Sao phải dùng từ 'ke ga' mà không là sân ga, cửa ga, trạm chờ...

Status
Not open for further replies.
ko biết thì thấy lạ, nhiều anh cứ sồn sồn đòi từ ngữ chuyên ngành phải phổ biến công chúng, cũng như đi Máy Bay thôi nhiều từ ngữ chuyên ngành thuộc Hàng Không người ta có cần phải đổi để phù hợp ko.
Lại còn mấy bọn phân biệt vùng miền lại còn kêu là từ địa phương, à cái bài này ở cái ổ Tinh tướng trên FB chúng nó chửi nhiệt lắm.
 
Trong phần lớn ga tàu Việt Nam, không có chỗ ngồi/chờ ở cái Kega/ platform ấy. Người ta thường ngồi ở trong phòng chờ, hoặc khoảng sân giữa cái nhà ga và đường sắt (tôi hiểu là sân ga), chỉ ra cái ke ga khi có báo tàu chuẩn bị vào ga. Nếu như vậy thì tôi hiểu sai từ sân ga mấy chục năm rồi.
Trong thi ca mấy chục năm nay thì ra sân ga chỉ có đứng thôi chứ làm gì có nhắc đến chỗ ngồi :shame: thực tế thì bao lâu nay đi xe lửa ra sân ga muốn ngồi thì chỉ có ngồi chồm hỗm thôi mà :go:
 
1716106020333.png



1716106046540.png
 
Từ cổ bị "loại bỏ" khỏi ngôn ngữ hàng ngày là điều bình thường. "Ke ga" có trong từ điển nhưng nó cổ, hiện tại nếu có từ mới phù hợp hơn thì dùng từ mới chứ sao cứ phải bám vào nó.
//Ai từng xem mấy chương trình hải ngoại thì thấy nhiều từ ngữ bên đó họ dùng nhưng ở VN hiện nay rất ít sử dụng.
Miền nam trước 1975 rất chuộng từ gốc Hán. Tuy nhiên có lẽ vì sự kiện 1979 mà đã có 1 cuộc cách mạng ngôn từ miền Nam khai trừ những từ mà có từ thay thế trong tiếng Việt. Nên có tình trạng như anh nói, ở hải ngoại xài nhiều từ mà trong nước đã biến mất:
Phi trường Tân Sơn Nhất -> sân bay Tân Sơn Nhất, xa cảng miền Tây -> bến xe miền Tây. Phi cơ -> máy bay, nhà băng -> ngân hàng, nhà thương -> bệnh viện,
 
làm gì có từ thích hợp hơn nhỉ
Tôi mới xem lại, tàu điện chỗ tôi không dùng từ "Platform" trong bảng hướng dẫn mà nó chỉ ghi "Trains" hoặc nếu nhà ga giao nhiều tuyến thì ghi "AB line, CD line". Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chữ "Plaform" chứ không phải chữ "ke ga"
 
Tôi mới xem lại, tàu điện chỗ tôi không dùng từ "Platform" trong bảng hướng dẫn mà nó chỉ ghi "Trains" hoặc nếu nhà ga giao nhiều tuyến thì ghi "AB line, CD line". Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chữ "Plaform" chứ không phải chữ "ke ga"
1716106333061.png


Sing lợn nó vẫn dùng từ platform mà. Line nó là tuyến.

Tôi thì thấy đa số nó dùng từ platform chứ.
 
Tôi nói trước tôi không phản đối gì việc dùng từ Ke ga nhưng nhiều thằng tỏ vẻ thượng đẳng nghe mắc ỉa vãi loz ra.

Trước khi có mấy bài báo này chắc đéo được mấy thằng biết từ đấy trừ mấy ông trong nghành.

Đến báo chí cũng toàn dùng từ sân ga thôi, ai cũng hiểu. Giờ vào đây lên giọng thượng đẳng dùng từ phải chuẩn kỹ thuật này nọ.



1716106550934.png



1716106512074.png

1716106529124.png
 
View attachment 2500580

Sing lợn nó vẫn dùng từ platform mà. Line nó là tuyến.

Tôi thì thấy đa số nó dùng từ platform chứ.
Platform thì cố định, 2-3 lines có thể dùng chung 1 platform

Còn cái metro hổ lốn này chắc mỗi line có platform riêng, chục năm nữa chắc mới đủ tàu, đủ bến để nhiều line phải dùng chung platform.
 
Ke ga = quai de gare = station platform = sân ga.
Tôi ủng hộ sửa luật để dùng sân ga.
nhưng mà "quai" đã có phiên âm là "kè", là cái bờ kè sông, kè biển rồi.
Giờ từ kè thành ke thì chẳng lú :what: :what:
 
1. Tự điển Merriam-Webster có bàn về lịch sử của từ ngữ, hoàn cảnh ra đời và biến chuyển của từ ngữ. Vậy từ "ke" trong "ke ga" này lịch sử thế nào nhỉ các thím? Nó du nhập từ tiếng Pháp như 1 số thím ở đây nói, hay có nguồn gốc phát tích sớm hơn?

2. Khi người Pháp sang, xây dựng ga tàu, thì chữ "ke ga" có được dùng tại các ga tàu không? Có phổ biến trong dân chúng thời đó không?

3. Ở thời nay rõ ràng từ "ke ga" không phổ biến trong đại chúng. Vậy thì từ gì đang được dùng để chỉ cái thứ mà chữ "ke ga" trỏ đến? Chả nhẽ cả cái VN này hầu hết dân chúng không biết cái thứ đó gọi là cái gì?

Nếu đã có từ ai cũng có thể hiểu, vì sao lại chuyển sang 1 từ ít phổ biến như vậy để làm khó nhân dân?

4. Anh cán bộ trả lời Tuổi Trẻ rằng "Luật" quy định rằng "ke ga" là bla bla, lấy đó làm căn cứ biện giải cho việc dùng nó ở trong ga tàu trong bài. Tôi ngữ kiểu suy nghĩ như vậy là bậy bạ. Luật thì cũng phải sử dụng từ ngữ theo chuẩn mực chung, chứ nó không được dùng để thay cho tự điển.
 
1. Tự điển Merriam-Webster có bàn về lịch sử của từ ngữ, hoàn cảnh ra đời và biến chuyển của từ ngữ. Vậy từ "ke" trong "ke ga" này lịch sử thế nào nhỉ các thím? Nó du nhập từ tiếng Pháp như 1 số thím ở đây nói, hay có nguồn gốc phát tích sớm hơn?

2. Khi người Pháp sang, xây dựng ga tàu, thì chữ "ke ga" có được dùng tại các ga tàu không? Có phổ biến trong dân chúng thời đó không?

3. Ở thời nay rõ ràng từ "ke ga" không phổ biến trong đại chúng. Vậy thì từ gì đang được dùng để chỉ cái thứ mà chữ "ke ga" trỏ đến? Chả nhẽ cả cái VN này hầu hết dân chúng không biết cái thứ đó gọi là cái gì?

Nếu đã có từ ai cũng có thể hiểu, vì sao lại chuyển sang 1 từ ít phổ biến như vậy để làm khó nhân dân?

4. Anh cán bộ trả lời Tuổi Trẻ rằng "Luật" quy định rằng "ke ga" là bla bla, lấy đó làm căn cứ biện giải cho việc dùng nó ở trong ga tàu trong bài. Tôi ngữ kiểu suy nghĩ như vậy là bậy bạ. Luật thì cũng phải sử dụng từ ngữ theo chuẩn mực chung, chứ nó không được dùng để thay cho tự điển.
1. Anh có thể dùng các phần mềm đọc quai de gare để nghe từ quai đọc tiếng pháp thế nào là hiểu ke ở đâu ra trong ke ga. Và đường sắt vn hình thành đầu tiên cũng từ người pháp nên nhiều từ của Pháp là điều dễ hiểu.
2. Hồi đấy ga mới phát triển nên nó ko fuk tạp như giờ phải cần tới bảng chỉ dẫn cụ thể cho sân ga, nên trogn tiếng Pháp phần đó được gọi là quai de gare (lúc bấy giờ vn gọi là ke ga), nhưng mình nghĩ là trong các biển hiệu chỉ dẫn này nọ ko phổ biến vì cái ga thời đấy đơn giản, 1-2 line, sân ga nhỏ, đơn giản, 1 phần bục thôi. Nên nhiều khi dân chúng cũng chả cần dùng từ ke ga. Sau này Pháp rời đi chúng ta thừa kế lại thì trong các văn bản luật lá dùng từ này luôn, dần dần thời Mỹ và độc lập chúng ta dùng từ sân ga để thay thế và thuần việt hơn. Vết tích thì văn bản luật thừa kế ngày xưa nên còn dùng từ ke ga là bình thường.
3. Mình nghĩ từ sân ga cũng đã phổ biến từ lâu thay thế ke ga rồi, trong văn thơ nhạc nhẽo đầy ra. Ra sân ga tiễn biệt người đi vào Nam là rất phổ biến từ thời giải phóng đến giờ.
4. Luật thừa kế các từ cũ từ thời pháp thì ko sai nhưng mà hiện tại là 2024 đã dùng rất nhiều từ thuần Việt rồi nên chuyển sang dùng từ sân ga cho nó dễ hình dung. Ke ga ít dùng nên giờ dùng lại nó gây tối nghĩa vì cơ bản chứ Ke là dạng giả thanh của Quai chứ ko phải xuất phát từ ý niệm.
 
mới tìm hiểu lại thì Luật đường sắt có giải thích từ này "16. Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa." - điều 3 luật đường sắt 2016. từ này đặc thù chuyên ngành nên ko biết thật
Dịch vụ công cộng đéo ai dùng từ chuyên ngành thế.
 
từ điển tiếng việt có từ này không? mà dịch từ Platform ra nó cũng khó trong ngữ cảnh này
Chỗ này dịch thoát thôi chứ nếu word-by-word thì không hợp
Nói chung thuật ngữ Ke ga là có cả trong từ điển lẫn luật quy định
Nhưng thiết nghĩ 1 công trình công cộng thì nên dùng một từ phổ thông có nghĩa tương đương thì hơn, đặc biệt Ke Ga lại là từ mượn nữa. Ví dụ để là Điểm lên xuống cũng được, sân ga thì không đúng nghĩa vì "ke ga" chỉ là 1 khu vực nhỏ chứ không phải cả cái sân bao quanh
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top