Đến hẹn lại lên - Lại câu chuyên bị cho nghỉ việc mùa covid -Nên làm gì, cần làm gì

omegafox

Senior Member
Chào vozer, lại là mình. Chắc một vài member được mình support cũng biết tới mình - kẻ khó ưa với HR môt vài doanh nghiệp :LOL:

Hiện tại SG đang là tâm dịch, công ty thì lao đao, người lao động thì lao đao, thay vì kêu gọi sự ủng hộ chung tay góp sức phòng chống dịch và sát cánh với nhau trong tình hình này thì một số cty lại lợi dụng Covid để thải người.

Điển hình là hôm vừa rồi 1 nhóc đệ mình đang wfh thì đùng 1 phát nhận email từ nhân sự thông báo chấm dứt hdld sau 30 ngày lấy lý do covid, không giải thích gì thêm. (email đính kèm)

Mình đang hỗ trợ và tiến hành các thủ tục cho nó, thiết nghĩ hiện tại cũng nhiều thím rơi vào tình trạng này. Các thím bàn luận cho xom tụ nào, theo các thím thì khả năng lật kèo là bao nhiêu %, các thí có muốn mình update step by step cụ thể và tình hình không?
 

Attachments

  • 05d0eaf552d6a588fcc7.jpg
    05d0eaf552d6a588fcc7.jpg
    282.4 KB · Views: 444
Ít dữ kiện quá.
Về cơ bản nếu nhóc đệ không thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019, thì tỉ lệ lật kèo phụ thuộc vào việc doanh nghiệp:
1. Viện dẫn đúng lý do "dịch bệnh nguy hiểm" tại điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019; và
2. Chứng minh rằng đã "tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc" theo quy định này.
Mùa Covid này tỉ lệ lật kèo cỡ 10%.
 
Ca này đền bao nhiêu tháng lương nhỉ. Công ty mình lúc trước phải đền 12 tháng với nhân viên vẫn còn hợp đồng lao động.
 
Ít dữ kiện quá.
Về cơ bản nếu nhóc đệ không thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019, thì tỉ lệ lật kèo phụ thuộc vào việc doanh nghiệp:
1. Viện dẫn đúng lý do "dịch bệnh nguy hiểm" tại điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019; và
2. Chứng minh rằng đã "tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc" theo quy định này.
Mùa Covid này tỉ lệ lật kèo cỡ 10%.
1. Nó đã dẫn đúng
2. Chưa thấy chứng minh: nhưng với kinh nghiệm của mình thì gần như sẽ chứng minh được.
Tuy nhiên nếu cty đã dẫn chứng điều này thì mình nghĩ nhân viên có quyền hỏi lại, là cty đã cố gắng "tìm mọi biện pháp khắc phục" thế nào.
 
1. Nó đã dẫn đúng
2. Chưa thấy chứng minh: nhưng với kinh nghiệm của mình thì gần như sẽ chứng minh được.
Tuy nhiên nếu cty đã dẫn chứng điều này thì mình nghĩ nhân viên có quyền hỏi lại, là cty đã cố gắng "tìm mọi biện pháp khắc phục" thế nào.
Ý (1) là thế này: theo nội dung email đính kèm thì Doanh nghiệp có nhắc đến lý do dịch bệnh, tuy nhiên quan trọng là trong quá trình hòa giải (nếu có) và ra tòa (nếu có) Doanh nghiệp cần phải bám đúng vào lập luận là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này là vì lý do dịch bệnh nguy hiểm theo quy định tại Điểm c khoản 1 điều 36.
Trường hợp Doanh nghiệp nói hớ hoặc lập luận không sát rất dễ dẫn đến việc bị Người lao động quật ngược lại bằng việc bẫy Doanh nghiệp vào thế "thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế" theo Điều 42. Lúc này Doanh nghiệp có nhiều thứ phải làm và phải chứng minh hơn.
 
Ý (1) là thế này: theo nội dung email đính kèm thì Doanh nghiệp có nhắc đến lý do dịch bệnh, tuy nhiên quan trọng là trong quá trình hòa giải (nếu có) và ra tòa (nếu có) Doanh nghiệp cần phải bám đúng vào lập luận là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này là vì lý do dịch bệnh nguy hiểm theo quy định tại Điểm c khoản 1 điều 36.
Trường hợp Doanh nghiệp nói hớ hoặc lập luận không sát rất dễ dẫn đến việc bị Người lao động quật ngược lại bằng việc bẫy Doanh nghiệp vào thế "thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế" theo Điều 42. Lúc này Doanh nghiệp có nhiều thứ phải làm và phải chứng minh hơn.
uh, thì mình chỉ nói nó dẫn luật đúng rồi, còn chứng minh thì hên xui.
nên theo mình thấy bước đầu tiên là phải kêu ngồi lại với cty, xử lý nội bộ trước, coi cty trình bày có hợp lý không. Ví dụ cty kinh doanh nhà hàng, qua mùa dịch cty đã đóng 50% cửa hàng, thì nó rõ ràng quá, thôi thì thông cảm cũng dc. Còn mới nc nội bộ mà thấy cty có mùi xạo chó, ko đưa được dẫn chứng cụ thể hoặc dẫn chứng số liệu bằng mồm không, thì mới tính tới khiếu nại lên sở lao động, hoặc kiện ra tòa.
 
Ít dữ kiện quá.
Về cơ bản nếu nhóc đệ không thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019, thì tỉ lệ lật kèo phụ thuộc vào việc doanh nghiệp:
1. Viện dẫn đúng lý do "dịch bệnh nguy hiểm" tại điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019; và
2. Chứng minh rằng đã "tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc" theo quy định này.
Mùa Covid này tỉ lệ lật kèo cỡ 10%.
1. Theo như thông báo thì viên dẫn Covid 19 được xem là dịch bệch nguy hiểm theo thông tư của BYT đó thím.
2. Không thông báo hay cho nld biết gì. Dơn giản là đang wfh thì bùm, nhân được emai thông báo yêu cầu bàn giao. Trước đoa không thỏa thuận gì, không nhận được thông báo về phương án ứng phó hay phương ản sử dụng lao động....
 
Ý (1) là thế này: theo nội dung email đính kèm thì Doanh nghiệp có nhắc đến lý do dịch bệnh, tuy nhiên quan trọng là trong quá trình hòa giải (nếu có) và ra tòa (nếu có) Doanh nghiệp cần phải bám đúng vào lập luận là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này là vì lý do dịch bệnh nguy hiểm theo quy định tại Điểm c khoản 1 điều 36.
Trường hợp Doanh nghiệp nói hớ hoặc lập luận không sát rất dễ dẫn đến việc bị Người lao động quật ngược lại bằng việc bẫy Doanh nghiệp vào thế "thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế" theo Điều 42. Lúc này Doanh nghiệp có nhiều thứ phải làm và phải chứng minh hơn.
Dẫn đúng rồi thím, nhưng dịch bệnh chỉ là điều kiện cần, nguyên văn điều 36 là phải "tìm mọi biện pháp khắc phục" nhưng phải "giảm chỗ làm việc" vậy anh giảm chỗ làm việc thì là giảm bao nhiêu chỗ? Trên 2 chỗ thì anh phải thay đổi cơ cấu rồi, hoặc anh cho là vì dịch bệnh thì ảnh hưởng tới kinh tế, thế thì chứng minh ntn.
 
Hóng luôn. Sẵn thớt cho mình hỏi: Công ty mình bên may mặc xuất khẩu, hiện giờ tê liệt hết, đền hợp đồng rất nhiều, và mình mới vào làm từ tháng 12/2020, ( thử việc 3 tháng, đã kí hợp đồng dài hạn). Công ty báo khó khăn, phải thu hẹp sản xuất do covid, nếu dựa vào lý do điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 có được chấm dứt hợp đồng với mình không? Nếu được thì đền bù tối thiểu bao nhiêu tháng lương?
 
Chào vozer, lại là mình. Chắc một vài member được mình support cũng biết tới mình - kẻ khó ưa với HR môt vài doanh nghiệp :LOL:

Hiện tại SG đang là tâm dịch, công ty thì lao đao, người lao động thì lao đao, thay vì kêu gọi sự ủng hộ chung tay góp sức phòng chống dịch và sát cánh với nhau trong tình hình này thì một số cty lại lợi dụng Covid để thải người.

Điển hình là hôm vừa rồi 1 nhóc đệ mình đang wfh thì đùng 1 phát nhận email từ nhân sự thông báo chấm dứt hdld sau 30 ngày lấy lý do covid, không giải thích gì thêm. (email đính kèm)

Mình đang hỗ trợ và tiến hành các thủ tục cho nó, thiết nghĩ hiện tại cũng nhiều thím rơi vào tình trạng này. Các thím bàn luận cho xom tụ nào, theo các thím thì khả năng lật kèo là bao nhiêu %, các thí có muốn mình update step by step cụ thể và tình hình không?
Fwh là thằng em ông làm lập trình, nghề đó thượng đẻ mà sợ lò gig
 
Back
Top