đánh giá [Rì viu] Một vòng quanh Gruzia, phía bên kia Kavkaz có gì?

hóng. chủ thớt học bên nga à
xd1H8sS.jpg
 
Chapter 2.5 - Vài điều nho nhỏ.
Chap này thì không canonical theo mạch truyện, chỉ là một số thông tin bổ trợ, tip trick kinh nghiệm.
Có thể dùng ở Gruzia, có thể dùng ở nơi khác mà mình đã tích lũy lại được trong các hành trình.
1. Tiền
Đồng tiền liền khúc ruột, muốn làm gì cũng phải có tiền, đây là 1 chân lý muôn đời không bao giờ thay đổi được. Với các nước cấp visa từ trước, việc nhập cảnh đơn giản hơn nhiều vì khâu xét visa đã làm mọi công tác điều tra, tuy nhiên, nếu bạn đi nước nào được miễn visa (với bạn) hoặc chỉ phải làm e-visa, khâu nhập cảnh sẽ rắc rối hơn 1 chút.
Một số nước như các nước Đông Nam Á, Belarus hay Gruzia có quy định nhập cảnh sẽ phải cầm đủ số tiền ít nhất 35-50$/ ngày, tùy lúc. Nên chuẩn bị tiền mặt đủ số đó. Yên tâm, hộiTây cũng bị bắt show để đề phòng bọn begpacker, không có gì phải tự ái cả.
Về đổi tiền, chuyện xưa như Trái Đất là đổi ở sân bay sẽ bị thiệt khoảng vài % tỉ giá nênở sân bay chỉ cần đổi đủ tiền taxi và mua sim thôi, mình thường chỉ đổi 50 - 100$ là đủ. Cá biệt có những nước có xe buýt từ sân bay vào thẳng trung tâm thành phố thì còn bèo hơn nhiều. (VD: Nga, sân bay Zhukovsky, Kazakhstan, sân bay Nursultan Nazarbayev, hay Nội Bài, VN) Tất nhiên là nếu nhập cảnh nửa đêm thì vẫn cần taxi.
Về thẻ. Cứ thẻ thanh toán quốc tế là được,ưu tiên Visa với Mastercard. AMEX và Unipay nhiều nơi từ chối lắm. Nhắc cái này hơi thừa, nhưng thẻ chip thì ổn hơn thẻ từ. Mình có cái thẻ từ của vcb đi quẹt nhiều lúc đến khổ.
Để an toàn thì dùng 1 tài khoản riêng cho thẻ, hoặc thẻ liên kết víđiện tử, dễ kiểm soát dòng tiền, có bị lộ cũng không bị ăn thịt. Vđ cuối cùng là lựa chọn loại thẻ tính phí chuyển đổi ngoại tệ rẻ nhất thôi.
VD như thẻ VCB mình đang dùng tính phí chuyển đổi ngoại tệ 2,5%, tính trên tỉ giá của họ, nếu quy ra tỉ giá google thì rơi vào cỡ 3,2%. Còn thẻ Payco của bọn Hàn thì nó tính 3%, tuy nhiên sau khi trừ cashback trực tiếp thì chỉ còn cỡ 1,8%. Nếu tính thế này thì còn rẻ hơn đi mua USD từ Hàn rồi mang USD sang đây đổi ra tiền mặt.

Thẻ mình dùng

2021c6f87aea-a035-4ebc-bde1-3a830e7247d7.jpg



2. Nhà cửa
Mình thường đặt booking cho nhanh. Do đã dùng 7 năm,đặt rất nhiều lần nên các ưu tiên, khuyến mại đều max,được giảm giá rất rẻ. Ví dụ căn phòng đang ở đến nơi thấy niêm yết 35 Lari/đêm, nhưng mình đặt qua booking thì có 25 Lari thôi. Một số chỗ không tiện đặt booking thì cứ qua tận nơi mà xem rồi hỏi các ông bà cụ ngồi ở cửa các khu tập thể, thế nào cũng có. (Khách sạn sang chảnh thì không tính nhé :v).
Ở Tbilisi tuy giá rổ đắt nhất cả nước Gruzia rồi, nhưng mọi thứ vẫn rẻ, nếuđi đông thì đặt cả căn hộ ở các chung cư mới cũng không quáđắt. (Cả căn hộ 2 phòng ngủ thường rơi vào tầm 80-100 Lari - 25-30USD/đêm)

3. Ăn uống & các thứ khác thăm thú:
Tripadvisor với Wanderlust thẳng tiến thôi. Kết hợp trên đường đi thấy gì hợp nhãn thì bay vào nữa.
Khi đến nước nào/tp nào lần đầu mình sẽ tìm 2 thứ: Nhà hàng đồ ăn truyền thống ngon nhất để thử món và best budget restaurant để ăn thường xuyên :v Nếu là lần thứ n thì đi chợ tự nấu cho lành :v
À, khi ăn hàng quán lạ thì đưa tiền mặt tip riêng cho bồi ngay từ lúc gọi món, các em sẽ rất cảm kích, họ sẽ giới thiệu món ngon & giá hợp lý cho mình. Món nào đắt mà không ngon, rượu nào hợp với món gì, tất cả đều rõ ràng. Mấy vụ khác như chụp ảnh hay quay phim gì dù mình có tip hay không thì họ vẫn làm, nhưng tip trước thì họ làm tận tâm hơn nhiều ))

Ảnh: Nhà hàng Salobie Bia, 1 trong 2 nhà hàng đồ ăn truyền thống ngon nhất Tbilisi (theo Wanderlust), nằm trên đại lộ chính Rustaveli giữa trung tâm. Được em bồi dẫn vào bao phòng VIP luôn, trong khi bọn khác chen chúc, ồn ào ở ngoài :v

2021aad08ded-de22-4d79-b69e-b861b2025761.jpg


4. Ngoại ngữ, giao tiếp.
Tiếng Anh thì coi như là bắt buộc phải biết rồi nhé. Nhưng tất nhiên rất nhiều nơi tiếng Anh vô dụng, đặc biệt là Bộ 3 Đông Á và các nước Liên Xô cũ (trừ 3 nước Baltic, rất giỏi tiếng Anh).
Mình hay đi Liên Xô cũ nên tất nhiên lận lưng tiếng Nga là 1 lợi thế lớn và cũng gần như bắt buộc.
Nếu ai khoái các cung như Nam Mỹ hay châu Phi thì nên biết thêm tiếng Tây Ban Nha nữa.
Vậy là đủ. Còn chữ mấy thằng que gậy thì ai thích hẵng học, mệt đầu. VD bố mình thích học chữ Nho, đi Tầu rủ cụ đi cho cụ đọc menu và biển báo :v

5. Sim, apps và các thứ lặt vặt khác.
  • Sim nên mua trọn gói và kích hoạt đầy đủ chức năng trước khi ra khỏi quầy. Cái này mình vẫn dính sai lầm là không check mạng trước nên sau mất công xử lý. Nên tìm hiểu trước khi đi để xem nhà mạng nào ổn nhất.
  • Apps: Nên có apps taxi công nghệ, như ở Gruzia là Bolt hoặc Maxim, app bản đồ offline tùy thuộc từng nước như 2gis, mapme... Đề phòng đang tìm đường mà bị mất sóng. Nếu nước nào không nói ngoại ngữ thì thêm apps translate realtime nữa, ví dụ như ở Hàn Xẻng thì là Papago.
  • Thuốc hạ sốt cấp tốc (cảm sủi efferagan), thuốc đau bụng là những thứ buộc phải có.
  • Nhớ để ý chân ổ cắm điện các thiết bị sạc trước khi đi. VD sang Hàn Xẻng mang ổ dẹt thì khóc ra tiếng Mán.


Tạm vậy thôi, hẹn các bạn nửa đêm về sáng hôm nay (giờ Việt Nam) sẽ có chap 3.
 
Last edited:
Người Anh chính gốc. Cụ từng dạy địa chính trị ở Anh, sau đó vì chán ghét chính quyền, cụ bỏ xứ sang Canada. Ở đó cụ chán nghề trí thức nên người ta xếp cho cụ làm thợ điện. Về hưu, cụ lang bạt thế giới, từ Nam Mỹ, Trung QUốc, Ấn Độ và cuối cùng là đang ở lại Gruzia. Cụ thao thao bất tuyệt về sự lụi tàn trong 30 năm tới của Trung Quốc, về tiềm năng của Ấn Độ, về việc Mỹ sẽ xử lý TQ rồi Nga nhảy vào ăn hôi xâu xé luôn (rất giống kịch bản The Bear and The Dragon - Tom Clancy), hết chính trị, cụ nói đến vđ dinh dưỡng, rằng bí quyết để sống lâu là nạp ít calo, rằng cơ thể người được design để chống chịu nạn đói, rằng nhờ bí quyết nạp ít calo (ăn 1 ngày 1 bữa), cụ vẫn đang rất khỏe và cụ sẽ cố sống đến ngày bọn TQ lụi tàn (withered -nguyên văn).
Thím hỏi xem cụ Bernad có phải member của UK Overclocking Zone không. Văn phong của cụ giống mấy thanh niên voz chuyên đi đấu tố cổ nâu vậy :sweat:
 
Biết bác thớt từ thớt Crimea, văn phong của bác đọc cuốn thật đấy, ra chap mới đều đều bác nhé
 
Chapter 3: Tbilisi (P2) - Những ấn tượng ban đầu.
Tbilisi là thủ đô của Gruzia, tập trung khoảng ~ 30% dân số cả nước (1,2/ 3,7 triệu dân). Cùng với Armenia, Gruzia có lịch sử khá lâu đời, như họ nhận thì lịch sử 5000 năm từ thời vương quốc Iberia với Colchis. Còn riêng Tbilisi đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 sau CN, tức là có tuổi cỡ hơn 1600 năm rồi.
Về tự nhiên thì Tbilisi được xây trong 1 thung lũng, bao bọc bởi các ngọn núi thấp cỡ < 1000 mét phía nam Kavkaz. Thành phố gồm các cụm nhà cửa nằm rải rác giữa 2 bờ sông Kura, trên các sườn đồi, vách đá, với các tòa nhà to nhất nằm bên bờ sông. Đi bộ hay xe đạp ở trong thành phố khá là cực, vì nhiều dốc, còn khổ hơn Đà Lạt. Thành phố chia làm 2 nửa khá rõ rệt là "Tbilisi cũ" - Old town với nhiều nhà thờ, di tích lịch sử cùng thành cổ Narikala ở phía Nam và "Tbilisi mới" gồm các công trình nhà ở, hành chính xây dựng thời Liên Xô ở phía Bắc (mình đang ở khu "mới" này).

Ảnh: Một phần thành phố Tbilisi "mới" nhìn từ phía trung tâm qua sông Kura.

2021ec838aaa-65fc-4c20-b303-a8a584ab51cf.jpg


Tạm giới thiệu qua là thế, còn ấn tượng mấy ngày đầu của mình về Tbilisi và những người Gruzia thường gặp như sau:

1. Về đường xá
Ngoài những con phố đại lộ chính rộng rãi với các tòa nhà xây kiểu cách lớn thì hầu hết là các con đường ngõ, đường nhỏ chỉ đi lọt 2 làn ô tô. Chính vì vậy mà đường vào giờ cao điểm tắc khủng khiếp. Không biết có phải là đặc điểm chung trên cao nguyên không, mà ngoài trục chính ra thì Tbilisi có rất ít đèn xanh đỏ. Chính vì vậy dân sang đường đúng chất bạt mạng không khác gì người Việt Nam. Mà kể cả chỗ có đèn cũng vậy, người sang đường lẫn xe cộ vượt đèn đỏ và lách nhau như đúng rồi, mình thấy còn phát hãi.
Các con đường trung tâm không nói, nhưng xa trung tâm một chút thì lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường cũng không có gì là xa lạ cả. Nhất là các khu chợ, đbl khu chợ gần nhà mình (Dezerte Bazaar) thì thôi rồi, vỉa hè còn khoảng 30 cm, ô tô đỗ chồng chéo ngang dọc, nước bẩn đổ tung tóe người đi bộ ra khiêu vũ cùng ô tô giữa đường luôn.

Một con đường (không phải trục chính) ở trung tâm Tbilisi. Bên vỉa hè có rào thì còn đi lọt được 2 người lách vai nhau, bên không rào thì khỏi đi luôn. Tầm 5-6 giờ chiều thì tắc thôi rồi luôn.

20213b5b79fc-2f26-4c1c-901e-2813a3ae3f62.jpg


2. Nhà cửa
Trừ 2 bờ sông Kura nhiều nhà mới với các tòa nhà sang trọng, đặc biệt là đường Shota Rustaveli thì ở Tbilisi thịnh hành 2 kiểu nhà: Một là nhà riêng xây 1-2 tầng thấp lè tè, thường có khoảng chục hộ quây quanh 1 cái sân nhỏ, giống kiểu tập thể 39 Lý Thường Kiệt, Hà Nội cho ai khó tưởng tượng. Còn kiểu khác là những căn chung cư đồ sộ xây từ thời Liên Xô với những cánh cổng khổng lồ dẫn từ đường vào trong. Cả 2 loại hình này đều khá cũ và tiềmẩn nhiềuđiều khó chịu. Ví dụ như mình ở 1 phòng trọ chắc phải xây 40 năm trước. Các đặc điểm chính như nước chảy nhỏ (doống rỉ bị bít), vòi nước hú, cửa sổ hở gió lùa chẳng khác gì Việt Nam.
Thêm nữa có lẽ do không có chế tài phạt nên trẻ con vẽ bậy rất nhiều, cả Graffity tử tế, và cả những câu chửi tục.

Một tòa nhà 2 tầng cũ kỳ xây từ thời Liên Xô. Quả chuồng cọp và hình vẽ là giá trị mà dân chủ đem lại :v

2021dd025b9a-af44-4c18-b46d-1499df9809dc.jpg


3. Con người
Nói thế nào nhỉ, họ tự nhận là hiếu khách, đi trên đường thì thấy hiền lành, và hữu sự thì công nhận những người hày cũng giúp đỡ rất nhiệt tình. Tuy mang nhiều nét dân Kavkaz như tóc đen, râu rậm, chiều cao chỉ tầm 1m6-1m7, nhưng cảm nhận so với hội Chechen úc gặp ở Grozny thì đám này chỉ ù lì tí thôi chứ hiền hơn nhiều. Trong khi đó vẫn có lẫn những % người Nga, Belarus hay lai cao lớn, tóc từ nâu đến vàng...
Ngoài hiếu khách thì ý thức dân cũng khá chán. Ngoài quả đi xe, sang đường bát nháo thì mấy thanh niên nam giới cũng tường đè nhiều, ngay cả ở trục đường chính. Buôn chuyện nói to hay gọi điện ồn ào cũng là 1 điểm rất nổi bật. Trẻ con thì nghịch khá tợn, đi đường thấy mấy vụ ném pháo trêu nhau luôn.

Cảnh buôn bán tấp nập ở chợ trời ngoài nhà ga Tbilisi

20212b80e33f-99c0-430c-9ff0-b3dc8a3000e7.jpg


4. Chó
Thành phố Tbilisi là nơi mình gặp chó hoang nhiều nhất trong số những nơi từng đi. Chó hoang giống Kavkaz nhẹ nhàng 3-40 kg nằm la liệt. Chúng được bấm tag đánh số vào tai để quản lý và thường nằm ngủ khò không quan tâm đến những người xung quanh. Chó hoang có vẻ thân thiện đấy nhưng cứt chó thì không. Mình cảm thấy rất là may mắn khi tay lăm lăm máy ảnh để chụp nhưng vẫn chưa bị dính bãi mìn nào. Đường vỉa hè đã nhỏ, kết hợp với những bãi kít chó có khi nằm đó cả tuần không ai dọn đúng là thách thức những khách bộ hành luôn.

202116d36be0-ff2c-4689-b02f-b38c2b8a60dc.jpg
 
Chapter 4. Tbilisi (Phần 3) - Dạo phố.
Mình cũng không có ý định ở Tbilisi lâu, hay ít nhất là lúc mới đến này. Chủ yếu để hồi sức sau chuyến bay + transit kéo dài hơn 30 tiếng thôi. Mùa dịch Covid này nên máy bay cũng giống xe dù, đợi gom khách đủ chuyến lâu phết.
Việc đầu tiên, như mọi lần đi khác là ra nhà ga hoặc bến xe trung tâm tìm mua vé tàu/ xe đến thành phố tiếp theo. Thủ vé sẵn thì đi chơi nó mới tự tin được. Ngay từ đầu lúc chọn phòng đã cố ý chọn gần nhà ga trung tâm nên đi bộ cũng không quá xa, chỉ khoảng dưới 1 km. Ơ nhưng mà cái gì thế này, bản đồ đã chỉ nhà ga ở đây nhưng sao không thấy nhà ga đâu cả. Trước mắt chỉ là 1 khu chợ sầm uất bán đồ năm mới, cửa hàng, kiosk khắp nơi với 1 tòa nhà có biển tiếng Anh to tướng là "Khách sạn trung tâm Tbilisi". Nhìn lại map, đúng tòa nhà này là nhà ga rồi, nhưng trước mắt mình là trung tâm thương mại cơ mà.

Nhà ga trung tâm Tbilisi. Nhìn từ bên ngoài thì không nghĩ là nhà ga luôn:

2021ebcc3def-1280-4a99-b156-a900dec32fa2.jpg


Sau mới biết, hóa ra đây đúng là nhà ga thật, nhưng hầu như toàn bộ mặt bằng đã bị trưng dụng làm trung tâm thương mại, cho thuê kiosk và buôn bán. Nhà ga lúc này chỉ còn khiêm tốn còn 1 quầy bán vé nho nhỏ ở tầng 4 và 3 cửa ra đường tàu, 2 ở tầng 4, quanh cửa bán vé và 1 cửa ở 1 góc tầng 3 mà nếu không hỏi đường mấy tay bảo vệ ở đó chắc mình không bao giờ tìm thấy. Mọi biển báo bằng tiếng Gruzia cả nên mình gõ cửa phòng trực, có 1 bác chắc quản lý nhà ga ngồi trong đó. Thấy mình gõ cửa, bác vội lôi cái khẩu trang trong túi áo ra đeo và trả lời bằng tiếng Anh, không sõi nhưng rành rọt:
  • Can I help you?
  • À bác già à, tui muốn mua vé tàu đến Batumi thì ra quầy nào?
  • Vậy cậu đợi chút,
Bác lật đật mở cửa box đi ra, dẫn mình đến cái máy điện tử lấy số. 8 cửa bán vé vắng tanh, nhưng nguyên tắc là nguyên tắc, sau khi lấy 1 thẻ số tự động, mình đi đến đúng quầy nó thông báo. 1 thím bán vé to béo tóc vàng ngồi sau quầy.
  • Thím cho 1 vé đến Batumi ngày xx tháng 1 nào.
  • Sò ri, Ai đôn ăn đơ sờ ten.
  • Thím cho 1 vé đến Batumi ngày xx tháng 1 nào - mình bấm nhảy sang kênh tiếng Nga.
  • À, xin lỗi, nhưng chúng tôi chỉ bán vé trước 1 tháng.
  • Ớ, em quên. Thím cho 1 vé đến Batumi ngày XX tháng 12, chuyến sáng nhé.
  • Hiểu rồi. Thế cậu lấy vé hạng nhất hay hạng 2? Hạng nhất 60 Lari, hạng 2 là 24 Lari.
  • Ôi, thím nhìn tui như bụi đời thế này chào mời hạng nhất làm gì, cho tui vé hạng 2 đi. Vậy là 24 Lari ~ 180K VNĐ cho 1 chuyến tàu gần 400 km, chạy trong 5 tiếng rưỡi. Thím bán vé cẩn thận giải thích cho mình chi tiết giờ chạy, sân ga nào, số ga, số ghế.

Tàu hỏa của Gruzia cũng lèo tèo, vì nước bé nên chỉ có 6-7 chuyến mỗi ngày đi những thành phố xa nhất. Từ Tbilisi đến Batumi coi như cũng là rất xa, 2 đầu Đông - Tây đất nước rồi.
2021e2741888-bddf-4c98-8f2b-7b4cd00de572.jpg


Cám ơn thím rồi mình đi khỏi nhà ga, kiếm chỗ chữa sim điện thoại (đọc chap 1 hay 2 gì đó chắc các bạn cũng biết con SIM 60 Lari unlimited của mình chưa lên mạng được). Ra thơ thẩn 1 vòng nhà ga quay 1 clip ngắn cuộc sống tấp nập, rồi vào việc chính. Tìm đường bằng mapme 1 lúc cũng thấy quầy của Magticom, đi vào, vắng hoe, thấy 1 máy lấy số cũng bấm lấy talon, đã quen rồi. Quầy gọi luôn, 1 em gái Gruzia chuẩn xinh xắn thấy mình là người nước ngoài hỏi = tiếng Anh khá sõi và thân thiện:
  • Em giúp gì được?
  • À, kiểm tra giúp anh cái SIM. SIM unlimited mua ở sân bay nhưng không vào được mạng.
  • Anh đọc số đi em kiểm tra... xem nào, status bình thường. Anh đưa máy em xem.
Ẻm cầm con Pixel của mình bắt đầu mò mẫm, kêu mới thấy lần đầu lạ hoắc. (Chắc ẻm gà vì sau đó mình ra chợ điện tử ở Tbilisi - Dezerte Bazaar thì thấy Pixel bán đầy, chỉ chưa có Pixel 6 thôi :v). Loay hoay 10 phút cũng vào được mạng, đúng tay thợ có khác.
  • Ui, cám ơn em nhiều. Có cần trả thêm tiền gì không?
  • À không đâu anh - Ẻm cười tít mắt. Dễ thương thật.

Một trong những phố du lịch trung tâm của Tbilisi. Đây là chỗ mình sửa sim ĐT và tìm hàng cắt tóc đây.
2021a2a19f69-b3eb-442f-b8dd-30c4991da68a.jpg


Việc thứ 2 đã xong, tiếp theo việc thứ 3 là đi tìm chỗ cắt tóc. Định cắt ngay bên Hàn trước khi đi mà công việc lu bu quá, chỗ quen lại đột ngột nghỉ nên cũng chịu, giờ tóc dài sắp buộc được. Mình lang thang đi theo con phố du lịch chính của Tbilisi (Nữ hoàng gì đó, tên loằng ngoằng ngại tra), cuối cùng thấy 1 salon có tay chủ trông đầu tóc khá cá tính, vào chào hỏi.
  • Cắt tóc không bạn ơi?
  • Bro à, tui ngoài thằng này còn 2 khách đợi nữa. Bạn đợi nhé... xem nào, 2 tiếng được không?
(Cái gì vậy, cắt 2 thằng mà 2 tiếng, thằng này khùng cmnr. Nhìn đồng hồ 2h chiều rồi, thôi thì kiếm chỗ ăn vậy).
  • Ok, đợi thì đợi.
  • Bạn add whatsapp tui nhé, khi nào trước khi xong 30p tui sẽ nhắn - tay thợ nhanh nhảu.
  • Ok bạn ei.

Vậy là tìm chỗ ăn, vụ ăn uống là kỳ sau nhé ^^
(Còn tiếp)
 
Chapter 4. Tbilisi (Phần 3) - Dạo phố.
Mình cũng không có ý định ở Tbilisi lâu, hay ít nhất là lúc mới đến này. Chủ yếu để hồi sức sau chuyến bay + transit kéo dài hơn 30 tiếng thôi. Mùa dịch Covid này nên máy bay cũng giống xe dù, đợi gom khách đủ chuyến lâu phết.
Việc đầu tiên, như mọi lần đi khác là ra nhà ga hoặc bến xe trung tâm tìm mua vé tàu/ xe đến thành phố tiếp theo. Thủ vé sẵn thì đi chơi nó mới tự tin được. Ngay từ đầu lúc chọn phòng đã cố ý chọn gần nhà ga trung tâm nên đi bộ cũng không quá xa, chỉ khoảng dưới 1 km. Ơ nhưng mà cái gì thế này, bản đồ đã chỉ nhà ga ở đây nhưng sao không thấy nhà ga đâu cả. Trước mắt chỉ là 1 khu chợ sầm uất bán đồ năm mới, cửa hàng, kiosk khắp nơi với 1 tòa nhà có biển tiếng Anh to tướng là "Khách sạn trung tâm Tbilisi". Nhìn lại map, đúng tòa nhà này là nhà ga rồi, nhưng trước mắt mình là trung tâm thương mại cơ mà.

Nhà ga trung tâm Tbilisi. Nhìn từ bên ngoài thì không nghĩ là nhà ga luôn:

2021ebcc3def-1280-4a99-b156-a900dec32fa2.jpg


Sau mới biết, hóa ra đây đúng là nhà ga thật, nhưng hầu như toàn bộ mặt bằng đã bị trưng dụng làm trung tâm thương mại, cho thuê kiosk và buôn bán. Nhà ga lúc này chỉ còn khiêm tốn còn 1 quầy bán vé nho nhỏ ở tầng 4 và 3 cửa ra đường tàu, 2 ở tầng 4, quanh cửa bán vé và 1 cửa ở 1 góc tầng 3 mà nếu không hỏi đường mấy tay bảo vệ ở đó chắc mình không bao giờ tìm thấy. Mọi biển báo bằng tiếng Gruzia cả nên mình gõ cửa phòng trực, có 1 bác chắc quản lý nhà ga ngồi trong đó. Thấy mình gõ cửa, bác vội lôi cái khẩu trang trong túi áo ra đeo và trả lời bằng tiếng Anh, không sõi nhưng rành rọt:
  • Can I help you?
  • À bác già à, tui muốn mua vé tàu đến Batumi thì ra quầy nào?
  • Vậy cậu đợi chút,
Bác lật đật mở cửa box đi ra, dẫn mình đến cái máy điện tử lấy số. 8 cửa bán vé vắng tanh, nhưng nguyên tắc là nguyên tắc, sau khi lấy 1 thẻ số tự động, mình đi đến đúng quầy nó thông báo. 1 thím bán vé to béo tóc vàng ngồi sau quầy.
  • Thím cho 1 vé đến Batumi ngày xx tháng 1 nào.
  • Sò ri, Ai đôn ăn đơ sờ ten.
  • Thím cho 1 vé đến Batumi ngày xx tháng 1 nào - mình bấm nhảy sang kênh tiếng Nga.
  • À, xin lỗi, nhưng chúng tôi chỉ bán vé trước 1 tháng.
  • Ớ, em quên. Thím cho 1 vé đến Batumi ngày XX tháng 12, chuyến sáng nhé.
  • Hiểu rồi. Thế cậu lấy vé hạng nhất hay hạng 2? Hạng nhất 60 Lari, hạng 2 là 24 Lari.
  • Ôi, thím nhìn tui như bụi đời thế này chào mời hạng nhất làm gì, cho tui vé hạng 2 đi. Vậy là 24 Lari ~ 180K VNĐ cho 1 chuyến tàu gần 400 km, chạy trong 5 tiếng rưỡi. Thím bán vé cẩn thận giải thích cho mình chi tiết giờ chạy, sân ga nào, số ga, số ghế.

Tàu hỏa của Gruzia cũng lèo tèo, vì nước bé nên chỉ có 6-7 chuyến mỗi ngày đi những thành phố xa nhất. Từ Tbilisi đến Batumi coi như cũng là rất xa, 2 đầu Đông - Tây đất nước rồi.
2021e2741888-bddf-4c98-8f2b-7b4cd00de572.jpg


Cám ơn thím rồi mình đi khỏi nhà ga, kiếm chỗ chữa sim điện thoại (đọc chap 1 hay 2 gì đó chắc các bạn cũng biết con SIM 60 Lari unlimited của mình chưa lên mạng được). Ra thơ thẩn 1 vòng nhà ga quay 1 clip ngắn cuộc sống tấp nập, rồi vào việc chính. Tìm đường bằng mapme 1 lúc cũng thấy quầy của Magticom, đi vào, vắng hoe, thấy 1 máy lấy số cũng bấm lấy talon, đã quen rồi. Quầy gọi luôn, 1 em gái Gruzia chuẩn xinh xắn thấy mình là người nước ngoài hỏi = tiếng Anh khá sõi và thân thiện:
  • Em giúp gì được?
  • À, kiểm tra giúp anh cái SIM. SIM unlimited mua ở sân bay nhưng không vào được mạng.
  • Anh đọc số đi em kiểm tra... xem nào, status bình thường. Anh đưa máy em xem.
Ẻm cầm con Pixel của mình bắt đầu mò mẫm, kêu mới thấy lần đầu lạ hoắc. (Chắc ẻm gà vì sau đó mình ra chợ điện tử ở Tbilisi - Dezerte Bazaar thì thấy Pixel bán đầy, chỉ chưa có Pixel 6 thôi :v). Loay hoay 10 phút cũng vào được mạng, đúng tay thợ có khác.
  • Ui, cám ơn em nhiều. Có cần trả thêm tiền gì không?
  • À không đâu anh - Ẻm cười tít mắt. Dễ thương thật.

Một trong những phố du lịch trung tâm của Tbilisi. Đây là chỗ mình sửa sim ĐT và tìm hàng cắt tóc đây.
2021a2a19f69-b3eb-442f-b8dd-30c4991da68a.jpg


Việc thứ 2 đã xong, tiếp theo việc thứ 3 là đi tìm chỗ cắt tóc. Định cắt ngay bên Hàn trước khi đi mà công việc lu bu quá, chỗ quen lại đột ngột nghỉ nên cũng chịu, giờ tóc dài sắp buộc được. Mình lang thang đi theo con phố du lịch chính của Tbilisi (Nữ hoàng gì đó, tên loằng ngoằng ngại tra), cuối cùng thấy 1 salon có tay chủ trông đầu tóc khá cá tính, vào chào hỏi.
  • Cắt tóc không bạn ơi?
  • Bro à, tui ngoài thằng này còn 2 khách đợi nữa. Bạn đợi nhé... xem nào, 2 tiếng được không?
(Cái gì vậy, cắt 2 thằng mà 2 tiếng, thằng này khùng cmnr. Nhìn đồng hồ 2h chiều rồi, thôi thì kiếm chỗ ăn vậy).
  • Ok, đợi thì đợi.
  • Bạn add whatsapp tui nhé, khi nào trước khi xong 30p tui sẽ nhắn - tay thợ nhanh nhảu.
  • Ok bạn ei.

Vậy là tìm chỗ ăn, vụ ăn uống là kỳ sau nhé ^^
(Còn tiếp)
Tàu bên này đi nhanh nhỉ. 400km mất có 5 tiếng rưỡi, mà giá lại rẻ hơn cả VN. Tàu mình đi 300km cũng phải mất 6 tiếng hơn cmnr
AsBPJOY.png
 
Tàu bên này đi nhanh nhỉ. 400km mất có 5 tiếng rưỡi, mà giá lại rẻ hơn cả VN. Tàu mình đi 300km cũng phải mất 6 tiếng hơn cmnr
AsBPJOY.png
So với tàu bên Nga hay Belarus thế là quá chậm, dù tầu Gruzia trông sáng sủa đẹp hơn (mua của Đức thì phải). Chạy max có 80 km/h trong khi cái tàu ghẻ chuyến Novosibirsk - Irkutsk Nga đã 100-110 km/h tằng tằng.

Mình sẽ viết chi tiết về vụ tàu này vào kỳ 6.
 
Back
Top