học làm sao chúng em có kĩ năng phản biện ngay lập tức được?". :ROFLMAO:
Nhưng dĩ nhiên là tôi không đủ can đảm, tôi có cảm giác những sinh viên còn lại cũng có suy nghĩ như tôi. Rằng chúng tôi thực sự thiếu kĩ năng lẫn tư duy phản biện.
Thật tiếc nếu có gặp lại người giảng viên này, tôi cũng chưa chắc đủ can đảm để trả lời ông ta như vậy.
Các ông cảm nghĩ thế nào về vấn đề này? Hồi các ông đi học (Phổ thông lẫn đại học) có được tự do phản biện và tranh luận với giáo viên không? Phải chăng học sinh thiếu sự rèn giũa tư duy phản biện để chuẩn bị cho môi trường đại học?
(Tàu ngầm lâu rồi, giờ mới đủ comments để lập post, các ông nhẹ tay) =((

Quan trọng là cách nói, lịch sự là được.
Lớp 11 tôi từng tranh luận 1 câu hỏi về thấu kính với thầy dạy vật lý của tôi. Cả lớp lúc đó im lặng nghe thầy giảng, cả lớp chọn đúng đáp án thầy đưa ra, chỉ mình tôi chọn khác.
Sau đó tôi lên bảng vẽ lại lời giải của mình cho thầy xem. Sau một hồi ngẫm nghĩ thì thầy công nhận đáp án của tôi đúng hơn.
Lúc thi đại học có câu đó trong đề luôn.

Gửi bằng vozFApp
 
Back
Top