Hiểu như thế nào về bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình"

Thực ra chuyện này cũng không có gì mới. Mình chỉ hỏi các bạn về cá tính mình có khó tính quá không (vấn đề xen vào việc của người khác, việc ko đem lại tiền bạc, việc người ta thường lẩn tránh thì khỏi nói):

Trên trang Fb này có đưa 1 cách hiểu "mới lạ" và "hợp lý"

https://www.facebook.com/photo?fbid=2436650156637941&set=a.1598853723750926

Cách hiểu của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.

Tóm tắt là: Lâu nay ta cứ hiểu bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình..." là thế này thế nọ (khỏi phải nói vì chắc nó như cái các bạn đang nghĩ). Nhưng thực ra người ta tìm ra cây HOA SEN thật, cây hoa Sen đất, thân "gỗ" có cành vững chắc hẳn hoi, do đó "vắt cái áo trên cành hoa sen" là chuyện thật (lâu nay ta hiểu là 1 cách nói cho văn vẻ). Cây này có pháp danh (tên khoa học ạ, thường là tiếng Latin) hẳn hoi: cây Magnolia grandiflora.

Cây này mình lấy luôn hình trên fb tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm) luôn

123717405_2436650159971274_7312803841822371685_n.jpg


Hoa của nó thì như sau (hơi giông giống hoa sen nước):

sen-d_t.jpg


Phản biện lại "phát kiến khoa học", cái tư tưởng con người dưới ánh sáng rạng soi của khoa học (so với ta xưa nay là hiểu cảm tính) mang sức mạnh của thời đại và các công trình nghiên cứu khoa học; thì có 2 bài, link dưới đây:

https://dantri.com.vn/van-hoa/ve-ca...a-dao-tat-nuoc-dau-dinh-20160619062539369.htm

http://tuancongthuphong.blogspot.com/2016/06/co-nen-i-tim-canh-hoa-sen-trong-ca-dao.html

Lý luận trong 2 bài mình cũng chả nhớ (và thú thực cũng ko đọc). Đại thể là: Nếu hiểu thô bỉ như vậy thì.... giết chết văn học! Còn đâu tâm hồn (tâm lol thì có thể có).

VÒNG VO TAM QUỐC như thế, để nói: Tôi không mượn cớ phê bình người khác (cũng ko quan trọng và... không chấp), mà muốn hỏi các VOZER 1 câu: Tôi như vậy có KHÓ TÍNH, KHÓ ĂN Ở với người quá không, hay chỉ đơn giản là NGU (NGU thì tôi chịu, công nhận mình ngu thật).

Cái thứ 2 là: Thực ra tôi muốn chế giễu thứ đầu óc thô kệch, thậm chí ngu dốt của giới khoa học, ko phải ai cũng thế, mà khá phổ biến. Hơn nữa, tính tôi thích đánh những kẻ mà người khác trọng vọng, đánh những kẻ có địa vị hơn mình... hơn là đánh người dưới, người yếu kém, người có hoàn cảnh thua thiệt... nó hèn hèn làm sao.

Các bạn nghĩ gì về điều này? Cá tính này hẳn sẽ đưa tôi vào ngõ cụt.

Qua chuyện này, tôi nên thay đổi tính cách và hành xử bản thân như thế nào? Tôi nên sống sao cho đúng?

Các bác góp ý thẳng thắn, gạch đá tôi cũng chấp nhậnđể xây "biệt thự": Người mang tiếng là để tâm đến khoa học, người thật sự dân chủ... không sợ phê bình.
 
Để tiện cho các bạn dễ theo dõi, Nam xin copy từng bài báo phản biện 1 như sau:

<< Về cây hoa sen trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”

Dân trí

"Tát nước đầu đình" là bài ca dao quen thuộc với mọi tâm hồn Việt, ít ngày nay bỗng được báo chí nhắc tới nhiều do phát hiện của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long về cây hoa sen mọc ở chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội".​


Loài cây mà nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long (NQL) nhắc đến được trồng tại chùa Bối Khê, gắn biển với tên gọi “cây sen đất”, có nơi gọi là cây sen núi (...) cây sen đất ở chùa Bối Khê có thân gỗ, gần giống thân cây hồng xiêm, lá giống lá đa".

Phát hiện trên đã góp thêm một cách nhìn mới thú vị cho bài ca dao "Tát nước đầu đình" dù suy luận của NQL có hơi hướng của cách cắt nghĩa văn chương theo phương pháp xã hội học của thế kỉ trước:" vắt áo lên hoa sen trong đầm thật thì cũng khó xảy ra vì nếu vào mùa có sen, tôi nghĩ không tát nước được. Trong khi, là cây sen đất thì lúc nào cũng có thể vắt áo lên cành!".
Có lẽ chỉ nên coi đây là một cách nhìn, cách hiểu, thay vì khẳng định " cây hoa sen này chính là "cành hoa sen" đã đi vào ca dao Việt Nam qua bao thế hệ: "Đêm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen", "Lên chùa bẻ một cành sen/Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng...".
Thứ nhất, khi nhà nghiên cứu khẳng định cây sen đất chỉ duy nhất trồng được ở Bối Khê thì suy luận "Toàn bộ không gian trong bài ca dao này toát lên khung cảnh của đồng bằng Bắc Bộ, nên chúng ta có thể nhận định là bài ca dao được ra đời ở vùng này" sẽ không chặt chẽ bởi Bối Khê chỉ là một địa phương của đồng bằng Bắc Bộ!

Thứ hai, có sự khiên cưỡng trong quan niệm của NQL khi cho rằng cây sen đất trồng ở đất chùa linh thiêng, và "Từ chính sự linh thiêng ấy nên trong bài ca dao, khi chàng trai ngỏ ý với cô gái rằng bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, dù đó là sự tán tỉnh yêu đương nhưng nó lại thể hiện tính nghiêm túc trong tình cảm mà chàng trai muốn gửi tới cô gái". Theo tâm thế người Việt, sự nghiêm túc thể hiện ở việc gắn kết tình yêu với hôn nhân; còn việc bày tỏ tình yêu bên cây sen đất ở đinh chùa linh thiêng hay cây sen bình dị thanh tao trong đầm sen thơ mộng đều không hề phương hại tới sự nghiêm túc của tình yêu.

Thứ ba, tuyệt đối không nên suy luận:"... các cụ ta cũng chân chất, thật thà, ăn nói mộc mạc kiểu "Gặp đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?" chứ ít khi vòng vo, văn vở... Vì lối suy nghĩ người xưa gần gũi với hành động nên tôi cho rằng, không chàng trai nào nói dối như thế."
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, số lượng những bài ca dao có cách nói vòng vo và có sự phi lí trong cách nói vòng vo chiếm tỷ lệ không nhỏ. Ví như bài " Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi", chắc chả ai căn vặn về sự phi lí của cây cầu trên dòng sông rộng một gang, sự phi lí của "vật liệu" xây cầu... mà chỉ mỉm cười về đích đến thi vị hóm hỉnh của cây cầu đặc biệt ấy! Và bên cạnh những cách tỏ bày mộc mạc, có thể thấy ông cha xưa có những cách tỏ tình rất lãng mạn, tình tứ, khi ướm hỏi trân trọng: " Vườn hồng đã có ai vào hay chưa", khi gợi ý ngọt ngào:" Tre non đủ lá đan sàng nên chăng"... Tát nước đầu đình có thể coi là sự thăng hoa siêu phàm trong "nghệ thuật tỏ tình" - và tự ngàn xưa, hình như chả có ai cho rằng hàng loạt những phi lí trong bài ca dao này là " nói dối" - từ việc vô duyên khoe chuyện tát nước quên áo, rồi khi không lại thắt buộc cho người ta nhặt được áo, đổ thừa giữ áo làm tin, rồi kể lể dông dài gia cảnh, sau thoắt cái quay ra nhờ khâu áo, cuối cùng sự phi lí lên tới cao độ khi công khâu áo hoá ra lại trùng khít với sính lễ của một đám cưới!

Tình yêu luôn có con đường đi riêng, chỉ cần có một xuất phát điểm chân thành, tha thiết thì mọi phi lí, dông dài vô duyên đều có thể trở thành những cây cầu dẫn dắt đưa đường ý nhị, tình tứ và có duyên vô cùng cho đôi lứa! Trái tim người con gái luôn phi lí và chấp nhận sự phi lí nếu tin vào sự chân thật của tình yêu; với họ, nội dung lời nói chưa chắc quan trọng bằng cách nói!

Trong bài ca dao Tát nước đầu đình, cô gái chứng kiến, lắng nghe từ đầu tới cuối lời tỏ bày vừa khôn khéo, vừa chân thành của chàng trai, cô không hề bận tâm có thật hay không việc quên áo và nhờ khâu áo, chẳng quan tâm cành sen trong đầm có vắt được áo hay không; thậm chí không bận tâm kể cả cái sính lễ đầy đặn trang trọng có khi chỉ là cách nói ước lệ cho niềm ước ao da diết của chàng trai nghèo, điều cô quan tâm là tình yêu của chàng trai, một tình yêu có thật! Con gái thường yêu bằng tai, những cách nói lãng mạn kiểu như "Hỡi cô cắt cỏ bên sông/ Có sang anh ngả cành hồng cho sang" thường khiến nàng ngả nghiêng xao xuyến hơn cả lời hứa về "nhà ngói cây mít"; chàng trai trong Tát nước đầu đình cũng thật tâm lý để tạo ra sự tinh tế lãng mạn khi "Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen", tấm áo không còn thô mộc nữa mà thanh ngát hưong sen, bất luận đó là cành sen đất trong đình chùa linh thiêng hay cành sen trong đầm sen thơ mộng, vì dù ở đâu, đó cũng chỉ là cành sen ảo! Mượn cái ảo của "cành hoa sen" để bày tỏ tình yêu trân quí có thật trong lòng, với mọi cô gái trên đời, thế đã là quá đủ!

Từ cách hiểu một cành hoa sen trong bài ca dao quen thuộc, mong góp thêm một cách ứng xử với văn học dân gian vốn luôn hồn nhiên và sâu sắc như tình yêu, xa lạ với mọi sự lý giải, cắt nghĩa duy ý chí!

TS Văn học Trịnh Thu Tuyết
(Nguyên GV Ngữ Văn-Trường THPT chuyên Chu Văn An-Hà Nội)



 
Xin lưu ý là tôi rất thích đánh những "thằng" có danh vọng xã hội, địa vị, tiền bạc, sự tôn trọng...

Bài phản biện thứ 2:

CÓ NÊN ĐI TÌM "CÀNH HOA SEN" TRONG CA DAO?​

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đã một thời từng rộ lên tranh cãi về "cành hoa sen" trong câu ca dao: "Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen". Nhiều người cho rằng đã có sự nhầm lẫn gì đó, chứ hoa sen làm gì có "cành"? Cuống sen yếu ợt, làm sao vắt được chiếc áo? Câu chuyện về sau đã khép lại với cách hiểu: "cành hoa sen" chỉ là thủ pháp tượng trưng, ước lệ của dân gian mà thôi.

Thế nhưng vừa qua (9/6/2016), báo "Dân Trí""Gia Đình và xã hội" cùng đăng bài có tiêu đề "Đã tìm thấy "cành hoa sen" gây tranh cãi trong cadao?", dẫn ý kiến "Nhà nghiên cứu âm nhạc-Nghệ sĩ Nguyễn Quang Long" cho rằng, "cành hoa sen" trong câu ca dao: "Đêm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen"; "Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng..." chính là cành của "cây sen đất" ở chùa Bối Khê (Thanh Oai-Hà Nội). Đây là loại cây thân gỗ, hoa gần giống sen đầm, và "khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ duy nhất ở chùa Bối Khê có cây hoa sen đất lâu đời". Từ đó, Nhà nghiên cứu cho rằng: đã "giải quyết được hết những vốn lý trong câu ca dao kia", và "chúng ta có thể nhận định là bài ca dao được ra đời ở vùng này".

Theo chúng tôi, cách tiếp cận vấn đề này không những không "giải quyết hết được những vốn lý trong câu ca dao kia", mà ngược lại còn nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn:

1.Nếu vùng đồng bằng Bắc Bộ "chỉ duy nhất ở chùa Bối Khê có cây sen đất lâu đời", nên bài ca dao "Tát nước đầu đình" được xác định "ra đời ở vùng này", điều đó đồng nghĩa phải sửa lại "lý lịch" bài dân ca Đông Anh-Thanh Hoá: "Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng..." chăng? Hẳn Nhà nghiên cứu sẽ trả lời: Có thể một ngôi chùa nào đó ở Thanh Hoá cũng đã từng trồng cây "sen đất" giống Bối Khê? Nếu vậy, lý do nào để khẳng định bài ca dao "Tát nước đầu đình" chỉ có thể ra đời ở đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là vùng "chùa Bối Khê", mà không phải Thanh Hoá?

2. "Đình" là nơi thờ thần thành hoàng và hội họp của làng; còn "chùa" lại là chốn thờ phật và trú sở của tăng ni. Đem "cành hoa sen" trong bài ca dao "Tát nước đầu đình" để áp vào "cành hoa sen" trong chùa Bối Khê, là biến "đình" và "chùa" làm một.

3.Trong không gian kiến trúc làng Việt, nếu đình làng không nằm giữa trung tâm dân cư, thì cũng ở vị trí phong quang, cao đẹp nhất. Vậy ruộng lúa, nương ngô đâu ở "đầu đình" mà ra tát nước? Giả sử không gian ước lệ "đầu đình" được mở rộng ra ngoài đồng, thì liệu chàng trai có cất công đem chiếc áo vào tận khuôn viên đình chùa, hay khu vực cổng tam quan mà vắt "trên cành hoa sen"?


4. Đình làng là chốn tôn nghiêm. Xưa, đàn bà con gái ngày thường qua lại phải cúi mặt mà đi, hoặc lấy nón che nghiêng. Thế nên, trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính", Thị Mầu mới ghẹo Tiểu Kính Tâm: "Chàng như táo rụng sân đình, Em như gái rở đi rình của chua". (Vì thuộc chốn tôn nghiêm, nên dù thấy "của chua vô chủ", đang cơn "thèm", mà "gái rở" cũng đành đứng xa mà "rình"). Bởi thế, nếu có chuyện mất áo thật, thay vì hỏi dò cô gái, hẳn chàng trai phải đi tìm ông Thủ từ mà truy mới đúng. Bằng không, với kiểu "ấm ớ" như vậy, chắc chàng trai sẽ bị mắng té tát vì cái tội ăn nói hàm hồ: Tôi phận đàn bà con gái, đêm hôm đâu dám qua lại, nhòm ngó gì ở "đầu đình" mà bắt được áo của nhà anh? Dĩ nhiên, chàng trai cũng đâu còn cơ hội để tiếp tục ngỏ ý "mượn cô ấy về khâu cho cùng", rồi "trả công" những "lợn béo", "xôi vò", "rượu tăm"...?

Cách tiếp cận theo kiểu "thực nghiệm hiện trường vụ án" của Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long còn nảy sinh hàng loạt vấn đề không thể giải quyết trong nhiều bài ca dao khác:

- "Trên trời có đám mây xanh, Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng, Ước gì anh lấy được nàng...". Thực tế có đám mây nào màu sắc, hình thù như vậy không?

-"Lên chùa bẻ một cành sen, Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng". Đang bận bịu như vậy, sao phải chạy lên chùa "bẻ một cành sen", rồi mới về ăn cơm, đi cấy?

-"Hoa sen mọc bãi cát lầm, Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen". Hoa sen "mọc bãi cát" là loại sen gì? Có thêm một giống sen mới chăng?

-"Nụ tầm xuân nở ra biêng biếc. Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay!". Tìm đâu ra hoa tầm xuân màu xanh bây giờ?

-"Ăn chanh ngồi gốc cây chanh, Thầy mẹ gả bán cho anh thật thà". Chanh thuộc loài cây bụi, cành nhánh gai góc mọc từ gốc mọc lên. Vậy, giống chanh nào cao lớn tới mức có thể "ngồi gốc cây chanh"?

-"Gần nhà mà chẳng sang chơi, Để anh bắc ngọn mồng tơi làm cầu". Có loại "mồng tơi" thân gỗ bắc được cầu không?

-"Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao." Phải chăng lại phải đi tìm giống cò đi ăn đêm?

-"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". Cứ theo đây, thì "chồng" đang phải kéo cày thay trâu, trong khi con trâu lại đi bừa với một ai đó.

Trong ca dao dân ca có các "thể" như: phú, tỉ, hứng. Trong đó phần lớn những câu đầu chỉ mang tính chất dẫn dắt, đặt vấn đề, khích lệ cho việc thổ lộ tâm tình, đôi khi bỏ qua tính logic của hiện thực ("Lên chùa bẻ một cành sen" thuộc thể hứng, chỉ là câu dẫn dắt); "Hôm qua tát nước đầu đình" vừa là "phú", vừa là "hứng"). Phương pháp sáng tác này rất phổ biến trong Kinh Thi.

Tính tượng trưng, ước lệ đến mức phi thực tế không chỉ thấy trong văn học dân gian, mà còn có cả trong văn học nghệ thuật thành văn. Bài hát "Có một đàn chim", Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác những năm đầu thế kỷ XX đã đem hình tượng đàn chim "vẫy vùng tự do", cổ vũ, kêu gọi "thanh niên ơi, ta cùng chim tung bay", "đứng lên vì người, vì hoà bình", trong đó có lời: "Đàn chim tung bay khi mùa thu mơ giăng tơ. Từng tiếng quốc quốc..." Nếu cứ theo đây thì cả một sự vô lý. Bởi chim kêu "quốc quốc" gắn với truyền thuyết hồn vua Thục Đế là con chim cuốc, chỉ biết chạy, nhảy tà tà, đâu có biết bay trên bầu trời cao, nói gì đến "bay xa qua đồng bao la nắng, qua đồng xa tuyết trắng, phương trời Đông, hay trời Tây"...? Tuy nhiên, với nghệ thuật, thì người ta có quyền mặc sức sáng tạo, để đàn chim vô danh kia cất lên tiếng "quốc quốc" gọi quê hương... Bởi vậy không nên đồng nghĩa thủ pháp nghệ thuật với hiện thực cuộc sống.

Trở lại bài ca dao. Đâu có ai yêu đương, tỏ tình mà lại phải chờ đúng đến dịp (sơ ý) làm mất chiếc áo, rồi nhân việc đi tìm, mới tiện thể ngỏ lời yêu; không tìm được áo, thì may ra tìm được người yêu? Như vậy còn đâu là ca dao trữ tình nữa?

Có thể nói, hai câu: "Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen", chỉ là cái cớ để chàng trai bắt chuyện, thổ lộ tình cảm với cô thôn nữ mà mình đã thầm yêu trộm nhớ; đồng thời nhân đó tự giới thiệu "lý lịch bản thân" một cách hết sức tự nhiên: anh đây người yêu lao động; cần cù một nắng hai sương; hãy còn chưa vợ; nhà có mẹ già; hình như em cũng mến anh; vậy hãy bằng lòng về với anh; anh sẽ cưới hỏi em; lễ vật thượng hạng theo phong tục, không thiếu thức gì, v.v...

Cái khôn khéo của chàng trai là mở đầu bằng chuyện đi tìm áo, nhưng lại không khiến cô gái phải chú ý, bận lòng vào "chiếc áo" giả tưởng kia, để rồi chàng tiếp tục ướm hỏi, "đi xa" hơn nữa... Một khi chuyện "bỏ quên chiếc áo" không có thật, thì cớ gì phải băn khoăn đi tìm loài thực vật đúng là "cành hoa sen", đủ độ cứng để có thể vắt được chiếc áo?
Với nhà nghiên cứu, chuyện tiếp tục tìm tòi, lật lại vấn đề tưởng như đã đúng của người đi trước là điều cần thiết và đáng quý. Tuy nhiên, với trường hợp cụ thể bài ca dao "Tát nước đầu đình", theo chúng tôi nếu cứ "quyết chí" đi tìm "cành hoa sen", "thực nghiệm hiện trường" cho thật trùng khớp với ngôn từ, sự vật, là điều vô vọng, nếu không nói là sai phương pháp luận khi nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và hình tượng nghệ thuật nói chung(*).

Hoàng Tuấn Công/6/2016
 
Để kết bài, tôi mượn lời ông Cao Xuân Hạo (giáo sư ngôn ngữ học):

[Có những kẻ hay nói câu: "Lâu nay người ta cứ tưởng rằng (...) nhưng thật ra thì (...)". [Song] Cái mà "lâu nay người ta tưởng" là những sự thật đã được cả loài người công nhận như "hai với hai là bốn" chẳng hạn, còn mấy chữ "thật ra thì" là những phát minh kiểu "hai với hai là chín" mà chỉ có những thiên tài như tác giả mới hiểu được.

(
trích trong bài: Chứng vĩ cuồng: Hiện tượng và Căn nguyên)

Copy những comment mà nhiều người nhận thức được sự thật do Nguyễn Xuân Diện chỉ dẫn khoa học

1) Nguyen Duy Toan:

Ôi cám ơn anh Nguyễn Xuân Diện ạ, trước giờ em vẫn nghĩ sen trong câu ca dao trên là cây hoa sen trên đầm. Giờ mới biết đó là cây sen đất (thân mộc). Cám ơn anh rất nhiều!

Tôi (Hoai Nam) có còm lại:

Cái trước giờ anh vẫn nghĩ là đúng đấy :))

2) Giản Bích Vân

Cám ơn TS đã có giải thích chính xác về hình ảnh của cành hoa sen trong câu ca dao.

3) Phan Tộc:

Đúng là bây h mới hiểu ngọn nguồn - Hôm qua tát nc đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành Hoa sen ... ( Xưa h cứ phân vân sao áo lại vắt đc lên bông Sen ... hihi)


4) Dinh Cuc Le

Ô, hóa ra cây sen. Bỏ quên chiếc áo trên CÀNH hoa sen là có thật nhỉ. Cám ơn TS Diên

5) Nguyễn Tiến Dũng

Cảm ơn anh. Nay thì đã rõ: áo để quên trên cành hoa sen là có thật

6) 1 bạn (Trương Xuân Quốc) hỏi:

- Vậy sen trong câu ca dao là cây trong hình hả bác?

Nguyễn Xuân Diện trả lời:

- vâng ạ

Vậy, tôi có tính xấu gì? Hay tính xấu là sinh ra trên đất nước Việt Nam? Bênh kẻ sai, gièm pha hành hạ người không sai? Nơi người ta tránh phê phán những kẻ có địa vị cao hơn, người dưới chịu khổ thay người trên? Nơi người ta phỉ phui chân lý, nhất là những chân lý do người thấp hèn như tôi tìm ra (ko tiện trích dẫn những phát hiện khoa học của tôi ở đây).

Hay chúng ta nên kệ mẹ: Văn hoá, cách hành xử ở đất nước này nó vậy?

Nếu tôi cho đó là "những thằng ngu dốt đại diện cho khoa học" (làm thì ngu nhưng ăn bao nhiêu tiền, kể cả tiền thuế của công dân và những thứ tiền khác) thì có phải 1 cảm xúc tiêu cực không?
 
Last edited:
Tôi thấy anh đang sai cách đặt vấn đề:
1/ Văn học nghệ thuật là một phạm trù lãng mạn. Chính vì lãng mạn nên nó bao hàm cả ý nghĩa hư - thực pha lẫn.

Một nghiên cứu hay một lý luận biện chứng thì đúng - sai tuỳ người cảm nhận, bởi nó dựa trên các bằng chứng được chứng minh từ trước đó chứ không như các dẫn chứng bằng số liệu.

Điều này cũng có thể dễ hiểu khi gần như tất cả 100% đọc “hoa sen” là nghĩ đến loài hoa mọc dưới bùn do nó quá đại trà còn tác giả trên lại cho là đó là sen đất và mọi người “ồ…ra thế”. Một cách nghĩ khác làm mọi người nghĩ khác và khó có chuyện đúng/sai khi tác giả bài thơ không xác nhận. Nếu anh nghe nhiều nhạc Trịnh anh sẽ thấy cái hay nằm ở mỗi người 1 cảm nhận. Người ít trầy trụa thì nghĩ nó nhạt nhẽo, đơn giản; người đã nhiều nếm trải đau thương thì cảm nhận từng lời một cách da diết, thấu vào tâm.

Tóm lại nó chỉ là cảm nhận của người xem/nghe.

2/ Anh dẫn dắt câu chuyện lòng vòng rồi về cái tư tưởng là đi ngược với họ, bài xích những người được người khác trọng vọng hay anh đề cập đến vấn đề chính trị (anh có nói trong phần cmt dưới của anh).

Vấn đề không phải anh khó mà tôi thấy có vẻ anh ganh tị và đó là tâm lý của rất nhiều người. Anh thấy người khác địa vị cao hơn, được trọng vọng hơn và anh thấy không thích họ, muốn tìm ra lỗi của họ trong khi có thể những cái tích cực của họ không được anh nhìn nhận (điển hình là cái quan điểm đi ngược với cách nghĩ trước giờ của mọi người về “hoa sen” ở các bài phân tích trên)

Tôi thấy anh sân si quá nhiều rồi đó. Anh thử nghe giảng kinh hoặc thiền của các thầy nổi tiếng như Thiền sư Thích Nhất Hạnh chẳng hạn; anh sẽ thấy bình tâm và chấp nhận nhiều chuyện dù làm anh hài hòng hay không.

Kiếp làm người đã nhiều vất vả, khó khăn thì thôi cứ như một đứa trẻ cho nó nhẹ nhàng đến khi trở về Đất Mẹ.

“Đời vẽ tôi tên mục đồng, rồi vẽ thêm con ngựa hồng, từ đó lên đường phiêu linh”-Trịnh Công Sơn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi cố đọc bài phản biện mà ko hiểu người ta định nói cái gì. Hóng gạch đầu dòng.
 
Chán cho những thằng học tự nhiên nhưng lại đi cắt nghĩa, giải nghĩa văn học.
Hồi lâu cũng thấy mấy video bọn thợ dạy vật lý hay toán gì đấy dùng tư duy của chúng nó để phân tích vẻ đẹp của kiều với vân các thứ này nọ, tưởng là bản thân hài hước mà trông ngu độn đéo thể tả.
 
Back
Top