kiến thức [Giáo Làng] Tư Vấn Tiếng Anh

em lâu lắm k đụng vào TA nên muốn học từ vỡ lòng cho chắc, học rừ rễ mới tốt chứ.

tính ra từ hồi hết c3 đến h 25 k đụng tí nào vào TA rồi.. hồi 2016 thấy anh có mở lớp vỡ lòng muốn đi nhưng hồi đó trầm cảm, lái xe toàn muốn lao xuống hồ tự sát nên k dám đi xe máy..

giờ anh thử đăng tin tuyển sinh xem biết đâu huhu, em rủ đc 1 đứa bạn cùng ĐH nữa rồi :(

____

Có vOzer nào mất gốc TA muốn học từ gốc ko học cùng mình đi nào..
Reset chưa?
 
Giờ phải sống dai thôi anh, ai ở tầm 5t - 21t đều có ý nghĩ như thế cả, em đi khám nhiều đứa cũng bị, bạn bè em cũng bị..

mà anh có định mở lớp vỡ lòng k :( giờ mất gốc k biết kiếm đâu chỗ học, lỗi sách mai lan hương ra cày như thời hs sao :( em với cả nó đang cố rủ xem thêm đủ hs k, toànthanh niên khối a mất gốc
Lo gì. Vào Sơ Cấp. Tan buổi ở lại làm hết bài WB và một số bài bổ trợ là ok.
 
Lo gì. Vào Sơ Cấp. Tan buổi ở lại làm hết bài WB và một số bài bổ trợ là ok.
bao giờ khai giảng lớp sơ cấp cho em thông tin nhé, lớp nào ít gái nhiều trai hoặc toàn con trai với nhau nhé vì em kì thị bọn con gái.
 
Chào thím @trunghq , em gốc là dân học chuyên tỉnh nhưng lâu cũng không ôn luyện nhiều giờ, chính xác là từ lúc đỗ cấp 3 :shame: giờ nếu muốn học trình độ C1 (background của em giờ chắc ngang cỡ này) và C2 thì nên sử dụng hay tham khảo những cuốn nào thím nhỉ? :smile:

Để đánh giá trình độ tiếng của em thì em cũng không rõ vì em thích tự mày mò nghiên cứu với tiếp cận với sách báo nước ngoài chứ không hẳn học theo thầy cô. Nhiều năm rồi thì tiếng Anh cũng cứ vậy mà tích luỹ lên theo nhưng hầu như không có hệ thống gì cả :smile:

Về cơ bản thì em từng làm việc tại môi trường sử dụng tiếng Anh, việc đàm phán hay tranh luận chuyên ngành và xã hội cũng có thể thực hiện tốt. :smile: Nhưng theo em thì hiểu biết của em dạng raw, không hệ thống và chưa chắc đã phù hợp cho các kì thi.

Nhưng cũng do ảnh hưởng của quá trình ôn chuyên mà em bị dính cái là em thích mày mò để giải thích được tại sao phải dùng thế này, đại khái có thể diễn giải cả cái references đằng sau đấy, chứ không đơn giản mỗi biết rồi áp dụng :shame: nên là mấy tài liệu các bạn trẻ hay share nhau hầu như em không hứng thú nhiều.

Sau vài biến cố trong cuộc sống mấy năm trước thì giờ em đang muốn lấy đc ít nhất CAE rồi CPE, ít nhất cũng để thoải mái trong tư tưởng và tiện cho công việc sau này. Mong với từng này thông tin thím có thể chỉ cho em con đường với ạ :smile:
 
Chào thím @trunghq , em gốc là dân học chuyên tỉnh nhưng lâu cũng không ôn luyện nhiều giờ, chính xác là từ lúc đỗ cấp 3 :shame: giờ nếu muốn học trình độ C1 (background của em giờ chắc ngang cỡ này) và C2 thì nên sử dụng hay tham khảo những cuốn nào thím nhỉ? :smile:

Để đánh giá trình độ tiếng của em thì em cũng không rõ vì em thích tự mày mò nghiên cứu với tiếp cận với sách báo nước ngoài chứ không hẳn học theo thầy cô. Nhiều năm rồi thì tiếng Anh cũng cứ vậy mà tích luỹ lên theo nhưng hầu như không có hệ thống gì cả :smile:

Về cơ bản thì em từng làm việc tại môi trường sử dụng tiếng Anh, việc đàm phán hay tranh luận chuyên ngành và xã hội cũng có thể thực hiện tốt. :smile: Nhưng theo em thì hiểu biết của em dạng raw, không hệ thống và chưa chắc đã phù hợp cho các kì thi.

Nhưng cũng do ảnh hưởng của quá trình ôn chuyên mà em bị dính cái là em thích mày mò để giải thích được tại sao phải dùng thế này, đại khái có thể diễn giải cả cái references đằng sau đấy, chứ không đơn giản mỗi biết rồi áp dụng :shame: nên là mấy tài liệu các bạn trẻ hay share nhau hầu như em không hứng thú nhiều.

Sau vài biến cố trong cuộc sống mấy năm trước thì giờ em đang muốn lấy đc ít nhất CAE rồi CPE, ít nhất cũng để thoải mái trong tư tưởng và tiện cho công việc sau này. Mong với từng này thông tin thím có thể chỉ cho em con đường với ạ :smile:
1. Thím cần lấy chính xác chứng chỉ gì hay chỉ cần tương đương C1-C2?
2. Như thím đã nói bên trên, muốn thi gì thì phải học nấy nên thím cần tìm khóa ôn C1-C2.
3. Còn nếu dư thời gian thì cứ học từ PET => FCE => CAE => CPE. Bảo đảm giờ cho phân tích phần Reading của PET chính xác là key nằm ở đâu cũng không dễ đâu (dù 100% từ biết hết). Nhưng nếu thím định học cẩn thận thì quan trọng nhất vẫn là hiểu cách tư duy của thằng ra đề. Nên cày hết PET (tầm 8 quyển thì phải) rồi cứ thế phang FCE (tầm học sinh chuyên) xong mới sang CAE được (tầm năm 3-4 gần 7.0 IELTS).
4. Cái sử dụng thực tế thì ko phản ánh được gì đâu vì bạn mình TTXVN dịch giỏi thi Writing 6.5, còn anh họ mình ở trên 10 năm Mỹ thi IELTS 7.5 (cũng là do nó không luyện đề bao giờ cứ thế đi thi). Vì thế muốn học phải xác định trình độ nào, học sách gì, và phải cày 100% sách mình tìm được. Ko phải kiểu đọc lướt lướt thấy hiểu hiểu là ok. Mình làm sai đổ là do mình xui. Trước em bị kẹt ở 7.0 mãi vì cái trò hình như mình nhầm nhọt có tí tí thôi ko phải do mình ko hiểu vấn đề. Bẵng đi 3-4 năm em cày news, cày các sách nghiên cứu ngôn ngữ quay lại làm bài thì em tự vọt lên 37-38 câu. À nhưng đấy là IELTS chứ cho vào làm FCE chưa chắc đã ngon dù về mặt từ vựng mình bay từ IELTS sang đa phần sẽ biết hết. Khởi động bằng PET trước cho cả Reading và Listening rồi sang FCE cũng tầm 8 cuốn thôi.
 

Lesson 13: Words to Describe Months

[Line Graph] [Body] [Grammar 1] [Vocabulary 1]




Hôm trước dạy một thím miêu tả đúng bài toàn tháng, chả có nămngày luôn. Một yêu cầu “đơn giản” của bài đó là đừng lặp lại từ month cũng như gọi tên tháng nhiều quá vì giả sử viết tám câu mà mỗi câu một tháng thì cũng phát khiếp.

Mình sẽ không chỉ đích danh bài nào vì mục tiêu chỉ đơn thuần là tìm kiếm các cách viết khác nhau cho month . Vậy nên các thím thử từ khóa average temperatures and rainfall sẽ ra kha khá bài để luyện. Đề chỉ có một như trên mình nói.

Sau đây là một số cách:
  1. In January, the temperature…
  2. It is noticeable that monthly figures…
  3. Between the months of January and May,…
  4. The final three months of the year see a dramatic fall in… to a low of…
  5. The period of the wettest season…
  6. The hottest month is…
  7. The coolest time of (the) year…
  8. The wettest/ driest period is…
  9. … has the least/ most number of rainy days in May.
Trong các cách trên, các ví dụ số 1 và 4 có lẽ được dùng nhiều nhất cùng với việc gọi đích danh tháng đó ví dụ January is the… Cũng có thể viết ngược lại là cho tháng xuống cuối như trong các ví dụ 5, 6, và 7.
 
Last edited:
1. Thím cần lấy chính xác chứng chỉ gì hay chỉ cần tương đương C1-C2?
2. Như thím đã nói bên trên, muốn thi gì thì phải học nấy nên thím cần tìm khóa ôn C1-C2.
3. Còn nếu dư thời gian thì cứ học từ PET => FCE => CAE => CPE. Bảo đảm giờ cho phân tích phần Reading của PET chính xác là key nằm ở đâu cũng không dễ đâu (dù 100% từ biết hết). Nhưng nếu thím định học cẩn thận thì quan trọng nhất vẫn là hiểu cách tư duy của thằng ra đề. Nên cày hết PET (tầm 8 quyển thì phải) rồi cứ thế phang FCE (tầm học sinh chuyên) xong mới sang CAE được (tầm năm 3-4 gần 7.0 IELTS).
4. Cái sử dụng thực tế thì ko phản ánh được gì đâu vì bạn mình TTXVN dịch giỏi thi Writing 6.5, còn anh họ mình ở trên 10 năm Mỹ thi IELTS 7.5 (cũng là do nó không luyện đề bao giờ cứ thế đi thi). Vì thế muốn học phải xác định trình độ nào, học sách gì, và phải cày 100% sách mình tìm được. Ko phải kiểu đọc lướt lướt thấy hiểu hiểu là ok. Mình làm sai đổ là do mình xui. Trước em bị kẹt ở 7.0 mãi vì cái trò hình như mình nhầm nhọt có tí tí thôi ko phải do mình ko hiểu vấn đề. Bẵng đi 3-4 năm em cày news, cày các sách nghiên cứu ngôn ngữ quay lại làm bài thì em tự vọt lên 37-38 câu. À nhưng đấy là IELTS chứ cho vào làm FCE chưa chắc đã ngon dù về mặt từ vựng mình bay từ IELTS sang đa phần sẽ biết hết. Khởi động bằng PET trước cho cả Reading và Listening rồi sang FCE cũng tầm 8 cuốn thôi.
1. Em thì đang tính lấy chứng chỉ C1, C2 của Cambridge thím ạ :smile:

2. 3. Hiện tại thì em ở nước ngoài, thời gian gọi là vừa đủ chứ cũng không hẳn dư do em còn cả công việc cho mấy bên nữa :smile: hiện bên này dịch em cũng WFH chứ bảo đi ra trung tâm cũng hơi ngại. Xác định tự học trước :shame:

4. Thấy thím có đề cập các sách nghiên cứu ngôn ngữ không biết là có phù hợp kiểu tư duy thích mó tận gốc vấn đề của em không ạ? Nếu có em xin tên sách với ạ :smile:
Nếu bằng các bộ PET, FCE, CAE rồi đến CPE của Cambridge, theo trình tự này thì thời gian khoảng bao lâu thím nhỉ? :smile:
 
1. Em thì đang tính lấy chứng chỉ C1, C2 của Cambridge thím ạ :smile:

2. 3. Hiện tại thì em ở nước ngoài, thời gian gọi là vừa đủ chứ cũng không hẳn dư do em còn cả công việc cho mấy bên nữa :smile: hiện bên này dịch em cũng WFH chứ bảo đi ra trung tâm cũng hơi ngại. Xác định tự học trước :shame:

4. Thấy thím có đề cập các sách nghiên cứu ngôn ngữ không biết là có phù hợp kiểu tư duy thích mó tận gốc vấn đề của em không ạ? Nếu có em xin tên sách với ạ :smile:
Nếu bằng các bộ PET, FCE, CAE rồi đến CPE của Cambridge, theo trình tự này thì thời gian khoảng bao lâu thím nhỉ? :smile:
PET 2 tuần. FCE 1-1.5 tháng. CAE cả tra từ, nghe chép tầm 1 bài/ 1 tuần. CPE chưa thử bao giờ.
 
cao nhân nào cho hỏi dịch chữ: Triệt (trong Triệt giáo - của Thông thiên giáo chủ - chắc mang nghĩa Triệt hạ) sang tiếng anh như nào nhỉ? 1 chữ thì tốt nhất. Thanks.
Wiki nó để là Jie Sect...

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 9 Pro bằng vozFApp
 
1. Em thì đang tính lấy chứng chỉ C1, C2 của Cambridge thím ạ :smile:

2. 3. Hiện tại thì em ở nước ngoài, thời gian gọi là vừa đủ chứ cũng không hẳn dư do em còn cả công việc cho mấy bên nữa :smile: hiện bên này dịch em cũng WFH chứ bảo đi ra trung tâm cũng hơi ngại. Xác định tự học trước :shame:

4. Thấy thím có đề cập các sách nghiên cứu ngôn ngữ không biết là có phù hợp kiểu tư duy thích mó tận gốc vấn đề của em không ạ? Nếu có em xin tên sách với ạ :smile:
Nếu bằng các bộ PET, FCE, CAE rồi đến CPE của Cambridge, theo trình tự này thì thời gian khoảng bao lâu thím nhỉ? :smile:
Sách ngành của mình 90% giáo viên ko đọc nên dân ngoài ngành thì đừng mất công. Giờ bảo hot girls có trung tâm là girls nhưng the poor ko có trung tâm thì rơi vào trường hợp nào trong Tỉnh Lược đa số đã thấy chán rồi mà đấy mới là Syntax.
 


UK and USA Energy Consumption​




The charts below show UK and USA energy consumption in 2000 and 2006.

2000
In 2000

2006
In 2006



The two bar charts compare consumption of energy in the UK and the USA over a period of 6 years.

It is clear that unrenewable resources were the most popular energy types in the two nations in terms of overall consumption throughout the period shown. It is also true that the UK and the USA saw their consumption of coal and renewable resources fall between 2000 and 2006.

In 2000, just under a third of UK total energy consumption was from coal, in comparison with 35% of the USA. Over the following 6 years, the UK reduced its dependence on coal by half, while coal was responsible for one quarter of the total amount of energy consumed by the USA in 2006, a decrease of 10% compared to the other year. From 2000 to 2006, the USA observed a small increase (10%) in its gas consumption, whilst the UK figure doubled. By contrast, oil consumption remained relatively stable, at 30% in the UK and 40% in the USA.

The UK’s nuclear power consumption almost halved from approximately 15% in 2000 to around 8% in 2006, whilst a slight drop in the US consumption of nuclear energy was witnessed, with its figure reaching above 6% at the end of the given period. Finally, there was almost no change in the figures for other renewable resources in both the UK and the USA, which stood at 10% and 3% respectively, over the whole period.
 
Last edited:

Lesson 14: Practice with While/ Whereas

[Grammar 1]




Cách dùng while thì không có gì khó cả. Chỉ cần nhớ while X + V1, Y + V2 là xong. Thế còn whereas?

Đầu tiên, nói về while trong Cambridge Dictionary thì có hai nghĩa sau:
  1. during the time that something else happens
  2. in contrast with something else
Hiển nhiên là khi so sánh giữa vấn đề x và y nào đó thì phải dùng nghĩa số hai rồi.

Tiếp theo, ngoài ra ta cũng có whereas. Cambridge Dictionary định nghĩa như dưới đây:
We use the conjunction whereas to indicate a contrast between two facts or ideas.
Túm cái váy lại là giống while.

Một số ví dụ mình tìm trên trang của Simon:
While companies A and B saw waste output fall over the 15-year period, the amount of waste produced by company C increased considerably. (1)

In 2000, company A produced 12 tonnes of waste, while companies B and C produced around 8 tonnes and 4 tonnes of waste material respectively. (2)

By 2015, company C’s waste output had risen to 10 tonnes, while the respective amounts of waste from companies A and B had dropped to 8 tonnes and only 3 tonnes. (3)
Ba ví dụ này mình lấy trong cùng một bài. Phân vân tại sao Simon không dùng whereas mà toàn while?

Điều đáng chú ý ở đây là:
1. Hai vế cần có hai đối tượng, sự việc ngược nhau ví dụ một tăng, một giảm. Tăng, giảm thế nào thì miêu tả bằng số hoặc bằng từ (tốt nhất là bằng từ lên, xuống).
2. Câu dùng while/ whereas nên đủ ngắn để miêu tả cả hai vấn đề. Nếu dài quá thì phải tách ra nhưng nhìn chung nên dùng như trên, hai vế ngắn gọn.

Khi các thím muốn tách, hãy thử hai cách sau:
Over the following 5 years, the waste output of companies B and C rose by around 2 tonnes, but the figure for company A fell by approximately 1 tonne. (4)

From 2005 to 2015, company A cut waste production by roughly 3 tonnes, and company B reduced its waste by around 7 tonnes. By contrast, company C saw an increase in waste production of approximately 4 tonnes over the same 10-year period. (5)
Cách dùng trên sẽ hợp lý nếu có từ ba đối tượng trở lên trong đó hai đối tượng có chung xu hướng và thằng thứ ba đi lẻ (ví dụ một). Hoặc là cần phải có một câu ghép y (khác hoàn toàn) với hai đối tượng đầu kiểu x1, x2 (giống nhau) (ví dụ hai). Nếu có ba dây và có thể ghép được như trong hai ví dụ này thì càng phải thử như trên.

Cả năm ví dụ trên của Simon được dùng trong cùng một bài.

Phân biệt while, whilst, whereas, và as xem bài của Simon tại đây. Xin nói ngắn gọn là while vừa có thể thể hiện sự tương phản giống whereas (các ví dụ 1, 3, 4, và 5), vừa có nghĩa at the same time (ví dụ 2).
 
Last edited:
Question 35

__________, which was purchased from Russia in 1867, is the largest state in the U.S.

A. Alaska is that
B. It is Alaska
C. Alaska
B. When Alaska




Từ mới trước:
purchase /ˈpɜː.tʃəs/ (v) = buy, nghe sang chảnh hơn hẳn.

Ở câu này cần lưu ý tới Relative Clause với hai loại DefiningNon-defining. Tức là có thể bỏ được hay không cả vế câu. Xem xét hai ví dụ:
My sister who lives in London is married to a lawyer. (definite)
My sister, who lives in London, is married to a lawyer. (non-definite)
Tại sao?
Câu 2 = chỉ có một sistershe lives in London. Vì có một sister thôi nên việc cô ấy sống ở London hay không không quan trọng. Thông tin thêm vào này có thể bỏ được và để giữa hai dấu phẩy có nghĩa là có thể bỏ đi.
Câu 1 = có nhiều sistershe lives in London. Vì dó là thông tin cần thiết để xác định xem sister này là sister nào nên không bỏ được và không có dấu phẩy ngăn cách.

Có thể tham khảo định nghĩa và ví dụ sau đây:
A Defining Relative Clause tells which noun we are talking about:
I like the woman who lives next door.
(If I don’t say ‘who lives next door’, then we don’t know which woman I mean.)

A Non-defining Relative Clause gives us extra information about something. We don’t need this information to understand the sentence.
I live in London, which has some fantastic parks.
(Everybody knows where London is, so ‘which has some fantastic parks’ is extra information.)

Về dạng của câu hỏi, đó là dạng Non-Definite Relative Clauses. Có ba lưu ý cần nhớ:
1. Không có thatthat không đi sau phẩy.
2. Sẽ chủ yếu dùng who/ which.
3. Sẽ có hai vị trí của mệnh đề phụ sau dấu phẩy.
Đi sau Subject:
My boss, who is very nice, lives in Manchester.
My sister, who I live with, knows a lot about cars.
My bicycle, which I’ve had for more than ten years, is falling apart.

My mother’s house, which I grew up in, is very small.
Đi sau Object:
Yesterday I called our friend Julie, who lives in New York.
The photographer called to the Queen, who looked annoyed.
Last week I bought a new computer, which I don’t like now.

I really love the new Chinese restaurant, which we went to last night.

Tại sao lại dùng which mà không phải where thì có thể đọc thêm chỗ này:
London, which has been the capital of England for many centuries, is the largest city in the UK. (London as a thing.)

London, where I was born, is the largest city in the UK. (London as a place in which something happened.)
where sẽ được dùng để thay thế các cụm từ có liên quan tới in, on, và at. Hiểu theo cách khác thì where sẽ ngang với to which, at which, v.v. Điểm nữa là sau where sẽ là Subject thay vì như which là thay thế cho chủ ngữ.



Câu 35
 
Last edited:
TOEIC Reading Part 5 Question 36-40



Question 36
We are pleased to announce that the __________ anticipated tablet computer brochure has now been launched on our website.

A. most eager
B. eagerness
C. eagerly
D. eager



Question 37
Joint efforts in fighting poverty for all societies, __________ in developing countries, are now in progress.

A. particularly
B. specially
C. voluntarily
D. easily



Question 38
Over the last few months garages __________ the price of petrol three times.

A. raised
B. have gone up
C. have risen
D. have put up



Question 39



Question 40
 
Last edited:
  • ing được thêm khi nào và chức năng nó là gì vậy bạn
  • thường mình thấy cái từ đc thêm ing mặc dù không có từ nào kèm theo
ví dụ : listening, checking. mặc dù ko nói về hiện tại tiếp diễn, ?
và 1 số từ khiếm khuyết thì be vậy nghĩa be là gì vậy bạn ?
 
Bình thường đọc sách báo, nghe podcast ok hết ráo mà làm thử cái đề thi thpt đc có 7đ. Có cách nào khắc phục không nhỉ?
 
  • ing được thêm khi nào và chức năng nó là gì vậy bạn
  • thường mình thấy cái từ đc thêm ing mặc dù không có từ nào kèm theo
ví dụ : listening, checking. mặc dù ko nói về hiện tại tiếp diễn, ?
và 1 số từ khiếm khuyết thì be vậy nghĩa be là gì vậy bạn ?
I learn English thì không cần nói nhiều thím cũng hiểu rồi. Tuy nhiên, khi ko có Danh Từ của learn mà tiện mồm thì nói luôn là Learning English (is not easy) thì cũng được đúng không? Đây là dạng Danh Động Từ và vì có dạng này nên khi cần danh từ thì những chỗ như tiêu đề, đề mục, v.v. họ tự động dùng luôn cho tiện. Mà nói chung phải dựa vào ngữ cảnh nữa chứ hỏi chung chung thì không nói rõ hết được đâu.
 
Bình thường đọc sách báo, nghe podcast ok hết ráo mà làm thử cái đề thi thpt đc có 7đ. Có cách nào khắc phục không nhỉ?
Chả liên quan gì đâu nên ko phải lo. Muốn cái gì điểm cao thì đều phải luyện. Thằng anh họ mình ở Mỹ chục năm thi 7.5 IELTS nhưng dùng thì như bản xứ. Ko lấy điểm 7 ra đánh giá mình kém hay giỏi được.
 
Question 36

We are pleased to announce that the __________ anticipated tablet computer brochure has now been launched on our website.

A. most eager
B. eagerness
C. eagerly
D. eager




Từ mới trước:
pleased /pliːzd/ (adj) = happy/ satisfied (vui lòng).
be pleased to do something
be pleased that
be pleased with somebody/ something
be pleased about somebody/ something

announce /əˈnaʊns/ (v) that = make something known/ tell people about something officially.
make an announcement /əˈnaʊns.mənt/ (n) = thông báo.
anticipate /ænˈtɪs.ɪ.peɪt/ (v) = expect/ imagine.
anticipate that/ doing something
brochure /ˈbrəʊ.ʃər/ (n) = a small magazine containing pictures and information about products of a company.
Bây giờ, chưa dịch các từ ở đáp án gốc eager, có thể thấy ngay vấn đề ở đây là sau that đã đủ một Clause. Vậy, vấn đề chỉ có thể nằm ở phần Subject là cụm: the __________ anticipated tablet computer brochure.

Có dạng Adv + Adj + Noun trong đó Adj này có thể là dạng V-ed/ -ing. Đáp án Adv dễ hiểu.

Liên hệ thêm:
eager /ˈiː.ɡər/ (adj) = wanting st/ to do st very much.
be eager to do something/ for somebody/ something
eagerness /-nəs/ (n)
eagerness to do something
eagerly /-li/ (adv)
an eagerly awaited announcement



Câu 36
 
Back
Top