Học sinh sốc vì ‘gậy’... hạnh kiểm!

MasterchiefsReborn

Senior Member

Đêm đã khuya, tôi nhận được hơn 20 tin nhắn của hai học sinh lớp 10 một trường THPT tại tỉnh Lâm Đồng. Đọc nội dung, tôi cảm nhận các em đang rất buồn, sốc vì kết quả xếp loại hạnh kiểm (đánh giá rèn luyện) cuối năm học.

“Con buồn quá thầy ơi”


Học sinh T.Q viết: “Con buồn quá thầy ơi, cố gắng bao nhiêu đổ sông đổ bể hết luôn thầy ạ. Con ấm ức quá mà không biết tâm sự với ai. Con chưa dám kể với mẹ, vì mẹ sẽ tin cô, nên con tâm sự với thầy ạ”.

“Cô kêu con có ý kiến thì nhắn tin cho cô, tới lúc nhắn quá trời thì cô lại ‘thả tim’ và không nói gì đến việc này nữa ạ”, T.Q chia sẻ.

Còn học sinh T.Y bức xúc: “Cô không chịu tin tụi con nói”, đồng thời kể với tôi chuyện lớp em và những rối rắm.

Những tin nhắn giữa đêm của hai học trò cho thấy sự thất vọng, nỗi lo lắng của các em trong vấn đề đánh giá (đánh giá rèn luyện) cuối năm học.

Như vậy, nếu thầy cô (và cả gia đình) chưa lắng nghe học sinh trong việc đánh giá rèn luyện thì liệu rằng điều này sẽ dẫn những việc làm “quá xa” của trẻ hay không.

Kiểm tra cuối kỳ 2 vừa xong, lẽ ra phía trước là những ngày hè vui tươi, bổ ích. Đằng này, chuỗi ngày hè kéo dài với bức xúc, buồn bã, canh cánh đối với hai học sinh kể trên.

1716351796478.png

Tổ tư vấn học đường, lãnh đạo nhà trường cũng nên tăng cường hoạt động, tạo cơ hội cho học sinh trải lòng về vấn đề đánh giá rèn luyện

Không thể cân, đo, đong, đếm hạnh kiểm học sinh

Giáo viên thực hiện đánh giá rèn luyện học sinh bậc THCS, THPT (đang học Chương trình GDPT 2018) theo Thông tư 22 năm 2021 của Bộ GD-ĐT. Học sinh được đánh giá kết quả rèn luyện theo 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt. Tại Thông tư 22, Bộ GD-ĐT quy định nội dung cần đạt, làm căn cứ cho nhà trường đánh giá kết quả rèn luyện học sinh.

Đối với học sinh lớp 9, 12 (Chương trình GDPT 2006), việc xếp loại hạnh kiểm được thực hiện theo Thông tư 58 năm 2011 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2 và sự tiến bộ của học sinh.

Việc xét hạnh kiểm học sinh cuối năm khiến thầy cô rất đau đầu, không thể tránh khỏi bất đồng và mất thời gian. Đôi khi thầy cô còn phải chịu điều tiếng với phụ huynh, học sinh.

Một nguyên nhân khiến việc xét hạnh kiểm, rèn luyện học sinh gây mất hòa khí trong giáo viên là vấn đề tâm lý. Điều này xuất phát từ việc giáo viên chủ nhiệm lớp luôn muốn bảo vệ học sinh của mình, muốn lớp có tỷ lệ học sinh được xếp hạnh kiểm và rèn luyện ở mức tốt, cao hơn lớp của đồng nghiệp. Vì thế, việc giáo viên xếp hạnh kiểm học sinh được ví như việc “luật sư bảo vệ thân chủ của mình trước tòa”.

1716351802815.png

Thầy cô và cả gia đình cần lắng nghe học sinh trong việc đánh giá rèn luyện

Còn việc xếp loại hạnh kiểm học sinh trung bình, yếu hoặc rèn luyện đạt, chưa đạt là việc cực chẳng đã, ngoài ý muốn đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, cũng bởi vì cái gọi là “thủ tục hành chính” trói buộc giáo viên.

Để có căn cứ xếp loại học sinh hạnh kiểm trung bình, yếu hay rèn luyện đạt, chưa đạt, giáo viên phải có hồ sơ đầy đủ: Bản tường trình vi phạm, bản kiểm điểm của học sinh, biên bản vi phạm, biên bản xử lý kỷ luật của nhà trường rồi minh chứng (tang chứng, vật chứng…).

Chưa hết, giáo viên chủ nhiệm phải mời phụ huynh học sinh vi phạm nội quy đến để họp thông báo hành vi vi phạm, mức xử lý kỷ luật... Nếu phụ huynh không đồng ý thì lập hội đồng kỷ luật để xem xét lại. Với trình tự thủ tục như vậy, giáo viên khó có thể quyết liệt theo đuổi cái gọi là “tranh tụng”. Nhiều thầy cô tâm sự rằng “thôi thì “dĩ hòa vi quý” cho qua, bởi không khéo lại "rước họa vào người".

Thực tế cho thấy hành vi, vi phạm của học sinh về nội quy của trường diễn ra muôn màu muôn vẻ về hình thức, tính chất, động cơ, mức độ vi phạm, hậu quả từng vụ việc khác nhau, không thể lấy học sinh A làm chuẩn để xét học sinh B…, và cũng không thể so sánh hạnh kiểm em này với em khác, lớp này với lớp khác.

Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần sự bao dung, sáng suốt, linh hoạt trong quá trình xếp học sinh mức nào (theo quy định). Thầy cô cũng nên tìm hiểu nguyên nhân, nhận xét tinh tế, thấu tình, hợp lý, kỷ cương gắn với tình thương, nhìn nhận sự nỗ lực “sửa sai” của học sinh để các em “tâm phục, khẩu phục”. Nếu đánh giá mà thiếu thông tin, chủ quan, “đếm” vi phạm quy ra mức đánh giá thì giáo viên đánh mất cơ hội dạy học sinh nên người tử tế.

Tổ tư vấn học đường, lãnh đạo nhà trường cũng nên tăng cường hoạt động, với nội dung, hình thức linh hoạt, tạo cơ hội cho học sinh trải lòng về vấn đề đánh giá rèn luyện.

.............
 
Sao những chuyện vốn đơn giản mà có vẻ ngày càng phức tạp nhể
YQtAH0E.png


Thời tôi mặc định là HK Tốt trừ khi làm chuyện gì đó đến mức phải lên cột cờ, kể cả làm lỗi bị lôi xuống phòng giám thị thì thầy cô cũng chăm chước cho nếu sau đó không quậy gì thêm
YQtAH0E.png
 
Bài báo này đang nói ngược
Nếu có quy định chung (kiểu như vi phạm A, B hay C gì đó sẽ bị cảnh cáo về hạnh kiểm) thì hạnh kiểm nó mới có ý nghĩa, cái khó là tùy vào gv nên sẽ châm chước riêng nên ko đánh giá chính xác được chứ sao lại "không thể so sánh em này với em khác, lớp này với lớp khác"

Gửi từ Samsung SM-M515F bằng vozFApp
 
Khó hiểu nhỉ, cùng lắm chỉ nói chuyện trong lớp hoặc k làm bài tập thôi mà. Mấy cái này có đến mức phải đánh hạnh kiểm không.

Đám du đãng dám đm thầy cô hay quậy phá uýnh nhau thì khó có vụ nhắn nhủ đêm khuya thế kia.
 
Lúc nhỏ còn bị vài thằng thợ dạy già mồm mép như đẻng viên doạ hạnh kiểm không giỏi sau này bán vé số. Thất nghiệp không ai nhận.

Giờ nghĩ lại vẫn cay cái lời lẽ súc vật đấy. Làm cl gì cũng lôi hạnh kiểm ra. Rồi đọc tên trước toàn trường, phê bình các kiểu.

Bố thi đậu đh, quốc tịch tư bản rồi nhé. Hạnh kiểm cái con mẹ mày lũ nhồi sọ. Giáo dục kiểu quái thai.
 
ko hiểu, một cái đánh giá đầy cảm tính lại làm điều kiện để học sinh có thể lên lớp hay ở lại...
 
Hạnh kiểm được đánh giá theo khung điểm, vd áo ngoài trừ 1 điểm, chửi thể trừ 3 điểm. Bị trừ tới 1 mức nhất định sẽ bị hạ hạnh kiểm. Mỗi lỗi hs gây ra nó tự biết bị trừ bao nhiêu điểm và vi phạm bao nhiêu lỗi nữa sẽ bị hạ. Barem điểm có sẵn, đứa nào tệ lắm mới bị hạ nhé.
 
Vì cái hạnh kiểm này mà năm c2 ko dám đánh nhau tại các thợ dạy cứ hù hk yếu. Hồi đó mà biết cái bằng c2 vô dụng vcl thì chắc độ máu chiến +96%
 
3 năm cấp 3, 2 lần k đc hạnh kiểm tốt chỉ vì nói nhiều, hoạt ngôn nhưng k thể hiểu yếu tố đánh giá nó là cái gì
 
Back
Top