thảo luận Voz Strength Club | Tập tạ - Hướng dẫn, thảo luận, giao lưu | Thông tin tổng hợp trang #1

Bạn muốn thread trao đổi về vấn đề gì (trong mùa dịch)?

  • Home workout (Tập thể thao tại nhà)

    Votes: 20 80.0%
  • Resource (Tài liệu, clip để nghiên cứu)

    Votes: 5 20.0%

  • Total voters
    25
  • Poll closed .
Status
Not open for further replies.
Cái này không nên áp dụng đại trà đâu, vì từ warm up set lên maximum intensity set, là dễ có chuyện xảy ra lắm, nhất là đối với những bài tập đầu buổi hoặc những bài compound. Cách chọn tạ này có thể áp dụng đối với 1 số ít người có kỹ năng cao, nhưng rất là không nên áp dụng cho số đông.
Khẳng định là bạn đúng, tớ đang tập set 1 là max tạ đây, nhưng giữa các set warm up sẽ cần nghỉ 2-3 phút kha khá để tránh áp lực lên não khi mà não chưa làm quen với việc áp suất tăng cao: vận động mobi vài phút rồi tập không tạ x 10, 40%x4 5 60%x3 70%x2 80%x1 90%x1 100%x reps hiệp chính
 
Mời anh search về học thuyết "lấy trứng chọi tường" của thể thao TQ :shame:
Nhìn team China tập trong training hall thì rất mê, nhưng khi biết được behind-the-scene thì rất ghê.
Chuẩn , e nghĩ mấy ông top-tier đó là lựa từ cả triệu người input vào. Là những người may mắn vượt qua training khắc nghiệt của nó.Đông dân cách chơi thể thao thi đấu nó cũng khác bọt.
 
Chuẩn luôn đó phen. Tuổi nhỏ xương cốt còn yếu chưa phát triển hòan tòan chẳng may tập tành chấn thương bị tật thì lại khổ. Cùng lắm cho hít đất đu xà là đủ rồi

via theNEXTvoz for iPhone
tập luyện sớm chắc chắn lợi hơn, nhưng mà phải tập đúng. Và 1 điều nữa là các ông ko thể đem cái kiểu của người trưởng thành áp dụng vs bọn trẻ đc. Thường thì còn trẻ nên tập kiểu dạng plyometrics, strength, agility thôi
 
Tôi chỉ thấy tạ tự bay xuống rồi lên chứ không thấy ai trong cờ nhíp cả :shame:
nhìn mấy cha nội cử tạ Trung Quốc là thấy. Tập lò từ 7-8 tuổi, người ông nào ông đó dẻo dai linh hoạt khỏe như quỷ dị (trừ mấy người bị chấn thương ra :shame:)
Nhưng mà ý em là trẻ từ nhỏ đã đc hướng dẫn đúng bài bản thì cũng ko có hại gì :sure:
Mình cũng từng trong môi trường "năng khiếu" như vậy từ lớp 7-10, và nếu trừ khi con mình nó khao khát lắm, còn không thì éo bao vờ cho vào :canny: . Nhưng vẫn đồng quan điểm sau.
tập luyện sớm chắc chắn lợi hơn, nhưng mà phải tập đúng. Và 1 điều nữa là các ông ko thể đem cái kiểu của người trưởng thành áp dụng vs bọn trẻ đc. Thường thì còn trẻ nên tập kiểu dạng plyometrics, strength, agility thôi
Mình cũng cùng ý như thím. Nhỏ quá thì "cài cắm" chút function vào trò chơi của con, lớn tí nữa thì hướng dẫn chút về linh hoạt, bộc phát ... vừa tập vừa chơi với con khá thú vị

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình cũng cùng ý như thím. Nhỏ quá thì "cài cắm" chút function vào trò chơi của con, lớn tí nữa thì hướng dẫn chút về linh hoạt, bộc phát ... vừa tập vừa chơi với con khá thú vị

via theNEXTvoz for iPhone
Mọi pro bodybuilder hay MrO, những người đc mệnh danh là cơ địa trời phú đều từ bé chơi thể thao or vận động nhiều trước khi bắt đầu bodybuilding :big_smile:
Ronnie Coleman - chơi football US
Jay Cutler làm farm
Phil Heath chơi bóng rổ
Flex Wheeler chơi karate
Arnold chơi weight lifting
 
Mọi pro bodybuilder hay MrO, những người đc mệnh danh là cơ địa trời phú đều từ bé chơi thể thao or vận động nhiều trước khi bắt đầu bodybuilding :big_smile:
Ronnie Coleman - chơi football US
Jay Cutler làm farm
Phil Heath chơi bóng rổ
Flex Wheeler chơi karate
Arnold chơi weight lifting
Trong textbook có 1 thuật ngữ chuyên ngành cho việc này, là GPP (General Physical Preparedness), nói 1 cách đơn giản, là giai đoạn chuẩn bị về thể chất nói chung, xây dựng các chỉ số cơ bản (sức mạnh, sức bền, sức dẻo, kỹ năng phối hợp giữa não và cơ thể, giữa các chi với nhau...). Sau khi tập luyện kiểu GPP 1 thời gian (1-3-5 năm), thì lúc đó mới nên chọn 1 môn thể thao để theo lâu dài.
GPP thì làm đơn giản thôi, có vận động đủ liên tục, đủ thường xuyên và đủ dài là tốt. Giai đoạn này có thể cho con trẻ thử qua 1 lượt các môn thể thao, kiểu "trial n error", cho đến khi nó chọn được môn thể theo yêu thích để gắn bó lâu dài.
 
Trong textbook có 1 thuật ngữ chuyên ngành cho việc này, là GPP (General Physical Preparedness), nói 1 cách đơn giản, là giai đoạn chuẩn bị về thể chất nói chung, xây dựng các chỉ số cơ bản (sức mạnh, sức bền, sức dẻo, kỹ năng phối hợp giữa não và cơ thể, giữa các chi với nhau...). Sau khi tập luyện kiểu GPP 1 thời gian (1-3-5 năm), thì lúc đó mới nên chọn 1 môn thể thao để theo lâu dài.
GPP thì làm đơn giản thôi, có vận động đủ liên tục, đủ thường xuyên và đủ dài là tốt. Giai đoạn này có thể cho con trẻ thử qua 1 lượt các môn thể thao, kiểu "trial n error", cho đến khi nó chọn được môn thể theo yêu thích để gắn bó lâu dài.
Không biết là có phải dejavu không. Chứ em nhớ coach đã từng đề cập như này trước đây, cũng lần anh em bàn luận vấn đề này. Sau đó em mới tìm hiểu thêm từ thông tin anh em thảo luận

via theNEXTvoz for iPhone
 
Về vụ này thì mình có cái nhìn khác. Mình sẽ hướng dẫn con mình tập từ sớm luôn. Chẳng qua có chọn lọc bài tập, cường độ tập tí. Đến khi tự nó có thể lựa chọn về mảng thể dục thể thao mà nó thích. Vì mình đã thấy sự "lợi hại" của hoạt động thể chất gần với "kháng lực", ở thời điểm trẻ

via theNEXTvoz for iPhone
Mình nhấn mạnh vào "tập nặng". Chứ đu xà hít đất thậm chí bench hay lats pull cũng ok, miễn là đúng sức phù hợp độ tuổi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Không biết là có phải dejavu không. Chứ em nhớ coach đã từng đề cập như này trước đây, cũng lần anh em bàn luận vấn đề này. Sau đó em mới tìm hiểu thêm từ thông tin anh em thảo luận

via theNEXTvoz for iPhone
Thì cũng chừng đó chủ đề xoay qua xoay lại thôi, chứ chủ đề có tự đẻ mới ra đâu, thậm chí là đã được đề cập rất lâu từ những cuốn textbook kinh điển rồi. Vấn đề là con người ta hay quên, và không chịu làm :too_sad:
 
Nhân tiện các anh đang bàn về chủ đề khi nào con trẻ chơi thể thao, tui gửi các anh coi chơi tấm hình, hy vọng 10 năm nữa cháu nó tự tạo nick voz rồi vào đây hỏi han các chú, các bác :sweet_kiss:
22042200_1734219063551099_1634535811819372034_o.png

Source: A.T - Khoa học Thể thao
Btw, ai có chart, post hay bài viết nào ổn hơn về chủ đề này thì gửi lên cho mọi người cùng đọc nhé.
 
Nếu anh nào muốn định hướng cho cháu nó tập kháng lực (resistance training) từ thuở ấu thơ, thì tui gửi cái table này để các anh tham khảo:
Source: Science and Practice of Strength Training (3rd Edition) - Book by Vladimir M Zatsiorsky
Screenshot 2024-04-16 at 13.35.13.png
 
Ông tuấn anh bảo lứa u19 thì nó ko nằm trong phạm vi tuổi chủ đề anh em đang bàn rồi, trong cái biểu đồ cũng chỗ strength cũng nằm ở khung 14,15, tức lúc đứa trẻ đã dậy thì và đang tập làm thanh niên. Mà strength ở đây định nghĩa trong thể thao là cái gì thì mỗi người lại có tư duy khác nhau. Cá nhân mình thì chơi thể thao cho trẻ em ngay từ lớp 1 khi con nít hoàn thiện skill basic chạy nhảy leo trèo là ok rất rất đáng khuyến khích rồi ko bàn tới, thậm chí tập lift nhẹ như hít đất, kéo xà sì quát bằng body weight vẫn tốt. Nhưng đẩy tạ, tập strength thì đó là 1 vấn đề khác.

1 yếu tố quan trọng nữa mình đề cập vài lần ở đây hay đâu không nhớ, những cái reseach anh em xem, video clip, chia sẻ tiếng anh từ các chuyên gia thể thao hàng đầu thế giới....những cái đó ngta nghiên cứu cho ai? đối tượng hướng tới là ai? Tất nhiên là ko phải cho con em các anh em dân châu á với bộ gen bình thường, chưa chắc đã theo nghiệp thể thao ở nước đang phát triển rồi. Anh em xem clip thấy bọn trẻ nước ngoài chúng nó lift tạ từ bé, đẩy hì hục nhìn đã vl, anh em lấy làm ví dụ để hướng con mình theo chế độ đó kiểu "đấy chúng nó cũng tập có sao đâu" nhưng anh em có gặp thằng nhóc con học cấp 1 lớp 5 cao 1m90, nhanh như sóc khỏe như trâu chưa? Anh em có thấy đám nhóc cấp 2 nào toàn 1 lũ cao 1m9x, vành rổ cao 3m05 mà chúng nó bay ụp muốn cong mẹ vành của người ta, gặp bọn nó ngoài đường ở Vn chắc người ta né hết. Ở Vn có gặp được đứa bé cấp 2 nào cao 1m90 chạy nhảy như sóc không?

Dinh dưỡng, y tế, chế độ sinh hoạt, cơ sở vật chất để phát triển, bộ gen được cải thiện qua nhiều đời....Quá nhiều thứ khác biệt. Nói ko phải toxic chứ nhiều anh em mong ngóng cho con trẻ tập thể thao, train bài bản từ dinh dưỡng tới bài tập từ bé tới lớn theo 1 cách khoa học nhất nhưng khi nó đam mê 1 môn nào đó thật, lên tuyển năng khiếu gặp cái thằng bé ông hlv bóc từ cái xó nghèo rách đói ăn nào đấy hiệu suất thi đấu nó lại cao hơn con mấy anh em. Vậy những cái nghiên cưu, khoa học gì đấy nó có sai ko, tất nhiên là ko, anh em tập cho con em của anh em cũng ko sai, sai là "công bằng" trong thể thao nằm ở Luật chứ không phải con người
nmvIYHe.png
 
group bố bỉm sữa voz à :shame:
Mấy fence cứ cung cấp kiến thức đi, để mình kiếm vợ đẻ đứa rồi áp dụng coi thử :shame:
 
Mấy bác cho mình hỏi về chọn mức tạ với
Trước giờ mình chọn theo kiểu này, lịch 3x10 thì set đầu 60% mức nặng nhất, set 2 80% và set 3 100%
Mới coi lại trên fb có bày chọn mức nặng nhất 100% ngay từ set 1 luôn
Vậy cái nào ổn mấy bác
cách nào mà thím tập mà thím thấy nó to thì là cách đó ổn nhất với thím đó, thử đi thím.
 
Mấy bác cho mình hỏi về chọn mức tạ với
Trước giờ mình chọn theo kiểu này, lịch 3x10 thì set đầu 60% mức nặng nhất, set 2 80% và set 3 100%
Mới coi lại trên fb có bày chọn mức nặng nhất 100% ngay từ set 1 luôn
Vậy cái nào ổn mấy bác
Em thấy thì tùy mục tiêu, bác muốn build sức mạnh hay tăng cơ,
nếu thuần chỉ là build cơ giảm mỡ thì theo em thím pick mức tạ mà tới những rep cuối phải gắng sức hoặc tiệm cận ngưỡng thất bại(ráng lắm mới làm nổi 1 cái nữa) thì là oke rồi, giữ nguyên mức tạ đó cho 3 set luôn, trước đó làm 1-2 set warm up là ổn:D
 
Em thấy thì tùy mục tiêu, bác muốn build sức mạnh hay tăng cơ,
nếu thuần chỉ là build cơ giảm mỡ thì theo em thím pick mức tạ mà tới những rep cuối phải gắng sức hoặc tiệm cận ngưỡng thất bại(ráng lắm mới làm nổi 1 cái nữa) thì là oke rồi, giữ nguyên mức tạ đó cho 3 set luôn, trước đó làm 1-2 set warm up là ổn:D
Từ giờ sẽ chuyển qua kiểu này vì mình thấy cái set 60% sức kia nó hơi tốn time
Set warm up bao nhiêu % là vừa bác. Với lại warm up bài đầu hay bài nào cũng warm nhỉ
 
Từ giờ sẽ chuyển qua kiểu này vì mình thấy cái set 60% sức kia nó hơi tốn time
Set warm up bao nhiêu % là vừa bác. Với lại warm up bài đầu hay bài nào cũng warm nhỉ
Thường là warm up bài đầu của 1 nhóm cơ là dc, vd như 1 buổi thím tập ngực và tay, thì warm up bài đầu của nhóm cơ đó thôi là cũm dc rồi, áp dụng nếu mức tạ chưa phải là khủng bố,
còn bài nào tạ đơn cũng chơi cục 30-40kg, tạ đòn đẩy toàn 100kg các thứ thì nên luôn có warm up ở các bài nặng này để có sự an toàn cho bản thân:D
Còn mức % thì tùy mỗi người, em thì tiết kiệm time với mức tạ còn nhẹ nên chơi warm up có mỗi 1 set tầm 50% rồi bụp vô mức chính luôn. Thím có thể chơi 50%, sau đó set 2 70-80%(giảm rep), rồi bụp set chính:p
 
Thường là warm up bài đầu của 1 nhóm cơ là dc, vd như 1 buổi thím tập ngực và tay, thì warm up bài đầu của nhóm cơ đó thôi là cũm dc rồi, áp dụng nếu mức tạ chưa phải là khủng bố,
còn bài nào tạ đơn cũng chơi cục 30-40kg, tạ đòn đẩy toàn 100kg các thứ thì nên luôn có warm up ở các bài nặng này để có sự an toàn cho bản thân:D
Còn mức % thì tùy mỗi người, em thì tiết kiệm time với mức tạ còn nhẹ nên chơi warm up có mỗi 1 set tầm 50% rồi bụp vô mức chính luôn. Thím có thể chơi 50%, sau đó set 2 70-80%(giảm rep), rồi bụp set chính:p
Chuẩn đó fen, nếu fen tập lâu mức tạ lớn mà k warm up kĩ là ăn lòn ngay.
Còn ae mới thì warm up cơ bản đủ vào phang rồi :byebye:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top